Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2023

CSVN Mừng Ngày: “98 Năm! Báo Chí Cách Mạng!” và Kính Chuyển Tin Thế Giới & Việt Nam, Theo Dòng Thời Sự. - Lê Văn Hải

Hình: Một phụ nữ ở Hà Nội đọc tin tức trên tờ Tiền Phong tại sạp báo của bà.)

Tuyên Cáo Của Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali
Những ngày qua (trong thời gian tranh cử) Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali, thường có những dư luận khá phức tạp, binh hoặc chống, về các ứng cử viên tranh các chức vụ dân cử, trong chính quyền, cho cuộc bầu cử năm 2024. Một lần nữa, Hội xin được minh xác như sau:
1/Luôn luôn giữ vững lập trường Người Việt Quốc Gia, Tị Nạn CS.
2/Hội sẽ vượt lên trên và đứng ngoài mọi sự tranh chấp, cũng như đường lối tranh cử, hoạt động của các ứng cử viên.
San Jose, ngày 22 tháng 6 năm 2023
Lê Văn Hải
<!>
CSVN Tuần Này, Tưng Bừng Ăn Mừng, (Ngày 21/6), Đánh Dấu 98 Năm 'Báo Chí Cách Mạng!' Nhưng Thật Mỉa Mai, “Mừng… Muốn Khóc!” Khi Việt Nam Luôn Luôn Đứng Hạng Gần Chót! Về Tự Do Báo Chí!
(Quốc Phương)

-Tại Việt Nam tuần này, chính quyền và các cơ quan báo chí, truyền thông chính thống của đảng, nhà nước và các ngành, các cấp của chính quyền đánh đấu 98 năm ngày được gọi là 'báo chí Cách mạng Việt Nam' (21/6), thế nhưng theo một số ý kiến từ trong giới quan sát độc lập về chính trị, xã hội và báo chí, truyền thông của Việt Nam, vấn đề tự do báo chí, báo chí tư nhân và các quyền Hiến định liên quan mà không bị ngăn cản, có thể vẫn là những dấu hỏi lớn đối với Việt Nam.

Hôm 20/6/2023, nhà báo Trần Tiến Đức, nguyên Cố vấn Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu, phản biện chính sách độc lập (IDS đã tự giải thể) từ Hà Nội và nhà báo, nhà văn Võ Thị Hảo từ Bá Linh, Cộng hòa Liên bang Đức, đã nêu quan điểm riêng của mình với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về các vấn đề nói trên.

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra với ba nhà quan sát độc lập là họ suy nghĩ gì về báo chí của Việt Nam ở trong nước tại thời điểm hiện nay, điểm mạnh, yếu, và xu thế nổi bật ra sao?

Ông Nguyễn Quang A: Đơn giản, tôi nói ngay và ngắn gọn trước hết rằng Việt Nam không có nền báo chí theo đúng nghĩa của từ này.

Ông Trần Tiến Đức: Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Theo cá nhân tôi, điểm mạnh của báo chí Việt Nam hiện nay là có nhiều dạng và thể loại: báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. Số lượng báo in có tới vài trăm, các đài truyền hình thì ngoài trung ương, các tỉnh đều có, một số ngành như quân đội, công an cũng có. Song sự đa dạng trong đưa tin và bình luận thì còn thiếu, chưa đa chiều. Chắc vì tất cả đều "được đạo diễn bởi một tổng biên tập". Viết gì, viết như thế nào, nêu những quan điểm gì đều "được nhắc nhở", dù cho đời sống chính trị, kinh tế và xã hội vô cùng phong phú. Có lúc một vài tờ báo muốn thoát ra khỏi "vòng kim cô" đó, nhưng đều bị siết lại ngay.

Bà Võ Thị Hảo: Theo tôi, về mặt hình thức báo chí Việt Nam tăng về số lượng và người làm báo, mở thêm những kênh truyền thông đa dạng hơn do rất dễ dàng ứng dụng kỹ thuật truyền thông hiện đại, tiết kiệm chi phí. Nhưng về mặt nội dung, người làm báo và công dân Việt Nam ngày càng bị kiềm tỏa, đàn áp khắc nghiệt hơn từ những điều luật được coi là vi hiến như Điều 331 và điều 117 Luật Hình sự, Luật An ninh mạng v.v….


Vì Sao Không Có 'Báo Chí Tư Nhân'?

RFA: Vì sao tới nay, trên cả nước tính từ sau sự kiện 30/4/1975, Việt Nam được cho là vẫn chưa có nền báo chí tư nhân, theo quý vị?

Ông Nguyễn Quang A: Tôi quen với anh Ngô Công Đức chủ bút báo Tin Sáng - là báo tư nhân vẫn hoạt động cho đến 1981 thì báo mới bị đình lại, từ đó hết báo tư nhân!

Ông Trần Tiến Đức: Sau 1954, ở Hà Nội có báo Thời Mới do nhà báo Hiền Nhân (thân sinh ra phu nhân của tôi) làm chủ bút là báo tư nhân, nhưng chỉ tồn tại có vài năm, rồi "được sáp nhập" với báo Hà Nội của đảng bộ và chính quyền thành phố. Ở Sài Gòn, sau 30/4/1975, như Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A nói, có báo Tin Sáng của ông Ngô Công Đức. Thú thật, tôi ở Hà Nội thời đó, nhưng luôn cố gắng tìm đọc Tin Sáng, vì đa dạng về chủ đề, phong phú về cách thể hiện. Phong cách đó sau này phần nào được một số tờ ở Sài Gòn tiếp nối như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ nữ, Sài Gòn Tiếp thị. Vấn đề các báo tư nhân được tồn tại cũng đã từng được nêu, kể cả ở Quốc hội, song không bao giờ được thảo luận một cách nghiêm chỉnh, bởi đơn giản báo chí luôn được coi là một công cụ tư tưởng, công cụ tuyên truyền của đảng cầm quyền, của 'nhà cầm quyền'.

Bà Võ Thị Hảo: Theo tôi, nguyên nhân cơ bản là do chế độ độc tài toàn trị độc đảng đã cấm đoán, vi phạm Hiến pháp Việt Nam và đàn áp tự do ngôn luận kể từ khi thành lập chính quyền Cộng sản tại Việt Nam đến nay. Nơi đâu trên trái đất này có chính quyền Cộng sản, nơi đó không thể có tự do ngôn luận và báo chí tư nhân mà bằng chứng thấy rõ ở Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba v.v….

RFA: Có ý kiến cho rằng, hiện nay đã có mạng xã hội, và truyền thông mạng xã hội trong đó có tin tức mạng xã hội (social media news) phát triển, nên nhu cầu có báo chí tư nhân đã được khỏa lấp, và không còn bức thiết như xưa, ý kiến của quý vị?

Ông Nguyễn Quang A: Tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến đó. Theo tôi mạng xã hội không phải là báo.

Ông Trần Tiến Đức: Đúng là ngày nay mạng xã hội và truyền thông qua mạng xã hội đã phát triển, nhưng làm sao có thể thay thế được báo chí tư nhân với những nhà báo lành nghề, giỏi nghiệp vụ và có bản lĩnh.

Bà Võ Thị Hảo: Mạng xã hội và truyền thông mạng xã hội là "cây đũa thần" từ những tài năng khoa học và kỹ thuật thế giới, làm quà tặng miễn phí cho mọi cá nhân trên toàn cầu nhưng hiện trạng này không thể khỏa lấp nhu cầu có báo chí tư nhân. Vì báo chí tư nhân là quyền đương nhiên, phải được hiến định. Chấp nhận hay chối bỏ báo chí tư nhân thể hiện nhân cách và thái độ của nhà cầm quyền đối với các công dân của họ. Không chấp nhận báo chí tư nhân, đó là sự đàn áp tự do ngôn luận và không bao giờ có thể biện minh.


Đã Có Tự Do Báo Chí Thực Sự Hay Chưa?

RFA: Cũng có ý kiến cho rằng ở Việt Nam đã có tự do báo chí, mà bằng chứng chẳng hạn người dân được quyền sử dụng mạng xã hội, và tỷ lệ người dân sử dụng mạng internet thuộc mức cao, nếu chỉ xét riêng ở Á Châu; trên cả nước có hàng trăm đầu báo và tạp chí các loại; ngoài ra, các chuyên gia quốc tế, ngoại quốc và khu vực về báo chí và trao đổi kinh nghiệm báo chí vẫn được nhà nước Việt Nam mời tới Việt Nam, kể cả tham gia hội thảo và đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, chưa kể phóng viên, đại diện nhiều cơ quan truyền thông, báo chí ngoại quốc được quyền làm việc thường trú hay tới Việt Nam tác nghiệp theo kỳ cuộc. Ý kiến của quý vị?

Ông Nguyễn Quang A: Hiện nay ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, như tôi đã khẳng định. Tự do báo chí là báo chí nói sự thực và không bị nhà cầm quyền đàn áp dù cho sự kiện hay dữ kiện (facts) đó nghịch tai những người cầm quyền. Xét như thế thì Việt Nam không có tự do báo chí.

Ông Trần Tiến Đức: Những con số về số người sử dụng Internet và tham gia mạng xã hội là rất ấn tượng. Phóng viên ngoại quốc được đến Việt Nam tác nghiệp, việc trao đổi nghiệp vụ được thực hiện, song tôi cũng tự hỏi liệu đó có phải là thước đo thật sự về tự do báo chí, tự do ngôn luận?

Bà Võ Thị Hảo: Tôi cho rằng cách quản lý của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay cũng tương tự cách ông đánh cá mở ra một lỗ hổng trong bờ ao cho nước và cá tràn ra một ao tù khác. Những con cá hân hoan tưởng rằng từ nay mình có thể bơi lội thỏa sức. Nhưng không, miệng giỏ đã chờ sẵn đằng kia. Đó là Điều 331, điều 117… của Bộ luật Hình sự và Luật An ninh mạng vân vân, này khác, cùng "một rừng" điều tra viên, kiểm sát viên, các phiên tòa bất công sẽ đón bắt, vu cáo, giam cầm những "con cá" yêu tự do đó....

RFA: Đầu tháng trước, nhân ngày Tự Do Báo Chí (3/5/2023), tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố bảng xếp hạng hàng năm về điều kiện hành nghề báo chí của 180 nước trên thế giới, theo đó Việt Nam tụt bốn hạng trong nhóm cuối bảng, đứng thứ 178, chỉ trước Trung Quốc và Bắc Hàn; vẫn theo RFS, ở Á Châu, hoạt động báo chí bị cản trở nhiều nhất tại các nước độc đảng. Chính quyền Việt Nam qua truyền thông nhà nước đã lên tiếng phản đối công bố này liên quan Việt Nam và coi đó là một cái nhìn thiếu khách quan, thiếu xây dựng, còn quan điểm của quý vị thế nào?

Ông Nguyễn Quang A: Theo tôi các tổ chức quốc tế ấy đã đưa ra đánh giá đúng, còn phản bác của chính quyền Việt Nam cho thấy là họ không hiểu tự do báo chí.

Ông Trần Tiến Đức: Những gì tôi đã nói qua ý kiến của tôi ở trên, phần nào cũng giải đáp cho các hỏi đặt ra thêm. Tôi nghĩ đã có những nhà báo bị cầm tù bởi cái gọi là "lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước"?! Và tôi cho rằng đấy là một điều khoản dễ bị lạm dụng của Bộ luật Hình sự CSVN.

Bà Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ sự phản đối đó của chính quyền là không hữu hiệu. Đánh giá của RSF không phải là cảm tính, vu cáo mà là dựa trên số liệu và chứng cứ không thể phản bác. Chỉ cần nhìn vào riêng vụ oan sai chấn động thế giới, lưu danh thiên cổ là vụ giết ông Lê Đình Kình và những cuộc bắt bớ giam cầm sau đó tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội là đã rõ.


Báo Chí Dưới Thời của Thủ Tướng Dũng Và Thời Tổng Bí thư Trọng?

RFA: Quý vị có so sánh hay nhận xét gì về tình hình 'tự do báo chí, trong đó có 'báo chí độc lập', 'báo chí công dân', 'báo chí mạng xã hội'… ở Việt Nam, trong đó có các nhà báo, phóng viên, nhà hoạt động truyền thông tin tức, được/bị ứng xử dưới thời của Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng vài nhiệm kỳ trước, và thời Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng nắm quyền thời gian gần đây, bên cạnh một số nhiệm kỳ của Bộ trưởng Bộ Công an trong các giai đoạn tương ứng?

Ông Nguyễn Quang A: Tôi không bình luận về hai thời kỳ đó, nhưng tôi có được đề nghị đưa ra bình luận về việc trong dịp này có một viên chức lãnh đạo 'báo chí' chính thống và tuyên giáo ở Việt Nam phát biểu rằng "thời gian tới, các cơ quan báo chí sẽ bị mất 50% lượng truy cập đến từ công cụ tìm kiếm, mất truy cập có nghĩa là mất tiền, không còn nguồn thu từ hệ thống quảng cáo tự động…", rồi rằng "lâu nay chúng ta hiểu tự chủ là bỏ mặc cho báo chí tự bơi là chưa đúng, bởi khi tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thì sẽ có cơ chế đặt hàng cho báo chí", và rằng "nếu nắm bắt được xu hướng kỹ thuật mới và áp dụng nhiều cách thức tạo nguồn thu, báo chí sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay". (*)

Ý kiến của tôi là ngân sách chi cho 'báo' như thế sẽ hỏng thôi! Nhưng nếu các 'báo' có thể huy động nguồn tài trợ đa dạng thì được (như từ các hội đoàn, người dân…), tôi nghĩ chắc chắn nên siết quảng cáo, nhưng không cấm. Còn báo chí là 'cơ quan tuyên truyền' ở Việt Nam và bây giờ viên chức lãnh đạo, người ta đã không ngần ngại nói toẹt ra như vậy! Dân ở các nước khác nghe tới từ 'tuyên truyền' là người ta phát ớn nhưng dân Việt Nam thì coi như bình thường. Báo và xuất bản sách ở Việt Nam khác nhau ở chỗ xuất bản sách ít khi hay không phụ thuộc vào quảng cáo; và không có nhà xuất bản tư nhân nhưng lại có các công ty sách tư nhân mà thật sự là các nhà xuất bản tư nhân.

Bà Võ Thị Hảo: Tôi làm báo thời ông Đỗ Mười, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải. Thời đó báo chí đã bị cấm đoán o ép rất nhiều nhưng cũng chưa đến mức bị cấm đoán, đàn áp khắc nghiệt như từ khoảng 2014 đến nay. Thời trước, Phóng viên chúng tôi còn chặn đường được cả Thủ tướng, Tổng Bí thư và các vị khác để phỏng vấn hoặc chất vấn tại nghị trường Quốc hội. Dân oan bạo gan liều chết còn có thể đến tận cổng, chầu chực ngoài hàng rào hội trường Quốc hội để xõa tóc lăn khóc kêu oan... Chúng tôi đã làm được nhiều phóng sự chấn động để cứu dân oan và chất vấn viên chức tiêu cực, dù cũng phải dấn thân nguy hiểm, có lúc còn bị dọa giết. Nhưng không thể ngờ là càng sau này, đặc biệt dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng, báo chí và tự do ngôn luận càng bị cấm đoán và đàn áp nặng nề.

'Què Quặt, Chạy Quảng Cáo, Không Phải Là Báo Tư Nhân'

RFA: Cũng có người cho rằng đã có những hình thức không chính thức của báo chí tư nhân ở Việt Nam trong nhiều năm qua, qua các dạng thức như liên kết, với các nhóm cá nhân đứng đằng sau 'làm báo', cơ quan chủ quản nào đó đứng tên, nếu đó là sự thật, bên cạnh các dạng thức không chính thức khác nếu có, thì đó có thực sự đã là báo chí tự do hay chưa, hay không phải?

Ông Nguyễn Quang A: Có một số nỗ lực núp bóng tổ chức này tổ chức kia để làm báo "tư nhân" thậm chí ngoại quốc đầu tư vào lĩnh vực này nhưng đó đều là què quặt cả hoặc chỉ chạy kiếm quảng cáo mà thôi.

Bà Võ Thị Hảo: Theo tôi, chưa thể gọi là một đất nước có báo chí tự do, khi chính quyền còn ngang nhiên không cho phép báo chí và nhà xuất bản tư nhân hoạt động: Điều 16,17,18 Luật Báo chí Việt Nam 2016 quy định rõ những nội dung này, chưa kể những cấm đoán nằm trong một số luật khác....

RFA: Theo nhà báo, tự do báo chí và báo chí tư nhân thực sự có thể đem lại điều gì lợi ích cho quốc gia, cộng đồng, xã hội, cho mỗi cá nhân, khán thính, độc giả và cho ngay cả giới nhà báo, làm báo nếu được thừa nhận và tôn trọng?

Ông Nguyễn Quang A: Xã hội là đa dạng và báo chí phản ánh xã hội chỉ có thể tốt khi nó đa dạng, đa nguyên. Còn nếu không có nó, việc luôn chỉ nghe điều mình muốn nghe rất nguy hiểm cho việc làm chính sách, dễ ngu dân, làm nghèo văn hóa và xơ cứng tư tưởng.

Ông Trần Tiến Đức: Tôi nghĩ tự do báo chí và báo chí tư nhân, nếu được thừa nhận và tôn trọng, sẽ giúp cho độc giả có cái nhìn đa chiều, khách quan và trung thực hơn về các sự kiện đa dạng của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội trong nước và quốc tế. Người làm báo cũng sẽ phải có bản lĩnh và nghiêm túc hơn trong hành nghề của mình, nâng cao hơn nữa trách nhiệm công dân của mình.

Bà Võ Thị Hảo: Nếu thống kê, thì tôi e là quá dài. Nhưng tôi chỉ có thể nói rằng nơi nào không có những quyền ấy, nơi đó công dân chỉ là nô lệ của nhà cầm quyền và đất nước sẽ bị dìm trong ngập ngụa bất công của sự lạm dụng, của những "nhóm quyền lực mafia", những nhóm "tham nhũng quyền lực" mà thôi.

'Nên Ban Hành Luật Cấm Cản Trở Quyền Đã Hiến Định'

RFA: Cuối cùng, điều 25 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (phiên bản do Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013) quy định rằng "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định", riêng về tự do báo chí, theo nhà báo đã đến lúc nhà nước và Quốc hội Việt Nam ban hành luật về báo chí tư nhân hay chưa? Nếu có sự ban hành đó, thì cần ưu tiên quan tâm (những) nội dung gì trong luật đó, cũng như việc bảo đảm để luật đó thực sự hữu hiệu, có giá trị và ý nghĩa thực sự trên thực tế, chứ không phải là hình thức, hoặc bị giới cầm quyền tùy tiện vi phạm, khiến tự do báo chí và các quyền về tự do báo chí, trong đó có các quyền về báo chí tư nhân, bị ngăn cản, xâm phạm?

Ông Trần Tiến Đức: Mọi công dân và mọi tổ chức chính trị ở Việt Nam có Nghĩa Vụ Tôn Trọng và Thúc Đẩy việc thực thi Hiến pháp, trong đó có Điều 25. Quốc hội cần và người dân, tôi nhấn mạnh: có Quyền Đòi Hỏi là quyền tự do ngôn luận, quyền xuất bản và phát hành báo chí tư nhân sớm được bàn thảo và ban hành. Có như vậy mới thúc đẩy được "consensus" tức là đồng thuận về những vấn đề trọng đại của đất nước.

Bà Võ Thị Hảo: Theo tôi biết, nhà nước Việt Nam chưa từng ban hành về luật báo chí tư nhân, chỉ cấm đoán nó một cách tinh vi bằng Luật báo chí và những điều vi hiến trong các luật khác, bằng tầng tầng lớp lớp ccs cơ quan, cá nhân quản lý tùy tiện răn đe, trừng phạt bằng lời và hành động....

Thực ra, khi Hiến pháp Việt Nam đã quy định về quyền tự do ngôn luận và báo chí, báo chí tư nhân đương nhiên được quyền hoạt động, không phải xin phép bất kỳ ai. Không cần bất kỳ một luật nào nữa và ai cấm đoán vi hiến thì phải bị trừng phạt theo pháp luật quy định về sự vi hiến. Và tôi cho rằng tất cả mọi cấm đoán vi hiến, trái quyền con người đều là phản lại tiến bộ xã hội.

Ông Nguyễn Quang A: Theo tôi thì Quốc hội Việt Nam nên ban hành luật cấm gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền tự do đó hơn là ban hành các luật về biểu tình, báo chí tư nhân v.v… (mà thực ra lại là các 'luật' hạn chế các quyền tự do đó).

RFA: Xin chân thành cảm ơn quý vị đã trả lời cuộc phỏng vấn này.


Nhân Ngày CSVN Mừng Cái Gọi Là “98 Năm Báo Chí Cách Mạng”: Bút Sắc, Lòng Trong, Mắt Nhắm!
(Viễn Hải)


(Hình: Một người đàn ông đọc báo trên đường phố Hà Nội.)

-Từng có câu ca ngợi tóm tắt phẩm chất của nhà báo như thế: "Bút sắc, lòng trong, mắt sáng".

Người làm báo chân chính phải có đủ 3 phẩm chất tốt đẹp: Trí tuệ và diễn ngôn phải sắc sảo, lương tri phải trong trẻo sạch sẽ, óc quan sát, tầm nhìn, nhận định, phân biệt phải trái đúng sai sáng rõ.

Nhưng từ cỡ hai chục năm nay, nhờ ơn các cấp trên và rất trên, rất trên, câu thiệu này phải đổi thành "Bút sắc, lòng trong, mắt nhắm".

Vâng, đúng như thế!

Tôi tự hào nhà báo Việt Nam không thua kém bất kỳ đồng nghiệp nào trên thế giới về trí tuệ, tài năng sử dụng ngôn ngữ, cái gan to và tấm lòng trong sạch.

Nhưng đôi mắt của chúng ta đã bị buộc phải nhắm chặt.


Chỉ Đơn Thuần Phản Ánh

Hàng tuần, cấp trên đều đặn không mệt mỏi họp chỉ đạo, định hướng cho tất cả các báo về tất cả các vấn đề: Về chính trị phải đưa đậm thông tin gì, ý gì, ca ngợi điều gì, phản bác, chống lại điều gì. Về kinh tế phải khắc họa ca ngợi điển hình nào, phê phán hiện tượng nào. Về xã hội, về giáo dục, về văn hóa, về thể thao… tất cả đều có chỉ đạo cụ thể. Các báo Trung ương có Ban Tuyên giáo Trung ương theo dõi. Các báo địa phương, ngoài chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương thì còn phải nem nép nghe chỉ đạo của Ban Tuyên giáo tỉnh. Tuyên giáo cấp tỉnh luôn luôn muốn tốt khoe xấu che. Vả chăng tuyên giáo còn dưới quyền Bí thư, Chủ tịch tỉnh, nên mới có thực tế buồn cười là báo chí địa phương gần như không bao giờ dám đưa tin, hoặc đưa được tin về tình hình tham nhũng xảy ra ở địa phương đó. Nếu bức bối không chịu nổi, anh em báo chí địa phương chỉ có thể âm thầm viết bài nhưng giấu kín tên thật cho một tờ báo Trung ương, hoặc những tờ báo đoàn thể, tư nhân nhưng lại có sức bao trùm thị trường báo chí như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động, Tiền Phong, Pháp Luật, Vnexpress….

Tháng 1/2023, tại hội nghị Giao ban báo chí đầu Xuân Quý Mão, như thường lệ, hầu hết các lãnh đạo cấp trên và rất trên của báo chí toàn quốc lại trịnh trọng phát biểu chỉ đạo.

Rất thật thà, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo các báo một câu mang tinh thần động viên, nhưng chẳng khác gì chửi thẳng vào mặt họ.

Ông Hà nói: "… báo chí phải nhanh hơn, nhạy hơn, chính xác hơn, chuyên nghiệp hơn và sát với thực tiễn hơn. Theo đó, các cơ quan báo chí KHÔNG ĐƠN THUẦN LÀ PHẢN ÁNH mà phải (…)".

Tức, trong suy nghĩ của ông Hà, từ trước tới nay, báo chí chỉ là cái ống cống giữa chính quyền và dân. Chính quyền nói sao thì lặp lại y như vậy. Dân bảo có việc gì thì tốc thẳng lên chính quyền. Không phân tích, suy xét, dự báo, đối chiếu, nghị luận, chứng minh...

Chữ "phản ánh" ở đây có nghĩa như vậy.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Lại Xuân Môn, tức Mama tổng quản, Bảo mẫu thứ nhất của các báo chí thì nhấn mạnh: "Sự trưởng thành và phát triển của báo chí Cách mạng Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Đảng; sự quản lý của Nhà nước".

Đặc biệt, ông Môn yêu cầu báo chí cần nêu cao ngọn cờ tiên phong trong công tác tuyên giáo của Đảng.

Tức là công tác tuyên truyền.


Báo chí mà là ngọn cờ tiên phong trong việc tuyên truyền cho một tổ chức nào thì đâu còn tính phản biện, tính tự do tư tưởng và ngôn luận, sự khách quan trong việc đi tìm sự thật?

Báo chí mà từ trưởng thành đến phát triển đều phải luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước thì khác nào đứa trẻ từ dậy thì đến bạc đầu đều phải nhất nhất cúi đầu nghe cha giáo huấn, mẹ chỉ bảo? Nếu Đảng sai thì sao? Nếu Nhà nước lầm thì thế nào? Đảng và Nhà nước có dám lãnh đạo, đốc thúc báo chí vạch ra cái sai, cái lầm của Đảng và Nhà nước không?

Hỏi đã là trả lời. Nhưng cũng xin có thêm câu trả lời rõ ràng hơn cho quý vị độc giả. Từ trước đến nay, chưa bao giờ và ở đâu có những tổ chức sẵn lòng vạch ra cho báo chí, cũng tức là cho toàn xã hội thấy vết bẩn trên lưng mình cả. Giấu như mèo còn chưa kịp nữa là! Nếu gần đây quý vị đọc thấy trên báo chí liên tục những tin tức bắt ông nọ bà kia vào tù, khui vụ tham nhũng này, vụ liên kết làm ăn nọ… thì đó là vì chúng được chính cụ Tổng, Người đốt lò vĩ đại ban ra.

Nếu là những đồng chí chưa bị lộ, những vụ chưa bị điều tra truy bắt, hoặc mới chỉ manh nha hoành hành ở địa phương/ trong nội bộ ngành chứ chưa vào lò cụ Tổng, thì tờ báo nào dám điều tra, công bố… sẽ ăn đủ chiêu thức của đối phương.

Mới chỉ mon men điều tra vụ Sun Group phá rừng Fansipan làm du lịch tâm linh mà phóng viên báo Phụ Nữ Tp. HCM đã được mua chuộc bằng quà tặng đắt tiền. Mua không được thì quay sang đe dọa. Tuy nhiên, với những người làm báo già dặn thì chiêu này chỉ đáng cái cười nhếch mép, vì nó gây chú ý và ồn ào. Những vụ tham nhũng, ăn tàn phá hại cực lớn, chủ nhân thậm chí còn chẳng thèm biết mặt nhà báo viết loạt bài ấy là ai. Họ chỉ cần một vài cú điện thoại đến cấp trên, rất trên, rất trên của báo chí, nhờ e hèm một phát là đủ. Hoặc trong cuộc giao ban báo chí, sẽ có thông tin nhắc nhở chung chung nhưng ai cũng hiểu là hạn chế đưa tin tiêu cực về địa phương nọ, ngành kia, cá nhân ấy… vì những lý do rất lớn như để bảo đảm sự phát triển kinh tế chung của địa phương, của ngành, của đất nước. Hoặc, sẽ có cuộc điện thoại hay gặp gỡ giữa cấp rất trên với lãnh đạo của tờ báo cả gan kia.

Kết quả là không những riêng tờ báo ấy phải im bặt mà cả những tờ khác đang hăng máu muốn vạch mặt tham nhũng đều phải im thin thít nếu không muốn bị đóng cửa tạm thời, gây khó khăn hoặc điều chuyển lãnh đạo.

Vâng, bút có sắc, lòng có trong nhưng trong tình thế ấy, đôi mắt của nhà báo đã bị buộc phải nhắm nghiền. Không ai cấm được anh đi lục tìm thông tin, nhưng tìm xong rồi phải bỏ bụng, xem như không thấy gì cả.


(Hình: Người bán báo trên đường phố ở Hà Nội.)

Ngoan Thì Có Quà!

Nhiều nhà báo thông minh sắc sảo nhận ra điều này và nhanh chóng trở nên "ngoan". Anh vẫn nhiệt tình, càng nhiệt tình đi săn lùng thông tin, bằng chứng của những vụ tham nhũng, móc ngoặc, ăn chia với doanh nghiệp, hoặc những vụ làm ăn sai trái của doanh nghiệp. Nhưng tìm xong, anh thực hành đúng châm ngôn ông bà dạy:

Người khôn ăn nói nửa chừng

Để cho kẻ CÓ TIỀN nửa mừng nửa lo!

Nửa chừng chứ, anh chỉ tung ra một nửa thông tin thôi. Chúng thuộc loại khiến khổ chủ nửa mừng nửa lo. Mừng vì (tưởng) báo chí biết có được mon men vành ngoài, chưa ăn thua. Lo vì thực sự không biết "nó" biết bao nhiêu, "nó" có tiếp tục "bắn" không, nhất là liệu có anh tay to nào đó đang muốn chém gà dọa khỉ tình cờ nhìn thấy vụ này không… Vậy là phải đi "thiết lập quan hệ trên cơ sở tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau" vội.

Giá của những lần "tôn trọng" và "hiểu biết" có thể tính bằng vài ngàn, vài chục ngàn, vài trăm ngàn ông Trump, hoặc căn nhà, mảnh đất tùy theo giá trị sử dụng của thông tin người làm báo kia đang nắm giữ, hoặc giá trị lâu dài của vị trí anh ta đang có. Một trưởng ban, hoặc ủy viên Ban Biên tập, chưa nói đến Tổng hay phó Tổng biên tập, nếu chịu bắt tay đi đêm với doanh nghiệp hoặc các viên chức tham nhũng sẽ là tay chân đắc lực bậc nhất của những nhân vật này trong truyền thông và điều khiển dư luận xã hội. Họ có thể đăng bài hoặc dập bài, cắt xén, định hướng, tô màu đánh bóng, hoặc bán thông tin cho bên thứ ba… tất cả chỉ vì tiền.

Ở hầu như bất cứ tờ báo lớn nào cũng đều có các nhà báo "ngoan" như thế. Hầu hết họ đang là Trưởng trang, hoặc Trưởng ban Kinh tế của báo, ít nhất cũng là phóng viên năng nổ thuộc Ban Kinh tế (chủ yếu làm việc với doanh nghiệp), hay Ban Chính trị (các nhân vật chính trị tầm cỡ hơn).

Tôi từng được xem một danh sách dài khoảng 60 nhà báo đang được một doanh nghiệp lớn "bao nuôi". Mỗi năm, họ được cho đi ngoại quốc một hai lần, bao mọi chi phí, bao cả tiền xài. Lễ lạt lớn nhỏ đều có quà, tiệc mừng. Đổi lại, đội quân đánh thuê này sẵn sàng viết bất cứ cái gì khi doanh nghiệp yêu cầu: quảng bá cho hoạt động của doanh nghiệp, ca ngợi cá nhân lãnh đạo, hoặc chiến đấu với các tờ báo khác, bênh vực kim chủ bằng mọi giá trước các thông tin bất lợi.

Im lặng không đưa tin gì cũng là một loại bênh vực.

Có những nhà báo giỏi đánh thuê cho doanh nghiệp đến nỗi một mình anh ta kéo về hết 30%-70% doanh thu quảng cáo của báo.

Đã nhận tiền quảng cáo cho doanh nghiệp, thì dù có đầy chứng cứ về việc họ làm ăn gian trá, phi pháp, tờ báo cũng không thể thẳng tay vạch mặt chỉ tên.

Tập đoàn V. nổi tiếng "nuôi" hầu hết các báo có số người đọc lớn ở Việt Nam bằng các hợp đồng quảng cáo giá trị lớn ký dài hạn. Với mối quan hệ cửa trên như vậy, V. dễ dàng khống chế tin tức. Các công trình, sản phẩm của V. có nhiều phốt, nhưng trên thông tin chính thống gần như không thể tìm được bất cứ tin tức bất lợi nào cho họ. Nhưng trên các trang cá nhân, các nhóm nội bộ của cư dân hoặc của khách hàng, chúng rất cụ thể và có tên tuổi địa chỉ rõ ràng.

Làm Báo Dễ Lắm, Ai Làm Tổng Biên Tập Cũng Được

Vài chục năm trước, lãnh đạo một tờ báo từ cấp Trưởng ban trở lên đến Phó tổng, Tổng biên tập… nhất thiết phải là nhà báo già dặn, thực lực, có kinh nghiệm, có tầm nhìn, có hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực và có mối quan hệ rộng rãi. Chỉ khi là nhà báo giỏi nhất thì mới có thể phát giác ra đề tài báo chí, hướng dẫn phóng viên khai triển và thực hiện nhanh chóng và sắc sảo. Chỉ khi có trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm trong sạch mới đứng vững được trước vô vàn cám dỗ (cũng như đe dọa) về danh, về tiền. Khi đó người đứng đầu mới thu hút được những nhà báo sạch và giỏi cũng như mình để làm nên một tờ báo thẳng thắn và thực hành xuất sắc trách nhiệm xã hội.

Nhưng báo chí Việt Nam phát triển đến một lúc nào đó, dường như đã thành cái gai trong mắt NHỮNG AI.

Báo Chí Đòi Có Không Gian Tự Do Cho Phản Biện Ư?

Phản biện để vạch ra những lỗi sai hệ thống chết người mà ai cũng biết nhưng không ai dám nói công khai ư? Phản biện để những bài phát biểu tràng giang đại hải mị dân và đạo đức giả bị vạch mặt ra trước độc giả? Phản biện để lôi tuột ra ánh sáng những góc tối tăm trong chính sách đang được viên chức và doanh nghiệp hết sức tinh ranh cùng bắt tay lợi dụng để đục khoét đất nước và làm giàu ư? Phản biện nhiều quá, dân khôn ra thì quan tham cạp đất mà ăn à?

Theo quy định, các chức danh lãnh đạo cao nhất của cơ quan báo chí phải là đảng viên. Đảng viên thì phải nhất nhất tuân thủ Nghị quyết của Đảng. Nghĩa là chịu sự lãnh đạo toàn diện về tư tưởng, ý chí, tinh thần, cho đến sắp xếp công việc.

Nếu lãnh đạo tờ báo nào đó hăng máu quá mà gây khó chịu cho cấp trên và rất trên, khả năng cao sẽ bị cất chức, hoặc điều chuyển đi nơi khác. Làm một công việc nào đó chẳng liên quan gì đến báo chí, xem mày còn to mồm được không. Đảng viên, phải tuân thủ kỷ luật Đảng.

Ngược lại, có những người không biết một tí ti nào về nghề báo nhưng rất thính ngửi ra hơi tiền nếu ngồi trong cái ghế lãnh đạo cơ quan báo chí.

Vậy là từ cả hai nhu cầu, dần dần những nhà báo sắc bén và sạch sẽ, lãnh đạo các cơ quan báo chí sẽ được thay bằng những cán bộ khác-những người không hiểu gì về nghề nhưng rất hiểu cách ngoan với cấp trên.

Không gì phá nát tờ báo nhanh chóng bằng việc cài cắm một nhân sự như vậy vào bộ máy quản lý. Nhân sự lãnh đạo này sẽ dứt khoát và triệt để thay thế những người làm báo chân chính bằng một đội đánh thuê, "đếm tầng" như cách nói mỉa mai của làng báo Việt Nam. Từ trên xuống dưới, họ ăn ý và liên kết chặt chẽ với nhau thành một tổ chức chuyên đi nịnh bợ hoặc đánh đấm doanh nghiệp. Nó dám láo à? Đánh cho mấy bài thì lại ngoan như cún!

Thỉnh thoảng, vài phóng viên bị bắt quả tang lúc đang tống tiền doanh nghiệp.

Nhưng không có phóng viên nào có thể tự mình tống tiền doanh nghiệp nếu không có một trang báo, thậm chí một tờ báo phía sau làm hậu thuẫn. Với những nhà quản lý tham lam và đê tiện.

Không bút sắc lòng trong nào tồn tại được ở những vũng bùn thối đó.

Thế nhưng những tờ báo chỉ chăm chắm đi bóp cổ doanh nghiệp hoặc đánh thuê cho viên chức, lại khiến cấp trên yên lòng hơn rất nhiều.

Những tờ báo và lãnh đạo báo như thế, chỉ cần thả cho khúc xương nướng là nó chạy quắn cả đít. Suỵt sang hướng Đông, nó đố dám chạy hướng Tây.

An toàn hơn rất nhiều.

Mẫn cán hơn rất nhiều trong việc tuyên truyền và làm công cụ.


Thực trạng tệ hại của báo chí Việt Nam đã khiến rất nhiều nhà báo nản lòng.

Phần nhiều họ cố gắng xoay xở để tồn tại giữa bầy sói mà không mất chính nghĩa quá nhiều.

Nhưng rất khó và dễ bị tặc lưỡi cuốn theo dòng (tiền).

Một số rất đông, chủ yếu là người làm báo trẻ, sau vài năm thử sức với nghề thì quay sang làm diễn giả, YouTuber; nhiều nhất là nhân viên truyền thông của doanh nghiệp, hoặc bộ ngành.

Sau một thời gian, nhờ ơn các cấp chính quyền dốc lòng giúp đỡ, kết quả Việt Nam đã có một tờ báo cực lớn. Một tờ báo có ngót nghét gần ngàn lãnh đạo nhưng chỉ có một tổng biên tập.


Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) xếp Việt Nam gần chót bảng về tự do báo chí!

-Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) vẫn xếp Việt Nam gần chót bảng chỉ số tự do báo chí trên thế giới trong bản báo cáo năm 2021 & 2022

Bản báo cáo hàng năm công bố ngày 5 Tháng Bảy của RSF nói rằng, quyền tự do báo chí hoàn toàn bị tước đoạt tại 73 nước và bị siết chặt tại 59 nước trên thế giới. Những dữ liệu thu thập được tổng hợp trong bản báo cáo cho thấy quyền tự do báo chí ngày càng bị nhà cầm quyền nhiều nước thâu tóm.


(Hình: Các loại báo, tạp chí bày bán trên vỉa hè tại Việt Nam.)

Trên bản chỉ số tự do báo chí năm 2021, Việt Nam vẫn đứng ở hạng 175 trên 180 nước được RSF khảo sát, thứ hạng giống như năm ngoái.

Ba nước được coi là quyền tự do báo chí của người dân được tôn trọng nhất trên thế giới đều ở Bắc Âu Châu là Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển.

Những nước đứng chót bảng đều gồm những nước độc tài cộng sản, quân phiệt hay tôn giáo cuồng tín như Saudi Arabia (hạng 170), Cuba (171), Lào (172), Syria (173), Iran (174), Việt Nam (175), Djibouti (176), Trung Quốc (177), Turkmenistan (178), Bắc Hàn (179), Eritrea (180).

Tại Việt Nam, tuy Hiến Pháp của chế độ công nhận quyền tự do báo chí của người dân, nhưng lại đặt rất nhiều cấm cản qua luật hình sự và các văn bản dưới luật.

Mới đây, giữa Tháng Sáu, CSVN đưa ra những quy định mới trong “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” trong đó, ra lệnh cho người ta “không đăng tải nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.”

Thật ra, những cái “quy tắc ứng xử” vừa nói chỉ lập lại những gì đã được viết trong điều 331 của Luật Hình Sự CSVN ban hành năm 2015 lâu nay được dùng để bỏ tù những ai bị vu cho tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân.” Điều luât này bị thế giới lên án là mơ hồ và xâm phạm quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận của người dân.


(Hình: Việt Nam xếp hạng 175 về tự do báo chí trên thế giới năm 2021 & 2022)

Việt Nam hiện có trên 800 “cơ quan báo chí” với hơn 20,000 người được cấp thẻ nhà báo. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống báo đài đều nằm trong sự kiểm soát độc quyền của đảng và nhà nước, từ trung ương tới địa phương, để phục vụ nhu cầu tuyên truyền của chế độ. Bất cứ nhà báo nào “đi chệch hướng” đều bị trị tội.

Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới đã rất nhiều lần lên tiếng về việc bắt giữ các nhà báo, gồm cả những nhà báo độc lập và những người làm báo tuyên truyền một chiều cho nhà cầm quyền CSVN. Họ đều dùng mạng xã hội để phát biểu ý kiến, trình bày cái nhìn về các vấn đề chính trị và xã hội Việt Nam không có lợi cho nhu cầu tuyên truyền che giấu sự thật của nhà nước độc tài.


Chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm, nhà cầm quyền CSVN đã bắt giam ít nhất trên hàng chục nhà báo trong đó có bốn người từng làm trong các cơ quan báo chí tuyên truyền của chế độ. Đồng thời kết án tù ít nhất năm nhà báo khác. Họ bị quy chụp cho các tội danh từ “hoạt động nhằm lật đổ…,” “tuyên truyền chống nhà nước…” đến “trốn thuế.”

Tất cả đều mang tính quy chụp dựa trên những điều luật hình sự mơ hồ bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và ngay cả Liên Hiệp Quốc đều lên án là trái với Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CSVN đặt bút ký cam kết tuân hành.


Tin Quốc Tế Đó Đây
***
Số Người Tị Nạn Trên Thế Giới Đạt Mức Cao Kỷ Lục, Gần 110 Triệu Người

-Hôm 20/6/2023 là Ngày Tị nạn Thế giới. Theo tổng kết của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), số người tị nạn trên thế giới vào cuối năm 2022 đã lên đến con số kỷ lục, 108,4 triệu, tăng 21% so với năm 2021. UNHCR dự báo mức tăng này sẽ còn tiếp tục trong bối cảnh chiến tranh Ukraine và xung đột ở Sudan hiện đang bế tắc.

Theo thông tấn xã AFP, hôm 19/6/2023, một cuộc họp đã được tổ chức tại Paris, quy tụ 41 doanh nghiệp lớn, trong đó có các công ty lớn như Amazon. Các doanh nghiệp hứa tuyển dụng và đào tạo khoảng 250.000 người tị nạn tại Âu Châu trong vòng 3 năm tới.

Đây được xem là một biện pháp để đối phó với tình trạng khan hiếm nhân công trong khi Âu Châu đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng di dân lớn nhất tính từ Đệ nhị Thế chiến.

Đài truyền hình France 24 hôm nay 20/6 cho biết, kể từ khi Nga xâm lược Ukraine hồi tháng 2/2022, có 8 triệu người Ukraine đang phải sống lưu vong, tị nạn tại các nước Âu Châu, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Tại Âu Châu, số người xin tị nạn ở Chypres tương đương với 6% dân số. Tại Pháp, con số này là 0,2% theo số liệu của Cơ quan Thống kê Âu Châu Eurotat hồi tháng 2/2023. Tổng cộng, Pháp đã cấp quy chế tị nạn cho gần 39.000 người, tăng 8% so với năm trước đó.

Liên quan đến Syria, do nội chiến kéo dài, người Syria chiếm một phần năm số người tị nạn trên toàn thế giới, với 6,5 triệu người ở 131 quốc gia. Theo Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc, Syria là nước có đông dân phải sống tị nạn nhất trên thế giới, nhiều hơn Ukraine, A Phú Hãn và Venezuela. Và 76% người tị nạn trên thế giới được đón nhận vào các nước thu nhập thấp hoặc trung bình theo xếp loại của Ngân hàng Thế giới (WB).

Báo cáo gần đây nhất của UNHCR cũng cho thấy có đến 70% người tị nạn sống ở các quốc gia láng giềng với nước nguyên quán.


Nga Không Kích Ukraine, Kyiv Gặp Khó Khăn Trong Cuộc Phản Công

-Nga đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào thủ đô Kyiv và nhiều thành phố khác của Ukraine vào đêm 19/6/2023 rạng sáng 20/6.

Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine, được thông tấn xã Reuters trích dẫn, cho biết, theo thông tin ban đầu, hệ thống phòng không của Ukraine đã bắn hạ được 28 trên 30 drone do Iran sản xuất được Nga phóng đi.

Vẫn về chiến tranh Ukraine, từ 2 tuần qua, quân đội nước này đã tiến hành những cuộc phản công theo 3 hướng: Ở phía Nam Zaporijjia, về phía biển Azov; ở Đông-Nam, về phía Mariupol và xung quanh thành phố Bakhmouth.

Từ Kyiv, thông tín viên Stéphane Siohan của đài RFI cho biết những cuộc phản công của quân đội Ukraine đang gặp khó khăn:

Nhìn chung, chỉ có gần 1/4 lực lượng mới của quân đội Ukraine được huy động và dường như họ làm công việc trinh sát.

Họ thăm dò, thử phản ứng của đội hình lực lượng Nga. Chúng ta thấy các thiết bị của phương Tây trên chiến trường như xe tăng Leopard của Đức, xe tăng Bradley của Mỹ, xe bọc thép AMX của Pháp trên tuyến đầu của các chiến dịch. Nhưng điều rõ rệt là phần lớn quân đội vẫn ở phía sau, trong khi các đơn vị ở tiền tuyến dường như đang thử phản ứng, thăm dò những điểm yếu của lực lượng quân địch.

Cuối cùng, có một điều không thể bàn cãi là Ukraine thiếu nguồn lực Không quân, cả máy bay lẫn drone. Rất nhiều khả năng quân đội Ukraine sẽ đợi cho đến khi có khả năng làm chủ bầu trời, có thể là với chiến đấu cơ F-16 trước khi tiến hành các đợt phản công lớn.


Tổng Thống Biden: 'Thật Sự' Có Nguy Cơ Ông Putin Sẽ Sử Dụng Vũ Khí Nguyên Tử Chiến Thuật


(Hình: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.)

-Hôm thứ Hai (19/6/2023), Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng "thật sự" có mối nguy là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật, vài ngày sau khi ông Biden lên án việc Nga khai triển loại vũ khí này ở Belarus.

Hôm 17/6, ông Biden gọi thông báo của ông Putin rằng Nga đã khai triển vũ khí nguyên tử chiến thuật đầu tiên tới Belarus là "hoàn toàn vô trách nhiệm".

"Khi tôi khoảng hai năm trước nói rằng tôi lo lắng về việc sông Colorado sẽ cạn kiệt, mọi người nhìn tôi như thể tôi bị điên", ông Biden nói với một nhóm các nhà tài trợ ở California hôm 19/6.

"Họ nhìn tôi giống như khi tôi nói rằng tôi lo lắng về việc ông Putin sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật. Điều đó là có thật", ông Biden nói.

Tuần trước, Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko cho biết đất nước ông đã bắt đầu nhận vũ khí nguyên tử chiến thuật của Nga, một số trong đó mạnh gấp ba lần so với những quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945.

Việc khai triển các đầu đạn loại này là động thái đầu tiên của Mạc Tư Khoa bên ngoài nước Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Đây là loại vũ khí nguyên tử tầm ngắn hơn, sức nổ nhỏ hơn và có thể được sử dụng trên chiến trường.

Hoa Kỳ nói họ không có ý định thay đổi lập trường về vũ khí nguyên tử chiến lược để đáp trả việc khai triển và không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí nguyên tử.

Vào tháng 5, Nga bác bỏ những lời chỉ trích của ông Biden về kế hoạch khai triển vũ khí nguyên tử chiến thuật ở Belarus, nói rằng Mỹ đã khai triển những vũ khí nguyên tử như vậy trong nhiều thập niên ở Âu Châu.

Việc khai triển của Nga đang được Mỹ và các đồng minh cũng như Trung Quốc theo dõi chặt chẽ. Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo chớ sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc chiến ở Ukraine.


Ukraine Tố Cáo Hung Gia Lợi Ngăn Chặn Tiếp Cận Tù Nhân Chiến Tranh

-Hôm 19/6/2023, chính quyền Kyiv tố cáo Budapest gây cản trở cho việc tiếp cận một nhóm tù nhân chính tranh người Ukraine được Nga chuyển đến Hung Gia Lợi qua trung gian của Giáo hội Chính thống giáo Nga, nhưng Ukraine không được thông báo.

Trên trang mạng xã hội Facebook, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko, khẳng định, bất chấp các nỗ lực ngoại giao, 11 người Ukraine được chuyển đến Hung Gia Lợi từ ngày 8/6 đã bị "biệt giam, không được tiếp cận các nguồn tin công khai và các cuộc tiếp xúc của họ với người thân diễn ra dưới sự hiện diện của bên thứ ba".

Kyiv tố cáo Budapest, vốn vẫn giữ các mối liên hệ với Ðiện Cẩm Linh, là "đã vi phạm Công ước Âu Châu về Nhân quyền", đồng thời một lần nữa yêu cầu chính quyền Hung Gia Lợi cho phép "Lãnh sự Ukraine được tiếp cận ngay lập tức" số tù nhân chiến tranh "để có thể thẩm định tình trạng sức khỏe và tâm thần, giải thích các quyền và cung cấp hỗ trợ Lãnh sự khẩn cấp".

Hung Gia Lợi đã phản bác lại các cáo buộc, với giải thích rằng về mặt pháp lý, đó là không phải là các tù nhân chiến tranh vì họ được trả tự do ngay trên lãnh thổ Nga. Vẫn theo Budapest, những người này có thể rời Hung Gia Lợi bất kể lúc nào và họ không bị theo dõi.

Theo thông tấn xã AFP, nhóm tù nhân này này xuất thân tỉnh Zakarpattia, Tây-Nam Hung Gia Lợi, nơi sinh sống một cộng đồng Hung Gia Lợi. Việc chuyển giao số tù nhân này sang Hung Gia Lợi đã được Giáo hội Chính thống giáo Nga thông báo và cũng là bên trung gian. Ukraine về phần mình lấy làm tiếc rằng đã không được tham dự trong tiến trình đàm phán này.


Tổng Thống Macron Thông Báo Một Hệ Thống Phòng Không Pháp-Ý Được Khai Triển Tại Ukraine

-Bên lề Triển lãm quốc tế về Hàng không và Không gian Le Bourget, ngoại ô Paris, hôm 19/6/2023, Pháp đã tổ chức một cuộc họp báo về hệ thống phòng không của Âu Châu và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo, một hệ thống phòng thủ địa đối không do Pháp và Ý Ðại Lợi chế tạo nay đã được khai triển tại Ukraine. Đó là hệ thống phòng không SAMP/T tầm ngắn.

Chiến tranh Ukraine đã làm lộ rõ những thiếu hụt và yếu kém về phòng không của Âu Châu. Khi thông báo việc khai triển hệ thống phòng không Pháp-Ý tại Ukraine, nguyên thủ Pháp muốn cho các đối tác biết là họ có nhiều lựa chọn khác, thay thế cho các hệ thống phòng thủ phi đạn do Mỹ chế tạo.

Đối với nguyên thủ Pháp, vấn đề lựa chọn thiết bị để bảo vệ bầu trời Âu Châu mang tính chiến lược. Ông nói rõ đây là vấn đề chủ quyền và cần phải ưu tiên phát triển nền tảng công nghiệp và kỹ thuật quốc phòng Âu Châu, bởi vì Hoa Kỳ vào bất cứ lúc nào cũng có thể có những ưu tiên khác.

Theo thông tấn xã AFP, Paris kiên quyết chống lại dự án lá chắn chống phi đạn do Đức đề xuất vì dự án này chủ trương mua hệ thống phi đạn Patriot của Mỹ và hệ thống phi đạn tầm xa của Do Thái.

Kết thúc cuộc họp báo, Tổng thống Macron thông báo Pháp, Phần Lan, Estonia, Hung Gia Lợi, Bỉ và Chypre sẽ mua chung các phi đạn địa đối không tầm ngắn Mistral. Theo những người thân cận của Tổng thống Pháp Macron, con số này là khoảng 1.000 phi đạn.


Ủy Ban Âu Châu Đề Xuất Chiến Lược Bảo Đảm An Ninh Kinh Tế

-Vào đúng ngày Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp đồng nhiệm Trung Quốc Lý Cường tại Bá Linh, hôm 20/6/2023, Ủy Ban Âu Châu công bố Dự thảo chiến lược bảo đảm an ninh kinh tế, với Bắc Kinh trong tầm nhắm.

Liên Hiệp Âu Châu (EU) muốn rút ra các bài học từ vụ Nga xâm lăng Ukraine, vốn cho thấy Liên Hiệp Âu Châu đã quá lệ thuộc vào dầu lửa, khí đốt và than đá của Nga.

Chiến lược được giới thiệu vào hôm 20/6, mà Ủy Ban Âu Châu không nói rõ là nhằm đáp trả Trung Quốc, sẽ xác định các nguy cơ kinh tế mà Liên Hiệp Âu Châu phải đối mặt và các giải pháp có thể để giải quyết. Kế hoạch này, khác với cách tiếp cận tự do mậu dịch của Liên Hiệp, vốn rất cởi mở với cạnh tranh toàn cầu, đã làm dấy lên lo ngại giữa một số quốc gia thành viên về sự phát triển của chủ nghĩa bảo hộ.

Một nguồn tin ngoại giao Âu Châu cho thông tấn xã AFP biết một số đề xuất, như tăng cường sàng lọc các khoản ngoại quốc đầu tư vào Liên Hiệp Âu Châu, kiểm soát các hoạt động xuất cảng nhạy cảm và các khoản đầu tư ra ngoài Liên Hiệp Âu Châu có nguy cơ gây rò rỉ kỹ thuật.

Liên đoàn doanh nghiệp Âu Châu, BusinessEurope, kêu gọi Brussels xem xét "cẩn thận" các lợi ích và khả năng cạnh tranh của Âu Châu "trước khi đưa ra các hạn chế bổ sung về xuất cảng hàng hóa và kỹ thuật, cũng như về đầu tư (…) Liên Hiệp Âu Châu phải tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa bảo vệ các lợi ích về an ninh và duy trì một môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư".

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ thảo luận về các dự án này tại thượng đỉnh ở Brussels vào tuần tới.

Hồi tháng Ba, trong một bài phát biểu về quan hệ giữa Liên Hiệp Âu Châu và Trung Quốc, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, đã đề cập đến khả năng đưa ra những hạn chế đối với một số khoản đầu tư hoặc xuất cảng được xem là nhạy cảm. Nhiều biện pháp đã được thông qua. Vào đầu tháng 6, Liên Hiệp Âu Châu đã thông qua việc tạo ra một công cụ chung nhằm trừng phạt bất kỳ quốc gia nào sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để gây áp lực đối với một trong các nước thành viên Liên Hiệp, như Trung Quốc đã làm với Litva.


Thủ Tướng Scholz Tiếp Đồng Nhiệm Trung Quốc, Một Trắc Nghiệm Đối Với Quan Hệ Bá Linh-Bắc Kinh

-Hôm 20/6/2023, Thủ tướng Olaf Scholz tiếp đồng nhiệm Trung Quốc Lý Cường đang công du nước Đức, trong bối cảnh Bá Linh đang xem xét lại chính sách với Bắc Kinh và quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng. Theo giới phân tích, cuộc gặp hôm 20/6 giữa Thủ tướng hai nước là một trắc nghiệm cho quan hệ song phương.

Được bổ nhiệm hồi tháng 3 năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã chọn Đức cho chuyến thăm chính thức ngoại quốc đầu tiên của mình.

Hôm 19/6, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã tiếp Thủ tướng Trung Quốc. Theo thông tấn xã AFP, trong cuộc gặp này, ông Lý Cường khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Đức để đóng góp vào "sự ổn định và thịnh vượng toàn cầu".

Về phần mình, Tổng thống nhấn mạnh, "Trung Quốc là đối tác của Đức và Âu Châu, nhưng Bắc Kinh cũng đang dần trở thành một đối thủ cạnh tranh trên chính trường".

Chuyến đi của Thủ tướng Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nước Đức vừa công bố "Chiến lược An ninh Quốc gia" mới, xác định Trung Quốc tuy là "đối tác" của Bá Linh, nhưng lại có những hành động "đi ngược lại lợi ích và giá trị" của Đức.

Về mặt kinh tế, Bá Linh đang tìm cách đa dạng hóa các đối tác để "giảm thiểu rủi ro", tránh phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh trong các lĩnh vực mang tính chiến lược.

Về mặt ngoại giao, các mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan, chính sách đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hoặc việc Trung Quốc không lên án Nga xâm lược Ukraine đã khiến quan hệ giữa Bá Linh và Bắc Kinh xấu đi.

Theo ông Thorsten Benner, Giám đốc Viện Chính sách công Toàn cầu (GPPI), cuộc gặp giữa hai Thủ tướng sẽ là "một phép thử để biết liệu còn có thể duy trì mối quan hệ đối tác thực sự giữa Bá Linh và Bắc Kinh hay không".


Trung Quốc và Cuba Thảo Luận Về Một Cơ Sở Huấn Luyện Quân Sự Mới

-Theo báo chí Mỹ, Trung Quốc và Cuba đang thảo luận về việc xây dựng một cơ sở huấn luyện quân sự chung, sau khi Tòa Bạch Ốc cho biết Bắc Kinh có một căn cứ gián điệp tại Cuba, chỉ cách Mỹ khoảng 145 cây số (90 dặm).

Tờ Wall Street Journal hôm 20/6/2023 dẫn lời các viên chức Mỹ cho biết Bắc Kinh và Havana đang đàm phán về việc mở một cơ sở huấn luyện quân sự ở phía Bắc Cuba, và cơ sở này có thể tạo điều kiện cho Bắc Kinh đóng quân lâu dài và mở rộng các hoạt động gián điệp.

Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết rằng bà không biết gì về sự việc này.

Hồi đầu tháng, một viên chức cấp cao ẩn danh của Mỹ cho biết theo tình báo Hoa Kỳ, dường như Trung Quốc từ lâu đã duy trì các cơ sở gián điệp ở Cuba. Trong khi đó, Tòa Bạch Ốc bác bỏ thông tin nói rằng Trung Quốc và Cuba đã đạt được một thỏa thuận bí mật để thành lập một cơ sở gián điệp mới.

Theo Hoa Thịnh Ðốn, hai nước không có bất kỳ thỏa thuận mới nào, và các cơ sở hiện có của Trung Quốc đã tồn tại ở Cuba từ nhiều năm.


Hoa Kỳ Kêu Gọi Trung Quốc Đối Thoại Quân Sự, Dù Ông Blinken Vấp Phải Phản Ứng


(Hình: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 19/6/2023. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc của một Ngoại trưởng Hoa Kỳ kể từ năm 2018.)

-Hôm thứ Ba (20/6/2023), Hoa Kỳ tiếp tục kêu gọi thiết lập các kênh liên lạc quân sự với Trung Quốc và bày tỏ lo ngại về những thông tin cho rằng Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một cơ sở huấn luyện quân sự ở Cuba sau chuyến đi của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Bắc Kinh vào cuối tuần qua.

Sarah Beran, Giám đốc cấp cao chuyên trách về các vấn đề Trung Quốc và Đài Loan thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo về chuyến đi: "Đây là phương cách rất quan trọng để chúng ta quản lý cạnh tranh, khủng hoảng truyền thông, bảo đảm rằng không có thông tin sai lệch hoặc hiểu sai về ý định của nhau".

"Chúng tôi vẫn sẵn sàng và có thể gặp gỡ ở tất cả các cấp và kêu gọi Trung Quốc phản ứng thích hợp với điều đó", bà nói thêm.

Ông Blinken hôm 20/6 nói rằng Hoa Kỳ có "mối quan ngại sâu sắc" về các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Cuba, sau khi tờ Wall Street Journal đưa tin rằng Bắc Kinh đang lên kế hoạch xây dựng một cơ sở huấn luyện mới ở đó.

Ông Blinken nói trong một cuộc họp báo ở Luân Đôn rằng ông đã nói rõ những lo ngại đó với các đối tác Trung Quốc.

"Đây là điều chúng tôi sẽ theo dõi rất, rất chặt chẽ và chúng tôi đã rất rõ ràng về điều đó. Và chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước của mình, chúng tôi sẽ bảo vệ lợi ích của mình", ông Blinken nói thêm.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Blinken, chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc của một Ngoại trưởng Hoa Kỳ kể từ năm 2018, hai quốc gia đã đồng ý giảm bớt sự cạnh tranh để tránh xung đột nhưng không có đột phá nào.

Trung Quốc cho rằng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ là một trở ngại đối với đối thoại quân sự mà ông Blinken nói ông đã nhiều lần nêu ra với nước chủ nhà và sẽ tiếp tục thúc đẩy.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đã bị trừng phạt từ năm 2018 vì mua máy bay chiến đấu và thiết bị từ nhà xuất cảng vũ khí chính của Nga, Rosoboronexport.


Mỹ-Trung Đồng Tình Ổn Định Quan Hệ Sau Các Cuộc Đàm Phán

-Hôm 19/6/2023, trong ngày thứ hai chuyến thăm Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tại Đại Lễ Đường Nhân Dân. Trong cuộc trao đổi ngắn này, lãnh đạo Trung Quốc và Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc ổn định quan hệ giữa hai nước.

Thông tấn xã AFP cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hoan nghênh những tiến triển được cho là "theo hướng tốt" trong quan hệ giữa hai nước sau chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Anthony Blinken nhằm tìm cách hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước.

Một trong những dấu hiệu cho thấy có sự hòa hoãn giữa đôi bên là Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã nhận lời mời đến thăm Mỹ.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo, lãnh đạo ngoại giao Mỹ cũng tỏ ra thận trọng về việc cải thiện quan hệ song phương.

Từ thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, thông tín viên Stephane Lagarde của đài RFI tường thuật:

"Sau khi kết thúc một cuộc việt dã ngoại giao, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã nhắc lại rằng: "Mọi việc không thể giải quyết chỉ trong một chuyến thăm, một chuyến đi và một cuộc trò chuyện duy nhất". Hơn nữa, ông không chỉ có một mà có tới ba cuộc hội đàm, trong đó có một cuộc trao đổi kéo dài gần 6 tiếng đồng hồ với đồng nhiệm Trung Quốc, Tần Cương.

Ngoại trưởng Mỹ đã phải ra sức trấn an Bắc Kinh, bị ám ảnh bởi hồ sơ Đài Loan. Khi tái khẳng định "Hoa Kỳ không ủng hộ Đài Loan độc lập. Chúng tôi ủng hộ nguyên trạng", lãnh đạo ngoại giao Mỹ ngược lại cũng đặt ra những vấn đề với đồng nhiệm Trung Quốc về Ukraine và sự hậu thuẫn của Trung Quốc đối với Nga.

Ông phát biểu: "Cùng với nhiều nước khác, chúng tôi đã có được sự bảo đảm là Trung Quốc không và sẽ không cũng cấp hỗ trợ quân sự cho Nga để chúng có thể được sử dụng tại Ukraine. Tuy nhiên, điều làm cho chúng tôi quan ngại, chính là khả năng các doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp kỹ thuật để Nga có thể dùng cho cuộc chiến xâm lược tại Ukraine. Chúng tôi đề nghị chính phủ Trung Quốc nên cẩn trọng về vấn đề này".

Cũng theo Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc cam kết không giao vũ khí cho Nga, và Hoa Kỳ cho rằng "Trung Quốc có thể đóng một vai trò chủ chốt" khi hậu thuẫn cho sáng kiến xuất cảng ngũ cốc qua Biển Đen nhằm tránh nạn khan hiếm thực phẩm tại những nước nghèo nhất thế giới, theo như phát biểu của ông Anthony Blinken, trước khi đáp máy bay đến Luân Đôn để tham dự cuộc họp về tái thiết Ukraine".


Bắc Kinh Đặt Điều Kiện Với Hoa Thịnh Ðốn Để Giảm Căng Thẳng

-Hôm 19/6/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken và để ngỏ khả năng Bắc Kinh sẵn sàng hạ nhiệt căng thẳng với Hoa Thịnh Ðốn nhưng theo một số điều kiện.

Khi tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nguyên thủ Trung Quốc đánh giá chuyến thăm của ông Blinken đã góp phần tích cực cho "sự ổn định của mối quan hệ" giữa hai nước. Nhưng ông Tập Cận Bình cũng không ngần ngại cảnh báo, "những quan hệ tương tác giữa hai nước phải được dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau".

Việc lãnh đạo số một Trung Quốc bỏ qua những nghi thức ngoại giao nghiêm ngặt để tiếp Ngoại trưởng Mỹ được một số nhà quan sát đánh giá như là một dấu hiệu Bắc Kinh cũng muốn làm dịu căng thẳng với Hoa Thịnh Ðốn.

Trong nhãn quan của giới lãnh đạo Trung Quốc, Hoa Kỳ là nguồn cội sâu thẳm của mọi căng thẳng giữa hai nước vì những "cảm nhận sai lệch" về Trung Quốc, động cơ của những leo thang đối đầu bắt đầu từ thời Tổng thống Donald Trump.

Thế nên, bất kỳ sự nhượng bộ nào cũng có cái giá phải trả. Bắc Kinh, thông qua lời vị lãnh đạo ngoại giao cao cấp nhất, ông Vương Nghị đặt ra những điều kiện để giảm căng thẳng, buộc Hoa Kỳ phải có những nhượng bộ về vấn đề Đài Loan, dỡ bỏ các cấm vận nhắm vào lĩnh vực kỹ thuật của Trung Quốc và chấm dứt "những hành động can thiệp" vào nội bộ Trung Quốc, nói một cách khác là Mỹ nên ngưng chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Tân Cương và Hồng Kông.

Cũng theo ông Vương Nghị, Hoa Kỳ nên từ bỏ những luận điệu "mối đe dọa" Trung Quốc trong các cuộc tranh luận cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Bắc Kinh cho rằng khó thể nối lại các kênh đối thoại khi mà "cuộc cạnh tranh có nguy cơ biến thành xung đột" do việc Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược "bao vây" Trung Quốc. Vì vậy, ông Vương Nghị cho rằng Hoa Thịnh Ðốn phải chọn giữa "hợp tác và xung đột".

Ngoại trưởng Mỹ như để trấn an Bắc Kinh, đã khẳng định với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng, Hoa Kỳ không muốn "kềm hãm" đà đi lên về kinh tế của Trung Quốc, cũng không hậu thuẫn "nền độc lập" cho Đài Loan, hay tìm cách thay đổi chế độ ở Bắc Kinh. Ông Blinken nhắc lại lập trường không thay đổi của Mỹ từ năm 1979: Thừa nhận nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất, nhưng không chấp nhận việc dùng vũ lực thống nhất với Đài Loan.

Vận mệnh Đài Loan một lần nữa được đặt lên bàn cờ chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Người ta còn nhớ năm 1971, để có thể bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc nhằm dễ bề chống đối Liên Xô, cả Tổng thống Mỹ Richard Nixon Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đều hiểu rằng đã đến lúc phải chấp nhận nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất và phải hy sinh Đài Loan.

Theo như lời thuật từ Lyle J. Goldstein, Biên tập viên cho tạp chí Defense Priorities, với kênh truyền hình Arte, vào thời điểm đó Hoa Kỳ đã chấp nhận mọi yêu cầu từ Trung Quốc như rút hết các căn cứ quân sự, nhân sự và các loại vũ khí, kể cả các chiến đấu cơ và đầu đạn nguyên tử. Vào thời điểm đó, Trung Quốc chưa là cường quốc kinh tế thứ hai như hiện nay và dân số chỉ khoảng 800 triệu dân.

Le Figaro nhắc lại, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc không ngừng gia tăng kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bali, Nam Dương hồi tháng 11/2022. Những cáo buộc về hoạt động gián điệp của Trung Quốc (vụ khinh khí cầu) buộc Ngoại trưởng Mỹ phải hoãn chuyến công du Bắc Kinh dự trù từ tháng 2/2023. Hoa Thịnh Ðốn nhiều lần tìm cách nối lại các kênh đối thoại nhưng bất thành, và gần đây nhất Bắc Kinh từ chối đề nghị cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin với đồng nhiệm Trung Quốc Lý Thượng Phúc bên lề diễn đàn An ninh Shangri-La, ở Tân Gia Ba hồi tháng 5/2023.


ASEAN: Thái Lan Biện Minh Việc Đối Thoại Với Tập Đoàn Quân Sự Miến Điện

-Hôm 19/6/2023, chính quyền Vọng Các thông báo mời tập đoàn quân sự Miến Điện tham gia cuộc họp "không chính thức" cấp Ngoại trưởng thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Miến Điện.

Sau cuộc đảo chính hồi tháng 2/2021 tại Miến Điện, ASEAN chủ trương cô lập, gây sức ép buộc giới tướng lãnh Miến Điện phải chấm dứt đàn áp và tiến hành đối thoại với phe đối lập.

Theo thông tấn xã AFP, quyết định đơn phương của Thái Lan vấp phải sự phản đối từ nhiều nước trong ASEAN vì đi ngược với đường hướng chính thức của khối.

Trước giới báo chí, Thủ tướng Thái Lan sắp mãn nhiệm Prayut Chan O Cha, cũng xuất thân từ giới tướng lĩnh, nắm quyền lãnh đạo ở Thái Lan sau cuộc đảo chính năm 2014, đã biện minh cho sáng kiến của mình.

Từ thủ đô Vọng Các của Thái Lan, thông tín Carole Isoux viên của đài RFI giải thích:

"Nam Dương, hiện đang là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Mã Lai Á và Tân Gia Ba cho biết sẽ không tham dự các cuộc đàm phán không chính thức.

Từ sau thất bại của tiến trình hòa bình 5 điểm, bao gồm cả việc ngưng các cuộc giao tranh và mở đối thoại với đối lập, mà phe tướng lĩnh Miến Điện đã không tuân thủ, chiến lược của ASEAN là cô lập ngoại giao Miến Điện nhưng không có mấy kết quả thuyết phục.

Thái Lan biện minh cho hành động đơn phương này rằng, với tư cách là nước láng giềng sát cạnh Miến Điện, Thái Lan bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc xung đột kéo dài, làm dòng người tị nạn đổ xô vào lãnh thổ Thái Lan mỗi lúc đông hơn.

Cam Bốt, Lào, Brunei và các đại diện Ấn Độ đã chấp nhận lời mời được giữ bí mật cho đến tận hôm qua. Bản thân chính phủ hiện nay ở Thái Lan cũng xuất thân từ hàng ngũ quân đội, và trong cuộc bầu cử Quốc hội gần đây, người dân Thái Lan đã bỏ phiếu cho một đảng mang tư tưởng cải cách giành thắng lợi lớn, và đảng này chủ trương một đường lối cứng rắn hơn đối với phe tướng lĩnh Miến Điện".


Tin Việt Nam Hôm Nay

Báo Cáo Mới: Ba Thập Niên Đàn Áp Các Cuộc Biểu Tình Ôn Hòa ở Việt Nam


(Hình: Người Việt Nam biểu tình ở Sài Gòn hôm 10/6/2018 phản đối Dự luật Đặc khu.)

-Một báo cáo mới của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) công bố hôm 20/6/2023, tố cáo chính quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa tại Việt Nam trong suốt hơn 3 thập niên qua.

"Sự trấn áp bao gồm: Sử dụng vũ lực thô bạo không cần thiết, bắt bớ, giam giữ, kết án tùy tiện, và các hình thức đánh đập, sách nhiễu, tấn công đối với các nhà lãnh đạo biểu tình, những người tham gia và những người đồng tình". – Thông cáo báo chí của FIDH và VCHR cho biết.

Bản phúc trình dài 58 trang liệt kê một loạt các vụ biểu tình, tập trung nổi tiếng ở Việt Nam đã bị chính quyền đàn áp bao gồm: Các vụ khiếu kiện, biểu tình của các dân oan mất đất, của những nông dân phản đối viên chức địa phương tham nhũng như vụ Thái Bình vào năm 1997, các vụ cưỡng chế đất ở Hà Nội và Sài Gòn trong giai đoạn những năm 2000, vụ hàng ngàn người Thượng biểu tình ở Tây nguyên vào năm 2001 và 2004, vụ đàn áp người dân ở xã Đồng Tâm (ngoại thành Hà Nội) hồi năm 2020, các cuộc tập trung, biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn năm 2011, biểu tình phản đối công ty Formosa thải chất độc ra biển Việt Nam năm 2016, cuộc biểu tình của hàng ngàn người dân phản đối Dự luật đặc khu và Luật an ninh mạng hồi năm 2018, các vụ đàn áp tôn giáo bao gồm đạo Dương Văn Mình, Hòa Hảo….

Theo báo cáo mới, mặc dù Hiến pháp Việt Nam khẳng định người dân Việt Nam có các quyền về tự do bày tỏ ý kiến, tự do tập trung, lập hội, nhưng Quốc hội Việt Nam suốt hơn 10 năm qua vẫn không thể thảo luận và thông qua một luật cụ thể bảo đảm quyền biểu tình của người dân.

Không những thế, Bộ luật Hình sự CSVN còn sử dụng các điều luật bị cho là đi ngược với các công ước quốc tế về nhân quyền. Đó là các Điều 109 – "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", Điều 117 – "Tuyên truyền chống Nhà nước", Điều 331 – "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ".

Đây là những điều luật thường được dùng để kết án những người dám chỉ trích chính quyền.

Theo báo cáo, những người tham gia các cuộc biểu tình ở Việt Nam bị bắt giữ và thường bị chuyển đi các trại giam xa gia đình, tạo thêm khó khăn cho người thân của họ khi muốn thăm nuôi. Những người này sau khi ra tù thường còn phải chịu án quản chế từ một đến năm năm.

Những nhà hoạt động nhân quyền bị tuyên án tù và thường bị đẩy ra ngoại quốc. Các trường hợp nổi tiếng trong các năm gần đây gồm: Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.


Các Tổ Chức Nhân Quyền và Môi Trường Quốc Tế Kêu Gọi Trả Tự Do Cho Bà Hoàng Thị Minh Hồng


(Hình: Bà Hoàng Thị Minh Hồng phát biểu tại Hội nghị tại Zerokonferansen ở Oslo, Na Uy, tháng 11 năm 2019.)

-Một bức thư ngỏ của 65 tổ chức môi trường và nhân quyền quốc tế gửi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 20/6/2023, kêu gọi ông công khai thúc giục Hà Nội trả tự do cho nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, người vừa bị bắt giam hôm 31/5 vừa qua với cáo buộc tội trốn thuế.

Bà Hoàng Thị Minh Hồng là người sáng lập tổ chức CHANGE – một tổ chức dân sự chuyên vận động về môi trường, kêu gọi Việt Nam chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu than sang các loại thân thiện với môi trường.

Theo bức thư ngỏ, bà Hồng "đang bị giam giữ và không được có tiếp xúc với bên ngoài, bao gồm Luật sư. Chính phủ đang chuyển bị truy tố bà với một cáo buộc sai là tội trốn thuế. Bà đang phải đối mặt với án tù lên đến bảy năm nếu bị kết án, bà có thể phải chịu một hệ thống tù đầy nổi tiếng về tra tấn và bỏ mặc người tù".

Vụ bắt giữ bà Hồng đã vấp phải những phản ứng từ quốc tế bao gồm Liên Hiệp Quốc, chính phủ Mỹ, Anh và Đức.

Theo thông cáo báo chí từ Project 88 – một tổ chức theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam – vào ngày 8/6 vừa qua, một bức thư của những người bạn của bà Hồng đã được gửi đến Tổng thống Obama, kêu gọi ông can thiệp, yêu cầu Hà Nội trả tự do cho bà. Hai ngày sau, trên trang Instagram của Quỹ Obama có dòng trạng thái kêu gọi Việt Nam tôn trọng các quyền của bà Hồng và bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến, và lập hội của người Việt Nam.

"Một tuyên bố của Tổng thống Obama có sức nặng lớn. Nó không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về tình trạng của bà Hồng trong cơ cấu chính trị ở Mỹ, nó còn tạo thêm sức ép quốc nội lên Chính phủ Việt Nam. Tổng thống Obama rất nổi tiếng ở Việt Nam. Nếu có lời kêu gọi trả tự do cho bà Hồng của ông, Chính phủ sẽ phải giải thích với người Việt tại sao bà Hồng bị bắt" – ông Ben Swanton, đồng Giám đốc Project 88 được trích lời trong tuyên bố mới của tổ chức này.

Trả lời câu hỏi của phóng viên trong một họp báo hôm 1/6 sau vụ bắt giữ bà Hồng, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng nói: "Nhìn chung tại Việt Nam, các cá nhân, hội, tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ được bảo đảm hoạt động theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình. Như tại các quốc gia khác, những người vi phạm pháp luật sẽ bị giải quyết theo quy định của pháp luật"

Bà Hồng là một trong năm nhà hoạt động môi trường ở Việt Nam bị chính quyền bắt giữ trong thời gian gần đây với cáo buộc tội trốn thuế.


Bắt Giữ 74 Người Liên Quan Đến Vụ Nổ Súng ở Đắc Lắc


(Hình: Thiếu tướng Lê Vinh Quy – Giám đốc Công an tỉnh Đắc Lắc trong cuộc họp ngày 20/6/2023.)

-Tổng cộng 74 người đã bị bắt giữ liên quan đến vụ nổ súng ở 2 trụ sở xã tại tỉnh Đắc Lắc hôm 11/6/2023 vừa qua, đã bắt hết "các đối tượng cầm đầu" vụ tấn công. Đó là thông báo hôm 20/6 được Thiếu tướng Lê Vinh Quy – Giám đốc Công an tỉnh Đắc Lắc nói với báo chí trong cuộc gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam diễn ra hôm 20/6.

Theo thông tin được Bộ Công an cung cấp, vào sáng sớm ngày 11/6, có hai nhóm đối tượng gồm khoảng 40 người có trang bị súng đạn, dao tấn công và trụ sở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur. Vụ tấn công đã khiến 9 người thiệt mạng bao gồm 4 công an, 2 cán bộ xã và 3 người dân. Ngoài ra, còn có 3 người dân bị bắt làm con tin, một người trong số này tự giải thoát, 2 người còn lại được giải thoát sau đó.

Sau vụ nổ súng, công an đã được huy động để truy bắt những người bị tình nghi có liên quan đến sự việc. Những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội và được người dân cung cấp cho RFA cho thấy hình ảnh những người Thượng bị trói tay và bắt giữ.

Trong cuộc gặp vào ngày 20/6, người đứng đầu cơ quan Công an tỉnh Đắc Lắc cho biết, "tất cả các đối tượng cầm đầu của vụ tấn công này đều đã bị bắt giữ. Hiện chỉ còn hai đối tượng đang bỏ trốn nhưng không có vai trò chủ chốt và lực lượng công an đang quyết tâm truy bắt bằng được để giải quyết theo quy định".

Ông Lê Vinh Quy cho biết thêm, một số người thuộc nhóm tấn công này bị các tổ chức phản động ngoại quốc lôi kéo qua Internet.

Những người này sau đó lợi dụng các mâu thuẫn nhỏ, các bất cập ở địa phương để lôi kéo thêm những người khác từ các buôn làng khác tham

"Họ đồn thổi việc không công bằng trong chính sách dân tộc, đất đai gây chia rẽ, mất đoàn kết.

Với thủ đoạn này, nhóm đã tập hợp nhau lại, chuẩn bị vũ khí để tấn công trụ sở Ủy ban Nhân dân hai xã với mong muốn sẽ thành lập nhà nước riêng". – Ông Lê Vinh Quy phát biểu tại hội nghị.

Các tổ chức người Thượng mà RFA liên lạc khẳng định họ không có liên quan đến sự việc và lên án việc sử dụng bạo lực.


Doanh Nghiệp Thủy Sản Tiếp Tục Gặp Khó, Yêu Cầu Được Giãn Nợ


(Hình: Doanh nghiệp ngành thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức.)

-Theo nội dung trong văn bản của Hiệp hội Chế biến và Xuất cảng Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và được truyền thông loan trong ngày 20/6/2023, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản hiện sụt giảm và đứt gãy trầm trọng hơn cả giai đoạn đỉnh dịch COVID-19.

VASEP cho rằng các doanh nghiệp tiếp tục bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giả xuất cảng giảm mạnh. Cụ thể, các đơn hàng xuất cảng của ngành thủy sản đã giảm từ 20% đến 50% khiến lượng tồn kho đang tăng.

Trong khi đó, cũng theo VASEP, các loại chi phí và lãi suất ngân hàng vẫn tăng cao, khiến các doanh nghiệp trong ngành bị gần như suy kiệt.

Trong công văn, VASEP đánh giá đây là thời điểm rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ và các Cơ quan Quản lý nhà nước để các doanh nghiệp ngành hàng có thể trụ được, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, tạo điều kiện để xuất cảng thủy sản hồi phục trở lại vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Cụ thể, các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chánh và Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh lãi suất vay tiền Mỹ kim xuống dưới 4% và lãi suất vay VNĐ xuống dưới 7% để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất cảng; Cho các doanh nghiệp thủy sản được giãn nợ bốn đến sáu tháng cho các khoản vay đến lịch phải trả trong quý 2 & 3/2023 và tiếp tục được vay theo hạn mức trong bối cảnh giảm xuất cảng của 6 tháng đầu năm để các doanh nghiệp có thể thu gom ổn định nguồn nguyên liệu của nông-ngư dân và chế biến, trữ hàng chuẩn bị cho xuất cảng ở các quý tiếp theo trong năm 2023.

Theo thống kê của VASEP, xuất cảng thủy sản Việt Nam năm tháng đầu năm 2023 tiếp tục sụt giảm hai con số so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 3,379 tỉ Mỹ kim, giảm 27,9%. Các đơn hàng xuất cảng đã giảm từ 20% - 50%, dẫn đến lượng tồn kho tăng cao.


Phú Yên: Cựu Phó Chủ Tịch Tỉnh Được Giảm 3 Năm Tù Trong Phiên Phúc Thẩm


(Hình: Ba bị cáo là cựu lãnh đạo tại phiên Tòa Phúc thẩm.)

-Cựu Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên cùng hai cựu lãnh đạo Sở Tư pháp và Cục Thuế đã được giảm án trong phiên xử Phúc thẩm vụ sai phạm trong việc giảm giá bán 262 lô đất tại thành phố Tuy Hòa.

Truyền thông nhà nước loan tin cho hay trong ngày 20/6/2023, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên Tòa Phúc thẩm sau khi có 3 trong số 5 bị cáo kháng án Sơ thẩm của Tòa tỉnh Phú Yên.

Ba người kháng cáo gồm các ông Nguyễn Chí Hiến - cựu Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, Mai Hắc Lợi - cựu Phó Giám đốc Sở Tư pháp Phú Yên và Nguyễn Ngọc Duy - cựu Cục phó Cục Thuế tỉnh Phú Yên.

Tại phiên Sơ thẩm diễn ra hồi tháng 10/2022, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên tuyên ông Hiến sáu năm tù, ông Lợi 5 năm tù, ông Duy 4 năm tù với cáo buộc rằng 3 ông đã có hành vi gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 8 tỉ đồng.

Sau phiên Tòa Sơ thẩm, cả ba ông Hiến, Lợi, Duy đã có đơn kháng cáo cho rằng họ không phạm tội như bản án Sơ thẩm cáo buộc.

Tuy nhiên, tại phiên Tòa Phúc thẩm, cả ba đều thay đổi kháng cáo, thừa nhận tội và xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Tại Tòa Phúc thẩm, cả ba ông được xác nhận cũng đã khắc phục toàn bộ thiệt hại theo phán quyết của Tòa Sơ thẩm. Ông Hiến đã bồi thường 2 tỉ đồng, ông Duy và ông Lợi mỗi người bồi thường 600 triệu đồng. Hai ông Lợi và Duy sai phạm nhưng không có động cơ vụ lợi. Cả 3 ông đều được xác định có nhân thân tốt.

Do đó, Hội đồng Xét xử Phúc thẩm đã tuyên giảm nhẹ hình phạt cho cả 3 người. Cụ thể, ông Hiến được giảm án còn 3 năm tù, ông Duy 2 năm 6 tháng tù và ông Lợi 2 năm tù.


Việt Nam Xác Nhận Chuyến Công Du Ba Ngày của Tổng Thống Nam Hàn


(Hình: Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol.)

-Hôm thứ Hai (19/6/2023), Bộ Ngoại giao Việt Nam (MOFA) xác nhận chuyến thăm chính thức, kéo dài ba ngày, của Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol tới Việt Nam.

Trong một thông báo ngắn, được Cổng thông tin chính phủ Việt Nam đăng lại, MOFA cho biết rằng ông Yoon tới Việt Nam theo "lời mời" của Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng xác nhận thêm rằng ông Yoon và phu nhân sẽ có chuyến thăm "cấp nhà nước" tới Việt Nam từ thứ Năm này (22/6) và sẽ kéo dài tới thứ Bảy (24/6).

Trang web của Văn phòng Tổng thống Nam Hàn trước đó dẫn lời Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Kim Tae-hyo cho biết rằng ông Yoon tới thăm Việt Nam sau chuyến thăm Pháp.

Ông Kim nói rằng đây là chuyến thăm "đáp lễ" chuyến thăm Nam Hàn vào cuối năm 2022 của Chủ tịch Việt Nam khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc.

"Trọng tâm của chuyến thăm lần này là tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam, đối tác thương mại số 3 của Nam Hàn", ông Kim nói, theo Văn phòng Tổng thống Nam Hàn.

Tin cho hay, viên chức này cũng cho biết rằng đôi bên sẽ xem xét "mở rộng triển vọng hợp tác song phương sang các lĩnh vực mới" như chuỗi cung ứng khoáng sản, năng lượng mới và tái tạo, khoa học và kỹ thuật đổi mới cũng như thành phố thông minh.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, theo thông tấn xã Reuters và Yonhap, một đoàn 205 doanh nghiệp sẽ tháp tùng ông Yoon tới Việt Nam.


Tin Cộng Ðồng

Bộ Ngoại Giao Mỹ Lên Tiếng Về Việc 3 Luật Sư Nhân Quyền Việt Nam Đến Mỹ


(Ảnh: Luật sư Đào Kim Lân tại Mỹ.)

-Khi được hỏi về việc 3 Luật sư nhân quyền Việt Nam Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, và Đào Kim Lân đến Mỹ hôm 16/6/2023 giữa lúc các ông đang bị công an truy tìm, Bộ Ngoại giao Mỹ nói với VOA rằng chính quyền Cộng sản Việt Nam chớ nên trả thù các Luật sư.

"Hoa Kỳ khuyến khích chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền được xét xử công bằng như đã được bảo đảm theo luật pháp Việt Nam, bao gồm cả việc bảo đảm các Luật sư bào chữa các vụ án hình sự có thể hành nghề tư vấn pháp lý một cách hiệu quả mà không sợ bị trả thù", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra ý kiến với VOA biết qua email vào tối 19/6.

Bộ Ngoại giao Mỹ không xác nhận cũng không bác bỏ việc 3 Luật sư đến Mỹ, nói thêm rằng "do những cân nhắc về quyền riêng tư, chúng tôi không chia sẻ thông tin về chuyến đi cá nhân đến Hoa Kỳ".

Trước đó, vào ngày 16/6 các Luật sư và gia đình đã đến Mỹ "an toàn", kết thúc những tháng ngày lẩn trốn do bị Công an tỉnh Long an truy tìm giữa lúc các Luật sư bị điều tra với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ" theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự.

"Chuyến đi khá bất ngờ trong một thời gian quá ngắn", Luật sư Đào Kim Lân cho VOA biết qua tin nhắn. "Tôi đã ở một nơi rất an toàn nhưng còn sắp xếp một vài công việc trước khi chính thức bước vào cuộc sống mới".

Trả lời phỏng vấn đài RFA hôm 19/6 sau khi đặt chân đến Mỹ, Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói: "Tôi như trút được một gánh nặng sau 100 ngày bị săn đuổi", trong khi Luật sư Đặng Đình Mạnh nói rằng việc ông xuất cảnh, đi lại là thực hiện "quyền tự do theo Hiến pháp" và rằng ông "không có trách nhiệm phải chấp hành" các quyết định truy tìm của công an vì các quyết định đó "không căn cứ theo những quy định của tố tụng hình sự".

Hồi tuần trước, công an tỉnh Long An ra quyết định truy tìm 3 Luật sư đã tham gia bào chữa trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai hay còn gọi là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ với lý do các Luật sư "không đến để làm việc" liên quan đến tin tố giác tội phạm từ Cục An ninh mạng sau khi đã được mời "nhiều lần".

Công an tỉnh Long An và Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam không phản hồi ngay đề nghị đưa ra bình luận của VOA.

Giới hoạt động cho nhân quyền Việt Nam nhận định rằng việc các Luật sư nhân quyền rời bỏ Việt Nam sang Mỹ cho thấy việc bào chữa các các vụ án "an ninh quốc gia" liên quan đến tự do tôn giáo, nhân quyền là rất rủi ro và sự thấp kém trong ngành Tư pháp Việt Nam.

Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân nêu nhận định với VOA:

"Khi các Luật sư đứng ra bào chữa trước tòa theo quan điểm của các thân chủ thì luôn luôn đụng chạm. Phía Việt Nam thì có thể căn cứ vào các lời bào chữa đó và họ coi là vi phạm pháp luật. Như các Luật sư vừa rồi bị tiến hành triệu tập và thậm chí họ có thể khởi tối vụ án. Đó là một sự rủi ro rất lớn".

"Việc các Luật sư Thiền Am bị truy bức, dồn ép đến mức phải lựa chọn rời khỏi Việt Nam trong khi họ đã có sự nghiệp, công việc ổn định ở quê nhà cho thấy đây chính là một sự thất bại của cái gọi là "cải cách Tư pháp" của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm, cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, hiện đang sống lưu vong ở Hoa Kỳ, chia sẻ quan điểm của bà với VOA.

"Không thể cải cách Tư pháp khi truy bức các Luật sư dám chỉ ra vi phạm của công an. Cũng giống như không thể kêu gọi công dân dùng luật pháp để thúc đẩy xã hội tiến bộ lại tìm cách truy bức Luật sư", bà Như Quỳnh nói thêm.

Vào cuối tháng 3, các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc gửi thư yêu cầu chính phủ Việt Nam giải trình liên quan đến cuộc điều tra hình sự đối với Luật sư Đặng Đình Mạnh. Các chuyên gia cho biết đã nhận được thông tin cho rằng đây là hành động trả đũa của chính quyền đối với ông Mạnh và các đồng nghiệp vì những hoạt động bảo vệ công lý trong vụ án Tịnh Thất Bồng Lai.

Cũng vào tháng 3, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) gửi thư ngỏ tới Bộ Tư pháp và Bộ Công an Cộng sản Việt Nam và lên án việc điều tra nhắm vào Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh.


Giám Đốc BPSOS: Bạo Động ở Tây Nguyên 'Gây Nguy Hiểm Cho Người Thượng Xin Tị Nạn'


(Hình: Chính quyền CSVN đang tăng cường trấn áp quyết liệt những thủ phạm đứng đằng sau vụ tấn công ở Đắc Lắc.)

-Vụ tấn công vào cơ quan công quyền ở Đắc Lắc có thể là cái cớ để chính quyền Việt Nam tăng cường đàn áp và bắt bớ ở Tây Nguyên, khiến cho những người Thượng đang chờ xin tị nạn ở Thái Lan cũng gặp nguy hiểm, một chuyên gia giúp đỡ người tị nạn nói với VOA.

Vụ tấn công bạo lực bằng dao và súng vào rạng sáng ngày 11/6/2023 ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc, khiến 9 người thiệt mạng đã kích hoạt một đợt trấn áp quyết liệt và bắt giữ người rầm rộ của chính quyền Cộng sản Việt Nam.

Cho đến ngày 20/6, đã có 74 nghi phạm bị bắt giữ, bao gồm toàn bộ những người cầm đầu vụ tấn công, trang mạng VnExpress dẫn lời Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắc Lắc, cho biết. Ông Quy cũng nói thêm là còn 'hai người đang bỏ trốn nhưng họ không có vai trò chủ chốt'.

Hiện công an chưa công bố kết quả điều tra cũng như cáo trạng đối với những người này nên chưa rõ họ sẽ bị kết tội theo điều luật nào với mức án ra sao.

'Lợi Dụng Để Đàn Áp'

Trao đổi với VOA từ thủ đô Hoa Thịnh Ðốn của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS, tổ chức chuyên giúp đỡ người tị nạn từ Việt Nam, cảnh báo việc chính quyền Cộng sản Việt Nam 'đang lợi dụng hành vi bạo động của một số người để đàn áp hàng loạt người Thượng ở Tây Nguyên'.

Ông chỉ ra việc 'một số dư luận viên đã lên mạng nêu tên các hội nhóm đấu tranh của người Thượng như Người Thượng vì Công Lý, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên để 'tạo ấn tượng là hai nhóm này đứng đằng sau vụ bao động'.

"Nó làm cho những người tị nạn đang còn bên Thái Lan trong tổ chức Người Thượng vì Công lý có thể sẽ rất nguy hiểm bởi vì nhà nước Việt Nam có thể yêu cầu chính phủ Thái Lan bàn giao những người này lại cho Việt Nam, viện cớ rằng họ đang truy bắt những phần tử khủng bố", ông Thắng lý giải.

Ông lên án giới chức Cộng sản Việt Nam 'đã có những thông tin kích động bạo lực để khuyến khích người dân thường ra đường tham gia truy bắt những phần tử tình nghi'. "Họ cứ thấy ai mặc đồ rằn ri thì bắt giữ và đánh đập", ông nói.

Ngoài ra, Tiến sĩ Thắng cũng bày tỏ lo ngại các nghi phạm sau khi bị bắt giữ sẽ bị 'tra tấn, đối xử như con vật, xúc phạm nhân phẩm…'.

Trước tình hình này, vị Giám đốc BPSOS cho biết tổ chức của ông ngay lập tức đã thực hiện các biện pháp bảo vệ người Thượng tị nạn. Ngay sau khi sự việc xảy ra hôm 11/6, BPSOS đã liên lạc với giới chức Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ và các Tòa Ðại sứ để thông báo về nguy cơ.

"Một khi chính quyền Việt Nam biết quốc tế đang theo dõi thì hy vọng họ không dại dột mà manh động", ông giải thích và cho hay BPSOS liên tục cập nhật các bản báo cáo cho quốc tế về tình hình Tây Nguyên.

'Chưa Có Ai Chạy Sang'

Đối với những người Thượng ở Thái Lan đang chờ xin quy chế tị nạn hay đi tị nạn, ông Thắng cho biết BPSOS đang 'di dời những ai đang bị nguy hiểm'. Dấu hiệu nguy hiểm mà ông chỉ ra là 'cảnh sát Thái Lan đang truy lùng', 'Việt Nam đang yêu cầu Interpol truy nã', hay 'xuất hiện những người lạ mặt nhằm bắt cóc'…

"Chúng tôi sắp xếp cho họ những nơi trú ẩn an toàn ở Thái Lan", ông cho hay và nói thêm tổ chức của ông đang thúc đẩy các quốc gia tiếp nhận nhanh chóng để những ai đã có quy chế tị nạn được ra đi càng sớm càng tốt, còn những ai đang nộp hồ sơ xin quy chế tị nạn thì BPSOS sẽ yêu cầu Liên Hiệp Quốc nhanh chóng cứu xét.

Theo quan sát của ông, đến nay, 'chưa có ai từ Đắc Lắc chạy sang Cam Bốt hay Thái Lan do liên quan đến vụ tấn công' mà theo giải thích của ông có thể là do chính quyền Cam Bốt đang chặn bắt gắt gao tất cả những người Thượng nào trốn sang lãnh thổ của họ để mượn đường sang Thái Lan.

Trong trường hợp có người từ Đắc Lắc chạy được sang Thái Lan và liên hệ BPSOS giúp đỡ cho đi tị nạn, ông Thắng nói bên ông 'phải điều tra cho rõ'.

"Nếu như người đó có hành vi khủng bố thì chúng tôi không đại diện được và Liên Hiệp Quốc cũng không bênh vực được vì đó là hành vi vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng", ông trình bày và cho rằng quy chế tị nạn 'chỉ cấp cho những ai không vi phạm nhân quyền người khác'.

"Có những người dân bị cáo buộc, hoặc thân nhân của những người bị bắt đang trong vòng điều tra chưa rõ ràng, họ sợ quá mà chạy đi thì chúng tôi vẫn lên tiếng bảo vệ cho họ, vẫn có Luật sư bảo vệ cho họ".

Về phương cách xác minh một người nào đó có dính đến vụ tấn công ở Tây Nguyên hay không, ông Thắng nói bên ông sẽ trình bày cho Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn (UNHCR) những thông tin về đối tượng đó. UNHCR sẽ liên lạc với chính quyền Cộng sản Việt Nam để xác minh và những gì phía Việt Nam đưa ra sẽ được các Luật sư của BPSOS phối kiểm lại xem có đúng hay không.

Cho đến giờ, theo quan sát của ông thì những người Thượng ở Thái Lan 'không liên quan gì đến vụ bạo động ở Đắc Lắc'. "Sau sự việc xảy ra, khá nhiều người Thượng tại Thái liên lạc với chúng tôi. Họ bày tỏ hết sức hoảng hốt, rất là bất ngờ, hầu như không biết gì hết. Họ cho biết họ nhận được video, hình ảnh từ trong nước mà không biết ai gửi ra", ông giải thích.

"Chúng tôi không nghĩ người Thượng tị nạn ở Thái Lan có bất kỳ sự liên quan nào, vì nếu liên quan thì họ đã không chủ động liên lạc chúng tôi nhờ truy tìm xem người đứng sau vụ bạo động là ai", ông Thắng nói.

Lên Án Bạo Lực

Khi được hỏi về quan điểm của BPSOS đối với vụ tấn công ở Đắc Lắc, ông Thắng nói: "Chúng tôi lên án bất kỳ hành vi bạo lực nào. Chúng tôi muốn phát triển xã hội dân sự ổn định, ôn hòa. Chúng tôi không chấp nhận và chúng tôi lên án bất kỳ hành vi bạo lực nào từ phía người dân với nhau, của người dân đối với chính quyền và của chính quyền đối với người dân".

Về lý do người Thượng ra đi tìm đường tị nạn trong thời gian qua, ông Thắng chỉ ra hai lý do 'sắc tộc' và 'tôn giáo'.

"Người Thượng là dân bản địa ở Tây Nguyên nhưng chính quyền nhất quyết không công nhận họ là dân bản địa mà chỉ gọi họ là dân thiểu số. Nếu là dân thiểu số thì họ có thể bị di dời đến bất cứ nơi đâu, trong khi dân bản địa phải bám trụ đất đai của tổ tiên họ. Do họ không được công nhận là dân bản địa nên đất đai họ bị chiếm nhiều", ông nói.

Về lý do tôn giáo, ông Thắng chỉ ra rất nhiều người Thượng theo đạo Tin Lành nhưng không được nhà nước công nhận. Chính quyền 'buộc họ phải bỏ đạo, nếu không phải tham gia vào các Hội thánh Tin lành do Nhà nước kiểm soát'.

"Họ không chấp nhận nên bị sách nhiễu, bị đánh đập, bị tù đày, bị đe dọa. Do đó họ phải chạy sang Thái Lan lánh nạn".

Theo lời ông, sau giai đoạn cao điểm vào đầu những năm 2000 sau vụ bạo loạn ở Tây Nguyên, những năm gần đây mỗi năm 'có khoảng 100-200 người Thượng đi tị nạn' và có những địa phương ở Tây Nguyên, con số tị nạn 'có giảm đi'.

"Tiếc là trong 8-9 tháng trở lại đây chính quyền bắt đầu đàn áp lại như cũ, nhất là đối với những người theo hội thánh Tin Lành độc lập tại tư gia", ông Thắng cho biết.

***
Mới gần đây nhất, ông Mai Phan Lợi, 50 tuổi, bị bắt ngày 2 Tháng Bảy với cáo buộc “trốn thuế.”

Ông là chủ tịch Hội Đồng Sáng Lập, chủ tịch Hội Đồng Khoa Học Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Cộng Đồng (MEC). Ông từng là phó tổng thư ký tòa soạn, trưởng văn phòng đại diện của báo Pháp Luật TP.HCM tại Hà Nội. Ông bị tước thẻ nhà báo năm 2016 khi bình luận vài chữ “trái chiều” trên Facebook về vụ tìm kiếm chiếc máy bay quân sự rơi trên biển.

Bản báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Mỹ năm 2016 viết rằng ông Lợi bị chế độ Hà Nội trừng phạt vì đã đi gặp lãnh đạo nước ngoài (Tổng Thống Obama đến thăm Việt Nam, tiếp xúc với một số người dân ở Sài Gòn) và đi ra nước ngoài mà không xin phép.

Tuy đàn áp quyền tự do thông tin, tự do báo chí với những chứng cớ hiển nhiên như vậy nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn luôn luôn khoe khoang: “Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và quyền tiếp cận thông tin, nhất là với thông tin trên Internet, mạng điện tử.”

Không có nhận xét nào: