Hè 2023, Vẻ vang Dân Việt: Em Tom My Trần, miền Bắc Cali, một trong 6 học sinh giỏi nhất! trên 4 triệu 700 ngàn học sinh dự thi trên toàn Thế Giới! -Tommy Trần, học sinh Evergreen (San Jose California) năm nay mới có 17 tuổi. với số điểm hoàn hảo là em Tommy Trần, đã cạnh tranh trong cuộc thi cuối cùng vào tháng 5 vừa qua, cùng với 317,663 thí sinh khắp nơi trên thế giới. Trong cuộc thi này có 45 câu hỏi trắc nghiệm cùng 6 câu hỏi tự giải phương trình toán - Nếu học sinh giỏi thì có thể làm được 45 câu hỏi toàn hảo, tuy nhiên trong 6 câu tự giải phương trình, sẽ làm cho học sinh rớt dễ dàng vì cần phải viết rõ ràng khi giải trình công thức. Ban chấm thi với hơn 1,000 thầy cô giáo sẽ phải trao đổi ý kiến để bầu chọn người ĐẦU BẢNG.
1,000 thầy cô giáo quyết định số điểm - Tommy Trần trở thành một trong 6 học sinh giỏi nhất thế giới đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi Toán Giải tích (Calculus AP) trong kỳ thi năm nay
Tommy Mới sinh ra mẹ đã qua đời. Bố cháu qua được Mỹ là nhờ ông nội dẫn một nửa gia đình đi theo diện HO. Cha của Tommy là anh Viên Trần cho biết cháu sinh ra tại Hoa Kỳ nhưng mẹ mất sớm nên đã trải qua một thời gian gà trống nuôi con.
Lần Đầu Tiên, Có Một Tranh Thêu Nghệ Thuật Độc Đáo, Cho Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali: Từ ‘Trăm trứng’ đến ‘Tương lai và Hy vọng!’
(Kalynh Ngô)
-Lịch sử Việt Nam và người Việt Nam là một lịch sử lâu đời, gắn với truyền thống văn hoá, từ cội nguồn sơ khai, đi qua bao biến động thăng trầm của chiến tranh, và cuối cùng là dựng lại cuộc đời nơi đất khách.
(Hình: Tranh Cộng Đồng Việt)
Để giới thiệu chiều dài lịch sử đó đến các thế hệ sau theo cách cô đọng và đầy đủ nhất có thể, tổ chức VIVO Foundation (dưới sự tài trợ của Sở Bảo Tồn Lịch Sử Quận Hạt – Santa Clara County History Grant, San Jose) đã thực hiện một bức tranh nghệ thuật theo phong cách dân gian với diện tích to nhất từ trước đến nay (2.5m x 5m.)
Tranh Vải Lịch Sử Truyền Thống Cộng Đồng Việt (Vietnamese-American Community Heritage Quilt), gồm 18 bức tranh vuông sử dụng kỹ thuật may ráp liền nhau.
Tên của tấm tranh là Tranh Vải Lịch Sử Truyền Thống Cộng Đồng Việt (Vietnamese-American Community Heritage Quilt), gồm 18 bức tranh vuông sử dụng kỹ thuật may ráp liền nhau. Mỗi ô vuông mô tả một sự kiện chính xuyên suốt 4000 năm lịch sử đến nay.
“Tranh Cộng Đồng Việt là một nỗ lực lớn của cộng đồng với sự tham gia của hàng chục người dân ở quận hạt Santa Clara. Đây là nghệ thuật thủ công hoàn toàn xa lạ với người Việt Nam. Chính vì vậy việc hoàn thành tấm tranh này mang ý nghĩa tinh thần cộng đồng rất lớn,” ông Tâm Nguyễn, cựu Nghị viên Tâm Nguyễn (Khu vực 7), “cha đẻ” của công trình này cho biết.
Từ San Jose, ông nói thêm về nguồn gốc ý tưởng của tấm tranh, vốn đã được ấp ủ trong…ba năm:
“Khi nghĩ đến một bức tranh để lại ấn tượng mạnh nhất, tôi nghĩ đến việc sử dụng nghệ thuật may ráp vải thủ công (quilt.) Người Mỹ đã từng sử dụng nghệ thuật này để làm tấm tranh về bệnh AIDS. Cách đây hơn bốn năm, năm 2019, Santa Clara đưa ra 1 cuộc thi với 10 đề tài: văn hoá, cao niên, giáo dục, trẻ thơ…Tôi đã chọn ‘Community History’. Đến năm 2020 họ chấp thuận. Kế hoạch là thực hiện trong hai năm, nhưng đại dịch Covid xảy ra nên tiến độ bị chậm lại.
Cuối cùng, sau ba năm, trừ việc chuẩn bị, chọn lựa, phát hoạ, hoàn tất bản vẽ, tấm tranh đã hoàn thành sau một năm may ráp.”
Tấm tranh đã tạo cho viên chức quận hạt sự thích thú lẫn ngạc nhiên. Theo lời ông Tâm, họ mong muốn có một buổi công bố trang trọng, ra mắt tác phẩm độc đáo, giàu nghệ thuật, nặng ý nghĩa này cho cộng đồng vào Tháng Mười năm 2024 tại VASC – Trung tâm phục vụ cộng đồng người Việt và xã hội.
Như vòng luân hồi của cuộc đời dân tộc Việt, từ ô vuông đầu tiên đi theo chiều kim đồng hồ, là truyền thuyết trăm trứng nở trăm con, đánh đuổi giặc ngoại xâm, Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên, xây dựng văn hoá, cho đến cuộc nội chiến Quốc-Cộng, miền Nam sụp đổ, làn sóng thuyền nhân tị nạn. Cuối cùng, ngay giữa trung tâm của bức tranh, là sự thành lập cộng đồng người Việt tại Santa Clara County, San Jose và kết thúc với một thế hệ trẻ tươi sáng, tràn đầy ước vọng và tương lai.
18 bức tranh vuông nhỏ tượng trưng cho 18 đời vua Hùng dựng nước. Trong 18 tấm tranh đó, có 14 tranh kể về lịch sử và bốn tranh thể hiện sự hình thành và phát triển của cộng đồng. Khó khăn của ban cố vấn dự án là làm sao chọn ra 14 biểu tượng tiêu biểu, thể hiện rõ nhất dòng lịch sử đầy những biến động nhưng hào hùng của dân tộc Việt.
“Chúng tôi đã mất thời gian rất lâu để chọn ra 14 hình ảnh lịch sử từ cổ đại sơ khai cho đến hiện tại,” ông Tâm Nguyễn nói, “Bốn tấm cuối cùng là câu chuyện hình thành cộng đồng Việt ở San Jose, thành tựu, phát triển lớn mạnh và ước vọng tương lai của thể hệ trẻ.”
Tự hào
Không những mang ý nghĩa của bề dày lịch sử từ trong nước ra hải ngoại, Tranh Cộng Đồng Việt còn thể hiện rõ lòng tự hào to lớn của người Việt Nam. Không tự hào sao được khi từ thế kỷ 11, Việt Nam đã có Quốc Tử Giám – Đại học đầu tiên của nước Việt được thành lập năm 1070 (tranh thứ năm). Sau đó, năm 1076 được phát triển thành Quốc Tử Giám là nơi đào luyện sĩ tử hoàng tộc thành người lãnh đạo tương lai.
Năm 1077, bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt ra đời (tranh thứ 6):
“Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
Tuyêt Nhiên Định Phận Tại Thiên Thư”
Theo lời ông Tâm, ban cố vấn đã lựa chọn trong nhiều diễn biến lịch sử, diễn giải bằng minh hoạ cụ thể, đơn giản để làm mạnh ý nghĩa sự kiện đó. Mỗi câu chuyện được chọn lọc đều chuyển tải mục đích riêng, mang tính văn hoá, giáo dục.
Bức tranh thứ 4 nói về Đinh Bộ Lĩnh, một câu chuyện nhỏ nhưng phù hợp với tuyên ngôn giáo dục. “Lịch sử mình có phụ nữ, Hai Bà Trưng, đã đứng lên lãnh đạo một cuộc đấu tranh giành độc lập. Và có Đinh Bộ Lĩnh, một cậu bé chăn trâu lên làm vua. Những sự kiện chúng tôi chọn đều phải mang ý nghĩa đặc biệt, cả về chính trị lẫn văn hoá,” theo lời ông Tâm nói.
Tấm tranh thứ 11, Đông và Tây là nội dung được ban cố vấn tâm đắc nhất. “Lần đầu tiên trong lịch sử văn hoá Việt Nam có hai học giả thảo luận, tranh cãi nhau hoàn toàn đối lập về vấn đề giải phóng và canh tân đất nước, nhưng rất tương kính nhau,” ông Tâm nói trong phấn khởi, “Cụ Phan Bội Châu theo phong trào Đông Du Nghĩa Thục. Ngược lại, ông Phan Chu Trinh thì chúng ta cứ thong thả bình tĩnh nhìn những văn minh khác, cởi mở dân chủ dựa theo nền văn minh của họ để giải phóng đất nước. Chúng ta không thể đứng vững một mình được nếu muốn ‘Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.’
Biểu tượng của hai cụ Phan trong tấm tranh thứ 11 như một lời gửi gắm bài học cho thế hệ trẻ sau này, có một sự đối thoại sâu sắc xây dựng cộng đồng từ sự tương kính nhau.
Sáu mục đích chính của tấm Tranh Cộng Đồng Việt độc đáo này (kỹ thuật, nghệ thuật, cộng đồng, lịch sử, chính trị và giáo dục) không chỉ là niềm tự hào của riêng người dân quận hạt Santa Clara, San Jose, mà còn là niềm hãnh diện của một cộng đồng tị nạn đang ngày càng khẳng định sự lớn mạnh sau gần nửa thế kỷ từ ngày đổi mạng sống đi tìm tự do. Quan trọng hơn, cộng đồng ấy chưa bao giờ quên nguồn gốc của mình. Từ đó, họ hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam.
Tin Quốc Tế Đó Đây
***
Cộng Đồng Quốc Tế Chuẩn Bị Thông Qua Hiệp Định Đầu Tiên Bảo Vệ Đại Dương
-Biển khơi vốn bị coi là những vùng nước vô chủ. Tình trạng khai thác biển khơi quá mức, cũng như nạn ô nhiễm, axit hóa… khiến sức khỏe của biển khơi lâm nguy. Sau 15 năm thương lượng, 4 năm đàm phán, rút cục các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã đạt được đồng thuận, hồi tháng 3/2023, về một văn bản Hiệp định Bảo vệ Đại dương, lá phổi của hành tinh.
Ba tháng vừa qua là thời gian Hiệp định được chuyển dịch sang 5 thứ tiếng chính thức của Liên Hiệp Quốc, và được các chuyên gia pháp lý thẩm định. Hôm nay, 19/6/2023, Liên Hiệp Quốc chính thức bỏ phiếu về Hiệp định này.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten của Đài RFI giải thích về ý nghĩa của Hiệp định đầu tiên về biển khơi:
‘Biển khơi” chiếm 60% diện tích bề mặt đại dương, và chiếm 95% thể tích đại dương. Các hệ sinh thái ở đây bị biến đổi khí hậu, ô nhiễm và nạn khai thác hải sản quá mức đe dọa. Biển khơi cũng là một nguồn tài nguyên chiến lược của nhân loại, cung cấp đến một nửa lượng khí oxy, mà con người hít thở, cũng như hấp thụ một phần lớn khí thải CO2. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, biển khơi đã bị quên lãng vì không một quốc gia nào có quyền tài phán.
Hiệp định nói trên cho phép lập ra những không gian bảo tồn mới ở biển. Mục tiêu đầu tiên là để bảo vệ ít nhất 30% diện tích đại dương trước 2030. Mục tiêu thứ hai là Hiệp định bắt buộc phải có các nghiên cứu tác động môi trường với biển khơi, đối với mọi hoạt động của con người, như đánh bắt hải sản, khai thác mỏ dưới lòng biển, hay các can thiệp “địa kỹ thuật” (nhằm tác động đến khí hậu Trái đất).
Mục tiêu thứ ba là văn bản này dự kiến chia sẻ các lợi ích từ các nguồn tài nguyên biển. Về điểm này, lập trường các nước đang phát triển rất kiên quyết: họ không có phương tiện để tiến hành các khảo sát, các nguồn tài nguyên này phải được coi là tài sản chung. Các nước đang phát triển cho rằng các nguồn lợi từ việc thương mại hóa các tài nguyên này đều phải được chia sẻ với tất cả các nước”.
Alliance, thách thức lớn nhất hiện nay là, một khi Hiệp định được Liên Hiệp Quốc thông qua, cần đông đảo các quốc gia “nhanh chóng phê chuẩn” để Hiệp định sớm có hiệu lực, và được khai triển rộng rãi. Hiện tại mới chỉ có 1% diện tích biển khơi được bảo tồn. Còn rất xa so với mục tiêu 30% của Hiệp định. Liên minh High Seas Alliance kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy coi đại dương là ưu tiên “thường trực”, tiếp tục đà nỗ lực trong thời gian vừa qua.
Vụ Đập Kakhovka Bị Phá Hủy: Liên Hiệp Quốc Tố Cáo Nga Cản Trở Công Việc Cứu Trợ Nạn Nhân Bị Lụt
-Vào hôm 18/9/2023, một viên chức Liên Hiệp Quốc phụ trách viện trợ nhân đạo đã lên tiếng cáo buộc Nga cản trở việc chuyển hàng cứu trợ đến các nạn nhân của vụ lũ lụt do đập Kakhovka bị phá hủy, tại các khu vực mà quân Nga kiểm soát ở miền Nam Ukraine.
Trong một thông cáo, điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc tại Ukraine, bà Denise Brown tố cáo: “Chính quyền Liên Bang Nga cho đến nay đã từ chối yêu cầu của chúng tôi về việc tiếp cận những khu vực tạm thời dưới sự kiểm soát quân sự của họ”, nhưng “Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục làm mọi việc trong khả năng của mình để tiếp cận tất cả mọi người, kể cả những người đang chịu hậu quả của việc phá hủy con đập gần đây và những người cần giúp đỡ khẩn cấp để sống sót, cho dù họ ở đâu”.
Viên chức Liên Hiệp Quốc đồng thời kêu gọi chính quyền Nga “hành động phù hợp với nghĩa vụ của mình dựa theo luật nhân đạo quốc tế”.
Đập thủy điện Kakhovka, nằm trong khu vực do Nga kiểm soát ở vùng Kherson, đã bị phá hủy vào ngày 6/6. Hàng trăm cây số vuông ở phía dưới con đập đã bị ngập lụt, buộc hàng ngàn cư dân phải di tản và làm dấy lên lo ngại về một thảm họa nhân đạo và môi trường.
Cho đến nay, Kyiv và Mạc Tư Khoa đã cáo buộc lẫn nhau là thủ phạm đã cho phá nổ con đập.
Trong bối cảnh đó, nhật báo Mỹ The New York Times ngày 16/6 tiết lộ rằng đã có bằng chứng cho thấy vụ phá hủy đập Kakhovka ở khu vực do Nga kiểm soát tại Ukraine là do một vụ nổ từ bên trong do Nga gây ra.
Trích dẫn các Kỹ sư và chuyên gia về chất nổ, tờ báo khẳng định rằng cuộc điều tra do chính họ tiến hành đã tìm ra các bằng chứng cho thấy một khối chất nổ đặt ở ngõ đi xuyên qua nền bê tông của con đập đã phát nổ, phá hủy cấu trúc vào ngày 6/6 vừa qua. Tờ báo viết rõ: “Bằng chứng cho thấy rõ ràng là con đập bị phá bằng một vụ nổ do bên kiểm soát con đập gây ra: Nga”.
Theo thông tấn xã Reuters, bên cạnh đó, một nhóm các chuyên gia pháp lý quốc tế hỗ trợ các Công tố viên Ukraine trong cuộc điều tra cho biết trong những phát giác sơ bộ hôm 16/6 rằng “rất có khả năng” con đập bị phá hủy bằng chất nổ do người Nga cài đặt.
Ðiện Cẩm Linh cáo buộc Kyiv phá vỡ con đập khổng lồ để cắt đứt nguồn nước chính cung cấp cho Crimea và đánh lạc hướng sự chú ý khỏi một cuộc phản công chống Nga “bị thất bại”.
Ukraine ngược lại đã lên án Nga là đã cho nổ tung con đập thời Liên Xô, nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ những ngày đầu xâm lược vào năm 2022, khiến nước lũ tràn qua một vùng rộng lớn của chiến trường, phá hủy đất canh tác và cắt nguồn cung cấp nước cho dân thường.
Tình Báo Estonia: Ukraine Vẫn Trong Giai Đoạn Thăm Dò Điểm Yếu của Đối Phương
-Hôm 19/6/2023, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo, các lực lượng Ukraine đã giải phóng thêm được ngôi làng thứ 8, làng Piatykhatky, tỉnh Zaporijja. Thông tin về ngôi làng thứ 8 được một nguồn tin phía Nga xác nhận, theo Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW), có trụ sở tại Hoa Thịnh Ðốn.
Cách nay một tuần, ngày 12/6, Bộ Quốc phòng Ukraine đã thông báo chiếm được 7 ngôi làng chiếm. Hiện tại cuộc phản công của quân đội Ukraine đã bước sang tuần lễ thứ ba, tuy nhiên, theo giới quan sát, nếu như Kyiv khẳng định gặt hái một số thắng lợi nhỏ, thì không thể phủ nhận quân đội Ukraine đã vấp phải sự kháng cự dữ dội của quân Nga. Theo tướng Pháp Jérôme Pellistrandi, Giám đốc tạp chí Revue Défense Nationale, “quân đội Nga đã rút được kinh nghiệm từ các khó khăn và các thất bại của họ”.
Tướng Jérôme Pellistrandi nhấn mạnh, “toàn bộ thách thức đối với Ukraine, là duy trì được cuộc phản công về dài hạn, có đủ lực lượng dự bị để tiếp sức cho các đơn vị trên tuyến đầu. Và dĩ nhiên phải có đủ đạn được để liên tục oanh kích đối phương. Đây là một trong các lý do khiến ủy viên Ủy Ban Âu Châu Thierry Breton yêu cầu tăng tốc cung cấp đạn pháo hạng nặng cho Ukraine”.
Về phần mình, chỉ huy Tình báo Quân sự Estonia, đại tá Margo Grosberg, hôm 16/6/2023, cũng khẳng định lực lượng hai bên đang ở thế ngang ngửa, và quân đội Ukraine vẫn chỉ đang trong giai đoạn thăm dò điểm yếu của đối phương, giai đoạn chính của cuộc phản công còn chưa bắt đầu. Thông tín viên Marielle Vitureau của Đài RFI tường trình từ thủ đô Vilnius của Lithuania:
“Quân đội Ukraine vẫn tiếp tục các chuẩn bị cho cuộc phản công được trông đợi”, theo đại tá Margo Grosberg, được truyền thông nhà nước Estonia dẫn lời. Theo viên sĩ quan cao cấp này, nếu như đối với người dân bình thường, giai đoạn chính của cuộc phản công dường như có vẻ bị trễ, thì từ quan điểm quân sự, mọi thứ hoàn toàn là hợp lý.
Tương quan lực lượng giữa quân đội hai bên hiện tại là một chọi một, và phía Nga đã có thời gian để tăng cường các tuyến phòng ngự. Như vậy, quân đội Ukraine phải hành động một cách bài bản hơn, thận trọng hơn và kín đáo hơn để không vấp phải quá nhiều nguy cơ.
“Các nguồn lực về con người và kỹ thuật là vô cùng quý giá”. Quân đội Ukraine đã mất gần 10% phương tiện đã được các nước phương Tây cung cấp, theo chỉ huy tình báo Estonia. Trong các cuộc tấn công, các phương tiện này giúp bảo vệ tốt hơn các binh sĩ. Tuy nhiên, phản công đồng nghĩa với các tổn thất không tránh khỏi này. Theo viên chỉ huy tình báo quân sự Estonia, việc tìm kiếm các điểm yếu của đối phương dọc theo một phần lớn chiến tuyến sẽ còn được tiếp tục trong suốt tuần tới.
Để tạo bước đột phá, các lực lượng phản công Ukraine trước tiên phải vượt qua được hàng loạt chướng ngại vật, như “các tuyến răng rồng”, tức các khối bê tông chống xe tăng, nhiều công sự và các bãi mìn dày đặc. Theo báo Mỹ Wall Street Journal, ngày 17/6, cuộc phản công của Ukraine dường như đã phải ngưng lại trong những ngày gần đây “để các chỉ huy sơ kết tình hình sau hai tuần lễ phản công, và xem xét khả năng chọc thủng phòng tuyến đối phương mà không phải gánh chịu các tổn thất lớn”.
-Nhà Đối Lập Nga Nalvany Bị Xét Xử Về Tội Thành Lập Một “Tổ Chức Cực Đoan”
-Đàn áp tại Nga gia tăng. Hôm 19/6/2023, một tòa án Nga bắt đầu xét xử nhà đối lập Alexei Navalny, với cáo buộc thành lập và cấp vốn cho một “tổ chức cực đoan”. Ông Navalny có nguy cơ bị phạt đến 30 năm tù.
Phiên tòa xử kín, diễn ra tại trại giam IK-6, ở Melokhovo, cách thủ đô Mạc Tư Khoa 250 cây số về phía Đông, theo một thông tín viên của thông tấn xã AFP. Theo bà Kira Iarmych, một trong các phát ngôn viên của nhà đối lập, phiên tòa hôm 19/6 lẽ ra được mở ra cho công chúng, nhưng quan tòa đã đổi ý vào phút chót. Các Luật sư của nhà đối lập cũng chỉ nhận được hồ sơ vụ án 10 ngày trước khi phiên xử bắt đầu.
Nhà đối lập Nga, 47 tuổi, bị cầm tù từ năm 2021, với bản án 9 năm tù giam về tội “gian lận”. Bản án bị ông tố cáo là công cụ bịt miệng đối lập chính trị. Ngoài ra Alexei Navalny còn đối mặt với một vụ án khác, liên quan đến “khủng bố”, với hình phạt tối đa là tù chung thân.
Nhà đối lập cáo buộc Ðiện Cẩm Linh muốn cầm tù ông suốt đời, để buộc ông phải trả giá cho các chỉ trích mà ông vẫn không ngừng đưa ra, bất chấp cảnh tù đày. Thông qua các cộng sự, ông Alexei Navalny thường xuyên lên án cuộc chiến xâm lăng chống Ukraine của Nga trên các mạng xã hội.
Theo thông tấn xã AFP, tương tự như ông Navalny, đa số các nhà đối lập nổi tiếng không chấp nhận lưu vong ở ngoại quốc, đều bị bắt giam những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi Nga tấn công Ukraine. Hồi tháng 4/2023, nhà đối lập Vladimir Kara-Mourza, đồng giải thưởng Nobel hòa bình, bị phạt 25 năm tù, vì tội “phản bội”. Cựu Dân biểu Ilia Iachine bị phạt 2 năm tù rưỡi vì tội lên án cuộc chiến tranh chống Ukraine.
Triển Lãm Le Bourget 2023 Pháp: Drone Quân Sự, Tâm Điểm của Mọi Chú Ý
-Sau khi bị hủy vào năm 2021 vì đại dịch Covid-19, Triển lãm Hàng không và Không gian Le Bourget ở ngoại ô Paris, Pháp đã khai mạc sáng 19/6/2923.
Trong bối cảnh chiến tranh Ukraine, các drone chiến đấu đặc biệt thu hút sự chú ý của giới quân sự. Từ Le Bourget, Thanh Phương của Đài RFI tường trình:
Cũng như mọi lần, bầu không khí tại triển lãm Le Bourget thỉnh thoảng lại bị khuấy động bởi tiếng gầm rú của chiến đấu cơ phản lực bay biểu diễn. Năm nay, trên bầu trời Le Bourget, có 4 chiến đấu cơ phản lực phô trương thanh thế, đó là Eurofighter Typhoon của một tổ hợp Âu Châu, F-16 Fighting Falcon và F-35 Lightning của Mỹ. Và dĩ nhiên không thể vắng mặt chiếc Rafale nổi tiếng của Pháp, đã bay biểu diễn sáng nay.
Nhưng năm nay, ngoài những chiếc taxi bay, tâm điểm của triển lãm chính là các drone quân sự, hiện được sử dụng rất nhiều trong chiến tranh Ukraine. Rất nhiều hãng đang lao vào cuộc chạy đua sản xuất drone quân sự. Như tập đoàn Airbus đang phát triển drone mang tên Eurodrone, dự kiến được đưa vào sử dụng vào năm 2030.
Nhưng trong lĩnh vực này, có một khách mời bất ngờ của Triển lãm Le Bourget, đó là chiếc drone mang tên Aarok. Drone này đã được tập đoàn Turgis et Gaillard của Pháp phát triển trong vòng bí mật tuyệt đối và nay họ rất tự hào giới thiệu trong một gian rộng tới 500 m2 kế bên gian triển lãm của bộ Quân Lực Pháp.
Có chiều dài 22 mét và nặng khoảng 5,5 tấn, Aarok là một drone chiến đấu được trang bị nhiều vũ khí. Trả lời RFI, Tổng Giám đốc Turgis et Gaillard, ông Parick Gaillard cho biết trên nguyên tắc, nếu không gặp trở ngại gì Aarok sẽ được đưa vào sử dụng giữa năm 2025.
Tân Thủ Tướng Trung Quốc Công Du Đức và Pháp Vào Lúc Tâm Lý Nghi Kỵ Bắc Kinh Gia Tăng
-Trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên kể từ ngày nhậm chức vào tháng Ba vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Cường đã có mặt tại Đức vào hôm 19/6/2023, khởi sự một chuyến thăm Âu Châu bao gồm 2 chặng Đức và Pháp. Vòng công du của ông Lý Cường diễn ra trong bối cảnh Liên Hiệp Âu Châu (EU) ngày càng quan ngại trước nguy cơ phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế và trước lập trường của Bắc Kinh trong vấn đề Ukraine và Đài Loan.
Tại Bá Linh, đối tác kinh tế quan trọng của Trung Quốc, ông Lý Cường đã được Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tiếp vào sáng 19/6, nhưng phần lớn các cuộc hội đàm cấp chính phủ với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và các Bộ trưởng của ông sẽ diễn ra vào ngày 20/6.
Sau chặng Đức, Thủ tướng Trung Quốc chính thức thăm Pháp và tham dự một hội nghị thượng đỉnh về tài chánh do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì.
Theo giới quan sát, nếu chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Lý Cường sẽ diễn ra một cách êm ả, thì chặng ghé Đức của ông có thể sẽ căng thẳng hơn, đặc biệt trong bối cảnh Bá Linh ngày 14/6 đã công bố một tài liệu mô tả Trung Quốc là một thế lực thù địch.
Bản “Chiến lược An ninh Quốc gia” mới của Đức xác định rằng Trung Quốc, mặc dù là “đối tác” của Bá Linh, nhưng vẫn có hành động “đi ngược lại lợi ích và giá trị” của Đức. Bá Linh đã cho rằng các hành động của Bắc Kinh đã khiến cho “ổn định khu vực và an ninh quốc tế ngày càng chịu nhiều áp lực” và “nhân quyền không được tôn trọng”.
Thế những, theo hãng tin Pháp AFP, cường quốc kinh tế số một tại Âu Châu cũng nhận thức được rằng không thể giải quyết một số thách thức, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại đà hâm nóng toàn cầu nếu không có sự tham gia của Bắc Kinh.
Trung Quốc dĩ nhiên đã có phản ứng phẫn nộ trước chiến lược an ninh mới của Đức đã mô tả trên giấy trắng mực đen Bắc Kinh như là “đối tác, đối thủ cạnh tranh và đối thủ hệ thống”. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, “việc coi nước khác là đối thủ cạnh tranh, hoặc thậm chí là địch thủ và biến sự hợp tác bình thường thành các vấn đề an ninh hoặc chính trị sẽ chỉ đẩy thế giới của chúng ta vào vòng xoáy chia rẽ và đối đầu”.
Tuy nhiên, những khó khăn mà nền kinh tế Trung Quốc đang gặp phải để vượt qua thời kỳ hậu Covid, có thể buộc Thủ tướng Lý Cường dịu giọng đối với Đức. Theo thông tấn xã AFP, chuyên gia Thorsten Brenner thuộc viên nghiên cứu Global Public Policy GPPI cho rằng: “Đối với Trung Quốc, Đức là tác nhân quan trọng nhất ở Âu Châu và trong bối cảnh quan hệ với Hoa Kỳ xấu đi, Bắc Kinh sẽ có lợi khi cho thấy rằng họ có mối quan hệ mang tính xây dựng với tác nhân lớn nhất ở Âu Châu”.
Thế nhưng, cũng theo chuyên gia Brenner: “Câu hỏi đặt ra là liệu Đức có sẽ tiếp tục giả vờ rằng có một thỏa thuận rộng rãi với Bắc Kinh” hay là Bá Linh sẽ “chọn một đường đi mới bằng cách nói chuyện thẳng thắn và giới hạn tuyên bố chung trong các lĩnh vực mà hai bên có một con đường hợp tác thực sự”.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Công Du Trung Quốc: Rủi Ro Cao, Kỳ Vọng Thấp
(Hình: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken (trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (phải) tại Bắc Kinh ngày 18/6/2023.)
-Vào ngày Chủ Nhật (18/6/2023), Ngoại trưởng Hoa Kỳ bắt đầu chuyến công du Trung Quốc 2 ngày. Tại Bắc Kinh, ông Blinken gặp những viên chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc để bàn về kỳ vọng mở lại những kênh liên lạc từng có sau thời gian căng thẳng gia tăng giữa đôi bên.
Ông Blinken là vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên công du Trung Quốc trong thời gian năm năm qua; khi mà Bắc Kinh áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm nhặt trong đợt dịch COVID-19 và những căng thẳng về vấn đề đảo tự trị Đài Loan, cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thành tích nhân quyền của Bắc Kinh, các động thái quân sự quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông, cùng vấn đề mậu dịch kỹ thuật.
Trong hai ngày tại Trung Quốc, Ngoại trưởng Hoa Kỳ có những cuộc đàm phán kỹ lưỡng với người đồng cấp Tần Cương, các viên chức khác và bữa ăn tối làm việc tại Nhà khách Nhà nước Điếu Ngư Đài. Cả hai vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không đưa ra bất cứ bình luận cụ thể gì khi họ bắt đầu cuộc đàm phán.
Vào ngày 19/6, ông Blinken có cuộc gặp với ông Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Công tác Đối ngoại của Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Giới quan sát cho rằng một cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ là thước đo về mong muốn của Bắc Kinh trong việc tái can dự với Hoa Thịnh Ðốn sau những năm quan hệ băng giá.
Chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken diễn ra hầu như sau gần một năm căng thẳng giữa chính quyền Tổng thống Biden với Bắc Kinh do chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện lúc đó là bà Nancy Pelosi hồi tháng 8/2022.
Ngoại trưởng Blinken hoãn chuyến thăm Trung Quốc dự kiến diễn ra hồi tháng hai vừa qua, sau khi xảy ra vụ kinh khí cầu của Bắc Kinh bị nghi làm công tác tình báo bay qua bầu trời của Hoa Kỳ rồi bị bắn rơi.
Chuyến công du lần này được thực hiện mặc dù có tin tiết lộ hồi đầu tháng này về một căn cứ gián điệp nhiều tỉ Mỹ kim của Trung Quốc tại Cuba.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Gặp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Tại Bắc Kinh
(Hình: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19/6/2023.)
-Vào chiều tối 19/6/2023, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinklen có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người có mặt tại cuộc gặp giữa Chủ tịch họ Tập và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken, thông báo trong một post Tweet rằng ông Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm của người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ sẽ giúp ổn định mối quan hệ Mỹ-Trung. Chủ tịch họ Tập còn nói thêm những tiếp xúc giữa đôi bên cần phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Giới quan sát cho rằng việc đạt được cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến công du hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đến Hoa Lục là thành công chính của chuyến đi; khi mà mối quan hệ song phương Mỹ-Trung xuống đến mức thấp chưa từng có kế từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1978. Cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình được n hận dịnh là thước đo về mong muốn của Bắc Kinh trong việc tái can dự với Hoa Thịnh Ðốn sau những năm quan hệ băng giá.
Chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken diễn ra hầu như sau gần một năm căng thẳng giữa chính quyền Tổng thống Biden với Bắc Kinh do chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện lúc đó là bà Nancy Pelosi hồi tháng 8/2022.
Đây cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong thời gian năm năm qua; khi khi mà Bắc Kinh áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm nhặt trong đợt dịch COVID-19 và những căng thẳng về vấn đề đảo tự trị Đài Loan, cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thành tích nhân quyền của Bắc Kinh, các động thái quân sự quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông, cùng vấn đề buôn bán kỹ thuật.
Mỹ Hòa Giải Với Trung Quốc, Tìm “Hỗ Trợ” Để Giải Quyết Chiến Tranh Ukraine?
-Liệu việc Mỹ và Trung Quốc giảm căng thẳng trong quan hệ song phương có thể tác động đến cuộc chiến do Nga phát động ở Ukraine hay không? Dường như Hoa Thịnh Ðốn đang từng bước bớt cứng rắn với Bắc Kinh để có được một tiếng nói chung tìm giải pháp cho cuộc chiến ngày càng tốn kém, không lối thoát, tác động nghiêm trọng đến kinh tế thế giới.
Từ hơn 1 năm qua đã có nhiều sáng kiến ngoại giao tìm giải pháp cho cuộc xung đột, mà gần đây nhất là chuyến công du hòa giải của phái đoàn Phi Châu vừa kết thúc hôm 18/6/2023 nhưng không đạt được kết quả. Có lẽ phải cần đến hai cường quốc hàng đầu thế giới, đại diện cho hai bên tham chiến, đứng ra tác động. Theo cựu Bộ trưởng Pháp Pierre Lellouche, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nghị viện Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), chuyến công du Kyiv và Mạc Tư Khoa của đặc sứ Trung Quốc Lý Huy (Li Hui) vào tháng Năm, phần nào có tác động từ Mỹ và dường như Hoa Thịnh Ðốn đang thay đổi theo hướng đàm phán.
Trên báo Le Figaro ngày 19/6, ông Pierre Lellouche nêu 3 chặng đánh dấu quá trình thay đổi của Mỹ. Chặng thứ nhất là Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã liên tục có những phát biểu thân thiện về vai trò của Trung Quốc nhằm tháo gỡ bế tắc trong cuộc khủng hoảng Ukraine khi trả lời phỏng vấn báo Washington Post ngày 3/5. Sự kiện thứ hai là cuộc gặp kín đáo tại Vienna (thủ đô của Áo Quốc) vào giữa tháng 5 giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jack Sullivan và ông Vương Nghị, chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Vấn đề Đài Loan và Ukraine là trọng tâm chương trình nghị sự.
Cuối cùng, tại thượng đỉnh G7 Hiroshima ngày 20/5 mà Ukraine là tâm điểm, nhóm G7 cho rằng “phải hợp tác với Trung Quốc về những thách thức thế giới, căn cứ vào tầm cỡ và vai trò của nước này trên trường quốc tế” và trực tiếp “kêu gọi Bắc Kinh gây sức ép với Nga để Nga chấm dứt cuộc xâm lược quân sự và Nga rút hết quân”.
Trung Quốc đã hành động, một cách thận trọng, trong hồ sơ Ukraine: Bắc Kinh cử đặc sứ đến Kyiv, Mạc Tư Khoa và một số nước Âu Châu; ông Tập Cận Bình cũng điện đàm với Tổng thống Zelensky. Bước đi của Trung Quốc, được cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, khi trả lời phỏng vấn The Economist ngày 27/5, đánh giá là “nghiêm túc” và dù có “phức tạp hóa thách thức ngoại giao thì bước đi đó vẫn tạo một lĩnh vực hợp tác” giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chuyến công du Bắc Kinh hai ngày của Ngoại trưởng Mỹ, trao đổi những điểm bất đồng với các nhà lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc, đặc biệt là với Chủ tịch Tập Cận Bình, có thể sẽ làm thay đổi tình hình, dù chưa thể xóa tan căng thẳng chồng chất giữa hai nước. Bởi vì, theo cựu Bộ trưởng Pháp, thời gian đang thúc bách. Thế giới đang dõi theo cuộc phản công mà Ukraine phát động cách đây hai tuần. Kết quả sẽ xác định bước tiếp theo: Hoặc đàm phán, hoặc sa lầy.
“Sa lầy” sẽ đẩy Âu Châu luôn trong cảnh chiến tranh thường trực, trong khi Tổng thống Nga vẫn có thể huy động được nhân lực, tiềm lực để duy trì cuộc chiến mà ông vẫn biện minh là “chính nghĩa” để “giải trừ phát xít”. Kho vũ khí của Mỹ, cũng được dành để phòng chống Trung Quốc, sẽ bị hao mòn. Ngũ Giác Đài cũng như đại bộ phận đảng Cộng hòa sẽ không chấp nhận điều này. Ông Donald Trump, hiện là ứng viên sáng giá bên phía đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đã dọa sẽ cắt viện trợ cho Ukraine nếu đắc cử. Mỹ sẽ tiếp tục bị cuốn vào cuộc chiến tốn kém ở Ukraine và có thể sao nhãng việc củng cố ảnh hưởng ở những khu vực khác.
Nếu “đàm phán”, Mỹ sẽ cần Trung Quốc tác động đến Nga, cần Chủ tịch Tập Cận Bình thuyết phục “người bạn lâu năm” Putin. Về phần mình, Hoa Thịnh Ðốn cũng phải “thuyết phục” và thậm chí có thể là gây sức ép, để chính quyền Kyiv ngồi vào bàn đàm phán. Nhiệm vụ sẽ không hề dễ dàng trong khi mỗi bên tham chiến đều khăng khăng bảo vệ những điều kiện tiên quyết để đối thoại. Ông Putin không có ý định từ bỏ 4 vùng mới chiếm được từ Ukraine. Ông Zelensky vẫn quả quyết hôm 18/6 là “sẽ không có (các lựa chọn nào khác) ngoài việc tái chiếm” các vùng bị Nga sáp nhập.
Ủy Ban Bầu Cử Thái Lan Phê Chuẩn Kết Quả Bầu Cử Hạ Viện
-Hôm 19/6/2023, hơn một tháng sau cuộc bầu cử Hạ viện Thái Lan, Ủy ban Bầu cử nước này đã phê chuẩn kết quả bỏ phiếu, sớm gần một tháng trước hạn chót. Việc kết quả được phê chuẩn đã mở đường cho việc Hạ viện mới của Thái Lan họp phiên đầu tiên.
Theo thông tấn xã AFP, hiện tại không có bất cứ đảng phái hoặc liên đảng nào trong Hạ viện mới của Thái Lan đạt đủ số lượng Dân biểu để lập được chính phủ. Theo kết quả chính thức, hai đảng ủng hộ dân chủ Move Forward và Pheu Thai không đủ đa số quá bán tại lưỡng viện Quốc hội đủ để lập chính phủ. Đảng Move Forward giành được 151 phiếu bầu trên tổng số 500 ghế của Hạ viện, đảng Pheu Thai được 141 phiếu. Liên minh này khó giành được sự ủng hộ của 250 Thượng Nghị sĩ, do chính quyền quân sự bổ nhiệm.
Chính trị gia Pita Limjaroenrat (42 tuổi), đảng Move Forward, cũng đang phải đối mặt với khiếu kiện về việc có cổ phần trong một đài truyền hình. Cho dù đài này không phát từ năm 2007, nhưng Luật Bầu cử Thái Lan cấm các ứng cử viên đầu tư vào lĩnh vực truyền thông. Hội đồng Hiến pháp Thái Lan có thể ra phán quyết bác bỏ tư cách Dân biểu của lãnh đạo đảng Move Forward.
Hạ viện mới sẽ nhóm họp trong vòng 15 ngày sau khi Ủy ban Bầu cử phê chuẩn kết quả cuộc bỏ phiếu.
Đời Sống
Nước Pháp Trước Thách Thức Quá Tải Du Lịch
(Anh Vũ)
-Tối 18/6/2023, chính phủ Pháp đã công bố kế hoạch đối phó với tình trạng “quá tải du lịch” nhằm điều tiết tốt hơn các luồng khách du lịch và hỗ trợ các chính quyền địa phương đang phải đối mặt tình trạng quá tải khách trong những mùa cao điểm. Một số nơi đã khai triển các nhiều sáng kiến giảm tải du lịch.
Chỉ ít ngày sau khi các công ty khai thác tư nhân đưa ra một loạt đề xuất để đối phó với tình trạng du lịch quá tải, chính phủ Pháp đã có hành động ngay, thông báo một kế hoạch nhằm điều chỉnh lượng khách du lịch, đặc biệt là trong những đợt cao điểm tập trung có lượng khách tại một số địa điểm vào những thời điểm du lịch khác nhau trong năm ở Pháp. Mục tiêu về cơ bản là nhằm điều tiết luồng khách quá lớn, trong khi mà 80% hoạt động du lịch mới chỉ tập trung vào 20% lãnh thổ của Pháp, theo chính phủ. Còn theo tổ chức du lịch thế giới, có 95% du khách trên thế giới mới chỉ đến thăm thú 5% các vùng đất du lịch mới xuất hiện.
Hiện tượng tập trung du khách như vậy kéo theo nhiều hệ quả, như làm tăng giá bất động sản ở các khu vực du lịch và tác động tiêu cực đến môi trường và thường dẫn đến tình trạng người dân địa phương phản đối du khách hay thậm chí chống các dự án cơ sở hạ tầng du lịch.
Kế hoạch của chính phủ vừa công bố bao gồm các hướng chủ yếu là thành lập một cơ quan quy mô quốc gia theo dõi các địa điểm du lịch lớn để, tính toán khả năng tiếp nhận luồng khách của các địa phương để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về du lịch và tuyên truyền quảng bá đến các du khách. Trả lời phỏng vấn nhật báo Le Figaro hôm Chủ Nhật (18/6), bà Olivia Grégoire, Bộ trưởng Du lịch Phám giải thích kế hoạch đối phó với tình trạng quá tải du lịch co nghĩa là: “Chính phủ cùng chung tay với chính quyền các địa phương, với các địa điểm du lịch khai triển các phương pháp nhằm thông tin cho du khách, người dân địa phương và để hỗ trợ các địa phương quả lý tốt hơn luồng du khách”.
Pháp có rất nhiều điểm đến hấp dẫn với du khách quốc tế cũng như nội địa. Du lịch từ lâu nay đã là một ngành đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế Pháp. Sau hơn 2 năm bị đình đốn vì đại dịch Covid 19, du lịch Pháp xuất phát trở lại với tốc độ phi mã.
Không có gì đáng ngạc nhiên, người Pháp cũng như du khách ngoại quốc trở lại đều lựa chọn những điểm du lịch truyền thống nổi tiếng nhất. Theo Le Figaro, chỉ trong 4 ngày nghỉ lễ cuối tháng 5 vừa qua, điểm du lịch Mont Saint-Michel bên bờ biển Manche đã đón tới 60 ngàn du khách đến thăm, khiến cho mọi hoạt động dịch vụ, tổ chức ở đây bị đảo lộn.
Ngành du lịch, chính quyền địa phương đã không dự tính được trước lưu lượng khách đông kỷ lục đổ tới, khiến cho các trải nghiệm của du khách cũng như hình ảnh của các địa điểm du lịch trở nên tồi tệ. Theo các nhà chuyên môn du lịch, các đợt cao điểm du lịch làm cho các địa điểm, dịch vụ du lịch xuống cấp khiến hình ảnh của nước Pháp cũng xấu đi.
Hiệp hội các công ty du lịch Pháp Alliance France Tourisme hôm 13/6 vừa qua trong một thông cáo đã đánh giá giờ đây Pháp nằm trong số những điểm đến được coi là “quá tải du lịch” của thế giới. Đây là lý do để chính phủ phải khẩn trương ra tay.
Thông Tin Kết Hợp Hỗ Trợ Tài Chánh
Nhằm đối phó với hiện tượng này, ngoài việc, qua các nền tảng kỹ thuật số, tập hợp thông tin, quy định, hướng dẫn hoạt động du lịch chung, tháng 3/2024, chính phủ Pháp dự kiến chi một triệu Euro cho một chiến dịch nhằm khuyến khích du khách trong nước và ngoại quốc chọn điểm đến và lịch trình sao cho thích hợp. Chiến dịch này sẽ mở rộng ra cùng những hoạt động quảng bá du lịch “bốn mùa” bằng các tuyến du lịch thay thế.
Trong quý cuối năm 2023, một số nhóm công tác sẽ được thành thành lập, trong đó có nhóm có sự tham gia của những người có ảnh hưởng trong các lĩnh vực khác nhau hay trên mạng xã hội. Mục đích là để họ khuyên can mại người không nên đổ xô đến một vài địa điểm du lịch. Một nhóm khác làm việc với các văn phòng du lịch để lồng ghép nguyện vọng của người dân địa phương vào và trong chính sách du lịch. Một số chính quyền địa phương đã nêu vấn đề thiếu nguồn nhân lực và tài chánh đã khiến họ không thể làm được các dự báo và khai triển chiến lược trong lĩnh vực quản lý các luồng khách. Một ngân sách 1,5 triệu Euro sẽ được cơ quan phát triển du lịch Pháp Atout France phân bổ hỗ trợ cho từ 15 đến 30 địa phương thí điểm.
Bên cạnh sự can thiệp hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, những nhà chuyên môn du lịch cũng đang tích cực tìm các biện pháp giải tỏa tình trạng quá tải do du khách chỉ tập trung vào một số điểm đến biểu tượng được quảng bá quá nhiều bằng cách mở các chương trình quảng bá cho các lộ trình khám phá du lịch khác. Chẳng hạn như ở Paris, để giảm tải cho các điểm đến vốn đã quen thuộc với du khách như tháp Eiffel, sông Seine, đồi Montmartre... các nhà quản lý du lịch đang nỗ lực khuyến khích du khách khám phá Paris theo cách khác, đến với những địa điểm nhỏ mới.
Pháp là quốc gia thú hút du lịch lớn nhất thế giới. Mỗi năm có hàng triệu du khách đổ đến tham quan những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới trên đất nước hình lục lăng để tận hưởng các kỳ nghỉ hè hay dịp lễ. Dù luồng khách đổ đến ồ ạt như vậy có thể đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho các địa phương, nhưng tình trạg quá tải đang đặt ra rất nhiều vấn đề tiêu cực cho môi trường sinh thái ở các điểm du lịch, nhất là những nơi trong thiên nhiên hoang dã.
Chủ Trương Hạn Ngạch Du Khách
Để cố gắng kiểm soát các luồng du khách, một số địa phương đưa ra những quyết định triệt để. Một số điểm du lịch ở Pháp đã bắt đầu áp dụng quy định hạn mức số lượng khách thăm. Từ năm 2022, để vào được một số bãi đá bên bờ biển Marseille người ta phải phải đặt chỗ trước. Nhiều điểm có khả năng đón được 2.500 người mỗi ngày, giờ chỉ được phép đón 400 du khách, ở vào thời điểm những tuần hoặc tháng nhất định, nhất là vào mùa Hè.
Một thí dụ khác, trong tỉnh Var, công viên quốc gia Port-Cros, trong đó có đảo Porquerolles, sẽ hạn chế đón mỗi ngày 6000 khác trong mùa Hè. Vào thời cao điểm mùa Hè 2021, riêng đảo Porquerolles đã phải đón 10 ngàn du khách tới. Đảo du lịch này từ nhiều năm nay rơi vào hoàn cảnh thiếu nước ngọt trầm trọng khiến chính quyền địa phương phải dùng tàu chuyển nước ngọt từ đất liền ra đảo mỗi mùa du lịch đến.
Một vùng du lịch nổi tiếng khác là vùng núi tuyết Mont Blanc, trong tỉnh Haute -Savoie. Mỗi năm vùng núi này đón 25 ngàn du khách đổ về. Tình trạng quá tải du khách đã diễn ra từ nhiều năm nay cùng với đó là gia tăng các nguy hiểm do tuyết lở. Chính quyền địa phương ở đây từ năm 2020 đã có các biện pháp hạn chế du khách.
Hạn chế hay cấm không phải là giải pháp đầy đủ. Nhiều địa điểm du lịch còn thay đổi cả cách thức tuyên truyền quảng bá. Có địa điểm thì chọn im lặng không quảng cáo, có những điểm khác thì lại làm ngược lại với tiếp thị thương mại bằng cách đưa lên internet những hình ảnh không mấy hấp dẫn như bãi biển đông nghẹt người.
Một đất nước du lịch như Pháp bắt đầu ý thức được những nguy cơ của ngành công nghiệp không khói, tìm cách hạn chế du khác, nghe qua có vẻ như là một nghịch lý, nhưng đó là vấn đề sống còn của các địa điểm du lịch nếu muốn phát triển bền vững.
Đi Bộ 10.000 Bước Mỗi Ngày Thực Sự Tốt Cho Sức Khỏe?
(Tuấn Thảo)
-Nhân số báo mùa Hè kỷ niệm 50 năm ngày phát hành phiên bản tiếng Pháp (1973), chuyên mục đời sống của tạp chí thời trang Cosmopolitan đặt câu hỏi về số bước chân nên đi bộ trong ngày để gìn giữ sức khỏe. Người mới bắt đầu cần phải đi bộ trong bao lâu mới có thể thấy tác dụng?
Không phải ngẫu nhiên mà các tạp chí chuyên về phong cách sống thường đặt câu hỏi về sức khỏe nói chung và chuyện giảm cân nói riêng vào mỗi dịp hè, mùa của những chế độ ăn uống lành mạnh hơn, cho cơ thể vóc dáng vừa với các bộ đồ tắm. Tuy nhiên, theo Cosmopolitan, việc đi bộ mỗi ngày (10.000 bước) sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến việc giảm cân. Trái lại, đi bộ thường xuyên giúp vận động cơ thể, điều hòa hoạt động của hệ tim mạch, nhờ hít thở mà cơ thể người đi bộ cảm thấy khỏe hơn.
Con Số “Lý Tưởng” hay Thủ Thuật Quảng Cáo?
Trong một cuộc sống ít có vận động cơ thể, đa số dân thành thị chủ yếu ngồi hoặc nằm để xem phim truyền hình, chơi trò chơi điện tử, đọc sách hoặc truy cập mạng xã hội nhiều tiếng đồng hồ trong ngày trên điện thoại di động, Cosmopolitan cho rằng chịu khó đi bộ là chuyện nên làm. Nhưng phải đi bao nhiêu bước mới thực sự tốt? Nhiều dân thành thị theo dõi việc đi bộ thường ngày bằng đồng hồ đếm bước, điện thoại thông minh có cài ứng dụng dành cho người đi bộ. Trên cả hai thiết bị này, mục tiêu đặt ra vẫn thường là 10.000 bước mỗi ngày.
Trên đồng hồ hay qua smartphone, những chức năng chính vẫn là theo dõi cảm biến nhịp tim, tính lượng calorie tiêu thụ trong ngày, đo quãng đường (theo miles hay cây số) đi trong ngày, nhịp độ của bước đi, biểu đồ sinh trắc học tính theo ngày hay theo tuần. Về mức độ đo lường, đồng hồ đếm bước chính xác hơn nhờ thiết bị cảm biến đặt ở mặt dưới đồng hồ, trong khi điện thoại thông mình thường được bỏ túi. Người vận động có thể sử dụng cả hai, chỉ cần kết nối đồng hồ đếm bước và đồng bộ với smartphone thông qua ứng dụng.
Hầu hết các thiết bị theo dõi đều ấn định mục tiêu là 10.000 bước mỗi ngày, nhưng con số này xuất phát từ đâu? Trên thực tế, 10.000 bước mỗi ngày, một con số được xem là “lý tưởng” cho sức khỏe, lại chẳng dựa vào nghiên cứu khoa học nào cả. Đó chủ yếu là một mánh khóe quảng cáo tiếp thị. Theo Cosmopolitan, con số này đã ra đời trong khuôn khổ chiến dịch tiếp thị được phát động cách đây hơn nửa thế kỷ, trước thềm Thế Vận hội Olympic Tokyo 1964.
Một công ty Nhật Bản tung ra thị trường loại máy đếm bước đi bộ có tên là Manpo-kei: “man” có nghĩa là 10.000, “po” là bước chân, còn “kei” là đồng hồ. Máy đo 10.000 bước đi nhanh chóng thành công trên thế giới, dù chẳng có cơ sở khoa học nhưng do con số rất dễ nhớ nên nhanh chóng trở thành thiết bị của hàng chục triệu người chọn cách đi bộ để vận động cơ thể.
Tạp chí Cosmopolitan trích dẫn Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medecine / NLM) cho biết 10.000 bước đi bộ mỗi ngày tương đương với các bài tập thể dục trong vòng 30 phút, 5 ngày mỗi tuần. Theo thông tin của cơ quan NLM, 10.000 bước đi bộ mỗi ngày cải thiện chức năng của hệ tim mạch và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường.
Luyện Cách Tận Dụng Mọi Cơ Hội Có Thể Để Đi Bộ
Việc đi bộ ít hay nhiều dù sao cũng tốt hơn là không vận động cơ thể. Trên thực tế, con số 10.000 bước bị cho là quá nhiều, không phù hợp với mọi độ tuổi. Mục tiêu đi bộ 10.000 bước (tương đương với 7 cây số) trong một ngày thì dễ đạt tới, nhưng đi 10.000 bước một cách liên tục, từ ngày này sang ngày nọ đòi hỏi cách tổ chức và một chút “kỷ luật” thi hành, không hẳn là chuyện dễ làm với tất cả mọi người. Yếu tố tâm lý này tạo ra rào cản, khiến cho một số người sau vài tuần thực hiện đã bỏ cuộc do cảm thấy mệt mỏi, chán nản.
Theo một cuộc nghiên cứu vào cuối năm 2019 tại trường Đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School), con số được cho là “lý tưởng” đối với giới cao niên (từ 70 tuổi trở lên) là khoảng từ 4.500 đến 6.500 bước mỗi ngày, giúp giảm tỷ lệ tử vong từ 45% đến 65% nơi thành phần cao tuổi.
Nơi những người ở độ tuổi trung niên, không nhất thiết phải đi bộ 10.000 bước mỗi ngày. Khi so sánh giữa hai nhóm thử nghiệm: nhóm đi 7.500 bước mỗi ngày và nhóm đi 10.000 bước, thì không có khác biệt gì cho lắm về việc cải thiện các chức năng cơ thể. Nói cách khác, một khi đã đạt tới ngưỡng 7.500 bước thì cụ thể, không có tác động tích cực nào đáng ghi nhận thêm.
Tuy vậy, cuộc nghiên cứu của Đại học Y khoa Harvard có một vài phát giác thú vị. Chẳng hạn như việc đếm từng bước khi đi bộ sẽ giúp quá trình vận động trở nên dễ dàng hơn. Theo các nhà Tâm lý học, người đặt trọng tâm vào quá trình ít bỏ cuộc hơn so với người chỉ nhìn vào kết quả.
Nhịp Độ Quan Trọng Hơn Là Số Bước Mỗi Ngày
Đối với những ai phải ngồi nhiều trong văn phòng khi làm công việc, thay vì phải đi liền một mạch 7.500 bước trong ngày, chỉ cần chia số bước ra thành hai hoặc ba lần trong ngày, đi bộ trước khi tới sở làm hay sau khi rời văn phòng. Để đạt được số bước cần thiết, nên tận dụng mọi cơ hội có thể để đi bộ.
Điều đó dẫn tới việc thay đổi một số thói quen trong cuộc sống thường ngày, chẳng hạn như leo bộ cầu thang thay vì dùng thang máy ngay tại công sở, tăng quãng đường di chuyển lúc đi cũng như lúc về khi chịu khó xuống một trạm trước khi tới bến. Tất cả các chặng đi bộ ấy, dù nhỏ cách mấy vẫn được tính vào số bước mỗi ngày.
Ban đầu là một trò quảng cáo, khái niệm “10.000 bước mỗi ngày” đã trở thành một dạng “urban legend”, những giai thoại truyền miệng được cho là có thật dù không dựa trên cơ sở khoa học nào cả. Tuần báo Pháp Le Point trích dẫn nghiên cứu gần đây của đài quan sát Pháp Onaps về các thói quen đời sống, cho thấy nhịp độ quan trọng hơn là số bước. Người đi bộ thay nhàn nhã đi dạo, nên rảo bước nhanh hơn một chút (với tốc độ khoảng 5 cây số/giờ). Chỉ cần đi 4.000 bước mỗi ngày là đã bắt đầu có tác động tích cực lên cơ thể với điều kiện là dáng người đi có bước chân thoăn thoắt thay vì thong thả.
Tin Việt Nam Hôm Nay
Kinh Tế Gia Bùi Kiến Thành: “Nhà Nước Áp Dụng Chính Sách Thuộc Địa, Vi Phạm Chủ Quyền của Đồng Bào Thiểu Số Tây Nguyên
(Quốc Phương)
(Ảnh: Ba người chống cưỡng chế đất Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình và Hà Văn Trường tại phiên Tòa Sơ thẩm ở Đắc Nông vào ngày 3/1/2018.)
-Cư dân sắc tộc bản địa hay ‘đồng bào thiểu số’ ở Đắc Lắc, Tây Nguyên đã bị ‘truất hữu đất đai của tổ tiên’ nơi mà nhà nước Việt Nam áp dụng chính sách ‘thuộc địa’. Còn nếu đã coi ‘đồng bào thiểu số’ là ‘anh em ruột thịt’ thì chính quyền cần có chính sách bảo vệ đồng bào ‘dân tộc anh em’. Đây là ý kiến một nhà quan sát và phân tích thời sự chính trị Việt Nam chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 19/6/2023.
Trả lời câu hỏi của RFA Tiếng Việt hôm thứ Hai (19/6) đề cập một số vấn đề thời sự và chính trị-xã hội của Việt Nam, mà câu hỏi đầu tiên là liệu biến cố xảy ra ở Đắc Lắc hôm 11/6/2023 có đơn thuần chỉ là hành động mang tính ‘khủng bố’, hay ‘tự phát’ của một nhóm người mà không có một căn nguyên gì đặc biệt cả, hay là có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan một căn nguyên nào đó, từ Sài Gòn, Kinh tế gia Bùi Kiến Thành, đáp trên quan điểm riêng của ông:
“Trong chính sách phát triển vùng đất Tây Nguyên, nhà nước đã khai triển những đợt di dân quy mô lớn từ các tỉnh, trong đó có miền Trung, miền Bắc lên lập nghiệp.
Trong khi đó đồng bào thiểu số bị truất hữu đất của Tổ tiên của họ từ ngàn năm để lại mà cháu con có nghĩa vụ gìn giữ.
Theo tôi, đã xem đồng bào thiểu số là anh em ruột thịt thì nhà nước cần phải có chính sách bảo vệ các “dân tộc anh em” thiểu số.
Đã chấp nhận họ là đồng bào, là công dân của cùng một quốc gia, thì nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ quyền công dân của đồng bào”.
RFA: Là một nhà tư vấn về chiến lược, chính sách hội nhập, phát triển cho Việt Nam, từng có nhiều năm làm Cố vấn chính sách cho ban lãnh đạo nhà nước và ĐCSVN, theo quan sát hôm nay của ông, có gì cần rút kinh nghiệm trong chính sách, mô hình, cách thức quản trị nhà nước ở Việt Nam đối với Tây Nguyên nói riêng, các vùng mà còn được gọi là ‘ba Tây’ (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ), nói chung?
Ông Bùi Kiến Thành: Tôi nghĩ, nhà nước phải có chính sách tôn trọng phong tục tập quán của các địa phương.
Không nên áp đặt một “nền văn minh” ngoại lai cho một xã hội có nguồn gốc văn hóa bản địa đáng được kính trọng.
Cần bảo đảm an ninh trật tự, nhưng không áp đặt phong cách “quan trên”, biết tôn trọng “già làng” và bao dung trong quan hệ với cộng đồng “anh em”.
Theo tôi, cần nghiên cứu những gì đã sai trong chính sách sỡ hữu đất đai, để bù đắp thiệt hại hợp tình, hợp lý cho đồng bào.
(Hình báo Chính phủ: Một nghi phạm bị bắt giữ ở Đắc Lắc.)
‘Cần Giúp Đỡ Đồng Bào, Thay Vì Tạo Ra Sự “Cướp Đất” của Họ’
RFA: Để Việt Nam có được sự ổn định xã hội cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững, công bằng, thì có điều gì trong chính sách quản trị của nhà nước Việt Nam ở đây mà cần chú ý tới, hay xem xét lại, bãi bỏ, hoặc sửa đổi, bổ sung?
Ông Bùi Kiến Thành: Nhà nước, với trách nhiệm bảo vệ và phát huy quyền công dân của đồng bào các vùng này, về vấn đề này, tôi nghĩ là một, cần có chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, canh tác, lập các nông trại hay đồn điền cùng với đồng bào “miền xuôi”, thay vì tạo ra sự “cướp đất”, tranh chấp, dẫn đến bạo động.
Hai là cố gắng đào tạo cán bộ quản lý người dân tộc, thực sự trao trách nhiệm quản lý nhà nước tại địa phương cho cán bộ gốc địa phương, thay vì gửi những cán bộ từ các nơi xa đến, không hiểu biết phong tục, tập quán của địa phương, thậm chí không biết nói tiếng của dân tộc địa phương.
Nhà nước cần nghiêm túc nghiên cứu, rà soát lại chính sách, hành vi, phương thức quản lý, đối xử với các dân tộc đồng bào thiểu số, xem xét xem cái gì làm sai, cái gì chưa đạt.
Như đã nêu trên, nhà nước đã áp dụng một chính sách “thuộc địa”, đưa dân từ các miền đồng bằng lên khai hoang, lập ấp, vi phạm chủ quyền của đồng bào dân tộc thiểu số. Việc này cần phải được sửa sai, chỉnh đốn, cho hợp tình, hợp lý.
RFA: Nhân đây, xin được hỏi ông thêm rằng ông từng phát biểu là Việt Nam nay cần tiến hành một cuộc cải tổ, đổi mới về chính trị, trong đó có đổi mới tư duy chính trị mở đường cho cải tổ, đổi mới thể chế, chế độ chính trị cho phù hợp với thời đại, theo ông việc này cần được khởi động ra sao? Có cần điều kiện ‘cần và đủ’ nào để dẫn tới thành công hay không, nếu có cuộc đổi mới đó?
Ông Bùi Kiến Thành: Sau gần bốn mươi năm khởi động chính sách “Đổi Mới”, tôi khẳng định Việt Nam cần khẩn trương thực hiện những mục tiêu đã được đề ra trong văn bản của Nghị quyết bắt nguồn từ Đại hội Đổi mới – Đại hội VI năm 1986 của Ban chấp hành Trung ương của ĐCSVN với tinh thần và nội dung xây dựng một nhà nước “Vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, một nhà nước Pháp quyền, do dân và vì dân”.
Theo tôi, Việt Nam không còn có thể là một nhà nước theo thể chế “chuyên chính vô sản” nữa, mà cần phải tiến tới một thể chế “dân chủ, công bằng, văn minh” hòa hợp với các xã hội dân chủ trên thế giới.
Đường lối chủ trương đã được vạch rõ, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo đương thời là phải cố gắng thực hiện, không còn chần chừ trước tốc độ phát triển như siêu thanh của cộng đồng xã hội dân chủ, văn minh trên thế giới mà Việt Nam cần quyết tâm gia nhập.
Ở đây, tôi cho rằng không có vấn đề chờ đợi các điều kiện cần và đủ chủ chốt cho việc khởi động và tới đích thành công, mà phải tranh thủ vận động sự nhất trí, đồng lòng của mọi tầng lớp nhân dân vì đại cuộc.
(Hình: Một công trình bị sụp đổ ở tỉnh Đắc Nông, Tây Nguyên.)
Nên Chủ Động Thay Đổi, Cải Tổ Hay Thụ Động ‘Chờ Thời’?
RFA: Có người nói, Việt Nam muốn thay đổi, muốn Dân chủ hóa, phải đợi người hàng xóm ‘cùng hệ tư tưởng Cộng sản Chủ nghĩa” là Trung Quốc thay đổi trước đã, ý kiến của ông thế nào? Môi trường bên ngoài và nội lực bên trong có mối quan hệ ra sao, trong viễn cảnh đổi mới ấy nếu như có?
Ông Bùi Kiến Thành: Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, có đội ngũ lãnh đạo kiên quyết, có một dân tộc anh hùng, đội ngũ hào kiệt không thiếu, nội lực bên trong hùng mạnh, thời cơ bên ngoài thuận lợi, theo tôi cứ thuận thiên mà hành đạo, khởi sự tất thành.
Từ ngày xây dựng đất nước và tuyên bố độc lập, nước Việt Nam là một nước đặt theo tinh thần “Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc”. Đó là mục đích tối thượng mà mỗi công dân cần phải khắc cốt, ghi tâm. Dầu khó khăn gian khổ đến đâu cũng không sờn chí.
Riêng với cá nhân tôi, thì còn một hơi thở, nhìn bát cơm trên bàn là thấy công ơn của đồng bào, đất nước nuôi nấng ta từ trong trứng nước, là thấy nghĩa vụ trách nhiệm đối với Tổ tiên dân tộc. Một ngày, một giờ mà không đóng góp gì cho đất nước, với riêng tôi, là có tội đối với nhân dân.
Nhân đây, tôi xin có một lời nhắn nhủ và chia sẻ thêm với các bạn trẻ và đồng bào Việt Nam rằng đất nước là của chung, tranh đấu cho dân chủ, tự do, hạnh phúc là sứ mệnh của mỗi người, từng người trong chúng ta hãy hành động, cống hiến theo tinh thần “tận nhân lực” tức là càng gắng làm hết sức mình, thì đất nước, quốc gia, dân tộc sẽ “tri thiên mệnh”, tức là càng sớm sẽ thấy tương lai, cơ đồ tốt hơn.
RFA: Xin trân trọng cảm ơn ông Bùi Kiến Thành đã trả lời cuộc phỏng vấn này.
Trên đây là ý kiến trên quan điểm riêng của Kinh tế gia Bùi Kiến Thành, sinh năm 1931, một chuyên gia về kinh tế, tài chánh, nguyên là Đại diện Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam (của Việt Nam Cộng Hòa) tại New York, nguyên Phụ tá cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, nguyên Chủ tịch Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIU), nguyên Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Chủ tịch sáng lập Công ty Bình Điện VABCO (nay là PINACO).
Ông Bùi Kiến Thành từng cố vấn cho ban lãnh đạo Đảng CSVN và chính phủ Việt Nam xây dựng chính sách Đổi Mới, cố vấn cho chính phủ Việt Nam về các vấn đề phát triển kinh tế, tài chánh; giải tỏa cấm vận của Mỹ, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ; cố vấn cơ sở pháp lý Chủ quyền Việt Nam trên thềm lục địa Biển Đông; Tư vấn xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn, Hội nhập kinh tế thế giới; Chỉnh đốn xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, và phát huy Nhà nước Pháp Quyền v.v….
Tôn Giáo, Sắc Tộc, Đất Đai: Nguồn Cơn của Bất Ổn Tây Nguyên?
(Lê Quốc Quân)
(Hình: từ VnExpress.net)
-Ai cũng biết những vấn đề tôn giáo, sắc tộc và đất đai là nguồn cơn của những bất ổn đối với Tây Nguyên. Vậy đây cũng là thời điểm để chính quyền nhìn lại và thực thi một số giải pháp quan trọng để đem lại thịnh vượng cho vùng Cao nguyên Trung phần và cho cả Việt Nam.
Chiến Tranh và Bạo Lực Cách Mạng
Xung đột sắc tộc và tôn giáo là một phần trong đời sống nhân loại. Chúng ta có quyền mơ ước về một hành tinh tràn ngập hòa bình và yêu thương, nhưng thực tiễn cho thấy nhân loại đã bước qua 10.624 cuộc chiến tranh trong dòng lịch sử của mình.
Chỉ riêng Việt Nam đã là nơi, hoặc là bên tham gia đến 10 cuộc chiến trong thế kỷ 20. Trong đó có cuộc chiến tranh 1954-1975 là tàn khốc nhất với tỷ lệ thương vong lớn nhất trong lịch sử cận đại.
Chủ nghĩa Cộng sản đóng góp một phần quan trọng trong xu hướng sử dụng bạo lực. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Liêu, viết trên tạp chí Cộng sản về Quan điểm của Lê Nin, đã xác quyết rõ ràng rằng: “Bạo lực cách mạng là phương thức duy nhất để một giai cấp mới giành lấy quyền lực chính trị”.
Ông cũng chỉ ra mối quan hệ thực sự quan trọng giữa chủ nghĩa Cộng sản và vấn đề chiến tranh vũ trang, bạo lực cách mạng.
Ở Hoa Thịnh Ðốn, ngay đối diện Trung tâm Luật của Đại học Georgetown là một tượng đài “Nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản” ghi dấu 100 triệu nạn nhân trong thế kỷ 20 với những thống kê rõ ràng từ các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, Tố Hữu là một nhà thơ mang tâm hồn nghệ sĩ nhưng khi gia nhập đảng cũng cổ suý việc giết chóc bằng những câu: “Giết, giết nữa bàn tay không ngưng nghỉ / Cho ruộng đồng mau tốt lúa mau xanh”, hoặc trong bài “Đi đi em” có câu: “Nuôi đi em cho đến lớn đến già / Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu”.
Tôi cho rằng những đối tượng tấn công đồn công an mới đây đã bị nhiễm tư tưởng bạo lực của những người Cộng sản, sử dụng vũ lực tấn công giết chết công an mà họ coi như một lực lượng chiếm đóng.
Cá nhân tôi phản đối bạo lực và giết người. “Chớ giết người” là Điều răn thứ 5 trong 10 điều răn quan trọng nhất của Thiên Chúa Giáo. Tôi cho rằng chỉ có tình yêu thương và sự tương nhượng (compromise) mới hóa giải hận thù.
Văn Minh Khai Hóa và Đạo Đức
Văn minh thường được hiểu là một nền văn hóa lớn hơn và tiên tiến hơn, trái ngược với nó là các nền văn hóa nhỏ hơn, lạc hậu hơn. Nhưng một trong những đặc điểm căn bản của văn minh chính là đạo đức. Một sự phát triển chỉ được coi là văn minh khi nó mang trong mình đạo đức và chính điều này đang là thách thức lớn của loài người trong tiến trình phát triển. Thất bại mới nhất là một số công ty kỹ thuật đang bỏ qua đạo đức của trí tuệ nhân tạo (AI).
Có một lần tôi trực tiếp chứng kiến ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai: Một nhóm người ở dưới phố rất “văn minh” lên mua quả đào của một em bé không biết tiếng Kinh. Họ mua 4 túi, mỗi túi giá 40 ngàn và đưa cho em bé 120 ngàn.
Em bé nghi ngờ, dùng tay vất vả tính toán một hồi rồi lắc đầu chìa tay xin đưa thêm. Cả nhóm ồ lên “Ôi, bây giờ bọn tộc nó cũng khôn ranh lắm rồi”. Tôi thấy đó là sự bẩn thỉu, dựa vào sự thiếu hiểu biết của một em bé để định lừa đảo, gạt 40 ngàn đồng của em.
“Được” hay “bị” khai hóa là một điều còn phải bàn cãi tuỳ thuộc vào quan điểm của từng người. Ngày xưa Pháp vào Việt Nam cũng mang “văn minh, khai hoá” mà áp đặt lên đất nước chúng ta?
Ngoài việc đem theo Nhà nước và súng đạn, họ còn đem cả bệnh viện, tàu hoả, tennis, trường Đại học vào Việt Nam. Họ gọi là văn minh đấy nhưng báo chí Nhà nước còn muốn lột trần bản chất của thực dân Pháp thì giờ đây đúng là tự đem đá ghè vào chân mình.
Tương tự như vậy, chính quyền tự coi mình là văn minh, tiến bộ, làm các khu giãn dân, đưa đồng bào ra thị tứ ở san sát bên nhau cứ tưởng là tốt đẹp với “điện, đường, trường, trạm” nhưng người Thượng cho rằng đó là những “ấp chiến lược” thời nay, Nhà nước tạo ra để dễ bề cai trị.
Bất Bạo Động và Kinh Thượng Đề Huề
Nhiều người cho rằng những kẻ tấn công ở Tây Nguyên vừa qua đã chủ trương con đường bạo lực để chiến đấu chống lại sự “cai trị” của người Kinh cũng giống như người Cộng sản chủ trương bạo lực để đuổi thực dân Pháp đô hộ.
Từ bé tôi đã được ông cha dạy về khát khao độc lập dân tộc nhưng không chủ trương con đường bạo lực. Tôi ủng hộ phương pháp của Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… trong việc phát triển và canh tân đất nước. Tôi tin đó là cách làm đúng đắn để đem văn minh của phương tây vào mà vẫn giữ được những điều tốt đẹp của Việt Nam, kiểu “Kinh-Thượng đề huề”.
Có thể những kẻ bạo động cực đoan sẽ không đồng ý và sẽ coi là “cải lương” nhưng dù sao đó là cách làm tốt nhất. Hành động bạo động đầy phẫn uất của họ là “trứng chọi đá”, là lấy “sở đoản” để chống lại “sở trường”, chắc chắn sẽ bị đàn áp khốc liệt hơn, dã man hơn. Bạo lực vì thế lại quay vòng như nghiệp chướng.
Có nhiều người cho rằng bản tính của chính quyền Cộng sản thì họ sẽ đàn áp vậy phải bạo động như họ mới xứng đáng nhưng người Tây Nguyên không phải là Hồi giáo IS, với triết lý “mắt đền mắt, răng đền răng” từ thời Cựu ước.
Họ là những người tin Chúa. Giữa lúc rừng thiêng biến mất, không gian sống bị bần cùng, văn hóa bị đảo lộn, đạo đức suy đồi, họ đã tìm thấy một căn tính mới đầy yêu thương và phát triển. Đó là Kito Giáo. Họ đã tìm được niềm tin giữa một xã hội vô thần, đã thấy “Giàng” giữa những cánh rừng đang bị cạo trọc, thấy le lói một tinh thần sống dẫn đường.
Giải Pháp Tây Nguyên - Giải Pháp Việt Nam
Ai cũng biết những vấn đề tôn giáo, sắc tộc và đất đai là nguồn cơn của những bất ổn đối với Tây Nguyên. Vậy đây cũng là thời điểm để chính quyền nhìn lại và thực thi một số giải pháp quan trọng để đem lại thịnh vượng cho vùng Cao nguyên Trung phần và cho cả Việt Nam. Tôi đơn sơ đề nghị một số giải pháp như sau:
Một là chính quyền phải thực sự tôn trọng tự do tôn giáo, khởi đầu cho chùm giải pháp về vấn đề Tây Nguyên. Những người lãnh đạo phải bỏ đi lý tưởng Cộng sản vô thần để chấp nhận cho mọi công dân được thực hành tự do tôn giáo. Hãy mở cửa tất cả nhà thờ, hãy cho người dân được hoàn toàn tự do thờ phượng, tự do thiết lập các nhóm và hệ phái của mình. Xin hiểu rằng có người cầu nguyện cho chế độ sụp đổ thì cũng có nhiều người cầu nguyện cho nó tiếp tục tồn tại. Đừng lo: “Ông Trời có mắt”.
Hai là phải tiến hành dân chủ hóa thật sự. Việt Nam là một nước độc tài toàn trị chỉ do một đảng lãnh đạo, việc lập chính sách thường là từ trên xuống, dân không được biết, được bàn thì sẽ phát sinh mâu thuẫn khi thực hành. Do vậy, dân chủ hóa là một yếu tố quan trọng. Hiện nay Luật thực hiện dân chủ cơ sở quy định khá chi tiết việc thực thi dân chủ ở cấp cơ sở nhưng chính sách thường là ở trung ương dội về. Đặc biệt ở vùng Tây Nguyên nằm trong Ban chỉ đạo Tây Nguyên của đảng. Ban này nhìn đâu cũng thấy kẻ thù cho nên chỉ có cảnh giác, trấn áp, và cai trị bằng bạo lực cách mạng chứ không thực hành dân chủ hòa bình. Nên giải tán Ban chỉ đạo để cho dân được thực hành dân chủ một cách rộng rãi, đơn giản và thực chất theo luật.
Thứ Ba là phải cấp đất đủ cho người sắc dân người Bản địa. Đất đai là sở hữu của toàn dân nhưng Nhà nước phải tôn trọng lịch sử. Đất đai có từ trước khi có nhà nước, vì vậy nên ưu tiên cho những người đã có mặt và chiếm hữu trước đó. Nhà nước cần sửa luật đất đai, tiến hành đền bù những mất mát, thiệt hại mà các chính sách sai lầm đã gây ra cho đồng bào, đồng thời tạo ra những chính sách mới để ưu tiên và khuyến khích sự tự trị và phát triển. Song song với việc đó là trồng lại toàn bộ rừng Tây Nguyên, là tiến hành bảo tồn trên diện rộng toàn bộ, củng cố và gìn giữ những giá trị di sản văn hóa hữu hình và vô hình của Tây Nguyên.
Có như vậy thì Tây Nguyên sẽ phát triển, trở thành nguồn cảm hứng cho cả một sự khởi đầu thay đổi vì một Việt Nam hòa bình, tự do, dân chủ và phát triển.
Hạn Hán, Cắt Điện Trầm Trọng Gây Tác Hại Cho Nền Kinh Tế Việt Nam
(Thanh Phương)
-Tình trạng nắng nóng và hạn hán kéo dài từ nhiều tuần qua, nhất là ở miền Bắc Việt Nam, đang gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư ngoại quốc, trong nhiều lĩnh vực từ điện tử, xe hơi cho đến dệt may.
Là quốc gia có dân số nay đã lên đến gần 100 triệu dân và được xem là có mức tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao nhất Đông Nam Á, Việt Nam tiêu thụ điện ngày càng nhiều, nhưng các nguồn năng lượng ngày càng ít, nhất là vì để tuân thủ các cam kết về chống biến đổi khí hậu, Việt Nam buộc phải từ bỏ dần dần điện than. Riêng ở miền Bắc, phân nữa nhu cầu về điện là được cung cấp từ các đập thủy điện, nhưng hồ chứa của các đập thủy điện đang cạn dần do tình trạng hạn hán, nắng nóng, do những hiện tượng thời tiết cực đoan mà biến đổi khí hậu khiến cho trở nên trầm trọng hơn.
Việt Nam là nơi đặt nhiều nhà máy sản xuất cho các công ty đa quốc gia như Samsung, Foxconn, gia công cho Apple. Nhưng các nhà đầu tư tại Việt Nam nay đang bị ảnh hưởng nặng nề của các điều kiện thời tiết cực đoan, với kỷ lục nhiệt độ nóng hơn 44 độ C và đầu tháng 5. Mực nước nói chung và mực nước các hồ thủy điện nói riêng, xuống đến mức rất thấp.
Trả lời Ban Việt ngữ của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ngày 16/6/2023, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh ghi nhận:
“El Nino đã xuất hiện và tình hình hạn hán ảnh hưởng đến Việt Nam về nhiều mặt. Riêng tại đồng bằng sông Cửu Long, lượng nước chảy và phù sa về đều ít đi, vì vậy ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.
Đối với thủy điện, Việt Nam có một tỷ trọng thủy điện rất cao, nhưng các hồ nước ở miền Bắc đã bị giảm sút nhiều, mực hồ thủy điện ở Sơn La, thủy điện ở Hòa Bình đều bị giảm sút. Ai cũng rất mong là sắp có mưa để có tăng sản xuất điện từ hồ thủy điện”.
Theo báo chí Việt Nam, tại nhà máy thủy điện Thác Bà ở tỉnh Yên Bái, mực nước của hồ chứa đã xuống đến mức thấp nhất từ 20 năm nay, tức là thấp hơn từ 15 đến 20 cm so với mức tối thiểu cần thiết để nhà máy có thể vận hành được.
Trong khi nguồn cung cấp điện bị suy giảm mạnh, thì mức tiêu thụ điện lại tăng thêm 20% do người dân sử dụng máy lạnh nhiều hơn trong cái nóng kỷ lục, theo lời ông Nguyễn Quốc Trung, Phó Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, được hãng tin AFP trích dẫn. Ông dự báo tình trạng thiếu điện sẽ kéo dài đến tháng 7.
Yêu Cầu Giảm Tiêu Thụ Điện
Theo hãng tin AFP, vào đầu tháng 6, tại nhiều vùng ở miền Bắc Việt Nam, nơi có nhiều nhà máy của các tập đoàn ngoại quốc, nằm không xa thủ đô Hà Nội, chính quyền đã yêu cầu phải giảm phân nữa tiêu thụ năng lượng, do nguồn cung cấp bị thiếu hụt. Có những ngày, điện bị cắt nhiều tiếng đồng hồ, đôi khi không có báo trước và cắt vào giờ chót.
Những vụ cắt điện liên tục khiến các Phòng Thương mại Nhật Bản, Nam Hàn và Âu Châu đã yêu cầu chính phủ Hà Nội có biện pháp nhanh chóng để ngăn chận cuộc khủng hoảng đang gây thiệt hại hàng triệu Mỹ kim. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết:
“Tuy vẫn có ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam, nhưng đã giảm sút. Đại diện các công ty ngoại quốc, như củ a các công ty Nhật Bản đã đến Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) để bày tỏ sự bất bình và than phiền về việc bị cúp điện. Tôi nghĩ là những lời than phiền đó đã đến tay Thủ tướng, nên Thủ tướng đã có chỉ thị là trong tháng sáu phải giải quyết dứt điểm việc thiếu điện.
Các nhà đầu tư cho chưa quyết định rời khỏi Việt Nam, nhưng vì bị cắt điện, nên một số doanh nghiệp không thực hiện được đúng kỳ hạn trong hợp đồng, tức là không giao hàng được đúng kỳ hạn và đấy cũng là điều đáng tiếc. Thiếu điện thì người lao động cũng bị ảnh hưởng đến đời sống, bởi vì bây giờ là mùa Hè đang rất nóng, thiếu điện thì giấc ngủ sẽ không được tốt. Không có điện thì doanh nghiệp không hoạt động được, thu nhập của người lao động cũng sẽ bị giảm sút”.
Theo lời ông Susumu Yoshida, Phòng Thương mại Nhật Bản, một lần cúp điện có thể gây thiệt hại đến hơn 190.000 Mỹ kim cho 5 xưởng sản xuất trong một khu công nghiệp. Ông cũng cho biết là không thể nào thẩm định được tổng thiệt hại của các khu công nghiệp miền Bắc Việt Nam.
Hãng tin AFP cho biết, Nam Hàn, nhà đầu tư chủ chốt của Việt Nam, cũng than phiền về việc cúp điện liên tục gây ảnh hưởng đến sản xuất. Ông Hong Sun, Chủ tịch Phòng Thương mại Nam Hàn ở Việt Nam, cảnh báo: “ Vấn đề cúp điện sẽ rất nghiêm trọng không chỉ đối với các công ty đã đặt cơ sở ở Việt Nam, mà còn đối với chúng tôi, hiện đang cố thu hút các nhà đầu tư đến đây”.
Tại thành phố Hải Phòng, nhiều hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực hậu cần và vận chuyển hàng hải đã đệ đơn kiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN. Lý do là cứ mỗi lần cắt điện hơn 6 tiếng đồng hồ, những doanh nghiệp này phải đền bù cho các tàu đang neo đậu chờ ở bến cảng. Những tàu này phải trả tiền neo đậu có thể lên tới 50.000, ngoài số tiền phạt khi giao hàng trễ.
Ảnh Hưởng Đến Du Lịch
Việc cắt điện cũng ảnh hưởng gián tiếp đến ngành du lịch, vì nó gây khó khăn cho các khách sạn và gây phiền hà cho du khách, theo ghi nhận của chuyên gia Lê Đăng Doanh:
“Hiện nay Việt Nam đang cắt điện luân phiên, theo từng vùng, vì vậy ngay cả khách sạn 5 sao cũng bị cắt điện, đã phải chạy máy phát điện. Vì chạy máy phát điện nên khách sạn đã phải tăng thêm tiền phòng đối với. Rồi có trường hợp khách quốc tế khi bị mất điện thì đã tỏ vẻ không hài lòng.
Việc mất điện thì ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng ảnh hưởng đến cả ngành du lịch thì quả là một điều bất lợi, vì có thể nó sẽ làm giảm số lượng du khách. Người ta lan truyền tin đồn là ở Việt Nam đang bị mất điện. Đối với một du khách từ các nước phát triển vốn đã sống quen với điện, đó là điều họ không mong đợi”.
Câu hỏi của các nhà đầu tư ngoại quốc đang muốn đặt cơ sở sản xuất ở Việt Nam đó là những vụ cắt điện chỉ xảy ra trong lúc hạn hán, nắng nóng, hay sẽ trở nên thường xuyên. Chính phủ Việt Nam, vốn đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về trung hòa carbon, muốn tiết kiệm ít nhất 2% lượng điện tiêu thụ mỗi năm trong khoảng thời gian từ 2023 đến 2025.
Thibaut Giroux, Chủ tịch của Stolz-Miras, một nhà thầu cho các công ty Nestlé, Unilever và Bayer, cho hãng tin AFP biết chính quyền đã yêu cầu ông giảm 10% mức tiêu thụ điện ngay từ nay đến năm 2025, cho dù nhà máy của công ty này đặt tại tỉnh Đồng Nai ở miền Nam, cách xa miền Bắc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng cắt điện. Để đáp ứng yêu cầu đó, công ty của ông Giroux, hiện cũng là Chủ tịch Phòng Thương mại Pháp tại Việt Nam, phải giảm sản xuất vì chính các máy móc mới tiêu thụ nhiều điện. Nhưng ông than phiền: “ Nếu làm như thế tôi sẽ chết dần chết mòn”.
Phòng Thương mại Nhật Bản cũng đã gửi cảnh báo: Nếu các biện pháp thích hợp không được khai triển, “một số công ty thành viên có thể xem xét chuyển một số cơ sở sản xuất” ra khỏi Việt Nam.
Ngư Dân Cũng Khốn Đốn
Không chỉ gây thiếu hụt điện, tình trạng hạn hán, nắng nóng kéo dài còn ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của ngư dân miền Bắc Việt Nam, theo một phóng sự của hãng tin AFP ở Yên Bái, khu vực nhà máy thủy điện Thác Bà. Đây là nơi mà nhiều người dân sống chủ yếu nhờ vào nguồn cá của các sông hồ. Nước hồ chứa của đập thủy điện Thác Bà đang cạn dần, mà nước của sông Chảy nằm cách đó không xa nay cũng trở thành giống như một con suối nhỏ. Các giếng cũng bị khô cạn, nông dân trong vùng không còn nước để tưới cho các đồng lúa, thậm chí người dân địa phương lo ngại không còn nước cho sinh hoạt.
Facebook Đang Giúp CSVN Bóp Nghẹt Tự Do Ngôn Luận
(Ảnh: logo của Facebook, Google, Apple trên màn hình máy điện toán.)
-Facebook đang giúp chính phủ Hà Nội bóp nghẹt tự do ngôn luận; sau khi cách đây chừng một thập niên từng góp phần giúp đem lại quyền này cho nhiều người dân tại Việt Nam.
Mạng báo Washington Post ngày 19/6/2023 đưa ra nhận định vừa nêu dẫn lời của hai người từng làm việc với Facebook trong thời kỳ đầu tại Châu Á. Cả hai phát biểu theo điều kiện ẩn danh vì sợ bị trả thù. Theo hai người này, lúc đó, dân chúng khắp nơi trên cả nước có thể thông tin liên lạc trực tiếp với nhau về những vấn đề thời sự. Người dùng đăng tải tình trạng lạm quyền của công an, thực tế lãng phí của chính phủ, và chọc thủng hệ thống tuyên truyền của đảng Cộng sản cầm quyền.
Một trong hai người cho rằng đó có thể được cảm nhận như một sự giải phóng; và Facebook có phần tạo nên “cuộc cách mạng” đó.
Qua thời gian đến nay Việt Nam trở thành thị trường lớn thứ bảy của Facebook trên toàn thế giới. Trước sự bùng nổ đó, chính phủ Cộng sản Việt Nam ngày càng đòi hỏi Facebook phải có hạn chế nghiêm nhặt hơn.
Washington Post cũng dẫn nguồn từ bốn người từng làm việc cho Hãng Meta, công ty mẹ của Facebook, các nhóm nhân quyền, giới quan sát và những nhà vận động hành lang cho biết Facebook phải nhượng bộ nhiều lần trước yêu cầu của chính phủ toàn trị Hà Nội. Facebook thường xuyên kiểm duyệt giới bất đồng, và buộc loại trừ những người dùng bị chính phủ xem là mối đe dọa cho chế độ ra khỏi nền tảng mạng xã hội này.
Hãng Meta thông qua một danh sách nội bộ những viên chức đảng Cộng sản không được chỉ trích trên Facebook. Danh sách này được giữ kín ngay cả trong nội bộ Meta và chưa hề được báo cáo trước đây. Danh sách còn có những hướng dẫn trong việc kiểm soát nội dung trên mạng Facebook; và những hướng dẫn này phần lớn do các giới chức Việt Nam soạn thảo.
Danh sách như thế là độc nhất tại khu vực Đông Á.
Ngoài biện pháp đó, trong những tháng gần đây Việt Nam còn đẩy mạnh những yêu cầu giới hạn nghiêm nhặt hơn nữa đối với Facebook. Hãng Meta được nói đang sẵn sàng xiết chặt kiểm soát thêm theo yêu cầu của chính phủ Hà Nội do bị đe dọa nếu không thì phải lưu trữ dữ liệu tại các máy chủ ở Việt Nam. Biện pháp này gia tăng cảnh báo về vấn đề quyền riêng tư và an ninh thông tin cho người dùng.
Washington Post cho hay Hãng Meta chưa trả lời trực tiếp những câu hỏi của báo này nêu ra về biện pháp kiểm duyệt, việc bịt miệng người dùng hay danh sách các viên chức Cộng sản Việt Nam không được bình luận trên Facebook.
Ấn Độ Tặng Tàu Hộ Tống Loại Nhỏ Mang Phi Đạn Cho Việt Na
(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ (trái) tại Hà Nội hồi ngày 8/6/2022.)
-Ấn Độ tuyên bố tặng Việt Nam tàu INS Kirpan. Đây là một tàu hộ tống loại nhỏ mang phi đạn do chính Ấn Độ đóng trong nước.
Tuyên bố vừa nêu do Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Raksha Mantri Rajnath Singh đưa ra ngày 19/6/2023, nhân chuyến công du của người đồng cấp Việt Nam Phan Văn Giang đến Tân Ðề Ly ngày 19/6.
Động thái vừa nêu được nhận định là mốc quan trọng trong việc giúp tăng cường năng lực cho Hải quân Việt Nam.
Chuyến thăm của người đứng đầu ngành quốc phòng Việt Nam đến Tân Ðề Ly được cho biết là bằng chứng của việc tăng cường mối quan hệ quốc phòng song phương giữa hai phía Việt Nam và Ấn Độ. Hiện Hà Nội đang phải ứng phó với hành động bành trướng quyết liệt của Bắc Kinh tại Biển Đông, mặc dù hai nước đều tuyên bố là đồng chí Cộng sản với nhau.
Trong chuyến thăm này, tin của mạng báo Zee Business Ấn Độ hôm ngày 9/6 cho biết Việt Nam dự kiến sẽ đặt mua từ ba đến năm khẩu đội phi đạn bờ biển BrahMos BRKs do Tân Ðề Ly và Matx cơ va hợp tác sản xuất. Trị giá một khẩu đội phi đạn BrahMos BRKs là khoảng 125 triệu Mỹ kim; nếu Hà Nội mua tổng cộng 5 khẩu đội số tiền sẽ là 625 triệu Mỹ kim.
Tin cho biết việc Việt Nam lên kế hoạch đàm phán mua phi đạn BrahMos của Ấn Độ diễn ra từ năm 2017; tuy nhiên kế hoạch này bị kéo dài do vấn đề khung giá cả.
Trước đó, vào năm 2016, Ấn Độ đề nghị cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng quốc phòng 500 triệu Mỹ kim để mua vũ khí, trong đó có các tàu tuần tra và thiết bị chống ngầm hiện đại tân trang cho hai tàu tuần tra cũ Project 159 SKR-1.
Một năm trước, từ ngày 7 đến 10/6/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh có chuyến thăm Việt Nam nhân dịp hai phía kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhân dịp này Hà Nội và Tân Ðề Ly ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng song phương đến năm 2030.
Ngoài ra, hai nước còn ký kết bản Thỏa thuận Ghi nhớ (MoU) về hỗ trợ hậu cần quân sự (thỏa thuận đầu tiên kiểu này của Việt Nam), cho phép quân đội hai nước sử dụng các căn cứ của nhau để sửa chữa và tiếp tế. Kể từ năm 2016, Ấn Độ đã ký 6 Hiệp ước hậu cần khác như vậy với các quốc gia như Nhật Bản, Úc Ðại Lợi, Pháp, Tân Gia Ba, Nam Hàn và Mỹ. Đây là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, vì nó cho phép các chiến hạm - bao gồm cả máy bay quân sự của quốc gia ký kết tiếp nhiên liệu và cập cảng các căn cứ của nhau.
Tin Cộng Ðồng
Luật Sư Bào Chữa Vụ Tịnh Thất Bồng Lai Đến Hoa Kỳ!
(Hình: Luật sư Nguyễn Văn Miếng và Luật sư Đặng Đình Mạnh tại phi trường Dulles, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, hôm 16/6/2023.)
-Luật sư Đặng Đình Mạnh và Luật sư Nguyễn Văn Miếng, 2 Luật sư trong số 5 Luật sư từng tham gia bào chữa trong vụ “Tịnh thất Bồng Lai”, hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ.
Công an tỉnh Long An từng 4 lần gửi giấy triệu tập 2 vị Luật sư này để làm việc về tin báo tội phạm của Cục an ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Kỹ thuật cao (Bộ Công an). Bộ Công an cho rằng, một số Luật sư trợ giúp pháp lý cho Tịnh thất Bồng lai có dấu hiệu vi phạm Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Việc đặt chân đến Hoa Kỳ sau khi bị “truy tìm” bởi Công an tỉnh Long An được những người mới đến chia sẻ với Ðài Á Châu Tự Do (RFA). Luật sư Đặng Đình Mạnh sáng 19 tháng 6 năm 2023 cho biết:
“Năm năm trước tôi đã có dịp đến Mỹ, chủ yếu là vùng bờ Tây và các tiểu bang miền Nam. Lần này, tôi đến vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn và càng khẳng định lý do rất nhiều người trên thế giới muốn đến quốc gia này để sinh sống, học tập hoặc du lịch. Vì lẽ, đây là quốc gia thật sự đáng sống.
Tôi không hiểu biết nhiều về nước Mỹ, nhưng cũng đủ làm tôi choáng ngợp. Tôi có một số dự án tại đây và đang bắt tay vào việc thực hiện những dự án đó.
Tôi có biết về quyết định truy tìm đối với tôi của công an tỉnh Long An. Vì quyết định ấy không căn cứ theo những quy định của tố tụng hình sự, cho nên, tôi đánh giá rằng tôi không có trách nhiệm phải chấp hành.
Hơn nữa, việc tôi xuất cảnh, đi lại, cư trú và chọn nơi lao động như thế nào là quyền của tôi. Đây là quyền tự do của công dân theo Hiến pháp. Không một cơ quan nào có thể cản trở những quyền này của tôi cả. Thực tế, tôi đang thực hiện các quyền tự do của công dân theo Hiến pháp quy định mà thôi”.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng trình bày:
“Tôi đến Hoa Kỳ vào trưa ngày 16/6/2023 trong cơn mưa nhè nhẹ tại phi trường Dulles, tiểu bang Virginia. Tôi như trút được một gánh nặng sau 100 ngày bị săn đuổi, ngay khi máy bay tiếp đất, lăn bánh trên phi đạo.
Thủ tục hải quan chỉ mất khoảng 30 phút cho trường hợp sử dụng visa nhập cảnh của tôi, những trường hợp khác thì nhanh hơn, tôi vui mừng đến nỗi suýt quên cả lấy hành lý.
Mọi người gặp mình dù không quen, cũng đều chào hỏi. Tôi mạnh dạn nói: “Tôi là người Việt Nam”. Khi biết tôi là người mới đến họ đều hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không. Những người đồng hương Việt Nam khi biết tin, mọi người đều chúc mừng và nói trường hợp của chúng tôi, gia đình chúng tôi đến được Hoa Kỳ như một phép lạ.
Tiếng lành đồn xa, những người quen biết tôi trong nước cũng như tại Hoa Kỳ, không biết bằng cách nào đều biết thông tin tôi và gia đình đã đến được bến bờ tự do”.
Như tin đã loan, trang Thông tin điện tử Công an tỉnh Long An hôm 11 tháng 6 năm 2023 đăng Thông báo truy tìm người trong mục “Truy nã-Truy tìm”. Thông báo ghi rõ: “Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an tỉnh Long An thụ lý kiểm tra, xác minh tin báo trên và đã gửi Giấy triệu tập nhiều lần cho 3 đối tượng gồm: Nguyễn Văn Miếng; Đào Kim Lân và Đặng Đình Mạnh nhưng các đối tượng không đến để làm việc và không có lý do vắng mặt. Qua công tác xác minh, Công an phường nơi các đối tượng cư trú và thân nhân xác nhận hiện các đối tượng không có mặt tại địa phương, đi đâu, làm gì không rõ và không liên lạc được.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an tỉnh Long An đã ra quyết định truy tìm các đối tượng nêu trên để phục vụ công tác giải quyết tin báo về tội phạm (có các Quyết định truy tìm người kèm theo). Khi thấy các đối tượng truy tìm nêu trên, đề nghị thông báo ngay cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an tỉnh Long An”.
Nữ Giám Đốc Gốc Việt Từng ‘Chết Hụt’ Khi Vượt Biển Viết Nên Câu Chuyện Thành Công ở Mỹ
(Hoàng Long)
(Hình: Bà Trương Thị Túy Ngọc, tên tiếng Anh là Mary Truong, hiện là Giám đốc Điều hành một cơ quan đặc trách người tị nạn và di dân của chính quyền tiểu bang Massachusetts ở miền Đông Hoa Kỳ, chuyên hỗ trợ những người này thích nghi với cuộc sống tái định cư và quá trình nhập tịch.)
-Chiếc tàu chở bà Trương Thị Túy Ngọc dập dềnh giữa nắng chiều nhạt dần. Bà không biết mình đang ở đâu giữa biển mênh mông, chỉ biết rằng không còn ở Việt Nam nữa. Cảnh tượng hãi hùng bà nhìn thấy ban ngày trong đất liền vẫn còn đeo bám tâm trí bà: Những thi thể bị bắn chết trong xe, những con người nháo nhác tìm đường thoát thân, và một thành phố chìm trong hỗn loạn.
Bà chợt nghe thấy tiếng máy bay trực thăng trên trời, rồi tiếng súng bắn xả xuống chiếc tàu. Vài tiếng trước, chiếc tàu đã hứng đạn trong khi đang hối hả rời bến thoát khỏi Việt Nam. Bà nhớ những người dường như là bộ đội đã bắn với theo trong khi la to yêu cầu nó dừng lại.
Giờ cơn hoảng loạn lại ập tới với mấy chục hành khách trên tàu. Làm theo lệnh của người lớn, tất cả trẻ em nằm xuống boong tàu, đứa lớn nằm trên đứa nhỏ để che chở. Bà Ngọc, khi đó 14 tuổi, sợ hãi ôm lấy những người em của mình. Cái chết chưa bao giờ cận kề như lúc này.
“Nhưng mà họ chỉ bắn một thời gian ngắn thôi, sau khi êm rồi thì họ bỏ đi nên thành ra may mắn là chúng tôi không bị gì hết”, bà kể lại. “Tôi cảm thấy như mình chết hụt mấy lần”.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày mà bà Ngọc trở thành người tị nạn cùng với tám anh chị em khác của bà, theo chân ba và bà ngoại rời khỏi Sài Gòn ngay lúc quân Cộng sản Bắc Việt tiến vào thành phố. Gia đình ra đi bỏ lại tất cả tài sản ngoại trừ một ít tiền mang theo phòng thân, bà nói.
Gần 50 năm sau, bà Ngọc, tên tiếng Anh là Mary Truong, giờ là Giám đốc Điều hành một cơ quan đặc trách người tị nạn và di dân của chính quyền tiểu bang Massachusetts ở miền Đông Hoa Kỳ, chuyên hỗ trợ những người này thích nghi với cuộc sống tái định cư và quá trình nhập tịch.
Câu chuyện của bà là một trong số những câu chuyện thành công đáng chú ý của người Việt tị nạn ở Mỹ, nơi mà họ đã bất chấp những hiểm nguy tìm tới để được tự do và để xây dựng lại cuộc đời sau những mất mát đau thương vì chiến tranh và sau những đàn áp, vùi dập của bên thắng cuộc. Và rồi họ vươn lên khẳng định vị thế trong xã hội bằng tài năng của chính mình.
Trả lời phỏng vấn của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), cựu thuyền nhân này trải lòng về những ngày tháng gian truân mà sau này trở thành những bài học cuộc đời quý giá giúp định hình thế giới quan của bà, trong khi bà nỗ lực giúp đỡ những người tị nạn khác trong quá trình hiện thực hóa giấc mơ Mỹ của họ.
Nỗ Lực Vượt Khó
Bà Ngọc và gia đình được một tàu Hải quân Hoa Kỳ cứu vớt sau mấy ngày lênh đênh trên biển. Họ được đưa tới một căn cứ của Mỹ tại Vịnh Subic ở Phi Luật Tân, và sau đó được chuyển đến Guam. Cuối cùng, gia đình bà được đưa đến Mỹ và tái định cư ở thành phố Pittsburgh.
Nhờ sự giúp đỡ của một người bạn Mỹ của gia đình và một nhà thờ địa phương, gia đình bà bắt đầu cuộc sống mới. Ba của bà, trước đây từng làm chủ một ngân hàng ở Tây Ninh và sở hữu nhiều cơ sở kinh doanh, sẵn sàng làm mọi việc để nuôi chín người con và mẹ vợ, bà cho biết. Công việc đầu tiên của ông trên đất Mỹ là nhân viên bảo dưỡng tại một viện bảo tàng.
“Tôi học lớp 10 lúc mới qua Mỹ. Một, hai năm sau có “senior prom”, “junior prom” (vũ hội dành cho học sinh các lớp cuối cấp) thì tôi không có bao giờ dám xin tiền ba tôi để mà mua cho mình một bộ đầm soirée hay là cho tiền mình đi mua vé để đi dự tiệc trong trường bởi vì tôi biết là ba tôi nghèo, không có điều kiện”, bà nói.
“Rồi tất cả anh em ai đi làm được thì đi làm. Thí dụ như là mấy người anh của tôi cũng như là em trai của tôi. Nếu mà đến tuổi mười mấy mà có thể đi phát báo buổi tối thì là đi phát báo để giúp ba tôi có thêm tiền. Cá nhân tôi thì tôi phải giúp trông nom con của người bảo trợ, thành ra là mới có chút đỉnh tiền”.
(Hình: Bà Ngọc (ngoài cùng bên trái) trong bức ảnh gia đình chụp năm 1976 tại Mỹ, một năm sau khi bà và các thành viên khác trong gia đình rời khỏi Việt Nam như những người tị nạn.)
Chắt chiu dành dụm và nỗ lực không ngừng để cải thiện cuộc sống, gia đình dần dần vươn tới ước mơ Mỹ. Bà và tất cả anh chị em đều đi học Đại học, và 7 người lấy bằng Cao học – một người là Luật sư, một người là nhà khoa học cho Lục quân Hoa Kỳ, một người là Giám đốc Điều hành của một công ty kỹ thuật sinh học, hai người là công chức làm việc cho chính quyền cấp quận hạt và cấp tiểu bang, và một người là giáo viên đã về hưu.
Về phần mình, bà Ngọc cho biết trước đây bà từng làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và y tế trong gần 20 năm. Năm 2015, bà được Thống đốc Massachusetts, ông Charlie Baker bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành Văn phòng Người tị nạn và Người nhập cư Massachusetts, với nhiệm vụ chính là điều phối ngân khoản của chính quyền liên bang cho việc tái định cư người tị nạn trong tiểu bang.
“Tôi có một đội ngũ hiện tại có 15 người”, bà giải thích. “Chúng tôi giúp sử dụng tiền mà Văn phòng Tái định cư Người tị nạn (thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ) cấp để giúp người tị nạn, thông qua bảo hiểm sức khỏe, qua những chương trình để giúp họ có thể hội nhập dễ dàng ví dụ như là cho họ đi học tiếng Anh, rồi kiếm việc làm giúp họ, nhập quốc tịch. Có rất nhiều những chương trình giúp từ những người trẻ cho đến những người già. Có chương trình giúp cho những người qua mà không có cha mẹ nữa”.
“Chúng tôi không làm dịch vụ trực tiếp, tức là không phải là cá nhân mình đi ra để giúp người tị nạn mà chúng tôi phối hợp với những cơ quan (phi lợi nhuận) giúp người tị nạn để họ làm những việc đó. Chúng tôi có hợp đồng với gần hay là trên 40 cơ quan trong toàn tiểu bang để giúp về những mục đích khác nhau”.
Biến Đau Thương Thành Ích Lợi
Bà Ngọc cho biết trong thời gian bà làm lãnh đạo cơ quan này, bà đã khởi xướng một chương trình mới để dạy những di dân biết cách sử dụng và quản lý tài chánh sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Ý tưởng xuất phát từ kinh nghiệm đau thương của chính gia đình bà.
Năm 1988, căn nhà mà gia đình 11 người của bà sống bị cháy vì một sự bất cẩn của bà ngoại trong khi dùng nến để thắp sáng. Vụ hỏa hoạn làm hư hại khoảng 40% căn nhà và cũng làm cháy sém nhiều tờ tiền mà bà ngoại cất giấu đằng sau những khung hình thay vì gửi trong ngân hàng, bà kể.
Trong một sự việc đáng tiếc khác, bà Ngọc cho biết bà đã vô tình vứt đi những kỷ vật của mẹ bà, vốn được bà ngoại giữ gìn cẩn thận. Bà cụ đã âm thầm giấu những món đồ có giá trị tinh thần này dưới đáy thùng rác thay vì gửi vào ngân hàng.
“Bà ngoại tôi giận, khóc không ngủ được suốt mấy tháng trời, bởi vì ngoại tôi cắt nghĩa đó là gia tài duy nhất còn lại mà bà cụ hứa với mẹ chúng tôi để sau này chúng tôi còn có một tí kỷ niệm từ mẹ, nhưng mà không ngờ tôi lại đánh mất đi hết”, bà Ngọc kể.
“Vì vậy tôi nghĩ đến kinh nghiệm đó của bà cụ. Cũng giống như những người di dân khác, người ta hay giấu tiền ở dưới cái tấm nệm hoặc là giấu ở đâu đó. Tại sao mình phải làm vậy? Có ngân hàng để làm chi? Nếu mà mình không cho ngân hàng biết mình có bao nhiêu tiền thì nó cũng có cái hộp tủ sắt an toàn, mình có thể giấu trong đó”.
Bà Ngọc cho biết trong 6 năm kể từ khi đi vào hoạt động, chương trình dạy về quản lý tài chánh của bà đã trang bị kiến thức và kỹ năng cho khoảng trên 2.000 di dân. Hiện tại, văn phòng của bà có hợp đồng với 14 cơ quan để thực hiện chương trình này và bà vẫn đang tìm kiếm thêm đối tác để mở rộng quy mô, bà nói.
Bà cho biết thêm sắp tới bà sẽ chuyển sang vai trò mới, tập trung nhiều hơn vào việc phát triển chương trình kỹ năng tài chánh này và dạy tiếng Anh cho di dân.
“Khi tôi làm việc cho văn phòng tị nạn thì tôi phải dùng kinh nghiệm cá nhân cũng như là cái gì mình học hỏi từ ngân hàng để mà giúp những người mới qua”, bà nói. “Bởi vì đối với mình cái đó là cái căn bản rất là cần thiết. Nhưng mà chủ yếu vẫn là học tiếng Anh và phải biết làm sao để mình hội nhập tốt. Phải học hỏi về vấn đề tài chánh thì cuộc sống của mình mới khá hơn được”.
(Hình: Bà Ngọc (thứ năm từ phải sang) chụp ảnh với những người nhập cư đã “tốt nghiệp” khóa học kỹ năng tài chánh mà bà đã lập ra để dạy họ cách quản lý ngân sách, ở Massachusetts, Hoa Kỳ, ngày 20/5/2023.)
Bài Học Cuộc Đời
Nhìn lại cuộc đời của mình, nữ Giám đốc này nói địa vị hiện thời của bà là kết quả của sự lao động “chăm chỉ”.
Tinh thần tự túc được hun đúc trong những ngày tháng khó khăn khi gia đình bà mới đặt chân đến Mỹ. Mọi người hiểu rằng ai cũng cần phải nỗ lực tùy theo sức của mình để nuôi 11 miệng ăn và để dành dụm cho một tương lai sung túc hơn.
“Nếu mà mình không làm chăm chỉ người ta không biết tới mình, người ta đánh giá mình thấp thì người ta cũng sẽ không có giúp mình rồi mình cũng sẽ không có tiến thân được”, bà đúc kết kinh nghiệm.
“Tôi thấy có người có tính ỷ lại, thí dụ như họ nghĩ là qua đây thì sẽ được trợ giúp, mình cứ tà tà. Tôi thấy nghĩ như vậy là sai, mình không thể nào tà tà được. Mình phải cố gắng để mình vượt lên. Đó là phải học tiếng Anh, phải làm việc, rồi phải đóng góp trong xã hội”.
Một lời khuyên nữa bà dành cho những di dân: Hãy xả thân giúp đỡ rồi cơ hội sẽ đến.
“Hồi xưa tôi làm ngân hàng, tôi cũng tham gia trong ban bệ của nhà thương. Đâu có ai ngờ ngân hàng cho tôi nghỉ việc thì là bên nhà thương này họ tạo việc làm mới cho tôi, tại vì tôi đã đóng góp, tôi đã làm thiện nguyện. Thật ra là làm cái này, nó giúp mình đẩy qua cái khác mình không biết được. Mình cứ xả thân mình giúp”, bà nói.
“Đó là điều đối với tôi rất là may mắn. Nếu mà người ta không có giúp mình, mình không có được ngày hôm nay; thì đó là trách nhiệm của mình, mình phải tiếp tục giúp lại người khác. Có vậy thôi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét