Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2024

ĐIỂM TIN 01/11/2024 - Long Đỗ


Israel mở rộng oanh kích tại Liban, dập tắt hy vọng ngừng bắn theo đề xuất của Mỹ Sáng sớm hôm nay, 01/11/2024, không quân Israel đã tiến hành ít nhất mười đợt không kích nhắm vào vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beyrouth, thành trì của lực lượng Hezbollah, đồng thời tiếp tục các đợt tập kích dày đặc vào những vùng ở nam và đông Liban.Lửa và khói bốc lên sau các vụ không kích của Israel vào Dahiyeh, ngoại ô thủ đô Beyrouth, Liban, ngày 01/11/2024. © AP - Hussein Malla Anh VũCác vụ tấn công nói trên diễn ra vào lúc hai đặc phái viên của tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua, 31/10, đã tới Israel trong nỗ lực tìm một lối thoát cho xung đột giữa Israel và Hezbollah từ đầu tháng 10. 
<!>
Thủ tướng Israel, Benyamin Netanyahu khẳng định với các đặc phái viên Mỹ rằng hưu chiến phải ưu tiên bảo đảm an ninh cho Israel.

Dư luận tại Israel đánh giá đề xuất hưuchiến của Mỹ không đủ để bảo vệ Israel trước mối đe dọa thường trực của Hezbollah.

Thông tín viên RFI tại Jerusalem, Sami Boukhelifah cho biết chi tiết:

Nhiệm vụ của hai đặc phái viên Mỹ là tìm được điểm nhất trí giữa Israel và Hezbollah để hai bên ký thỏa thuận hưu chiến. Washington đặt lên bàn một đề xuất : Rút các lực lượng Hezbollah và Israel ra khỏi miền nam Liban. Nhưng Nhà nước Do Thái vẫn giữ quyền tiến hành mọi chiến dịch quân sự mà họ cho là « cần thiết » đối với Liban. « Như thế chưa đủ », theo đánh giá của bà Sarit Zehavi, chủ tịch ALMA, cơ quan tư vấn về các vấn đề an ninh ở miền bắc Israel.

Chuyên gia này giải thích: «Theo quan điểm của tôi, Israel đòi hỏi chưa đủ. Tôi sống ở miền bắc, cách biên giới Liban 9 km. Tại đó mối đe dọa là trực tiếp và có thực. Hezbollah sẽ có thể tàn sát chúng tôi ».

Israel cũng đòi được quyền bay vào không phận Liban để có thể theo dõi thường xuyên các vị trí của Hezbollah. Điểm này, bà Zehavi khẳng định « cũng không đủ để bảo đảm an ninh cho Israel ».

Bà nói : « Bay bên trên Liban là một chuyện, nhưng thực tế sẽ cần phải phá hủy toàn bộ kho vũ khí của Hezbollah. Khi cuộc chiến tranh 2006 giữa Israel và Hezbollah kết thúc, chính phủ của chúng tôi khi đó đã hứa rằng nếu điều gì xảy ra, chúng tôi sẽ biết cách hành động. Nhưng rồi chính phủ đã không làm gì ».

Bởi vì trong vòng 18 năm qua, không quân Israel vẫn thường xuyên xâm phạm không phân Liban, bay trên các vị trí của Hezbollah, tuy nhiên, « việc đó không ngăn được đội quân Hồi giáo hệ phái Shia lớn mạnh », chuyên gia này kết luận.

Mỹ, Hàn Quốc kêu gọi Trung Quốc tác động đến hợp tác quân sự Bắc Triều Tiên-Nga
Trước việc Bình Nhưỡng đưa hàng nghìn quân hỗ trợ Matxcơva trong cuộc chiến chống Ukraina, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã kêu gọi Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình tác động với Nga và Bắc Triều Tiên để tránh leo thang căng thẳng.


Ảnh do chính phủ Bắc Triều Tiên cung cấp: Lãnh đạo Kim Jong Un gặp gỡ các binh sĩ đang thao dượt ở Bắc Triều Tiên ngày 13/03/2024. AP
Anh Vũ
Hãng tin AP ngày 01/11/2024 dẫn nguồn tin ngoại giao Mỹ ẩn danh cho hay, trong tuần này, ba quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ đã gặp đại sứ Trung Quốc tại Washington để bày tỏ mối quan ngại và hối thúc Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của mình đối với Bắc Triều Tiên để hạn chế hợp tác quân sự giữa Bình Nhưỡng và Matxcơva.

Hôm thứ Năm (31/10), tại cuộc họp báo cùng với bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin và các đồng cấp Hàn Quốc, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Hoa Kỳ hy vọng Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của mình để ngăn cản Bắc Triều Tiên đưa quân đến hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraina.

Hoa Kỳ khẳng định 8.000 lính Bắc Triều Tiên đã được triển khai tại Nga, gần biên giới với Ukraina, để sẵn sàng tham chiến chống Ukraina trong những ngày tới.

Liên quan đến thông tin này, hôm nay, 01/11, phát ngôn viên Ngoại Giao Trung Quốc, Lâm Kiếm (Lin Jian) tuyên bố : « Bắc Triều Tiên và Nga là hai quốc gia độc lập. Cách họ phát triển mối quan hệ chỉ liên quan đến hai nước ».

Trước các nhà báo, ông Lâm Kiếm khẳng định Bắc Kinh « không biết cụ thể về các trao đổi song phương và hợp tác giữa Nga và Bắc Triều Tiên » và « Trung Quốc hy vọng các bên tạo điều kiện làm dịu tình hình và tìm kiếm giải pháp chính trị cho khủng hoảng Ukraina. Lập trường này không thay đổi ».

Trước đó, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky chỉ trích các đồng minh phương Tây đã không hành động gì trước việc quân đội Bắc Triều Tiên được triển khai tại Nga, cũng như ông thấy ngạc nhiên về sự « im lặng » của Trung Quốc.

Nhật Bản - Liên Âu ký thỏa thuận đối tác an ninh quốc phòng mới

Theo AFP, hôm nay, 01/11/2024, tại Tokyo, Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu đã ký hiệp định quan hệ đối tác mới trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, tăng cường các cuộc tập trận chung và đẩy mạnh hợp tác công nghiệp quân sự.


Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Josep Borrell (T) và ngoại trưởng Nhật Takeshi Iwaya họp báo chung tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 01/11/2024. via REUTERS - KYODO
Anh Vũ
Thỏa thuận được hai bên đánh giá là "lịch sử". Lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell, và ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya thông báo thỏa thuận có hiệu lực từ tháng 1 năm 2025.

Hiệp định đối tác mới này được ký kết « vào thời điểm Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu đang phải đối mặt với một môi trường an ninh ngày càng khó khăn ». Tokyo lo ngại đặc biệt tình trạng gia tăng sức mạnh cùng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại các khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ, cũng như việc Bắc Kinh không loại trừ khả năng chiếm đảo Đài Loan bằng vũ lực.

Thứ ba 29/10, ngoại trưởng Nhật cho biết, hiệp định đối tác an ninh quốc phòng giữa Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu « nhằm phát triển, làm sâu sắc thêm và củng cố hợp tác, đối thoại trong tất cả các lĩnh vực an ninh và quốc phòng, đặc biệt an ninh hàng hải, lĩnh vực không gian, an ninh mạng và các mối đe dọa hỗn hợp, bao gồm bóp méo thông tin và can thiệp của nước ngoài ».

Sau Nhật Bản, lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell sẽ tới Hàn Quốc. Trong một thông cáo trước chuyến công du Đông Bắc Á, ông Borrell khẳng định : « Chuyến thăm của tôi tới hai đối tác gần gũi nhất của chúng ta trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương là giai đoạn mấu chốt trong các nỗ lực được triển khai trong 5 năm qua nhằm gia tăng cam kết tích cực của Liên Âu ».

Đương kim thủ tướng Nhật Ishiba từng kêu gọi thành lập một liên minh quân sự kiểu « NATO châu Á » với các nguyên tắc an ninh tập thể, chủ yếu để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên ý kiến này đã làm dấy lên nhiều tranh luận trong vùng.

Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ về an ninh và trang thiết bị quân sự. Gần đây, Nhật Bản bắt đầu hợp tác với Ý và Anh Quốc để chế tạo chiến đấu cơ.

Không có nhận xét nào: