Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Đừng quên đêm nay: Ba hiện tượng Thiên văn thú vị cùng hội ngộ.

27/07/2018 @ 05:07 PM

Đừng quên đêm nay: Ba hiện tượng thiên văn thú vị cùng hội ngộ
Hình minh họa

Đặc biệt là lần này không chỉ có trăng máu, mà còn là tổ hợp của 2 sự kiện Thiên văn tuyệt vời khác là mưa sao băng, và sao Hỏa bừng sáng nữa cơ. Như đã đưa tin thì đêm ngày 27, rạng sáng 28/7/2018, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một trong những sự kiện Thiên văn độc đáo nhất: Trăng máu - hay nguyệt thực toàn phần. Và đặc biệt, sự kiện lần này còn mang tính lịch sử, vì nó sẽ là lần Trăng máu kéo dài nhất trong suốt 100 năm qua.<!>

Nhưng chưa hết nhé. Sao Hỏa cũng sẽ sáng nhất trong suốt 15 năm qua, vì nó ở vị trí rất gần Trái đất so với bình thường.
Đồng thời, mưa sao băng Delta Aquarids cũng đạt tột đỉnh vào cùng thời điểm này. Có nghĩa rằng, chúng ta sẽ được ngắm nhìn bộ ba hiện tượng Thiên văn hiếm gặp bậc nhất ngay trong đêm nay.
Đừng quên đêm nay: Ba hiện tượng thiên văn thú vị cùng hội ngộ - Ảnh 1.
Và dưới đây là những gì bạn nên biết về sự kiện mang tính lịch sử lần này, theo lời giải đáp của Daniel Cunnama - Chuyên gia Thiên văn học đang làm việc tại Đài quan sát Nam Phi.

Tại sao nguyệt thực đêm nay lại đặc biệt?
Trên thực tế, nguyệt thực không phải là một hiện tượng hiếm. Nhưng đây là lần đặc biệt, vì thời gian diễn ra nguyệt thực lần này là dài nhất trong vòng 100 năm qua, và có thể là trong cả thế kỷ 21 sắp tới.

Nguyệt thực sẽ kéo dài bao lâu?
Sự kiện bắt đầu từ 0h14 phút sáng ngày 28/7/2018 (theo giờ Việt Nam). Thời điểm trăng bị "nuốt trọn" rơi vào khoảng 2h30 phút, và kết thúc vào lúc 4h13 phút sáng, tức là kéo dài tới 1h43 phút - dài hơn 4 phút so với lần nguyệt thực toàn phần dài nhất.
Đừng quên đêm nay: Ba hiện tượng thiên văn thú vị cùng hội ngộ - Ảnh 2.
Lần kế tiếp có nguyệt thực dài gần giống vậy sẽ là năm 2025, nhưng chỉ được khoảng 1h22 phút thôi.

Những ai có thể xem nguyệt thực?
May mắn là lần nguyệt thực này chiếm trọn một vùng rộng lớn của thế giới, như châu Phi, châu Úc, châu Á, châu Âu và Nam Mỹ.
Đừng quên đêm nay: Ba hiện tượng thiên văn thú vị cùng hội ngộ - Ảnh 3.
Cũng trong thời điểm này, bạn sẽ thấy sao Hỏa sáng rực rỡ, và to hơn bình thường, thậm chí hơn cả sao Mộc và sao Thiên Lang (vốn là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm).

Chuyên gia Thiên văn học Daniel Cunnama cho biết: Với góc nhìn của một nhà Khoa học, ông không hề thích cụm từ "trăng máu", vì nó nghe khá... mê tín.
Trên thực tế, màu đỏ của trăng sẽ xảy ra với gần như mọi hiện tượng nguyệt thực - bất kể là toàn phần hay một phần. Nguyên do là vì hầu hết ánh sáng từ Mặt trời sẽ bị Trái đất chặn lại, nhưng vẫn còn một lượng nhỏ sóng ánh sáng vượt qua khí quyển lớp ngoài của Trái đất, để đến được Mặt trăng, rồi phản xạ lại vào chính chúng ta.
Khi qua khí quyển - hay bầu khí quyển lớp ngoài, hiện tượng tán xạ sẽ chỉ cho phép ánh sáng đỏ xuất hiện. Đó là lý do Mặt trăng lúc này sẽ trở thành màu đỏ.

Với giới Thiên văn, hiện tượng này có ý nghĩa gì?
Khi quan sát "Trăng máu" bằng camera hồng ngoại, các Chuyên gia có thể xem được cận cảnh bề mặt của... nhà chị Hằng một cách rõ ràng nhất. Từ đây, họ có thể biết được regolith (một chất có rất nhiều trên Mặt trăng) thay đổi như thế nào qua thời gian.
Đừng quên đêm nay: Ba hiện tượng thiên văn thú vị cùng hội ngộ - Ảnh 5.
Và rồi biết đâu từ những quan sát ấy, chúng ta lại có những khám phá mới về cách thức để tồn tại trên vệ tinh lâu đời nhất của Trái đất này?
Ba hiện tượng thiên văn không thể bỏ qua!
1. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài 103 phút, bắt đầu từ 2:30 và kết thúc lúc 4:13. Nguyệt thực đạt cực đại vào lúc 3:21.
2. Mưa sao băng Delta Aquarids với tần suất 20 vệt/giờ,  xuất hiện từ khoảng 11h đêm ngày 27/7.
3. Sao Hỏa sẽ đạt vị trí trực đối. Hành tinh đỏ sẽ nằm gần Trái Đất và sáng nhất trong vòng 15 năm qua. Trong suốt đêm diễn ra nguyệt thực, Sao Hỏa nằm ngay bên dưới mặt Trăng.
Tham khảo: BBC, Science Alert

Hết.

Không có nhận xét nào: