Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2024

CÕI GIÀ TRÊN ĐẤT LẠ!!! - Sưu-Tầm.

 Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: Đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn.Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.

<!>

   Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.

   Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.

   Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu Châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.

   Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.

   Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.
   Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?

   Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!
   Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.
   Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước! Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa!!!

Downsizing - NTN (ai đến tuỏi già cũng có nghĩ này vì không chăm sóc nỗi nhà cửa, nhất là chỉ cò 2 vợ chồng, con cái đã đi hết rồi)

        Năm mươi năm trước ngồi trên chiếc xà-lan tìm đường tự do sang Mỹ, không bao giờ tôi nghĩ sẽ đến thời điểm hôm nay tuổi tác của tôi đã về chiều trăng tàn Bến Ngự, sức khỏe của tôi đã sa sút hơn vua Lê Ngọa Triều. Vì thế, tôi phải diện kiến vấn đề có nên downsizing hay không.

        Hoa Kỳ không những đất đai mênh mông nhà cửa rộng lớn mà đồng tiền dollar quá mạnh so với thế giới nên việc chim tha lâu cũng đầy tổ tương đối dễ dàng so với các quốc gia khác.

Khi còn độc thân, cả năm tôi không cần giường nệm chăn gối xa hoa, chỉ nằm ngủ trong một “túi ngủ” sleeping bag. Gia tài của tôi  vỏn vẹn là chiếc xe Ford Maverick mà vì lần đầu tiên làm chủ một chiếc xe hơi trong đời, đối với tôi nó như là chiếc Rolls-Royce sang trọng.

Ford Maverick 1978

Dần dần rồi lấy vợ lập gia đình, nhà cửa mua đi  bán lại từ nhà nhỏ sang nhà to hơn vì con cái đầy đàn, không những cần nhiều phòng ngủ mà cũng cần nhiều phòng vệ sinh. Gia đình sáu người mà chỉ có một hai hay phòng vệ sinh thì sáng sớm vợ chồng tôi phải dậy lúc 4 giờ đêm mới có đủ thì giờ sửa soạn đi làm. Đồ đạc cũng tích tụ, từ hai bàn tay trắng đến đầy ắp như đống rác ở đầu đường Nguyễn Thiện Thuật, chợ Bàn Cờ.

        Nhà bên trong cần to có nhiều phòng ngủ, vườn tược đất đai bên ngoài cũng phải to để xây hồ bơi và có đất cho con cái chạy nhẩy. Xe cộ không những vợ chồng có hai chiếc, mà từ lúc có đứa con thứ hai, tôi luôn luôn có một chiếc xe minivan thứ ba để chở cả đại gia đình bác Tám đi đây đó.

Khi con cái trưởng thành lập gia đình lìa tổ ấm thì ban đầu trẻ tuổi còn sức khỏe, tôi có thể đi bộ vài cây số rao bán xí-mà-phù trên Vạn Lý Trường thành mà vẫn đủ sức mạnh Hẹc-Quyn dọn dẹp lau chùi nhà cửa, săn sóc vườn tược, duy trì hồ bơi. Thế nhưng bây giờ thì cái thời điểm huy hoàng đó đã từ từ đi về một phương trời xa xăm không bao giờ trở lại.  

Vườn tược nhà tôi năm nào từ tháng 4 đến tháng 10 không tuần nào mà thùng rác dành riêng cho cây cỏ không đầy.  Những cây to nhà tôi, mười cây dừa không trái “palm tree”, cây leo chung quanh tường ranh giới bên ngoài, liên tục bắt bắp thịt tôi vận động quanh năm cắt tỉa cây cỏ hoa lá cành. Dụng cụ làm vườn của tôi thì ngoại trừ cái giáo của Tề Thiên Đại Thánh và  mã tấu của Trư Bát Giới tôi không có, còn không thì cái gì tôi cũng mua sắm: máy cắt cỏ, máy cắt cành cây, máy tỉa ven cỏ, cưa dài cưa ngắn, kìm kéo đủ kiểu.

 

Nhà càng to thì càng mệt xác. Đã đến lúc tôi thấm mệt khi tuần nào cũng phải lau đến năm phòng vệ sinh! Rest room chứ đâu phải là vợ, một hoàng hậu Dương Vân Nga là đủ rồi, cần gì có đến năm vợ?

Ở nước Mỹ, sau khi con cái đến tuổi trưởng thành rời nhà sống đời tự lập thì nhiều bố mẹ khi đến tuổi về hưu nghĩ đến việc  downsizing”: bán nhà lớn mua nhà nhỏ hay chung cư - condo hay townhouse-  vì nhà rộng không cần thiết và không lo nổi nữa.

Cái lợi của downsizing là  không còn lo chăm sóc vườn tược, không trả tiền điện nước phí tổn cao, không mất thì giờ dọn dẹp nhà cửa rộng lớn, mà tôi lại có thêm rủng rỉnh xu hào  mua máy karaoke hạng xịn hát bài “La plus belle pour aller danser” hay “Elle était si jolie” tặng vợ.

 Downsizing có một lợi lớn nữa là vợ chồng phải nằm chung một phòng. Nhà tôi hiện tại có năm phòng ngủ, cứ mỗi lần nàng cảm thấy phụng thể bất an hay giận chồng là mặc dù không phải ra chuồng heo nhưng tôi phải dọn sang phòng khác ngủ, không phải chỉ đến nửa đêm về sáng mà cả đêm cho đến sáng. Mỗi lần bị tống ra phòng khác ngủ là mỗi lần tôi trằn trọc nằm gác chân suốt đêm hát bài “Giờ này em ở đâu?” hay bài “Sao em nỡ đành quên, những đêm honeymoon mình mới lấy nhau”?

Nếu bán nhà này mua nhà mới chỉ có một phòng thì: “mỗi đêm tôi thả thuyền buồm, thuận giòng, xuôi gió, vợ chuồn đi đâu?” rất là có lý.

Nhất định tôi phải downsizing.

Nguyễn Tài Ngọc

October 2024

Không có nhận xét nào: