Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Tội phản bội tổ quốc được quy định thế nào?

 https://s13393.pcdn.co/wp-content/uploads/2018/06/99-nam-chung-toi-phan-doi.jpg
Tội phản bội tổ quốc được quy định thế nào?
  • Thứ Ba, 25/04/2017 10:35 GMT+7

Tội phản bội Tổ quốc là hành vi của công dân Việt Nam câu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 78 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về tội phản bội Tổ quốc như sau:

<!>
"1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.


2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm".

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Dấu hiệu pháp lý

a. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội này là quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, đó là các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Độc lập có nghĩa là Nhà nước ta có quyền tự quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình mà không một thế lực nào , quốc gia nào có quyền can thiệp hoặc áp đặt.

Chủ quyền bao gồm: Quyền tối cao của Nhà nước ta trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và quyền độc lập của Nhà nước trong quan hệ quốc tế.

Việt Nam còn là một quốc gia thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo. Lãnh thổ Việt Nam là thống nhất, toàn vẹn và bất khả xâm phạm.

b. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phản bội tổ quốc được thể hiện như sau: Người phạm tội có hành vi cấu kết với người nước ngoài. Câu kết với nước ngoài được hiểu là sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với người nước ngoài nhằm chống lại Tổ quốc. Câu kết với người nước ngoài thường được thể hiện dưới hình thức:

 Bàn bạc với người nước ngoài về âm mưu, phương thức, kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

– Nhận sự giúp đỡ cuả nước ngoài về vũ khí, đạn dược, tiền bạc, các phương tiện kỹ thuật khác để chống lại tổ quốc.

Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho người nước ngoài chống lại Tổ quốc.

Tội phản bội tổ quốc được coi là hoàn thành, khi người phạm tội có hành vi cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.


c. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi câu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

Mục đích phạm tội: Người phạm tội thực hiện hành vi trên nhằm chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Mục đích chống chính quyền nhân dân là mục đích bắt buộc của cấu thành tội phạm tội phản bội Tổ quốc.

d. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ có thể là công dân Việt Nam, tức là người mang quốc tịch Việt Nam. Những người không phải là công dân Việt Nam: người nước ngoài, người không quốc tịch không phải là chủ thể của tội phản bội tổ quốc. Tuy nhiên, người nước ngoài, người không có quốc tịch cấu kết với công dân Việt Nam gây nguy hại đến các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phản bội Tổ quốc với vai trò là đồng phạm (người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục).

2. Hình phạt

Hình phạt được quy định với tội này rất nghiêm khắc. Điều 78 Bộ luật hình sự quy định khung hình phạt đối tội này như sau:

Khung hình phạt cơ bản quy định hình phạt tù có thời hạn từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Khung giảm nhẹ quy định mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Đây là khung hình phạt được áp dụng khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ như người phạm tội tự thú, thật thà khai báo về hà mình vi phạm tội của mình, cũng như của đồng bọn, góp phần giúp các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý tội phạm này.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

    Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
    Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
    Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198

    E-mail:info@everest.net.vn, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.

Tội phản bội tổ quốc


(Điều 108 - Bộ luật Hình sự 2015)
Danh mục tham chiếu nhanh:
1. Cơ sở xác định tội phản bội tổ quốc:
Công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.
* Căn cứ pháp lý: Điều 108 - Bộ luật Hình sự 2015
2. Khung hình phạt tội phản bội tổ quốc:
Hình phạt chính:
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
- Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Hình phạt bổ sung:
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội phản bội tổ quốc có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung sau:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Cấm cư trú;
- Quản chế;
- Tước một số quyền công dân;
- Tịch thu tài sản;
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
* Căn cứ pháp lý: Điều 32, Điều 108 - Bộ luật Hình sự 2015
3. Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự tội phản bội tổ quốc:
- Công dân Việt Nam.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên.
* Căn cứ pháp lý: Điều 5, Điều 12, Điều 108 - Bộ luật Hình sự 2015
4. Các tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội phản bội tổ quốc:
Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phản bội tổ quốc:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Các tình tiết đã được Bộ luật Hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
* Căn cứ pháp lý: Điều 52 - Bộ luật Hình sự 2015
5. Các tình tiết giảm nhẹ đối với người phạm tội phản bội tổ quốc:
Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phản bội tổ quốc:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội phản bội tổ quốc tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Khi quyết định hình phạt, Toà án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
* Căn cứ pháp lý: Điều 51 - Bộ luật Hình sự 2015
6. Hình phạt áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội phản bội tổ quốc:
Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ;
- Tù có thời hạn.
* Căn cứ pháp lý: Điều 98 - Bộ luật Hình sự 2015
7. Quy định về xóa án tích đối với tội phản bội tổ quốc
Những quy định về đương nhiên xóa án tích không áp dụng với người bị kết án tội phản bội tổ quốc.
Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những người đã bị kết án tội phản bội tổ quốc căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án.
Người bị kết án tội phản bội tổ quốc được Tòa án quyết định xoá án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 03 năm trong trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 05 năm;
b) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
c) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án tội phản bội tổ quốc đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a nêu trên thì thời hạn được xoá án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
Người bị kết án tội phản bội tổ quốc được Tòa án quyết định xoá án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại các điểm a, b và c nêu trên.
Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích.
Trong trường hợp người bị kết án tội phản bội tổ quốc có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được chính quyền địa phương nơi người đó cư trú, cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác đề nghị, thì Toà án quyết định việc xoá án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Hình sự 2015.
* Căn cứ pháp lý: Từ Điều 69 đến Điều 73 thuộc Chương X - Xóa án tích - Bộ luật Hình sự 2015
8. Miễn, giảm, tăng nặng trách nhiệm hình sự, mức án, trách nhiệm thi hành hình phạt tội phản bội tổ quốc:
Trên đây là những quy định pháp luật căn bản nhất đối với tội phản bội tổ quốc, người phạm tội phản bội tổ quốc, người bị kết án tội phản bội tổ quốc. Tùy từng trường hợp phạm tội, đối tượng, tính chất, mục đích phạm tội,... sẽ có những quy định pháp luật cụ thể phù hợp miễn, giảm hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phản bội tổ quốc. Đối với người đã bị tuyên án, tùy từng trường hợp, đối tượng,... pháp luật có những quy định xem xét miễn chấp hành hình phạt, giảm hình phạt đã tuyên hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt,... Bạn xem thêm những nội dung thuộc Phần thứ nhất - Bộ luật Hình sự 2015 để biết rõ hơn hoặc liên hệ trực tiếp với các luật sư, văn phòng luật sư, công ty luật để được tư vấn chi tiết.
* Căn cứ pháp lý: Phần thứ nhất - Bộ luật Hình sự 2015

Không có nhận xét nào: