Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Phản đối dự án xây tượng kỷ niệm họ Hồ ở thủ đô nước Áo - Trần Văn Tích

(hình minh hoạ)
Cách đây một trăm năm, một nhóm người bôn-sê-vích ở Nga lật đổ chính quyền Kerenski để thiết lập một chế độ cộng sản độc tài. Từ đó khái niệm bố láo “Cách mạng Tháng mười vĩ đại“ ra đời. Sau chính biến tháng mười năm 1917 đó, nhân danh ý thức hệ cộng sản, mấy trăm triệu người đã bị giết hại và tiếp tục bị giết hại cho đến bây giờ.
<!> 
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hiện chiếm kỷ lục trong số những nước có nhiều án tử hình nhất thế giới vì lý do chính trị, bên cạnh các nước Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Dẫu vậy vẫn có những lãnh tụ đứng đầu các chính quyền được xem là thuộc “Thế giới Tự do“ ve vãn, tán tỉnh em trai Fidel dinhtamhoặc Tập Cận Bình, những kẻ không bao giờ được dân chúng bầu lên một cách tự do. Trong khi ở nước Đức, các di tích hay biểu tượng liên quan đến chủ nghĩa quốc xã không được chấp nhận, thậm chí người sử dụng hay phổ biến chúng còn bị pháp luật chế tài nghiêm khắc thì đối với tàn dư chủ nghĩa cộng sản, vẫn còn một số tượng đài hay bia kỷ niệm được tiếp tục duy trì và bảo vệ. Có đài kỷ niệm Lenin hay có đường mang tên lãnh tụ cộng sản ở Schwerin, Riesa và Nohra. Đối với Wilhelm Pieck, một gã cán bộ stalinit cao cấp, hiện có một đài tưởng niệm ở Guben còn ở Moritzburg thì có một tấm bảng đồng mang tên họ Hồ Chí Minh. Lẽ ra sau một thế kỷ tồn tại chủ nghĩa cộng sản, năm 2017 phải là một niên đại thuận lợi để phá tận hủy tuyệt các tàn dư kiến trúc vinh danh ý thức hệ Marx-Lenin, vậy mà...

Tượng Hồ Chí Minh ở Montreuil, Pháp quốc
Montreuil-sous-Bois là một thị trấn có khoảng một trăm ngàn dân nằm về phía đông thủ đô Paris của nước Pháp. Đây là thủ phủ của địa phương hành chính Seine-Saint-Denis. Thị trấn Montreuil từ lâu vốn là một thứ hang ổ cộng sản. Trong một vườn hoa của thị trấn có một bức tượng đồng Hồ Chí Minh. Không ai biết nó được khánh thành vào dịp nào và vào năm nào. Khối người Việt tỵ nạn cộng sản ở Paris và các vùng phụ cận đã nhiều lần gửi thư đến Toà Thị chính để phản đối sự hiện hữu của bức tượng. Đã có người bôi lên tượng những chất màu dơ bẩn. Nhưng bức tượng hình như vẫn chưa bị thủ tiêu. Tôi đã hỏi các bằng hữu ở Paris thì nhiều người cho biết quả có bức tượng họ Hồ ở Montreuil nhưng nó có còn tồn tại cho đến hôm nay hay không thì chẳng ai dám quả quyết cả. Dầu sao Montreuil cũng chỉ là một địa phương nhỏ bé và hầu như không mấy ai để ý là từng có hay hiện có một di vật lịch sử liên quan đến đất nước Việt Nam tại đây, trái với...

Tượng Hồ Chí Minh ở Wien, Áo quốc
Ngày 03.08.2016, Hội Áo-Việt1 loan tin Sở Công viên Thành phố Wien đã chấp thuận dự án xây dựng một tượng đài kỷ niệm Hồ Chí Minh trong khuôn viên công trường sông Danube2. Gã đại sứ Việt cộng ở Áo và gã chủ tịch Hội Áo-Việt đã cùng hiện diện trong buổi lễ chọn địa điểm thích hợp thuộc khu Á châu của công viên để chuẩn bị dựng tượng họ Hồ. Phía Việt cộng sẽ cáng đáng mọi phí tổn kiến trúc. Một khi hoàn tất tượng đài, công trình sẽ được chuyển giao cho thành phố Wien để bảo trì. Năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập bang giao giữa hai nước Áo và Việt Nam cộng sản, sẽ tổ chức lễ khánh thành đài kỷ niệm. Tất cả dữ kiện liên quan đến dự án được phổ biến trong bản tin ngắn; thực hư ra sao chưa có cách nào để kiểm chứng.

Một tiền lệ vô cùng nguy hiểm
Tượng Hồ Chí Minh ở Montreuil bên Pháp, bảng đồng Hồ Chí Minh ở Moritzburg bên Đức chỉ là những di tích lịch sử hiện hữu tại những thị trấn hẻo lánh, không đông dân, ít được biết đến; khác hẳn với đài tưởng niệm Hồ Chí Minh nếu được xây dựng ở ngay thủ đô nuớc Áo.
Vốn dĩ vẫn có sẵn những tổ chức mang danh Hội Áo-Việt, Hội Pháp-Việt, Hội Đức-Việt v.v..mà những kẻ thành lập gồm người Việt cộng sản và người ngoại quốc thân cộng hay thiên cộng. Những hội này, tuy mang danh là hội ái hữu nhưng thực chất là những thiết chế chịu sự chi phối chặt chẽ của các cơ quan ngoại giao Việt cộng tại những quốc gia sở tại. Vạn nhất Hội Áo-Việt thành công ở Wien thì không ai cấm nay mai sẽ có các tượng đài tưởng niệm họ Hồ ở Paris, Lyon, London, Bruxelles, Berlin, Düsseldorf, Bonn v.v..; bằng vào tiền lệ Wien. Cho nên chiến dịch chống đối kế hoạch dự định dựng tượng đài tưởng niệm họ Hồ ở thủ đô nước Áo là một việc làm rất quan trọng và cũng rất khó khăn; nó đòi hỏi bản lĩnh, trí tuệ, công sức, thời giờ của tập thể người Việt Nam tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới. Đã có một số hội đoàn và cá nhân gửi thư bằng Đức ngữ và Anh ngữ cho Ông Thị trưởng thủ đô Wien. Đã có sự vận động các bằng hữu ngoại quốc yêu chuộng tự do dân chủ chống độc tài đảng trị cùng đồng thanh lên tiếng. Đã có ít nhất ba thư ngỏ phản kháng phổ biến trên mạng lưới nhằm thu thập chữ ký phản đối.
Cá nhân tôi xin phép mời gọi đồng bào khắp nơi khắp chốn hô hào cổ vũ đồng hương ký tên vào thư phản đối sau đây, do một phụ nữ Đức thiết lập kèm theo phần chuyển dịch sang Việt ngữ do một phụ nữ Việt chấp bút. Kính mời đồng bào sử dụng đường link sau đây để ký tên. Khi ký tên, cơ quan change.org có thể yêu cầu người ký yểm trợ 2,3,5,10 Âu kim hay Mỹ kim; nhưng đó chẳng qua chỉ là một thủ tục theo thông lệ có tính cách máy móc, xin người ký an tâm ký tên, triệt để không hề có sự bắt buộc phải đóng góp.


Không có nhận xét nào: