“Thiên luật thể hiện qua các ý niệm và nguyên tắc bảo vệ công lý, nhân quyền, cần thiết để bảo tồn sinh mạng của nhân loại. Nhân luật để duy trì an ninh, trật tự. “Natural law teaches us the necessity of self-preservation. Law and government are required if we are to protect order and security”. Với người có đức tin, không cần giải thích. Với người không có đức tin, không thể giải thích được. Chúng ta phải yêu mến cả hai, những người có cùng quan điểm với chúng ta và những người không có cùng quan điểm với chúng ta, vì cả hai đều đã lao lực đi tìm kiếm sự thực, và cả hai đều đã giúp chúng ta tìm ra chân lý đó.
“To one who has faith, no explanation is necessary. To one without faith, no explanation is possible. We must love them both, those whose opinions we share and those whose opinions we reject, for both have labored in the search for truth, and both have helped us in finding it.” (St. Thomas Aquinas 1225-1274)
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, chúng ta thử xem nhân loại chung sống với tâm tưởng về hai năng lực: Thần quyền và Thế quyền như thế nào.
I-Thiên Luật (natural law):
1-Thần quyền và Thiên luật hiện hữu để duy trì trật tự luân lý của vũ trụ (moral order of the universe), sự trường tồn của nhân thế và những gì tốt đẹp nhất cho nhân loại. “Natural law teaches us the necessity of self – preservation and promotes what is really good for human persons”. Thế quyền và Nhân luật để duy trì an ninh trật tự cho công đồng chung sống giữa người với người trên hai bình diện tình và lý.
2- “Ý tưởng về trật tự đạo đức trong vũ trụ (moral order of the universe) là ý tưởng vũ trụ được sắp xếp bởi một đấng có quyền năng với những cảm xúc vô hình về điều thiện và điều ác, hay một thế lực đạo đức. Trật tự này có thể thúc đẩy hành động và có hậu quả đối với cá nhân thế và tha nhân. Một số người nói rằng trật tự đạo đức cũng tồn tại như các định luật vật lý, chẳng hạn như trọng lực, và quy luật này không thể bị vi phạm mà không có hậu quả”. “The idea of a moral order in the universe is the idea that the universe is ordered by a higher power, invisible feelings of good and bad, or a moral force. This order can motivate actions and have consequences for individuals and others. Some say that the moral order is as abiding as physical laws, such as gravity, and that it cannot be disobeyed without consequences” (Principia)
3- Từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, Nhân luật của Hy Lạp chịu ảnh hưởng của Thiên luật, còn gọi là luật Định mệnh chi phối toàn diện sinh hoạt của con người.” The power of fate that controls everything.” Thế thượng thường tình, Nguyễn Du tiên sinh, sau khi thể hiện tư tưởng Nho, Thích, Lão về thân phận của nhân vật Thuý Kiều, đã tóm lược “Chung cục thì chị cũng tại Trời”! hay “Gẫm thay muôn sự tại Trời. Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.” Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, trong nhạc phẩm “Trăng Mờ Bên Suối” cũng đã liên tưởng đến Cao xanh: “Môt ngày xa nhau xóa bao hình bóng. Trời bày chia ly chi cho lòng héo?”
4-Thiên luật vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên tương đồng với luật hợp với lý trí, những luật không hợp lý trí được xem như vô hiệu. “Law did not conform to reason may be regarded as invalid.” Sau đó, Thiên luật đã được Marcus Tullius Cicero, Luât gia, Thượng Nghị Sĩ La Mã, triều đại Hoàng Đế Caesar, sinh năm 106 và qua đời năm 43 trước Công nguyên, minh đinh Thiên luật (natural law) gồm các đặc điểm: “Thiên luật hợp với lẽ phải Tự nhiên: Thiên luật có tính ứng dụng phổ quát, không thay đổi và có tính cách vĩnh viễn. Việc cố gắng thay đổi luật này là tội lỗi, cũng không được phép cố gắng kháng cáo bất kỳ phần nào trong đó và không thể bãi bỏ nó hoàn toàn. Thượng Đế là tác giả của luật này, Người ban hành và là phán quan giám định sự thi hành luật”. “True law is right in agreement with Nature: It is of universal application, unchanging and everlasting… It is a sin to try to alter this law, nor is it allowable to attempt to repeal any part of it, and it is impossible to abolish it entirely… God is the author of this law, its promulgator, and its enforcing judge.”
5-Thánh Augustine (354-430), sau Công nguyên, quan niệm quốc gia mà không có công lý không phải là một quốc gia, mà chỉ là những nhóm gian nhân hợp đảng. “What are states without justice, but robber bands enlarged”. Nhận xét này ứng nghiệm với các xã hội do Công sản cầm quyền hiện nay như Trung Cộng, Viêt Cộng, Hàn Cộng và Cuba.
6- Về phương diện xã ước (social contract), chính quyền phải thể hiện ý chí chung của nhân dân qua các cuộc bầu cử tự do, chứ không thể áp dụng luật lệ trái với nguyện vọng của nhân dân, hay yêu điều dân ghét và ghét điều dân yêu. “Only with his consent be he subject to the political power of another.”
Điều 1 bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc ban hành năm 1948 đã ấn định: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi. Họ được Tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm và phải đối xử với nhau trong tinh thần huynh đệ. “All human beings are born free and equal in dignity and rights. They are endowed with reason and conscience and should act towards one another in a spirit of brotherhood”.
7-Thiên luật là công lý, ý hướng mà Tạo hóa ban cho nhân loại nhằm mục đích hướng đạo nhân thế sống theo nguyên tắc lương thiện, không gây tác hại cho người khác và tôn trọng quyền lợi của mỗi người. “Justice is to live honestly, not to injure others and to give everyone his due”. Tôn trọng quyền lợi của nhân thế là nguyên tắc chung hướng dẫn sự hình thành luật lệ của các bộ lạc, các quốc gia từ cổ chí kim.
Luât La Mã, nhất là bộ luật canh cải “Corpus Juris Civilis” từ thời Hoàng Đế Justinian (482-565), vẫn được đề cập đến mỗi khi bàn về cổ luật. “It is a vital pillar of modern law in many European nations, and influential in other countries”, với lời mở đầu: “Chúng tôi đã quyết định, với ơn trợ giúp của Thiên Chúa, thực hiện một món quà, vì lợi ích chung, những gì mà nhiều vị hoàng đế trong quá khứ cho là cần được cải thiện, nhưng không ai trong số họ, trong thời gian đó, dám thực hiện”. “We have determined, with the help of God, now to make a present, for the common good, of what appeared to many past emperors to require improvement, but which none of them, in the meantime, ventured to put into effect”.
8- Luật Anh quốc nhận lãnh thẩm quyền từ Thiên luật. “English law derives its authority from natural law”. (Sir William Blackstone (1723-1780). Công pháp quốc tế đặt căn bản trên Thiên luật. “Public international law is purported to be founded on natural law” (Hugo de Groot (1583-1645).
9- Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, (Universal Declaration of Human Rights) do Liên Hiệp Quốc ban hành năm 1948, được hơn 190 quốc gia công nhận, cũng được soạn thảo đặt căn bản trên Thiên luật. vì chỉ có viện dẫn Thiên luật mới có ảnh hưởng thuyết phục một cách khách quan đến mọi người. Phúc cho những quốc gia hưởng ứng ý niệm “Thuận Thiên giả tồn”.
Vấn đề đặt ra không phải chứng minh Thiên mệnh, vì Thiên mệnh không phải là vật chất nên không thể áp dụng phương pháp khoa học thực nghiệm, nhưng là cảm nghiệm thiêng liêng nên, tin hay không, là tùy nhiệm ý của mỗi người. Những người mà Triết học ngày nay gọi là “bât khả tri luận” (Agnosticism), không phủ nhận thần linh và không có ý kiến, vì không biết có Thiên mệnh hay không, không biết có thần linh hay không.
Đối với cộng đồng quốc tế, Thiên mệnh vẫn âm thầm điều hướng đời sống của nhân loại như bóng vói hình, vi thế trên 190 quốc gia đã đồng tâm nhất chí “tôn trọng nhân quyền” để duy trì tinh thần dân chủ, duy trì sự trường tồn của nhân loại chống lại những thế lực âm mưu diệt chủng như chủ nghĩa Cộng sản đã sát hại hàng trăm triệu sinh linh trong suốt 80 năm qua.
10- Nhân thế đã viện dẫn Thiên luật qua hình thức bảo vệ “Dân quyền và Nhân quyền” làm nguyên động lực, đối kháng với các chính quyền độc tài như cuộc cách mạng Pháp, với bản tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền “Déclaration des droits de l’homme et du citoyen” ngày 26 tháng 8 năm 1789. Đặc biệt, trước đó, cuộc cách mạng tại Hoa Kỳ, nhằm tranh đấu cho nhân quyền là quyền tự nhiên mà Tạo hóa đã ban cho nhân loại được tuyên xưng trọng thể trong lời mở đầu của bản Tuyên Ngôn Độc Lập. “Declaration of Independence of 1776”, ngày 4 tháng 7 năm 1776.
“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Tạo hóa đã ban cho họ những Quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, rằng trong đó có quyền sống, quyền được Tự do và mưu cầu Hạnh phúc--Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các Chính phủ được lập ra trong Nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân-- Rằng bất cứ khi nào một Thể chế Chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì Nhân dân có Quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ”. “We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.—That to secure these rights, Governments are instituted among Men, deriving their just powers from the consent of the governed,—That whenever any Form of Government becomes destructive of these ends, it is the Right of the People to alter or to abolish it, and to institute new Government, laying its foundation on such principles and organizing its powers in such form, as to them shall seem most likely to effect their Safety and Happiness”.
Ở nhiều quốc gia, quyền tự nhiên cung cấp nền tảng cơ bản cho hệ thống pháp luật. Thiên luật thể hiện rõ trong luật pháp của quốc gia và các chính sách của quốc gia đó, cũng như trong các tương tác của quốc gia với người dân. Ở Hoa Kỳ, Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ khẳng định rằng mọi người đều có quyền tự do và hạnh phúc, và lời khẳng định đó là điều đã định hình nên hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
“In many countries natural rights provide fundamental foundations of legal systems. Natural Laws are evident in the laws of the nation and its policies and are also evident in their interactions with its people. In the U.S., the American Declaration of Independence affirms that everyone is entitled to freedom and happiness, and that assertion is what shaped the U.S. legal system.”
11- “Ý niệm về trật tự đạo đức trong vũ trụ (moral order of the universe) là một ý niệm siêu hình phát xuất từ cảm nghiệm được sự tương tác giữa nhân thế và sư vận hành của vũ trụ. Từ cổ chí kim, đa số nhân thế tin tưởng rằng “Vũ trụ được sắp xếp bởi Thần quyền, một vị có quyền năng, có những cảm xúc vô hình về điều thiện và điều ác, hay một thế lực đạo đức. Trật tự này có thể thúc đẩy hành động có hậu quả đối với cá nhân và tập thể. Một số người nói rằng trật tự đạo đức cũng tồn tại như các định luật vật lý, chẳng hạn như trọng lực, và quy luật này không thể bị vi phạm mà không có hậu quả”.
12-Cũng đồng cảm nghiệm với nhân thế, ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng thể hiện niềm tin vào Đấng Tạo Hóa trong dân gian: “Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy bát cơm đầy, lấy khúc cá to.” Văn chương bác học cũng không thiếu những văn bản liên quan đến sự công chính của Tạo Hóa.” Trời nào phụ kẻ trung trinh. Dẫu vương nạn ấy, ắt dành phúc kia”.
Thế giới thần quyền, đối với những ai không thấy mà tin, đã đánh động lòng người. ảnh hưởng sâu đậm trong dân gian. Cán bộ Cộng sản hùng hổ tự xưng là “đỉnh cao trí tuệ” dần dần tàn luị từ tình trạng chiếm lãnh gần một nửa thế giới từ thập niên 1950, đến thập niên 1990 Liên Bang Nga Xô sụp đổ, chỉ còn lại vỏn vẹn bốn mảnh đất vì độc tài, đảng trị, nên trở thành cằn cỗi như Trung Công, Hàn Công, Việt Cộng và Cuba.
13-Sau thế chiến thứ hai, bốn quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Nga lập tòa án hình sự quốc tế tại Nuremberg từ 20-11-1945 đến 01 -10-1946, và sau đó tại Tokyo, xét xử tội ác “chống hòa bình, gây chiến tranh, chống nhân loại” của các viên chức dân chính và quân sự Phát Xít Đức và Nhật. Khối Trục Đức- Nhật, “con nhái muốn to bằng con bò”, không biết lượng sức mình nên hùng hỗ “Dọc ngang, nào biết trên đầu có ai”, đã gây chiến tranh tang tóc để thỏa mãn tham vọng làm bá chủ thế giới.
14- Cái khó cho Tòa án Quân sự là đến đầu thế kỷ thứ 20, vấn đề bang giao quốc tế, qua các công ước 1899 và 1907, chỉ quy định các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia (state sovereignty), chưa có luật nào minh định vấn đề trừng trị các quốc gia gây chiến. Nghĩa là không có quy ước và cũng không có tiền lệ (precedent) để áp dụng. “On the eve of the twentieth century attempts to regulate warfare in The Hague Conference of 1899, and again in 1907, were constrained by notions of State sovereignty. As the Nuremberg judges pointed out in 1946, ‘The Hague Convention nowhere designates such practices [methods of waging war] as criminal, nor is any sentence prescribed, nor any mention made of a court to try and punish offenders.”
15- “Túng tắc biến, biến tắc thông”. Vì lý do “Nhân luật không hẳn là yếu tố duy nhất để phân định đúng, sai. “The positive law is not necessarily the sole determinant of what is right”, nên Tòa án Nuremberg đã âm thầm áp dụng Thiên luật qua nguyên tắc đạo lý do Đức Giáo Hoàng Gregory the Great ( 540-604) minh định trong Tông huấn Moralia "by nature all men are born free and equal” một cách hợp tình, hợp lý. Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng. Quyền làm người (human rights) phải được bảo vệ là nguyên tắc có giá trị tinh thần, đạo đức, luân lý xã hội, “kinh thiên, điạ nghĩa”, mà Toà án Nuremberg đã áp dụng để bảo vệ sự trường tồn của nhân loại. Luật lệ và đạo lý như bóng với hình “law and morals are inexplicably interwined”, không thể để cho những kẻ vô đạo ỷ quyền cậy thế, thảm sát các lân bang mà không có biện pháp ngăn ngừa hay trừng trị.
16- Các phiên tòa tại Nuremberg đã xác định rằng nhân loại sẽ được bảo vệ bởi một lá chắn pháp lý quốc tế và ngay cả một Nguyên thủ quốc gia cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và bị trừng phạt về các hành vi gây hấn và tội ác chống lại loài người. “The Nuremberg trials established that all of humanity would be guarded by an international legal shield and that even a Head of State would be held criminally responsible and punished for aggression and Crimes Against Humanity.”
17- Trong trường hợp gặp các vụ án khó giải quyết “hard cases”, vị chánh thẩm, ngoài việc áp dụng những điều khỏan do luật định, thường áp dụng các nguyên tắc (principle) thích ứng để bổ khuyết sự bế tắc giữa tình và lý, sự thiếu dự trù hay vắng bóng của luật lệ để giải quyết thoả đáng vấn nạn.
Ví dụ: Trong vụ án” Riggs v. Palmer”, năm 1899 tại New York, “Ông lập di chúc cho cháu. Cháu nóng lòng, giết ông để hưởng tài sản”. Chiếu luật thừa kế thì cháu được hưởng gia sản sau khi ông qua đời. Nhưng quan tòa đã tuyên án can phạm tội sát nhân và bác bỏ quyền hưởng thụ tài sản, viện dẫn nguyên tắc “Không ai có quyền thụ hưởng lợi ích từ tội phạm do chính đương sự gây ra “No person should profit from his own wrong”, tương hợp với ý kiến của Dworkin “In addition to rules, the law includes principles”.
18-Từ phán quyết của Tòa Án Quân Sự Nuremberg năm 1946, ngày 10 tháng 12 năm 1948, Liên Hợp Quốc đã ban hành bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights) là văn bản pháp lý phổ quát quốc tế đầu tiên công nhận các “nhân quyền” cho nhân loại có tính cách ràng buộc như khái niệm nhân quyền mà thế giới công nhận hiện nay.
19-Tòa án Nuremberg lần đầu tiên, trong luật pháp quốc tế, đã phân biệt rõ ràng “Cá nhân có hành động vi phạm luật quốc tế, dù đương sự là Quốc trưởng hay Viên chức chính phủ, nếu vi phạm, đều phải chịu trách nhiệm theo luật quốc tế: “The fact that a person who committed an act which constitutes a crime under international law acted as Head of State or responsible Government official does not relieve him from responsibility under international law”.
20-Kết quả Tòa án quân sự Quốc tế Nuremberg: Ngoài lãnh tụ Adolf Hitler và một viên chức cao cấp khác đã tự sát trưóc phiên toà, 12 phạm nhân bị treo cổ, 3 phạm nhân bị án tù chung thân, 4 phạm nhân từ 10 đến 20 năm tù và 3 bị can được tha bổng.Toà án quân sự quốc tế tại Tokyo, Nhật bản, đã treo cổ 7 can phạm và 16 can phạm bị phạt tù chung thân. Tập Cận Bình nên lấy đó làm gương! Thế Chiến thứ II (1939-1945) đã sát hại hơn 60 triệu nhân mạng do phe trục Đức và Nhật gây hấn. Toà Án Quân Sự Nuremberg năm 1946, trừng trị thích đáng những kẻ sát nhân, đã tạo tiền lệ (precedent) cho các vụ án diệt chủng, tội ác chống lại hoà bình, tội ác gây chiến tranh chống lại nhân loại sau này.
21- Như đã thượng dẫn, nhân quyền là quyền tự nhiên do Tạo hóa đã ban cho nhân loại. Vi phạm nhân quyền là vi phạm Thiên luật.. Thiên luật hiện hữu để bảo vệ trật tự luân lý của vũ trụ và cần thiết để duy trì sự trường tồn của nhân loại và nhân luật cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự..”The natural law teaches us the necessity of self-preservation, man-made law is required if we are to protect order and security” (Thomas Hobbes, 1588-1679).
Toà Án Quân Sự Nuremberg năm (1945-1946), trừng trị thích đáng những kẻ sát nhân, đã tạo tiền lệ (precedent) cho các vụ án diệt chủng, tội ác chống lại hoà bình, tội ác gây chiến tranh, chống lại nhân loại sau này. Cộng sản Hà Nội, sợ bị đưa ra Tòa án hình sự quốc tế về vụ thảm sát hơn 7000 người vô tội tại Huế trong Tết Mậu Thân năm 1968, đã tuyên truyền với du khách quốc tế thăm Viêt Nam là nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội không liên hệ gì đến vụ thảm sát. Tuy nhiên, tội diệt chủng không bị thời tiêu (statute of limitations) nên chúng ta sẽ truy tố CSHN ra trước tòa hình sự quốc tế khi thuận tiện. Phi luât Tân là một quốc gia thành viên của LHQ, hợp lệ về thủ tục tố tụng mà phải chi ra 30 triệt Mỹ Kim để khiếu nại Trung Cộng vi phạm luật biển năm 1982, truy tố về hình sự còn phức tạp hơn nhiều.
22-Dân quyền là quyền làm người được Tạo hóa ban cho nhân loại. Trên 190 quốc gia tự do muốn xây dựng phúc lợi chung nên cổ xúy sự tôn trọng nhân quyền. Chế độc tài Công sản Hà nội, phủ nhận nhân quyền, chủ trương “ Cứu cánh biện minh cho phương tiện” miễn là chiếm được Miền Nam để dâng cho Cộng sản quốc tế, CS Hà nội dù có đốt hết rặng núi Trường Sơn và hy sinh đến người Viêt cuối cùng, chúng vẫn thực hiện dã tâm thôn tính Miền Nam Việt Nam năm 1975.
Tuy nhiên, thiên hạ nói đúng ”Ông Trời có mắt”. Từ thập niên 1950 Cộng sản quốc tế đã chiếm gần ½ thế giới, đến đầu thập niên 1990, chỉ còn lại 4 nước Trung Cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng và Cuba theo chủ nghĩa Cộng Sản và đang đi dần đến chỗ triệt tiệu.
23- “Bần cùng sinh đạo tặc”. Trung Cộng thì bị thế giới lên án ăn cắp tài sản trí tuệ của các nước văn minh. Ba nước còn lại thì luôn cử phái đoàn đi tha phương cầu thực tại các quốc gia tự do. Đó là cái giá cho những kẻ mù lòa, không tôn trọng Nhân quyền mà Tạo hóa đã ban cho nhân loại, ứng nghiệm với câu sấm truyền của vị Vạn Thế Sư Biểu “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”- Thuận Thiên thì sống, chống Thiên thi chết!
24-Chúng ta hãy cầu nguyện ơn Trên ban cho Trung Cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng và Cuba can đảm từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản và trở về với chính nghĩa quốc gia, như trước đây thế giới tự do đã cầu cho nước Nga thoát ly chủ nghĩa Cộng sản yà đã thành công. “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn. Đem chí nhân thay cường bạo”
25-Thật ra, Chủ nghĩa Cộng sản chỉ là biện pháp tạm thời hay là phương tiện cảnh tỉnh giới chủ nhân công nghiệp vào thời phát triển kỹ nghệ thế kỷ thứ 18. Trong suốt 100 năm sau ngày ban hành bản Tuyên Ngôn Cộng sản Quốc Tế (1848–1948), phong trào CSQT đã bành trướng qua các liên minh (Communist Comintern): Phong trào Đệ nhất (1864–1876), Đệ nhị (1889–1918), Đệ tam (1919–1943) và Đệ tứ Quốc Tế (1938–1953). Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế thất bại vì chủ trương không tưởng “châu chấu đá xe” nhằm lật đổ chính quyền tư bản, lấy giải thoát giai cấp vô sản làm cứu cánh.
Đạo binh vô sản dự phóng sẽ sang đoạt tài sản, các phương tiện sản xuất của giới tư bản và hình thành giai đoạn độc tài vô sản chuyên chế.- dictatorship of the proletariat- Cộng sản kỳ vọng đạo binh vô sản thế giới kết hợp để tiêu diệt tư bản vì lịch sử thế giới là lịch sử của giai cấp đấu tranh, biểu tượng là cuộc cách mạng vô sản tháng 10/1917 lật đổ triều đại Nga Hoàng Tsar Nicholas II.
Tuy nhiên, mưu sự tại nhân thành sự tại Thiên, Cộng sản thất bại vì hơn 80 năm trôi qua mà vẫn còn hụp lặn trong giai đoạn “độc tài chuyên chế vô sản”. CS không thực hiện được cuộc cách mạng vô sản tại các nước tư bản, Anh, Pháp, Hoa kỳ ….mà tiến sang xâm lược các nước chậm tiến, nông nghiệp, với lý do giải phóng khỏi thiên tai nhân họa bằng cách sát hại hàng trăm triệu sinh mệnh, bốc lột sức lao động, chiếm đoat tài sản của nông nô, vô sản hóa toàn dân bằng cách sát hại “Trí, phú, điạ, hào, đào tận gốc trốc tận rể”.
Tất cả chỉ nhắm kiến tao thiên đường vật chất cho cán bộ và đảng công sản qua cái gọi là kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay tư bản hóa nhà nước (tức là đảng Cộng sản) và bần cùng hóa nhân dân để kéo dài tình trạng cai trị chuyên chế đại đa số nhân dân vô sản.” The collapse of the Soviet Union and its satellite states of Eastern Europe, along with the eclipse of Chinese socialism by state capitalism has generally wounded both Marxist legal theory and practice”. (Raymond Wacks).
Mặt khác Chính sách Truman đã phần nào chận đứng bước tiến của Cộng sản bằng cách viện trợ cho các quốc gia chống lại sự xâm lược của Chủ nghĩa Cộng sản, mặc dầu Hoa Kỳ đã thất bại để cho Trung hoa bị Cộng sản hoá. Trong thời gian từ 1945 đến 1960, hai vị Tổng Thống Hoa Kỳ là Harry Truman (1945-1951) và Dwight D. Eisenhower (1952-1960) đã cố gằng viện trợ cho các quốc gia ngăn chặn sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản… đến sau năm 1990 Liên bang Soviet tan rả, các quốc gia trong khối lần lượt dành độc lập.
“Harry Truman: Truman's foreign policy, known as the Truman Doctrine, emphasized containment of communism. This was a direct response to Soviet expansion and aimed to prevent the spread of communism in Europe and beyond. Truman supported military and economic aid to countries resisting communism, exemplified by the Marshall Plan and U.S. involvement in the Korean War.
Dwight D. Eisenhower: Eisenhower continued the policy of containment but introduced the concept of "rollback," which aimed to actively reduce communist influence in certain regions rather than just containing it. He was less inclined to engage in direct military conflicts compared to Truman and favored covert operations (like those conducted by the CIA) to undermine communist governments.
Boris Yeltsin makes a speech from atop a tank in front of the Russian parliament building in Moscow, U.S.S.R., Monday, Aug. 19, 1991. (AP Photo)
Conditions in Eastern Europe and the Soviet Union, however, changed rapidly. Gorbachev’s decision to loosen the Soviet yoke on the countries of Eastern Europe created an independent, democratic momentum that led to the collapse of the Berlin Wall in November 1989, and the overthrow of Communist rule throughout Eastern Europe.”
26- Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế thất bại vì nhiều lý do trong đó có các lý do thực tế như sau:
(1)-Trước khi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Cộng Sản ra đời năm 1848. Thủ lãnh của tôn giáo lớn nhất hoàn vũ, Đức Giáo Hoàng Piô Thứ 9 (Pope Pius IX), năm 1846 đã cảnh giác thế giới về hiểm hoạ của chủ nghĩa cộng sản: “The unspeakable doctrine of Communism, as it is called, a doctrine most opposed to the very natural law. For if this doctrine were accepted, the complete destruction of everyone’s laws, government, property, and even of human society itself would follow.” - Cái học thuyết nguy hại mà người ta gọi là chủ nghĩa Cộng Sản từ bản chất trái với luật tự nhiên (Thiên luật), mỗi khi được chấp nhận, tà thuyết đó sẽ tiêu diệt hết nhân quyền, mọi định chế công quyền hợp pháp, quyền tư hữu và chính xã hội loài người. (Thông Điệp Qui Pluribus.16, ngày 9/11/1846).
(2) Tâm lý con người muốn có tài sản riêng và quản trị tài sản do mình tạo nên hay quyền tư hữu tài sản. Chế độ Hợp Tác Xã thất bại vì CS không tiên liệu được phản ứng của giới lao động. Tư lợi là nguyên động lực thúc đẩy người lao động làm việc, HTX không đáp ứng nhu cầu của giới nhân công nên thất bại.
(3) Các nước tư bản đã nhanh chóng tu chính hoặc ban hành các đạo luật bảo vệ quyền lợi của người lao động nên CS không tuyển dụng được đao binh vô sản thế giới như Karl Marx chủ trương. Các quốc gia tư bản đã ban hành hoăc tu chính luật Lao động để thăng tiến đời sống của nhân công.- France: In 1841, France passed a law that limited the hours of underage miners. Germany: In 1883, Chancellor Otto von Bismarck passed the Health Insurance Act, which provided workers with health insurance. Netherlands: In 1895, the Netherlands passed legislation to protect workers from accidents and health risks. In the United States, modern labor law is largely the result of statutes passed between 1935 and 1974, as well as Supreme Court interpretations. Some key labor laws in the United States include: National Industrial Recovery Act (NIRA). Passed in 1933, this act gave unions the right to exist and negotiate with employers. National Labor Relations Act (NLRA). Passed in 1935, this act guaranteed the right of private-sector workers to unionize and engage in collective bargaining. Fair Labor Standards Act (FLSA) Passed in 1938, this act established minimum wage and working hours. Equal Pay Act (EPA) Passed in 1963, this act made it illegal to pay men and women differently for the same work. Labor law highlights, 1915–2015
(4) Sự thành công và thịnh vượng của các nước tư bản và nghèo đói của các nước theo chủ nghĩa Cộng sản và sự chạy đua vũ khí đã đưa Liên Ban Xô Viết đế chỗ phá sản. Sau cuộc công du của Gorbachev đến hoa Kỳ, Gorbachev đã tiến hành chủ ý giải thể chế độ Cộng sàn.
(5)- Ảnh hưởng của Tôn giáo: Chuyến đi Ba Lan năm 1979 của Đức Giáo Hoàng John Paul II là điểm tựa của cuộc cách mạng dẫn đến sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản. "Không có Giáo hoàng, không có Đoàn kết. Không có Đoàn kết, không có Gorbachev”. Sau khi sống sót sau một nỗ lực đảo chính cứng rắn năm 1991, Gorbachev buộc phải nhượng quyền lực ở Nga cho Boris Yeltsin, người giám sát sự giải thể của Liên Xô. Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Trung Âu và Liên Xô đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh lạnh. “Pope John Paul II's 1979 trip was the fulcrum of revolution which led to the collapse of Communism."Without the Pope, no Solidarity. Without Solidarity, no Gorbachev.” After surviving a hardline coup attempt in 1991, Gorbachev was forced to cede power in Russia to Boris Yeltsin, who oversaw the dissolution of the Soviet Union. The collapse of communism in East Central Europe and the Soviet Union marked the end of the cold war”.
II-Văn hóa Thần Quyền
27- Bàn đến Thiên luât không thể không bàn đến tín niệm hệ phổ quát được nhân thế tin tưởng từ Đông chí Tây, từ Nam chí Bắc là đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên vũ trụ, vạn vật và điều khiển sự vận hành của tạo vật qua nhân xét của một số danh nhân trong các ngành nhân văn và khoa học:
(1)-Nhà bác học nổi danh Albert Einstein đã cảm nghiệm được sự huyền nhiệm của Tạo Hóa với câu nói bất hủ. “Người mà không biết say đắm, trong niềm tôn kính, trước những huyền bí của vũ trụ, thì chẳng khác gì người đã chết”. “L’homme auquel le sentiment du mystère n'est pas familier, qui a perdu la faculté de s'émerveiller, de s'abîmer dans le respect, est comme un homme mort”.
(2)-Nhà Bác học Isaac Newton ca ngợi công trình của Tạo Hóa:
“Hệ thống tuyệt đẹp này gồm mặt trời, các hành tinh và sao chổi, chỉ có thể xuất phát từ sáng kiến và quyền thống trị của một Đấng thông minh và toàn năng...Đấng cai quản muôn vật, không phải như linh hồn của thế giới, mà như Chúa tể của muôn vật; và vì quyền năng thống trị của mình, Ngài thường được gọi là Tạo Hóa hay Đấng cai trị vũ trụ”. “This most beautiful system of sun, planets and comets, could only proceed from the counsel and dominion of an intelligent and powerful Being.... This Being governs all things, not as the soul of the world, but as Lord over all; and on account of his dominion he is wont, to be called Lord God or Universal Ruler.” (Principia)
(3)-Giáo sư Dinesh D'Souza, đã nhân định: “Thái Dương hệ vận chuyển đúng theo phương vị nhờ vào tài năng siêu việt của Đấng Tạo Hoá “. “God was an active agent sustaining the heavenly bodies in their positions and solicitous of His special creation, man”.
28- Đấng Tạo hóa trong văn hóa Ấn Độ
Ấn Độ Giáo (Hinduism) là một tôn giáo đa thần (polytheism) quan niệm vũ trụ được tạo dựng bởi Brahma biểu tượng cho Thượng Đế hay Tạo hoá và Atman là nhân thế. Hiện nay Hinduism vẫn là tôn giáo phổ quát nhất của Ấn Độ đã có thể hiện hữu từ thế kỷ thứ 12 trước Công Nguyên. Sự tương liên giữa con người và Thượng Đế và phương thức thờ phượng Thần linh được diễn tả qua các bộ kinh sách Vedas, Upanishads, Upanishad Gita,với các ý niệm về luân hồi, nghiệp chướng, đầu thai, niết bàn, địa ngục, giải thoát. Ấn Độ Giáo có ba vị thần chính: Brahma (đấng sáng tạo), Vishnu (đấng bảo tồn) và Shiva (đấng hủy diệt).
29- Đấng Tạo hóa trong văn hóa Trung Hoa
(1)-Tại Trung hoa, từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Đức Khổng Tử đã thể hiện tinh thần tôn trọng Thượng Đế qua danh ngôn: “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong“. Thuận Thiên thì sống, nghịch Thiên thì chết.
Trong tinh thần “Thiên-Nhân hợp nhất”, các ý niệm mà ngày nay chúng ta gọi là tôn trọng nhân quyền, cũng được thực thi qua phương thức xử thế theo nguyên tắc Ngũ thường “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” trong lúc giao tiếp với tha nhân. Nguyên tắc Ngũ luân về liên hệ giữa “Vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bằng hữu” cũng rất phổ quát trong đời sống dân gian. Mỗi mối liên hệ có những nguyên tắc xử thế riêng, thường được dùng làm tiêu chuẩn xét định nhân cách. Những đức tính luân lý phổ quát mà từ thiên tử đến thứ dân đều phải thực hành là những nguyên tắc đạo đức căn bản và đạo trị quốc của kẻ trượng phu.
“Người xưa có câu ”Thiên hữu đạo, tắc nhật nguyệt thanh minh. Nhân hữu đạo, tự nhiên xã hội an trữ” -Trời có đạo, thì nhật nguyệt rõ ràng. Người có đạo thì xã hội tất sẽ bình an.
Luân lý đạo đức chính là cái gốc của con người, là đạo đức căn bản nhất của làm người. Có thể thủ vững đạo làm người thì mới là người quân tử. Không thiếu đạo làm người thì chính là người lương thiện. Đạo đức là cái gốc của con người và cũng là đạo lý đứng đắn mà người người đều nên tuân theo”.
(2)- “Kinh Dịch là một cuốn kỳ thư nói lên kỳ công của Tạo hóa tạo dựng nên vũ trụ từ một bầu khí vô cực gọi là Nguyên Khí (souffle originel), có hai luồng điện chính là Âm (negative) và Dương (positive) hay Lưỡng nghi (dualités). Kinh Dịch viết “Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông). Tứ tượng sinh bát quái (8 quẻ) gồm có: Kiền, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn...
Cao điểm của sự tăng giảm của hai lượng điện Dương và Âm là Kiền và Khôn. Kiền gồm 3 dương và Khôn gồm 3 âm. Kiền thể hiện cho Thiên và Khôn thể hiện cho Địa. Hai quẻ này là đầu mối cho mọi biến chuyển của vũ trụ. Vì thế cổ nhân dùng chữ kép Kiền Khôn hay Càn Khôn để chỉ vũ trụ hay Thiên Địa. Đây là một phương cách diễn tả sự vận hành của luật âm dương trong vũ trụ.
(3)-Theo Tứ Thư và Ngũ Kinh, chín cuốn sách giáo khoa cho sĩ tử trên 2000 năm lịch sử do Đức Khổng Tử san định, thì lời kinh cầu trong nghi lễ Tế Trời hằng năm cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, từ đời nhà Chu (1122-255) trước Công nguyên, đã được phổ biến qua các triều đại của Trung Hoa, và các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Đại hàn, Nhật bản, Việt nam…
(4)- “Đấng Thượng Đế là vị Hóa Công tạo nên vũ trụ và nhân loại, là chủ tể của lịch sử, căn nguyên của các mệnh lệnh luân lý. Đấng phán xét, thưởng người lành, phạt kẻ dữ.” Kinh Thi nói rằng “Đấng Thượng Đế rất lớn, soi xuống dưới rất rõ ràng, xem xét bốn phương để tìm sự khốn khổ của dân mà cứu giúp. Vậy nên người bao giờ cũng phải kính và sợ Trời. “Kính Trời và sợ Trời là căn bản đạo đức của người Tàu” (Nho Giáo của Trần Trọng Kim).
(5)- “Trời rất thông minh nên các thánh quân phải bắt chước Trời, quần thần sẽ khâm phục, dân chúng sẽ an vui (Sách Thượng Thư). Điều dân chúng ước ao thì Trời cũng chiều theo. “Dân chi sở dục, Thiên tất tòng chi” “Ý dân là ý Trời” (Kinh Thư). Đã làm người thì ai cũng là con của Trời”. Trời không phụ kẻ có lòng tốt. “Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Trời sinh ra con người, ban cho con người trí tuệ, có lý trí, có ý chí và tự do, có quyền quyết định, lựa chọn cuộc sống. Con người có cố gắng thì Trời bồi bổ thêm lên, “Khi nên Trời cũng chiều người”. Nếu con người biếng nhác thì sẽ bị chi phối bởi luật đào thải (loi de selection). “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức, cố tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chí”. Trời hành đạo rất mạnh, người quân tử phải theo mà tự cường không được ngừng nghỉ, bỏ cuộc.”
(6)- Sách Trung Dung cũng nhấn mạnh Trời sinh ra muôn vật tất nhiên vì cái tài lực của mỗi vật mà đôn đốc thêm vào, cho nên vật nào có thể vun đắp được thì vun trồng cho tốt thêm, vật nào nghiêng ngả thì dành chịu lụn bại. “Thiên chi sinh vật, tất nhân kỳ tài nhi đốc yên, cố tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chí” để khích lệ con người tự lực tự cường thay vì biếng nhác.
(7)- “Vi thiện giả, Thiên báo chi dĩ phúc, vi bất thiện giả Thiên báo chi dĩ hoạ”. Ai có nhân cách tốt và làm điều lành thì Trời ban phúc cho, ai làm điều chẳng lành, Trời lấy vạ mà báo cho. “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”. Đúng là “Grace respects nature”. Trời ban ơn tùy bản tính của mỗi người, người vô công thì bất thọ lộc. Trên không oán Trời, dưới không trách người, cứ sống bình dị mà đợi mệnh.” (Tam giáo: Đường Thi)
Tóm lại, Thiên mệnh chính là ý chí của đấng Tạo Hóa, vô cùng thương dân, chỉ muốn đem lại an hoà, hạnh phúc cho nhân loại mà thôi.
30-Đấng Tạo hóa trong Thần học Công Giáo.
(1)-Từ thuở tạo thiên lập địa, từ Đông chí Tây, từ Nam chí Bắc, đa số nhân thế đã tin vào một Đấng Tạo Hóa toàn năng, là đệ nhất Tác Nhân, (First Cause/agent) tạo nên muôn loài và vũ trụ. Thánh Thomas Aquino, qua sách Tổng Luận về Thần học- Summa Theologiae- đã minh định: Tạo hóa đã ẩn tàng trong tâm hồn của nhân thế. ”Tạo hóa nội tại ở trong vạn vật và trong nội tâm hay lương tri của mỗi người nên trên bình diện tự nhiên, đấng Tạo hóa đã hiện hữu trong tâm trí họ rồi”. “The immanent creator is in all things and in the inner self or conscience of each person, so on the natural level, the creator already exists in their minds.”
(2)-Vì thế, người Tín hữu chân chính của các tôn giáo không những phải yêu chuộng những người đồng tín ngưỡng mà cả những người không cùng tín ngưỡng nhưng có lòng thành. Công đồng Vatican II trong Hiến chế Vui Mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes,4) đã nhắc nhở tôn chỉ này với hàng giáo phẩm: “The Church Pastors… speaking with love and mercy not only to believers but to all people of good will” vì ơn Cứu Độ của Đấng Tạo hóa được ban cho mọi người. “Salvation is open to all”.
(3)-Thiên Chúa Giáo đã được truyền bá vào Trung Hoa từ thế kỷ thứ 6, năm 578 đời nhà Đường. Trước đó, năm 381, tại phương trời Tây, dưới thời Hoàng Đế La Mã Theodosius, Công Giáo đã đã trở thành Quốc Giáo của Đế Quốc La Mã. “In 381, the emperor Theodosius made Christianity the only and official religion of the Roman Empire…a Roman was to be a Christian”. Hể nói đến Công giáo, thiên hạ nhớ đến La Mã. Hễ nói đến dân La Mã, thiên hạ nghĩ đến người Công giáo. Sau đó nhà thám hiểm Marco Polo đến Trung Hoa giúp nhà Nguyên từ thế kỷ thứ 13 thuật lại những di tích lịch sử của Thiên Chúa Giáo tại Trung hoa. Các Dòng truyền giáo vào Á Đông thời bấy giờ có 2 khuynh hướng- -Các giáo sĩ Dòng Tên chủ trương tôn trọng phong tục, tập quán địa phương giúp sự hài hoà tôn giáo tại các quốc gia Đông Á. Trong tinh thần đó, Vua Gia Long đã ban chiếu chỉ như sau: “Người Công giáo cũng là công dân của nước Viêt Nam rộng lớn, cũng như các đối tượng khác giữa chúng ta. Buộc họ thực hành một tôn giáo trái với niềm tin của họ sẽ là một sai lầm, bất công lớn. Đối với Trẫm, nó sẽ làm phật lòng Thượng Đế và vi phạm tinh thần công bằng của Trẫm.” -Các giáo sĩ Dòng Đaminh…không khoan dung với những tập tục mà họ cho là mê tín, dị đoan, cấm các nghi lễ Nho giáo nên đã gặp trở ngại trong các thời vua nhà Thanh và tại Viêt Nam trong thời vua Minh Mạng,.. Tự Đức...
(4)-Đến năm 1939, Đức Giáo Hoàng Piô XII cho phép các giáo hữu tại Á Châu thực hành nghi lễ cổ truyền trong việc thờ cúng tổ tiên. Năm 1988 Đức Giáo Hoàng Phaolô II đã công bố 117 vị Thánh Tử Đạo Viêt Nam gồm có các linh mục và giáo hữu Viêt Nam, tu sĩ Tây Ban Nha và Linh mục Dòng Thừa Sai Pháp Paris.
(5) Để xác minh ý niệm cứu rỗi một cách rộng rãi, Công Đồng Vatican II đã tuyên bố đối với những ai, không vì lỗi của họ, không biết gì về Thiên Chúa và Giáo hội của Ngài, nhưng cố công tìm kiếm Thiên Chúa với lương tâm chính trực, có thể được sự sống đời đời …. Vì lòng thành và chân lý tìm thấy trong những người này chờ đón sự viên mãn trong Đức Giêsu Kitô. “Those who without any fault do not know anything about Christ or His Church, yet who search for God with sincere hearts and under the influence of grace, try to put into effect the will of God as known to them through the dictate of conscience…can obtain eternal salvation” (Lumen Gentium 16).
(6)- Nhờ “Tình nhân loại hổ tương và bác ái cộng đồng cố hữu của Giáo Hội được nới rộng”. Tinh thần tôn trọng tự do, các quyền căn bản căn bản mà Thượng đế đã ban cho loài người, chống lại áp bức của bạo quyền đã gây ảnh hưởng lớn lao, khiến cho dân chúng của các dân tộc dị giáo và công dân La Mã đã trở lại Thiên Chúa Giáo. Thiên Chúa Giáo trở thành quốc giáo của Đế Quốc La Mã vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên. Hoàng Đế La Mã Constantine. (306-337) cũng đã trở lại đạo. “It was the Christian spirit of mutual love and communal charity that astonished and impressed the pagans and the Romans”.
(7)- Sự hiện hữu của giáo dân trong các tổ chức là bước khởi đầu cho công cuộc thánh hoá. Sự tham gia vào các tổ chức văn hoá, xã hội, chính trị …phải đặt trên căn bản thánh thiện, nhằm mục đích phục vụ phúc lợi chung, tránh vấn đề ủng hộ hay phản đối mù quáng, nên thánh hoá chương trình hành động của các chính đảng thay vì lập bè kết phái mà quên rằng thiên hạ đang nhìn mình như là một chi thể của giáo hội, xử thế không đúng cách sẽ bị xem như “cành nho khô héo, sẽ bị thiên hạ bỏ vào lửa mà đốt đi”. (Jn. 6:16)
(8)-Thánh Kinh đã ghi “Christ came not to condemn, but to forgive, to show mercy (Mt 9:13) “Chúa xuống thế không phải để trừng trị mà đến để tha thứ và thương xót”. Tất cả các đạo lý thể hiện trong các tín ngưỡng đều đang chờ đón sự viên mãn trong Đức Kitô. Giải phóng nô lệ là một trong những vấn đề cải cách xã hội quan trọng vì Giáo hội quan niệm "về bản chất, tất cả mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng." "by nature all men are born free and equal”. "Nếu những người mà tự nhiên ban đầu sinh ra đã được tự do, và những người mà luật pháp của các quốc gia đã áp đặt vào ách nô lệ, phải được trả lại quyền tự do mà họ đã được hưởng từ khi sinh ra ”. Pope Gregory I wrote - "by nature all men are born free and equal”. "if men whom nature originally produced free, and whom the law of nations has subjected to the yoke of slavery, be restored by the benefit of manumission to the liberty in which they were born."
(9)-Vào tháng 12 năm 1839, Giáo hoàng Gregory XVI đã ban hành Thông Điệp “In Supremo”, một bức thư tông đồ lên án nạn buôn bán nô lệ bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất có thể để chấm dứt nạn buôn bán nô lệ. “In December, 1839, Pope Gregory XVI issued In Supremo, an apostolic letter that condemned the slave trade in the strongest possible terms… to bring the trade to an end.”
(10)-Cũng trong tinh thần bảo vệ nhân quyền, trước khi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Cộng Sản (Communist Manifesto) ra đời năm 1848, Đức Giáo Hoàng Pi-ô Thứ 9 (Pope Pius IX), năm 1846 đã cảnh giác thế giới về hiểm hoạ của chủ nghĩa cộng sản. “Cái học thuyết nguy hại mà người ta gọi là chủ nghĩa Cộng Sản từ bản chất trái với luật tự nhiên. Mỗi khi được chấp nhận, tà thuyết đó sẽ tiêu diệt hết nhân quyền, mọi định chế công quyền hợp pháp, quyền tư hữu và chính xã hội loài người.” Cảnh giác này đã thực sự tác động khiến cho chủ nghĩa Cộng Sản tàn lụi dần. Từ thập niên 1950, chủ nghĩa Cộng sản đã chiếm gần một nửa thế giới đến sau 1990 chỉ còn lại bốn nước theo chủ nghĩa Cộng Sản là Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba.
31-Hoa kỳ: Quốc Gia Sùng Đạo
(1)-Hoa kỳ giàu mạnh nhất thế giới về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao nhờ một yếu tố quan trọng là Hoa Kỳ đã đặt căn bản lập quốc trên lòng tin vào ơn sủng của Thiên Chúa. “In God we trust”. Hoa Kỳ là một quốc gia khiêm nhường, chưa nghe ai nói là Hoa Kỳ tự xưng mình là “Đỉnh cao trí tuệ” mặc dù đa số người lãnh giải Nobel là người Hoa Kỳ. Hoa Kỳ trông cậy vào Thần quyền, nhờ đó Hoa kỳ đã được vũ trang gấp đôi nhờ Hoa Kỳ đã chiến đấu bằng đức tin như lời của Platon:“We are twice armed if we fight with faith”. Chúng ta được vũ trang gấp đôi nếu chúng ta chiến đấu bằng đức tin”.
(2)-Abraham Lincoln, Tổng Thống Hoa Kỳ, đã xác nhận quốc gia Hoa Kỳ được tạo dựng trong ơn Thánh Sủng của Đấng Tạo Hóa trong bài diễn văn lịch sử đọc tại Gettysburg, Pennsylvania năm 1863. "This Nation, under God, shall have a new birth of freedom and shall not perish on the earth".
(3)-Tinh thần “thuận Thiên giả tồn” đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của công dân Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật, đều dựa trên tinh thần và giá trị xã hội tôn thờ đấng Tạo Hóa trong mọi sinh hoạt của quốc gia. Các Viên chức công quyển luôn đinh ninh ”trên đầu ba tấc có thần linh” hỗ trợ cho hành vi của họ được chính trực, thể hiện tinh thần đạo đức của Xã hội Hoa Kỳ. Nhờ vây, Hoa Kỳ đã đươc Thần Quyền hỗ trợ, vì bản chất con người yếu đuối, dễ bị sa ngã.
(a)-Lời cầu nguyện xin Thượng Đế chúc phúc lành trong mọi điệp văn của Tổng Thống. (b) Lời nguyện xin Thượng Đế chúc phúc trước khi khai mạc các phiên họp của Lưỡng Viện Quốc Hội. (c) Lời nguyện cầu trong lúc tuyên thệ tại Tòa án "So help me God. (d) Các phiên tòa khai mạc bằng câu "God save the United States and his Honorable Court. (e) Lễ Tạ ơn hằng năm được cử hành trọng thể. (f)) Trên các công thự và đồng Mỹ Kim đều có khắc câu: "In God we trust". Câu này biểu hiện tín ngưỡng của Hoa Kỳ được dùng từ năm 1860 và được Quốc Hội Hoa Kỳ thứ 84 biểu quyết dùng làm châm ngôn của Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam lễ Tế Trời đã được cử hành trọng thể hằng năm để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, cũng là một tập tục tốt trong thời quân chủ. Tuy nhiên trong thời tự chủ, chính quyền không hòa giải nổi yêu sách giữa các tôn giáo, các đoàn thể chính trị, các thế lực ngoại bang nên đành phải lui binh năm 1975. Từ đó, những công dân cố thủ tại quê hương và những công dân di dân ra hải ngại có thời gian chuẩn bị, chờ ngày trong ứng, ngoại hợp giải thể chê độ độc tài Cộng sản, tái lập tự do, dân chủ, nhân quyền và hạnh phúc thực sự cho toàn dân: Khi đó Cờ Vàng sẽ mọc thiên phương vạn hướng, sẽ không còn cảnh tang thương, “không thấy phố, không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”.
(4)-Sức mạnh chính của một dân tộc là đức tin. Nhờ đức tin nhập thế mà Hoa Kỳ duy trì được sức manh tinh thần và phát triển nền văn minh vật chất tiên tiến nhất thế giới khiến cho các nước vô thần Cộng sản ghen tức, sinh ra “mâu thuẫn nội tại”. Một mặt CS cho gian tế xâm nhập vào Hoa kỳ để phá hoại nền văn hoá hữu thần “In God we trust”, chuyển hướng từ đấu tranh giai cấp sang đấu tranh chủng tộc, mặt khác gởi con cái đến Hoa Kỳ để tầm sư học đạo!
(5)- Tinh thần tôn giáo quả đã gây ảnh hưởng sâu đậm, hướng dẫn mọi khía cạnh sinh hoạt của xã hội Hoa Kỳ. Các đạo luật (man-made law) do Quốc hội tiểu bang và Liên bang soan thảo và biểu quyết thường phải phù hợp với các nguyên tắc luân lý do tín ngưỡng hướng dẫn. Luật cấm đa thê, cấm phá thai, cấm giết người … là những thí dụ điển hình.
(6)-Trong phòng Xử án của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ có treo bức hoành khắc hình Ông Môisen, người đã hướng dẫn dân Do Thái thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập và các Điều Răn Đức Chúa Trời biểu tượng cho Thiên Lý. “The U.S. Supreme Court's courtroom features a frieze that depicts Moses holding tablets inscribed with Hebrew, along with the Ten Commandments. The frieze is part of a series of historical figures that look down on the justices, and has been in the courtroom since the building opened 70 years ago. The frieze was sculpted by Adolph Weinman and includes other figures such as Hammurabi, the king of Babylon, and commandments six through 10. The Supreme Court has said that the Ten Commandments are displayed in the courtroom as an example of a famous legal code.”
III-Nhân luật (positive law)
32-Luật do con người ấn định, thường hay nay đổi mai thay, đế duy trì an ninh, trật tự cho đời sống. “Man-made law is required if we are to protect order and security”. Muốn nhân luật phù hợp với tình người, nhân luật phải tôn trọng các yếu tố tín ngưỡng, luân lý xã hội, chính trị của quần chúng. “Deciding what the man-made law is depends inescapably on moral political considerations”.
(1)-Luật của chế độ CS phủ nhận nhân quyền. Luật CS chỉ là phương tiện để đàn áp người quốc gia, loại trừ những người bất đồng chính kiến, cấm đoán các tự do căn bản của con người qua những luật lệ vi phạm nhân quyền do các chế độ độc tài CS ban hành như Hiến pháp của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam giành độc quyền cho đảng CS cai trị VN.
(2)- Chủ nghĩa CS đã sát hại hàng trăm triệu sinh linh trên thế giới. Luật lê các quốc gia tư do, vì lý do bảo vệ nhân quyền, khuyến khích nhân dân nổi dậy, lật đổ chế độ bất công vi phạm nhân quyền trong trường hợp bị áp bức bởi những luật lệ bất công. “A government that abuses its authority by enacting laws which are unjust forfeits its rights to be obeyed because it lacks moral authority…. If a ruler enacts unjust laws their subjects are not obliged to obey them” (St. Thomas Aquinas). “an unjust law is not law “
33-- Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ ghi nhận:
(a)Tạo hóa tạo dựng nên con người bình đẳng và ban cho con người các quyền bất khả xâm phạm như quyền được sống, được tự do và quyền tìm kiếm hạnh phúc; (b) Chính quyền có nhiệm vụ bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm này;(c) Nếu chính quyền nào thu hồi những quyền bất khả xâm phạm này, nhân dân có quyền nổi dậy và thành lập chính quyền mới.
34-Dân Vi quý xã tắc thứ chi quân vi khinh
Á Đông cũng có quan niệm “Dân là nước, chính quyền là thuyền. Nước có thể lật đổ thuyền.”, hay “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Đúng vậy, một văn kiện bất công không phải là luật mà nhân dân phải tôn trọng. ”an unjust law is not law (Cicero-106-43 BC) và triết gia Anh quốc John Locke (AD 1632-1704) đồng tình hỗ trợ nhân dân nổi dậy chống bất công, bạo ngược.
Những viên chức có trách nhiệm thực hiện lý tưởng tự do không những thực hiện chương trình hợp với cương thường đạo nghĩa mà còn phải ngăn cản người khác làm việc ác. Vì “Nếu người tốt vòng tay, tĩnh tọa, thì kẻ gian tà sẽ chiến thắng.“The only necessary thing for the triumph of evil is that good men do nothing” (John S. Mill).
35-Pháp chế của thế giới tự do về Cộng Sản
Trước sự liên tục tấn công của nhà cầm quyền CSVN vào tập thể người Việt tự do trên do trên toàn thế giới, bằng hết nghị quyết nầy đến quyết định khác, nhưng đều bị vô hiệu hóa trước ý chí bất khuất của người Việt quốc gia hải ngoại và lòng tin tưởng không nao núng vào sự tất thắng của chính nghĩa tự do. Các nước theo chế độ Cộng sản đã mất hết uy tín trên chính trường quốc tế vì vi phạm nhân quyền.
Trên chính trường quốc tế, chủ nghĩa Cộng sản trong các thập niên 1950-1980 đã chiếm gần một nửa thế giới. Sau năm 1990, chỉ còn 4 nước Cộng sản trên 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Tinh thần chống Cộng tích cực của thế giới tự do đã giúp chúng ta vững tin vào chính nghĩa tự do đã được minh chứng qua một số dữ kiện áp đảo tiêu biểu như sau:
(1)-” Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm”.
(2). Luật là địa phương – Law is local- nên các văn kiện do CSHN phổ biến tại hải ngoại đều vô giá trị về mặt pháp lý. Nếu có ai nhẹ dạ hoạt động cho CS, rốt cuộc cũng bị đồng hương phát giác, ruồng bỏ, thân bại danh liệt, hoặc bị cơ quan an ninh các quốc gia tự do hoặc FBI tại Hoa Kỳ theo dõi vì tội gián điệp cho ngoại bang, hay bị trục xuất vì vi phạm luật di trú như đã tuyên thệ không được hoạt động cho Cộng sản khi xin nhập tịch.
(3)- Ngày 2/2/2023, Quốc Hội Hoa Kỳ, trong phiên họp thứ 118, đã ban hành Nghị Quyết H. Con. Res.9 – Denouncing the horrors of socialism- tố giác Chủ nghĩa Xã hội CS đã sát hại cả trăm triệu người từ khi phát động cuộc cách mạng vô sản năm 1917 tại Nga Sô. Đảng CS Hà nội đã phạm tội ác diệt chủng (genocide) tày trời, gây chiến tranh tang tóc, làm thiệt hại nhân mạng cho hơn 5 triệu người Việt cả Nam lẫn Bắc và chôn sống trên 7000 người vô tội trong Tết Mậu Thân 1968 tại Huế.
(4)-Trong bản Báo cáo năm 2023 của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, CS Hà Nội bị liệt vào danh sách Special Watch List, vì vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng (SWL for countries where the government engages in severe violations of religious freedom) ngang hàng với các nước Phi châu! UB Tự Do Tôn Giáo Thế giới đã bác bỏ yêu cầu của Hà nội xin rút tên ra khỏi danh sách SWL
(5)-Tại Canada, chiếu Điều 98 Bộ Hình Luật Canada năm 1936 Thủ Tướng Maurice Duplessis ban hành đạo luật Padlock Act chống lại chiến dịch phá rối trị an của Cộng Sản. Đạo luật cho phép chính quyền Liên Bang trục xuất cự dân tạm trú hoạt động cho CS và kết án hình sự những kẻ gây xáo trộn xã hội và âm mưu lật đổ chính phủ. Đạo luật Padlock cho phép cơ quan an ninh dẹp tan các cuộc hội họp của bọn cán bộ Công sàn
(6)- Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu ngày 19 tháng 9 năm 2019 là nghị quyết tố cáo "Chế độ Cộng sản đã thực hiện các vụ giết người hàng loạt, diệt chủng và gây ra sự mất mát về nhân mạng và tự do trong thế kỷ 20 trên quy mô chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại
(7)-Tại Úc Châu, Quốc Hội đã ban hành Đạo luật giải thể Đảng Cộng sản vào ngày 20 tháng 10 năm 1950, tuyên bố Đảng Cộng sản là một hiệp hội bất hợp pháp, bị giải thể và tài sản bị tịch thu mà không được bồi thường
(8)- Hiến Pháp VNCH đặt CS ra ngoài vòng pháp luật. Hoạt động cho CS bị cấm đoán dưới mọi hình thức. Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm các quyền tự do căn bản của con người, do đó, mặc nhiên cấm đoán những hành vi xét ra vi phạm hay cản trở sự thực hiện các quyền tự do hiến định, chẳng những cho công dân Hoa Kỳ mà triết lý hành động nầy còn hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
(9)- Trong suốt 100 năm sau ngày ban hành bản Tuyên Ngôn Cộng Sản Quốc Tế (1848-1948), phong trào Cộng Sản Quốc Tế (CSQT) đã bành trướng qua các Liên minh (Communist Comintern): Phong trào Đệ nhất (1864-1876), Đệ nhị (1889-1918), Đệ tam (1919-1943) và Đệ tứ Quốc Tế (1938-1953). Mục đích của CSQT nhằm lật đổ chính quyền tư bản, lấy giải thoát giai cấp vô sản làm cứu cánh và kỳ vọng đạo binh vô sản thế giới kết hợp để tiêu diệt tư bản vì lịch sử thế giới là lịch sử của giai cấp đấu tranh, biểu tượng là cuộc cách mạng vô sản tháng 10, 1917 lật đổ triều đại Nga Hoàng Tsar Nicholas II.. Tại Trung hoa, Mao Trạch Đông đã thôn tính Trung hoa lục địa năm 1949 và Tưởng Giới Thạch phải di tản ra đảo Đài Loan. Chủ trương khủng bố, bạo động của CS đã giết hại hàng trăm triệu sinh linh từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhân loại.
(10)- Trước sự bành trướng nhanh chóng của chủ nghĩa Cộng Sản quốc tế, Hoa Kỳ đã gia tăng guồng máy an ninh quốc nội và tình báo quốc ngoại, ban hành và tu chính nhiều đạo luật ngăn ngừa phá rối trị an. Từ năm 1798 Hoa Kỳ đã ban hành luật Alien and Sedition Act. Năm 1917, Hoa Kỳ ban hành luật Espionage Act, đồng thời với cuộc cách mạng vô sản tại Nga sô. Năm 1901, Tổng thống William Mc Kingsley bị các phân tử chủ trương vô chính phủ ám sát. Tiểu bang New York ban hành luật ngăn ngừa tội phạm ám sát vì lý do chính trị và âm mưu lật đổ chính phủ. Năm 1919 Schenck, đảng viên CS, đã bị kết án vi phạm luật Espionage Act 1917 vì sách động thanh niên phản đối chiến tranh và cản trở vấn đề tuyển mộ binh sĩ. Năm 1919 tại Ohio, Debs, một thủ lãnh CS, đã đọc diễn văn trước 1,200 khán giả nhằm xách động chống chiến tranh, xúi dục thanh niên bất tuân lệnh nhập ngũ, đã bị kết án trên 10 năm. Năm 1927 tại California, Whitney, đảng viên CS, bị kết án vi phạm luật Criminal Syndicalism Act, tổ chức phá hoại, dùng bạo lực làm phương tiện lật đổ chính quyền hợp pháp.... Năm 1951, chiếu luật Smith Act, 11 lãnh tụ CS đã bị kết án vì chủ trương bạo hành, lật đổ chính phủ.
(11)-Hoa kỳ ban hành đạo luật Communist Control Act of 1954.- Đạo luật Kiểm soát Cộng sản năm 1954 của Hoa Kỳ được Tổng thống Dwight Eisenhower ký vào ngày 24 tháng 8 năm 1954, đặt những hoạt động phá hoại đảng Cộng sản Hoa Kỳ ra ngoài vòng pháp luật. Khoản 2, đạo luật Kiểm soát Cộng sản phân định sự khác biệt giữa chính đảng quốc gia và chính đảng Cộng sản:
(a)-Quốc hội xác nhận và tuyên bố rằng đảng Cộng sản tại Hoa Kỳ, mặc dù có mục đích như là một đảng chính trị, nhưng trên thực tế là một công cụ của âm mưu lật đổ Chính phủ Hoa Kỳ.
(b)- Đảng CS tạo thành một chế độ độc tài trong một nước Cộng hòa, đòi hỏi cho mình những đặc quyền dành cho các đảng phái chính trị, nhưng lại phủ nhận tất cả các quyền tự do được Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm cho tất cả các đảng phái khác.
(c)-Không giống như các đảng chính trị quốc gia phát triển các chính sách và chương trình của đảng thông qua các phương tiện công cộng, bằng cách dung hòa nhiều quan điểm cá nhân khác nhau và đệ trình các chính sách và chương trình đó tới cử tri nói chung để phê chuẩn hoặc không tán thành. Các chính sách và chương trình của đảng Cộng sản được các nhà lãnh đạo nước ngoài của phong trào Cộng sản quốc tế bí mật quy định.
(d)-Các thành viên của đảng Cộng sản không có vai trò gì trong việc xác định các mục tiêu của đảng và không được phép lên tiếng bất đồng quan điểm với các mục tiêu của đảng.
(e)-Không giống như các thành viên của các đảng phái chính trị quốc gia, các thành viên của đảng Cộng sản được tuyển dụng để truyền bá các mục tiêu và phương pháp của đảng, đồng thời được tổ chức, hướng dẫn và kỷ luật để thực hiện một cách mù quáng các nhiệm vụ do người đứng đầu đảng bộ giao phó.
(f)-Không giống như các đảng chính trị quốc gia, đảng Cộng sản thừa nhận không có giới hạn hiến pháp hoặc luật định nào đối với hành vi của đảng hoặc của các thành viên.
(g)-Đảng Cộng sản có số lượng thành viên tương đối nhỏ và ít có dấu hiệu cho thấy khả năng đạt được mục đích của mình bằng các biện pháp chính trị hợp pháp.
(h)-Mối nguy hiểm cố hữu trong hoạt động của đảng Cộng sản là hoạt động không phát sinh từ số lượng, mà từ việc đảng không thừa nhận bất kỳ hạn chế nào về bản chất hoạt động của mình và sự cống hiến của đảng Cộng sản đề xuất nhằm chủ trương phá hoại chính phủ hợp hiến của Hoa Kỳ bởi bất kỳ phương tiện sẵn có nào, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực và bạo lực.
(i)-Nắm giữ chủ trương trên, vai trò của đảng Cộng sản với tư cách là cơ quan của một thế lực thù địch nước ngoài khiến sự tồn tại của nó trở thành mối nguy hiểm hiện nay và liên tục trong tương lai đối với an ninh của Hoa Kỳ.
(k)-Đó là phương tiện của đảng Cộng sản mà qua đó các cá nhân bị dụ dỗ phục vụ phong trào Cộng sản thế giới, được huấn luyện để thực hiện mệnh lệnh được chỉ đạo và kiểm soát trong việc thực hiện âm mưu phục vụ cách mạng của họ.Hoa Kỳ giữ vững lập trường tôn trọng tự do, dân chủ và cho các khuynh hướng chính trị hoạt động nhưng phải tuân theo luật lệ Hoa Kỳ, cấm đoán những hoạt động khuynh đảo, phá rối trị an, lật đổ chính phủ, để bảo vệ hạnh phúc cho toàn dân.
(12)- Xin đơn cử một thí dụ về luật tiểu bang đối với chủ nghĩa Cộng sản. Luật của tiểu bang Massachusetts, định nghĩa các tổ chức khuynh đảo là những tổ chức có mục đích chung nhằm lật đổ chính quyền hợp pháp bằng phương pháp bạo động và bằng các phương thức bất hợp pháp. Đảng Cộng sản là đảng có mục đích khuynh đảo, do đó đảng Cộng sản là đảng không được luật Massachusetts cộng nhân.
Tổng trưởng Tư pháp có nhiệm vụ điều tra và truy tố các tổ chức khuynh đảo. Đảng viên các tổ chức khuynh đảo thường bị truy tố về tội hình sự, không được ứng cử vào các chức vụ công cử, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tại các cơ quan công quyền, không được tuyển dụng vào các cơ sở giáo dục công lập và tư thục, và bị cấm hành nghề trong nhiều lĩnh vực nhân sinh.
Vì vậy, Đảng Cộng sản phải bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Như vậy, Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành luật trừng trị các hành động phá rối trị an, lật đổ chính phủ. Các luật lệ cấp Liên bang cũng như cấp Tiểu bang hiện nay vẫn còn có hiệu lực áp dụng đối với các hành vi phá rối trị an, lợi dụng tự do ngôn luận để tuyên truyền xuyên tạc, sách động quần chúng tạo nguy cơ cho nền an ninh quốc nội. Mặc dù hiện nay Hoa Kỳ giao thương với các nước Cộng sản, nhưng các chính quyền độc tài vẫn đối nghịch với thế giới tự do, chứ không có nghĩa bang giao tức là xóa bỏ lằn ranh Quốc Cộng.
(13)- Hoa kỳ, cũng như các quốc gia tự do, mọi công dân có quyền thể hiện tư tưởng và hành động theo quy định của luật pháp để bảo vệ an ninh, trật tự và sinh mạng chung của công dân và bị truy tố, nếu phạm luật với châm ngôn là không ai có thể tự biện hộ là mình phạm lỗi vì không biết luật: “Ignorance of law is no excuse”
Nhờ vậy mà Hoa Kỳ, một xã hội hợp chủng, nhưng duy trì được tự do, an ninh, trật tự để nhân dân vui hưởng được đời sống an bình. An cư, lạc nghiệp là điều kiện tiên quyết để mọi công dân nỗ lực đóng góp vào sự phồn thịnh của quốc gia. Các văn kiện thượng dẫn đã dẫn chứng các trường hợp hoạt động cho Cộng sản, quấy rối trị an, đã bị truy tố.
(14) Ngoài các đạo luật cấp Liên bang và tiểu bang, lực lượng chống CS trong nhân dân tại Hoa Kỳ rất mạnh mẽ. Những người thoát nạn CS đã đến Hoa Kỳ từ các nước bị Hồng Quân Nga chiếm đóng sau thế chiến thứ hai và trong thời gian chiến tranh lạnh. Tại Hoa Kỳ hiện nay có một số tổ chức chủ trương cực hữu như John Birch Society, 20th Century Reformation Hour, Life Line, Christian Crusade, Manion Forum, Christian Anti–Communist Crusade, Liberty Lobby, Conservative Society of America, Church League of America, Harding College’s National Education Program, Richard Cotten, Christian Freedom Foundation, v.v.
Những người di dân từ các nước Đông Âu bị Hồng quân Nga chiếm đóng sau đệ nhị thế chiến hoạt động mạnh mẽ trong các tổ chức cực hữu. Mỗi cơ quan đều có tạp chí để phổ biến đường lối trong quần chúng. Chủ trương quốc gia cực hữu nhất quyết không công nhận cộng sản dưới bất cứ hình thức nào, đã đang là thành trì chống cộng hăng hái nhất hiện nay. Chính thành phần này có mặt trong mọi cơ quan chính quyền và cũng đã ủng hộ tiếp nhận nạn nhân chiến cuộc Đông Dương. Lực lượng chống CS mới đền sau 1975 tuy là thiểu số nhưng đóng góp đáng kể nâng cao tinh thần chống CS tại các quốc gia tự do. Hai quốc gia Á Châu có vận động hành lang (lobby) mạnh mẽ với chính giới Hoa Kỳ là Đài Loan và Nam Hàn. Nhờ đó, họ duy trì được vị thế chiến lược đến ngày nay.
(15)- Ý Thức Hệ Cộng sản đặt căn bản trên duy vật biện chứng
(a)- Mục đích của Cộng Sản Quốc Tế nhằm lật đổ chính quyền tư bản, lấy giải thoát giai cấp vô sản làm cứu cánh và kỳ vọng đạo binh vô sản thế giới kết hợp để tiêu diệt tư bản vì lịch sử thế giới là lịch sử của giai cấp đấu tranh, biểu tượng là cuộc cách mạng vô sản tháng 10, 1917 lật đổ triều đại Nga Hoàng Tsar Nicholas II.
.Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, nhà cầm quyền CS tẩy não cán bộ khỏi vướng bận bởi những ràng buộc của nền văn hoá dân gian bằng cách triệt tiêu các chướng ngại vật như liên hệ thân tộc, tình yêu tổ quốc và tín ngưỡng.
Đối với các quốc gia chậm tiến, CS khủng bố, sát hại những thành phần chống đối, gán cho họ là những thành phần phản động, nhưng CS thất bại khi đối đầu với các quốc gia văn minh tiến bộ, ý thức hệ Cộng sản thất bại vì đi ngược trào lưu tiến hoá của nhân loại. “Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và các nhà nước chư hầu Đông Âu, cùng với sự lu mờ của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc hướng theo chủ nghĩa tư bản nhà nước, đã làm tổn thương nghiêm trọng cả lý thuyết và thực tiễn pháp lý của chủ nghĩa Marxism- The collapse of the Soviet Union and it satellite state of Eastern Europe along with the eclipse Chinese socialism by state capitalism has gravely wounded both Marxist legal theory and practice” (Raymond Wacks)
(b)- Thực ra, không hề có tự do, hạnh phúc, thực sự trong một xã hội nếu chính quyền không tôn trọng luân thường đạo lý. “Liberty does not exist in the absence of morality”. Chủ nghĩa Cộng sản chủ trương vô luân thường đạo lý với chính sách “Tam Vô”.
- Vô gia đình: CS xoá bỏ đơn vị căn bản của cơ cấu xã hội là gia đình, khuyến khích con cái đấu tố cha mẹ, triệt tiêu liên hệ thân tộc;
-Vô Tổ quốc: Cộng sản chủ trương xóa bỏ biên giới quốc gia để hòa mình vào thế giới vô sản đại đồng. Hồ Chí Minh chủ trương chiến đấu cho đến người Việt cuối cùng. không phải vì sự sinh tồn giống tộc Việt Nam, mà đem xương máu dân Việt chiến đấu cho chủ nghĩa CS quốc tế.
-Vô Tôn giáo: CS chủ trương tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc lòng người với những giáo điều trái ngược với chủ trương vô thần của Cộng sản.
(c)- Gia đình là căn bản của xã hội. Xã hội là công đồng chung sống giữa người với người trên hai phương diện tình và lý. Tổ quốc là nơi dung thân của cả một dân tộc với nền văn hóa, lịch sử truyền thống. Văn hóa, tín ngưỡng dân gian là linh hồn của dân tộc. Cộng sản hô hào tranh đấu cho tự do. Cái tự do trong ngục tù Cộng sản, chứ không phải cái tự do mà Tạo hóa đã ban cho nhân loại khi mới chào đời. Tự do mà Tạo hóa ban cho con người là tự do chân chính.
Cộng sản theo duy vật biện chứng (dialectical materialism) quan niệm con người chỉ là sản phẩm của sự chọn lọc thiên nhiên (product of natural selection), như các lãnh giới khoáng vật, thực vật hay muôn thú khác. Đảng viên CS được đào luyện, nuôi ảo tưởng tự cho mình thuộc giai cấp đỉnh cao trí tuệ, nhưng thực sự đa số thiếu trình độ hiểu biết về thực chất của chủ nghĩa CS. Nhận xét này được thể hiện phần nào qua lời chứng được ghi nhận trong vụ án được trích dẫn để cảnh giác những người ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản. Trong vụ án Flemming v. Nestor 363.U.S. 603 (1960). Sở An Sinh Xã Hội chấm dứt trợ cấp An Sinh Xã hội cho Nestor, vì sở Di Trú khám phá ra Nestor đã gia nhập đảng Cộng Sản Bulgaria và trục xuất Nestor khỏi Hoa Kỳ. “Nestor, an alien, became eligible for Social Security payments in 1955. In July 1956 he was deported for having been a member of the Communist Party from 1933 to 1939...he ‘passionately espoused the cause of Communism [but] he didn’t know too much about it... Nonetheless, the federal government deported him in 1956 for his brief Communist Party membership.”
36- Hiện nay, có khoảng 8,000 người Việt cư ngụ trái phép tại Hoa Kỳ (Unauthorized Vietnamese). Theo tài liệu đính kèm một số cư dân Việt, nạn nhân của chế độ CS đi tìm tự do, nhưng không may đã vi phạm luật lệ, đã và đang chờ ngày hồi hương. “As of December 2017, there were more than 8,600 Vietnamese nationals residing in the United States subject to a final order of removal, 7,821 of who have criminal convictions, according to ICE. As of April 12, ICE has removed 76 Vietnamese nationals to Vietnam in fiscal year 2018 and had 156 Vietnamese nationals in detention”.
Đây là những trường hợp đáng thương tâm, cần có chương trình chấn hưng nền đạo lý xã hội vì luât pháp Hoa Kỳ cũng như các nước có người Viêt cư ngụ thì cứng rắn ” Lex dura sed suus lex”. “La loi est dure mais c’est la loi”, để bảo vê an sinh cho xã hội.
Tạm kết:
Thần quyền và Thiên luật thể hiện Ý Trời, hiện hữu. Điều dân chúng ước ao thì Trời cũng chiều theo. “Dân chi sở dục, Thiên tất tòng chi”, kể cả ý muốn công nhận Trời hay không vì “không phải các con chọn Thầy mà chính Thầy đã chọn các con”, nói lên “cơ duyên” dành cho mỗi người trong vấn đề tín ngưỡng.
Thiên ân là niềm hy vọng chung cho nhân thế trông chờ, nhất là mỗi khi gặp tai ương khốn khó “Trời đâu riêng khó cho ta mãi. Vinh nhục dù ai cũng môt lần” (Nguyễn Công Trứ).
Hơn 190 quốc gia trông cậy vào công lý, nhân quyền, những đạo lý từ Trời mà ra cũng từ lòng người hưởng ứng mà đến trong trạng thái ”Thiên nhân hợp nhất”, nhằm duy trì sự trường tồn và những gì tốt đẹp nhất cho nhân loại trong trật tự luân lý của vũ trụ.
Đồng thời Thế quyền và Nhân luật để duy trì an ninh, trật tự cho cộng đồng chung sống giữa người và người trên hai bình diện tình và lý trong tinh thần tứ hải giai huynh đệ, tôn trọng tự do, dân chủ, tương thân, tương ái.
“Anh em bốn bể là nhà. Người dưng khác tộc vẫn là anh em”.
Xin Ơn Trên phù hộ chúng ta.
Trần Xuân Thời
“Văn Dĩ Tải Đạo”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét