Trump phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng hòa 2016.Nguồn: ©Action Press/Rex/ShutterstockUng thối trong chính trị của nước Mỹ đang gây độc hại cho trật tự của thế giới. Tình trạng này có thể sẽ lớn lao giống như sự sụp đổ của Liên Xô<!>Từ một ứng cử viên đứng bên lề đầy lố bịch, không ai quan tâm tới một cách nghiêm túc, trở thành vị Tổng thống đắc cử của nước Mỹ, việc chuyển hoá của Donald Trump là một trong những biến cố gây thương tổn nhất và bất ngờ nhất trong lịch sử cận đại của nước Mỹ. Các hiệu ứng là không thể lường được, nhưng – trong trường hợp tệ nhất – nó có thể dẫn đến việc nước Mỹ hoàn toàn từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu và tháo gỡ một trật tự của thế giới tự do mà nước Mỹ đã dày công xây dựng từ thập niên 1950.Có lập luận cho là chiến thắng của Trump trong chiêu bài chủ nghĩa dân tộc có một phần nằm trong những thăng tiến theo cách độc tài ở các nước khác nhau, từ Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ cho tới Viktor Orbán của Hungary. Tất cả các sự phát triển này tạo thành một vấn đề nền tảng hơn là những lý tưởng của phương Tây đang theo đuổi, bằng cách nó làm cho nền dân chủ mang màu sắc dân túy thành một mối đe dọa nặng nề cho tự do của cá nhân. Còn nhiều chuyện vẫn chưa giải quyết, nhưng với một vài người theo chủ nghĩa dân tộc phẫn nộ, họ đang leo lên đầu sóng ở nhiều nơi, chúng ta không thể loại trừ khả năng là chúng ta đang sống trải qua một tình trạng hỗn loạn chính trị mà nó sẽ chịu việc so sánh đúng lúc với sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản từ một thế hệ trước đây.Ở Mỹ, chiến thắng của Trump đã có thể xảy ra như thế nào sẽ là đề tài bất tận cho các cuộc khám nghiệm tử thi; nhiều quan tâm của truyền thông sẽ tiếp tục tập trung vào các vấn đề ngắn hạn như sự can thiệp của Giám đốc Cơ quan FBI là James Comey vào 11 ngày trước khi bầu cử, hoặc các luồng rò rỉ về chiến dịch của Hillary Clinton được tường thuật cho là có nguồn gốc từ nước Nga. Các nhận xét như vậy có giá trị và có thể đã ảnh hưởng đến kết quả. Nhưng điều quan trọng là cần nhận ra rằng các kết quả này có nhiều gốc rể ăn sâu trong lòng xã hội Mỹ.Khi cả hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đánh giá lại vị trí của họ, họ sẽ cải thiện cách suy nghĩ về các bản đồ chính trị đã làm thay đổi như thế nào trong bốn năm ngắn ngủi kể từ năm 2012, và làm thế nào điều này phản ánh không chỉ trong các kịch bản của mùa tranh cử, nhưng nó còn làm cho những thay đổi nội tại của nước Mỹ – đó là các quan tâm về tình hình kinh tế và ý nghĩa sâu xa rất khó chịu về vai trò của nước Mỹ trong các vấn đề của thế giới.Ngay cả trong thế giới phát triển, cuộc khủng hoảng ngân hàng vào năm 2008 đã đặt ra vấn đề về thẩm quyền của tầng lớp ưu tú, họ là những người đã tạo ra hệ thống rủi ro cao độ này, mà theo như lời minh xác nổi tiếng của Alan Greenspan, đó là một “sai lầm trong mô hình,” nó xem nhẹ các khả năng chuyên môn mà quan điểm của thành phần ưu tú đã dựa vào trong đó. Nghiêm trọng hơn cả sự thất bại của các nền kinh tế phương Tây là tình trạng bất công đang bốc cháy và có ý nghĩa đang gây bừng tỉnh. Công chúng đã nhìn thấy tất cả những định chế và các cá nhân giàu có đã điều hành hệ thống, họ đã được giải cứu, và giới nghèo và trung lưu phải trả cái giá là chính sách khắc khổ và thất nghiệp.Tại Mỹ, những quan sát ngày càng bực dọc này có các tác động phá hoại mà nó còn làm trầm trọng hơn vì có các lo lắng sinh ra từ sự suy yếu trong quyền lực tương đối của quốc gia. Sau thời kỳ George W. Bush đã thể hiện một cách thương đau về các giới hạn trong sức mạnh quân sự của Mỹ tại Iraq, những năm trong thời của Barack Obama đã thấy cảnh Trung Quốc đánh bật Mỹ ra khỏi vị trí hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới bằng một biện pháp, và Trung Quốc tìm tất cả mọi cách để nắm trọn kinh tế thế giới chỉ trong vòng một vài năm. Chủ nghĩa dân tộc có thể thể hiện qua nhiều hình thức, nhưng chủ nghĩa dân tộc với lòng hoài cổ có thể là có tác dụng một cách đặc biệt. Trump hứa sẽ không chỉ làm cho nước Mỹ vĩ đại, nhưng còn “làm cho nước Mỹ vĩ đại một lần nữa.” Các độc giả người Anh có thể nghe một tiếng vang trong các khẩu hiệu của chiến dịch Brexit, vì không đơn giản là một lời hô hào về việc kiểm soát, nhưng là để “lấy lại sự kiểm soát.”Sự vĩ đại mà Trump hứa hẹn sẽ lấy lại không thể là chuyện được nước Mỹ thường tưởng tượng cho riêng mình. Thay vì là một lời cam kết đôi khi hơi cường điệu về sự lan toả của tinh thần cởi mở và dân chủ, Trump đề xuất một nền chính trị quyết đoán và còn nhiều hẹp hòi hơn, nó có tiềm năng tạo ra một khoảng không gian cho các quyền lực khác – và đối với những người biết được, họ sẽ lấp đầy. Vì thế, thế giới như một tổng thể, có thể sớm phải đương đầu với hậu quả của sự thoái bộ của nước Mỹ. Tuy nhiên, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là tìm hiểu tại sao đất nước đi đến một chuyển hướng có loại tinh thần tự kỷ dân tộc này. Và để tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta phải xét đầu tiên về hệ thống chính trị của nước Mỹ.Sự khuynh đảo của giới ưu tú và chế độ phủ quyếtCác rối loạn về vận hành trong hệ thống chính trị của nước Mỹ đè nặng trên kết quả của cuộc bầu cử vào năm 2016. Cáo buộc rằng tiền bạc khổng lồ và nhóm lợi ích đặc biệt đầy quyền thế đã làm lũng đoạn Quốc Hội và đút lót vào túi cho giới “tinh hoa”, mà dân thường phải lãnh chịu phí tổn là một cáo buộc đã kết hợp được hai ứng cử viên ngoài lề thuộc hai bên cánh hữu và tả, đó là Trump và Bernie Sanders. Cả hai đều phỉ báng Clinton là hiện thân của một loại tham nhũng, kể từ khi cả gia đình của Clinton đã làm giàu bằng cách lấy tiền từ các nhóm lợi ích đầy quyền thế. Cả hai nhắm mục tiêu vào các ngân hàng của Wall Street như Goldman Sachs, xem họ như là những kẻ gian trá đặc biệt và trong năm vừa qua, phe cánh hữu cáo buộc mạnh bạo nhất, Trump nguyền rủa một loạt các định chế của nước Mỹ là tham nhũng, bao gồm cả Cơ quan FBI (mặc dù chỉ khi FBI minh oan cho Clinton), Cơ quan Dự trữ Liên bang, và các Cơ quan chính quyền đặc trách bầu cử trong toàn quốc. Matt Drudge, kẻ khích động có khuynh hướng bảo thủ, thậm chí còn cho rằng Cơ quan Khí hậu học và Hải dương học Quốc gia đã thổi phồng về mối đe dọa do cơn bão Matthew là cho các mục đích chính trị.Thực vậy, hệ thống chính trị của nước Mỹ đã trở thành hỗn loạn trong vận hành: chuyện rắc rối mà các lời phê bình như của Trump và Sanders là không xác định được nguồn gốc của vấn đề một cách chính xác, và họ không thể mang lại bất cứ điều gì cho các giải pháp thiết thực.Một phần của vấn đề đích thực có nhiều nguồn gốc từ trong bản chất xã hội của nước Mỹ, và một phần khác nó nằm trong các định chế của đất nước.Người Mỹ rất đa dạng khi dựa theo từng trục mà người ta có thể cảm nhận được như là chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, địa lý, văn hóa và -, trong suốt hơn 20 năm qua, họ cũng đã trở nên cực kỳ phân hoá. Sự phân hoá này được phản ánh trong những địa điểm mà những người Mỹ chọn để sống, nơi mà sự gắn bó về ý thức hệ thường thì quan trọng hơn là chủng tộc hay tôn giáo, và nó được phản ảnh trong Quốc Hội, nơi mà hầu hết các đảng viên tự do nhất của Đảng Cộng hòa bảo thủ còn nặng nề hơn là các đảng viên bảo thủ nhất của Đảng Dân chủ.Điều này là hoàn toàn khác biệt với tình hình của thế kỷ XX, khi sự trùng lấp giữa các đảng cho phép hai đảng thỏa thuận về các chính sách lớn từ New Deal cho đến việc giảm thuế của chính quyền Ronald Reagan. Ngoài tình trạng phân hoá thuộc về ý thức hệ, nước Mỹ đã chứng kiến sự trỗi dậy của một số lớn các nhóm lợi ích có tổ chức thật chặt chẽ và giàu có – không hẳn là các đoàn thể áp lực thuộc các doanh nghiệp, mà còn có các nhóm bảo vệ môi trường, những người cổ vũ quyên góp cho tất cả căn bệnh mà con người biết được, và các mạnh thường quân cá nhân giàu có như Sheldon Adelson, ông trùm sòng bạc, và như Charles và David, hai anh em thuộc gia đình Koch khét tiếng, họ có thể huy động tiền riêng nhiều như tiền của một trong hai đảng. Tổng số tiền dùng trong hệ thống chính trị của nước Mỹ đã tăng lên tới một mức độ lớn lao kể từ cuối những năm 1990; hiện nay, việc gây quỹ tạo ra một mối bận tâm lớn cho tất cả các giới chức trong công quyền, đặc biệt là các dân biểu Hạ Viện, họ là những người phải đứng ra tái cử hai năm một lần.Được thừa kế từ các bậc Quốc Phụ, cấu trúc hiến pháp làm tăng các ảnh hưởng của sự phân hoá và việc khuynh đão của các nhóm lợi ích. So với các nền dân chủ nghị viện của các nước Tây Âu, hệ thống của nước Mỹ làm các quyền lực lan toả ra rộng rãi, mà trong đó có nhiều cơ quan công quyền cạnh tranh nhau. Trong tổng thống chế, hai cơ quan hành pháp và lập pháp được suy đoán là kiểm tra lẫn nhau một cách có hiệu quả; Thượng viện với đa số (60 trong tổng số 100 phiếu bầu) thông qua được một đạo luật thông thường; Tối cao Pháp viện có thể làm mất hiệu lực các đạo luật của Quốc hội, và trong những thập niên gần đây Toà đã dành lấy quyền để đưa ra chính sách về xã hội; và, các quyền hạn thực sự đáng kể lại còn nằm trong tay các tiểu bang và các cơ quan địa phương. Cứ mỗi một cơ quan trong những trung tâm quyền lực này có khả năng hành động để phủ quyết cho toàn hệ thống như là một tổng thể.Công thêm vào sự phân hoá và trỗi dậy của các nhóm lợi ích đầy quyền thế vào trong hệ thống này, và kết quả là những gì mà tôi đã đặt tên cho là một chế độ có quyền phủ quyết (Vetocracy): đó là một tình trạng mà các nhóm lợi ích đặc biệt có quyền phủ quyết các biện pháp có hại cho chính họ, trong khi hành động tập thể vì lợi ích công cộng trở nên cực kỳ khó khăn để đạt được. Chế độ phủ quyết không gây cho nền dân chủ của nước Mỹ sụp đổ, nhưng nó tạo nên việc quản trị kém cỏi. Điều này là hiển nhiên trong một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhất của chính phủ, đó là đề ra ngân sách hàng năm.Trong hơn một thập niên qua, ngân sách liên bang đã không được thông qua dưới danh mục là “quy luật thông thường”. Mỗi năm đã có cuộc đối đầu giữa đảng Dân chủ và đảng Tea Party Republican, họ đe dọa hoặc là hoàn toàn không thông qua dự luật ngân sách hoặc không nâng trần mức nợ (một cách từ chối vô lý gây hậu quả cho nợ công của nước Mỹ). Trong năm 2013, cũng giống như trong năm 1996, chính sách nguy hiểm này dẫn đến tình trạng là bộ máy công quyền hoàn toàn đóng cửa, trong lúc này nếu nhân viên của liên bang đi làm, họ sẽ bị các biện pháp chế tài hình sự.Chế độ phủ quyết có nhiều tác dụng gian manh khác. Bộ mã số thuế của nước Mỹ gồm 10.000 trang là một sự hỗ thẹn, một bảng danh mục về miễn giảm hoặc trợ cấp mà không thể nào hiểu được, đó là các khoản ưu đãi đặc biệt được lập ra một cách tuần tự qua các thỏa hiệp trong quá khứ, từng lớp lần lượt chồng chất lên nhau. Với một trong những tỷ lệ cao nhất của việc đánh thuế doanh nghiệp, nước Mỹ có thể sẽ cải thiện việc giảm tỷ lệ thuế suất này bằng cách đổi lại là loại bỏ tất cả các vi phạm về luật thuế. Các chuyên gia về ngân sách trong cả hai đảng đồng ý về nguyên tắc là luật thuế phải được thực hiện, ít nhất là để khuyến khích các công ty đa quốc của Mỹ phải mang về nước Mỹ 2 nghìn tỷ Đô la tiền mặt mà họ đã cất giấu ở nước ngoài. Nhưng trong thực tế, Quốc Hội có quyền phủ quyết, họ không thể thoát khỏi những điều khoản “mang lại lợi ích” đáng ghét, mà họ cho phép các nhà đầu tư cổ phần tư nhân và nhà quản lý quỹ đầu tư một mức thuế suất thấp hơn so với mọi người khácTôi định nghĩa “suy sụp chính trị” như là một tình trạng mà các nhóm lợi ích có tổ chức chặt chẽ khuynh đảo được quyền lực chính trị, họ bẻ cong hệ thống theo lợi ích riêng và làm thiệt hại đến lợi ích công cộng. Một hệ thống bị hủy hoại cũng là một hệ thống không thể tự sửa chữa, bởi vì nó có những lợi ích cố thủ và lối suy nghĩ để ngăn chặn cải cách. Trong nhiều thập niên gần đây, hệ thống chính trị của nước Mỹ bị phân hoá, trong khi tầng lớp tinh hoa được tổ chức chặt chẻ đã sử dụng quyền phủ quyết để bảo vệ lợi ích của họ. Điều này không có nghĩa là đất nước không còn dân chủ; nó có nghĩa là có một cuộc khủng hoảng về tính đại diện, vì trong tiến trình chính trị có một số người Mỹ có nhiều trọng lượng hơn những người khác. Nhận thức về bất công làm trỗi dậy về điều kiện xã hội quan trọng thứ hai mà ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử, đó là sự bất bình đẳng.Bất bình đẳng và căm thù giai cấpBất bình đẳng đã tăng lên trong thế hệ trước. Ai cũng biết rõ những số liệu tổng quát về tình trạng tập trung tài sản và lợi tức trong 10% của giới đứng đầu của giới 1% thượng tầng. Cho đến mãi chiến dịch tranh cử hiện nay, điều mà ít được người ta biết là những gì đã xảy ra trong cuộc sống của 99% của giới người khác.Khi người Mỹ theo cánh tả nghĩ về bất bình đẳng, họ có truyền thống suy nghĩ đầu tiên là về các người Mỹ gốc châu Phi trong nội thành, những người nhập cư không có giấy tờ, hay dân tộc thiểu số sống bên lề xã hội. Tình trạng nghèo giữa các nhóm người này tiếp tục là một vấn đề trọng đại, nhưng gánh nặng của sự bất bình đẳng ngày càng tăng đã giảm trên một tầng lớp khá: đó là giai cấp công nhân da trắng già, mà hiện nay họ đã chịu ba thế hệ của tiến trình giải công nghiệp hóa. Khi Charles Murray và Robert Putnam, hai nhà quan sát xã hội về hai cứu cánh đối nghịch của môi trường chính trị trong toàn diện, họ đã ghi nhận sự rạn nứt xã hội quan trọng nhất của nước Mỹ không còn là chủng tộc hay sắc tộc, nhưng là giai cấp, nó được xác định bởi trình độ giáo dục.Các vận mệnh khác nhau của các sinh viên tốt nghiệp đại học và học sinh bỏ học là đáng ngạc nhiên, và nó không chỉ thể hiện trong các bảng thống kê về thu nhập, nơi mà các công nhân có một trình độ giáo dục cơ bản thường kiếm được ít hơn so với bậc cha ông, nhưng cũng còn có về sự rối loạn trong xã hội như gia đình tan vỡ, và nghiện ma túy: Trong vụ mùa chính, phần lớn trong khu da trắng và nông thôn của tiểu bang New Hampshire thì vấn đề số một là lạm dụng ma túy. Sử dụng Metham-phetamine đã lan rộng khắp các vùng thôn quê và con cái của các bậc cha mẹ độc thân phải tự lo lấy thân. Có một sự tha hóa nặng nề trong một phần của người dân ít học và nông thôn, và căm ghét vì đồng bào nơi đô thị không quan tâm đến hoàn cảnh của họ.Giai cấp công nhân da trắng đã không được đảng nào đại diện đầy đủ. Tầng lớp tinh hoa của đảng Cộng hòa đến từ các doah nghiệp Mỹ, và họ ủng hộ cho thương mại tự do và mở cửa cho việc nhập cư – những gì có thể được gọi là thế giới quan theo tạp chí Wall Street Journal. Giai cấp công nhân da trắng có thể đã thường bỏ phiếu cho ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa trên cơ sở các vấn đề văn hóa như vũ khí và phá thai, nhưng hệ thống phân cấp trong đảng đã không quan tâm đối với các lợi ích kinh tế của họ.Trump tỏ ra có biệt tài trong việc chọc cho cơn giận nổi lên – và ngày nay những người ủng hộ cho Trump thường tức giận về đảng viên Cộng hòa chính thống như Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện, hơn là với các đảng viên của Đảng Dân chủ. Nhưng đảng viên Đảng Dân chủ cũng đã mất liên lạc với các giai cấp công nhân da trắng. Họ đã chiến thắng cuộc bầu cử quốc gia bằng cách cùng liên minh các nhóm có bản sắc khác nhau: người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, gốc châu Á, các nhà bảo vệ môi trường, và các cộng đồng cũa người có khuynh hướng LGBT. Nữ giới cũng là quan trọng, nhưng có lẽ nhiều phụ nữ đặc biệt tương đối có giáo dục, họ có thiên hướng đấu tranh cho nữ quyền: sự phẫn nộ trong băng ghi âm của tiếng nói Trump khoe khoang ông đã sờ mó được phụ nữ như thế nào làm cho phụ nữ có giáo dục cảm thấy bị nặng nề hơn là nữ giới thuộc tầng lớp lao động, mà đa số họ là bầu cho Trump. Mãi cho đến gần đây, giai cấp công nhân da trắng, một nhóm có bản sắc, thậm chí họ không được coi là mất ưu đãi một cách đặc biệt; mà kết quả là Đảng Dân chủ phần lớn lơ là với họ.Sự chuyển đổi này đã thực hiện trong nhiều năm. Trở lại trong những năm của thập niên 1930, tuyệt đại đa số của người da trắng ở nông thôn bầu cho liên minh New Deal của Franklin Roosevelt; họ thường là những người thụ hưởng chính trong các sáng kiến, thí dụ như Tennessee Valley Authority đã đưa điện về nông thôn miền Nam. Sau khi đảng Dân chủ đã thông qua đạo luật dân quyền của thập niên 1960, họ bắt đầu tìm đến Đảng Cộng hòa, có một số lượng lớn bỏ đảng, đặc biệt là theo Ronald Reagan, Bill Clinton giành lại được rất nhiều cử tri, trong số họ có trở lại trong năm 1990, và Obama đã có thể giữ cử tri cho đủ để được họ bầu lại cho Obama hai lần. Nhưng sự tha hóa của Đảng Dân chủ đã phát nổ trong năm khi ứng cử viên của họ gây ồn ào trong việc giúp họ, nhưng dường như là ra khỏi một thế giới văn hóa.Do đó, sự thành công của trào lưu dân túy vào năm 2016 không nên gây sốc. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là trách nhiệm của một giới tinh hoa kinh tế, nhưng hậu quả là tầng lớp lao động bình thường bị mất việc. Không có đảng nào đem lại nơi trú ẩn cho giai cấp công nhân da trắng, họ bị đẩy ra ngoài lề trong lĩnh vực kinh tế, nó trùng hợp với việc họ bị tống ra ngoài lề của hệ thống chính trị mà hệ thống này dành thiên vị cho những người có tiền và địa vị. Những bất ngờ thực sự phải là tại sao cuộc nổi dậy của trào lưu dân túy đã không đến sớm hơn.Thích nghi với các sự kiệnMột trong những khía cạnh đáng lo ngại hơn của chiến dịch trong năm tranh cử là hiệu ứng suy nhược của các phương tiện truyền thông xã hội. Trở lại trong những năm của thập niên 1990, những biểu lộ thần bí của cuộc cách mạng Internet là đã tin rằng một nền công nghệ mới sẽ giải phóng; kể từ khi thông tin là sức mạnh, sự khả dụng dễ dàng của thông tin sẽ có tác động dân chủ hóa. Quan điểm này có vẽ có giá trị đối các phong trào phản kháng dân chủ từ Kiev đến Yangon tới Quảng trường Tahrir.Nhưng trong khi Internet đã có cách tiếp cận được thông tin theo cách dân chủ hoá, Internet đã không nhất thiết đã cải thiện được phẩm chất của thông tin – và nó còn làm trầm trọng thêm về tác dụng của các sự thật được chọn lọc hoặc thậm chí làm cho thông tin sai lạc trắng trợn trong phạm vi chính trị. Người ta chỉ có nhìn vào nước Nga để xem cách này hoạt động trong một nhà nước độc tài như thế nào. Có lẽ Vladimir Putin là người cung cấp lớn nhất của thế giới về thông tin xấu. Ông đã tạo ra các tường thuật mới từ toàn bộ các tư liệu, chẳng hạn như ý tưởng về các người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraina tàn ác với trẻ em, hoặc là máy bay Malaysia MH-17 bị bắn hạ bởi lực lượng Ukraina. Tuyên truyền như vậy đã có được hiệu quả đáng kinh ngạc trong phạm vi của nước Nga: trong khi nhiều người dân đã xem thường các nguồn tin chính thức trong thời của Liên Xô trước đây, họ đã phản ứng tích cực hơn rất nhiều vào đường lối theo chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy mà điện Kremlin hiện nay đang đề cao. Khi nói đến các mối quan hệ quốc tế, tham vọng không nhất thiết phải là để thúc đẩy một cái nhìn tích cực của Nga, nhưng chỉ đơn giản là để tranh giành chính trị và phá vỡ cai trị của các đối thủ của mình.Do đó, người Nga đã hỗ trợ cho lực lượng đòi ra khỏi Liên Âu trong cuộc trưng cầu Brexit và những kẻ đòi ly khai trong cuộc trưng cầu tại Scotland trước đó, và thậm chí trong một cuộc tấn công còn táo bạo hơn về dân chủ, Putin đã can thiệp vào chiến dịch bầu cử tại nước Mỹ, nơi mà – theo giới tình báo Mỹ cho biết – tin tặc của Nga lấy trộm thông tin từ Ủy ban Quốc gia Dân chủ, tấn công vào hộp điện thư của John Podesta, Chủ tịch chiến dịch tranh cử của Clinton, và rò rỉ về những gì họ phát hiện ra qua Wikileaks để thử làm hại Clinton. Thậm chí còn có một số nhà bình luận thạo tin đã làm rùm beng các việc thương tổn của máy bỏ phiếu bằng điện tử, nâng cao phạm vi của sự biến dạng trực tiếp hơn của nền dân chủ.Chuyện đáng kể là Trump đã làm việc với các nguồn tin trong vòng tay của Nga. Ông đã kiên quyết từ chối chỉ trích Putin, và trong thực tế, ông đã so sánh Putin một cách thuận lợi so với tổng thống của mình là Obama. Ông đã nghi ngờ về các tin tình báo trong cuộc họp thuyết trình mà ông nhận được, ông nói rằng nguồn gốc của các rò rỉ là không chắc chắn, và ông đã lập lại mà không suy nghĩ về quan điểm của Nga liên quan tới tính hợp pháp trong việc chiếm đóng Crimea.Hiện nay, một vài đảng viên đảng Cộng hòa đã theo đường lối của Trump, thay đổi liên tục từ việc đổ lỗi cho Obama là quá mềm yếu trong việc đối với Putin, để nói rằng Mỹ cần hợp tác với Trump là tốt hơn. Những hiệu ứng của điều này có thể là sâu xa, nhưng Mỹ đã không cần phải nhập khẩu hầu hết các xáo trộn của chiến dịch tranh cử gần đây mà Internet đã tạo ra: xáo trộn này xãy ra phần lớn là do chuyện nội tình.Cuộc chiến lan rộng của Trump về sự thật đã làm thiệt hại nhiều hơn, bằng cách ông chứng minh là không phải chịu hình phạt trong bầu cử khi ông nói dối không ngớt trắng trợn. Trump đã nói dối, hay thường xuyên hơn, ông đưa thông tin xấu trên Twitter của mình, ông tạo nghi ngờ về các vấn đề quan trọng như liệu là Tổng thống Obama có sinh ra ở nước Mỹ hay không, hoặc liệu là tội phạm có đang lên cao điểm không và nó cũng đang làm sai lệch trong hồ sơ cho nhiều vấn đề cá nhân, như khi ông tuyên bố là ông không ủng hộ cho chiến tranh Iraq trước thực tế (cho dù phim truyền hình cũ có chiếu là ông ta nói như thế). Trump không phân biệt giữa các sự kiện xuất phát từ Cơ quan Thống kê như Cơ quan Thống kê Lao động và các giai thoại mà ông đọc trong các tạp chí nhảm nhí tờ National Enquirer. Ông đã nghi ngờ về tính khách quan của các cơ quan của Mỹ từ Cơ quan Ngân khố Liên bang cho đến FBI, khi nghi ngờ này phù hợp với mục đích của ông, ông cáo giác các cơ quan này là đã bị mua chuộc bởi Clinton mà không có bằng chứng. Gần đây nhất, Trump đã tweet rằng ông ta đã thực sự thắng phiếu phổ thông do ba triệu cử tri bất hợp pháp, đó là một sự khẳng định không có cơ sở chứng minh.Với mỗi “sự kiện” mà người ta đọc trên Internet dường như là có cân nhắc một cách bình đẳng với các “sự kiện” khác, các thế giới quan của các cử tri đã bị phân hoá, việc này càng được đẩy mạnh hơn. Mark Zuckerberg có thể phản đối ngược lại, các cuộc thảo luận chính trị có quá nhiều đề tài, mà việc tự chọn một đề tài để tranh luận là bất khả, và nó là những hậu quả bất lợi trong thực tế cho việc thảo luận về chính trị của nước Mỹ; tình trạng này ngày càng tăng. Đối với một số đông người Mỹ, họ sẽ chỉ đơn giản là không tin bất cứ điều gì mà họ nghe được một nguồn tin từ các phương tiện truyền thông dòng chính như tờ New York Times hay đài CNN, và họ sẽ tham gia vào các giả thuyết âm mưu của nội gián để giải thích bỏ đi những thông tin không thuận lợi, ví dụ như họ tin rằng Trump đã thể hiện kém cỏi trong các cuộc tranh luận chỉ vì Clinton đã có đeo máy nghe trong tai mà qua đó Clinton đã nhận được các câu trả lời. Thông thường, thuyết âm mưu nội gián là sản phẩm của sự bất lực, và thực vậy, có một vài người ủng hộ cho Trump đã cảm thấy bị bỏ rơi và xem thường. Nhưng ông đã làm dấy lên những khuynh hướng này vì lợi ích riêng mình theo những cách mà điềm xấu cho tương lai của các cuộc thảo luận dân chủ ở nước Mỹ.Trả thù của dân chủMột tháng sau cuộc bầu cử, Trump sẽ thực sự cai trị như thế nào vẫn còn là những bất trắc lớn lao. Việc đầu tiên liên quan đến nhân cách đích thực của Trump. Ông vừa là một doanh nhân thạo giao dịch, có nghiã là một người muốn việc thương thảo hoàn tất và ông cũng là một kẻ gây âm mưu có tính cực đoan, một người đã gợi ý rằng sẽ theo đuổi chủ nghĩa dân tộc là một chính sách kiên quyết. Khi Trump đối mặt với thực tế của việc điều hành một chính phủ khổng lồ, cồng kềnh và đối phó với các nhà lãnh đạo nước ngoài khó kiểm soát được, liệu phía người biết giao dịch hoặc cực đoan sẽ thắng thế không? Liệu Trump sẽ theo đuổi việc thông qua mức thuế quan trừng phạt chống lại Trung Quốc và chịu nguy cơ của một cuộc chiến thương mại không? Liệu ông sẽ ném bom Syria không? Liệu Trump sẽ theo các lý luận nào để dẫn đến các động thái nguy hiểm không và ông sẽ quay lưng lại với các viên chức trọng tài của trật tự thế giới tự do, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hoặc thậm chí của Liên Hiệp Quốc?Như một số nhận xét cuồng nhiệt của Trump đã ngụ ý, liệu ông sẽ còn đi xa hơn nữa không và liệu ông không còn cảm thấy bị ràng buộc bởi các kết ước hình thức mà các cuộc gây chiến đã bị hạn chế từ lâu không, chẳng hạn như Công ước Geneva? Liệu ông sẽ cho phép các cuộc đình công chống lại các gia đình của những kẻ khủng bố không? Trong giai đoạn này không ai biết gì.Nếu Trump được bầu là vì sự bất mãn với cả một hệ thống chính trị vận hành rối loạn và hoàn cảnh của giai cấp công nhân, Tổng thống mới có thể mang lại bất kỳ hy vọng nào để giải quyết hai vấn đề này không?Đối với các định chế chính trị của Mỹ bị suy đồi, tôi không lạc quan chút nào. Trump đã không đưa ra bất kỳ một giải pháp về định chế để thay cho việc các nhóm lợi ích đầy quyền thế nắm bắt nhà nước, ngoại trừ việc cấm vận động hành lang của các quan chức chính phủ. Vấn đề ở đây là một khối lượng lớn tiền trong chính trị, và một hệ thống cho phép các nhóm gây áp lực tiếp cận các nhà lập pháp dễ dàng hơn là được cho phép trong các nền dân chủ nghị viện. Các vấn đề tiền bạc không thể giải quyết được các phán quyết của Tối cao pháp viện như trong vụ kiện Buckley vs Valeo và Citizens United vs FEC. Các phán quyết này lập luận là sự tặng hiến và quyên góp trong chính trị để vận động hành lang là một hình thức tự do ngôn luận và do đó là hợp hiến.Chỉ có một giải pháp được thừa nhận của Trump là ông đủ giàu để không bị mua chuộc, và thực ra, ông là một người đủ giàu để coi nó như quảng cáo giá rẻ cho tên tuổi của mình để ông từ chối mức lương tổng thống là 400.000 Đô la. Hoàn toàn không thực tế là việc Trump có vẻ nóng lòng để tiếp tục tối đa hóa lợi ích kinh doanh của mình khi làm tổng thống, ông không đề ra một đường dài cho chuyện này, khi ông đã nói là lo “loại trừ các tác hại.”Trước vấn đề bất bình đẳng và hoàn cảnh khó khăn của giai cấp công nhân, hai đề xuất chủ yếu của ông – tái thương lượng các giao thương và hạn chế nghiêm nhặt việc nhập cư trái phép – dường như không có khả năng mang lại những tác động tích cực như ông hứa hẹn, và thực sự có thể châm ngòi cho sự trả đũa của các nước khác, nó sẽ dẫn đến một xuống dốc toàn cầu làm cho chúng ta hồi tưởng đến những năm 1930. Đây là nơi mà các vấn đề nhân cách sẽ đập mạnh: nếu Trump thấy rằng mình không thể đạt những nhượng bộ nghiêm chỉnh từ các đối tác thương mại, liệu ông ta có bỏ đàm phán không như theo tính cực đoan trong con người của của ông, hay là ông chỉ giải quyết để có được thỏa thuận tốt nhất mà ông có thể đạt?Tuy nhiên, có những lĩnh vực khác mà Trump có thể thành công hơn. Trong tám năm của Obama, các bế tắc đã tồn tại trong sáu năm, tình trạng này là do hai đảng bị phân hoá, họ cùng giữ các cơ quan khác nhau của chính phủ. Obama đã có thể vượt qua dự luật Affordable Care Act và Dodd-Frank nhằm điều tiết các ngân hàng, bởi vì Obama đã có đa số thuộc Đảng dân chủ ở cả hai viện của Quốc Hội. Hiện nay, tình thế đổi thay, Đảng Cộng hoà kiểm soát cả hai cơ quan. Những bế tắc như tình trạng cô lập trong năm 2013 làm hạn chế mọi chi tiêu cho toàn bộ chính phủ sẽ được dẹp bỏ. Quốc hội sẽ có một thời gian dễ dàng hơn để thông qua các ngân sách và ban hành pháp luật. Điều này không có nghĩa là vấn đề lập pháp sẽ được tốt, nhưng ít nhất là mọi thứ sẽ bắt đầu tái diễn tại Washington. Cảm giác gây hại do thất vọng, không có một thành phần nhỏ trong sự thờ ơ với một chính phủ, mà chỉ đơn giản là “không thể làm gì”, có thể bắt đầu tạo dễ dàng, thậm chí còn nghịch lý, tại một thời điểm khi đa số Quốc hội có một xu hướng chống chính phủ theo một ý thức hệ.Tách rời khỏi chuyện thương mại, có một lĩnh vực mà Trump có thể cải thiện cho những người ủng hộ ông thuộc tầng lớp lao động: cơ sở hạ tầng. Hiệp hội các Kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ ước tính có một thâm hụt 2 nghìn tỷ Đô la về chi tiêu cho cơ sở hạ tầng; cả Trump và Clinton đã hứa hẹn lớn lao về đầu tư. Các chi tiêu như vậy sẽ tạo ra nhiều việc làm cho giai cấp công nhân và có thể mang tới một khích lệ đón mừng.Trump có thể có một cơ hội tốt hơn so với đối thủ Dân chủ để thúc đẩy việc này, không chỉ vì ông là một nhà khai dụng, nhưng vì có nhiều chống đối về chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trong quá khứ do cánh Tea Party của Đảng Cộng hòa của ông. Nếu Hillary đã giành phiếu của cử tri đoàn, liệu bà sẽ có khó khăn do Đại hội đảng Cộng hòa tức giận tẩy chay, họ sẽ nóng lòng để chặn tất cả các sáng kiến của bà; ngược lại, Trump sẽ có nhiều phiếu ủy nhiệm để thăng tiến.Chiến thắng lan rộng của đảng Cộng hòa không che giấu thực tế là có mâu thuẫn nặng nề trong nội bộ đảng giữa phe bảo thủ chính thống theo phong cách của Ryan, đó là người muốn toàn cầu hóa và giảm chi tiêu xã hội, và những người ủng hộ Trump thuộc các tầng lớp lao động, họ muốn điều ngược lại. Trận chiến này sẽ sớm được thành hình khi chính quyền mới soạn thảo ngân sách đầu tiên.Chúng ta có thể nhận được tồi tệ nhất của cả hai thế giới: cắt giảm thuế nặng nề cho những người giàu có (mà nó giống như một ưu tiên, sau khi Trump bổ nhiệm Steven Mnuchin, một nhà lãnh đạo ngân hàng lâu đời của Goldman Sachs làm Bộ trưởng Tài chính) và cắt giảm các chương trình xã hội như Obamacare, tất cả kết hợp với chủ trương bảo hộ trong kinh tế và không khoan dung về sắc tộc gây nổi giận.Việc bổ nhiệm các giám đốc điều hành Steve Bannon thuộc Breitbart làm Chiến lược gia cho Toà Bạch Ốc và Reince Priebus, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa làm Tham Mưu Trưởng được xem là một loại thỏa hiệp chính xác.Mặt khác, Trump dường như quay trở lại lời hứa của mình để loại bỏ hoàn toàn Chương trình Obamacare, và ông có thể tự thấy là bị mắc kẹt với thành tích của người tiền nhiệm của ông, khi ông nhận ra rằng ông không thể dễ dàng thay thế nó bằng một cái gì đó “tuyệt vời.”Các hàm ý về chiến thắng của Trump cho chính sách đối ngoại của nước Mỹ đang có nhiều lo ngại. Trump đã bày tỏ thán phục đối với hoạt động của các nhà độc tài từ Putin cho đến Tập Cận Bình. Trump là ứng cử viên của một chánh đảng lớn đầu tiên mà không gây được tiếng vang trong việc cổ vũ cho một trật tự của thế giới dân chủ, ít nhất là trong lời kêu gọi của Mỹ về mặt khái niệm. Không phải chỉ là vấn đề Trump không muốn chỉ trích Putin, nhưng Trump có vẻ háo hức để sớm có thỏa thuận với Putin trong chính quyền của ông; các phong toả do Mỹ và châu Âu áp đặt để ứng phó trước sự can thiệp của Nga tại Ukraine và sáp nhập Crimea sẽ là các thiệt hại đầu tiên của một cuộc gặp gở như vậy.Không giống như Reagan, người đã phục hồi vị trí lãnh đạo mạnh mẽ của nước Mỹ trên thế giới sau khi thời kỳ thoái bộ hậu Việt Nam của Jimmy Carter, Trump cũng có thể đẩy nhanh các xu hướng này mà nó vốn dĩ đã bắt đầu dưới thời Obama để làm giảm nhẹ đáng kể về vai trò của nước Mỹ trên thế giới. Đây là lý do tại sao một nhân vật như Julian Assange, người sáng lập Wikileaks, đã rất háo hức để giúp cho Trump và làm tổn thương Clinton. Tóm lại, ngay cả khi cuộc bầu cử của Trump đã phần nào đáp ứng với cảm tưởng về suy sụp trong thế giới của Mỹ, hậu quả có thể làm tăng gấp đôi sự suy sụp.Các sách vở viết về Trump vẫn chưa được biên soạn. Chúng ta phải để chờ đợi những tháng tới để xem người biết thương thảo hay người cực đoan, ai là người quan trọng. Nhưng chiến thắng của Trump cũng thể hiện cho giai đoạn mới nhất trong sự thay đổi toàn cầu hướng tới chủ nghĩa dân tộc dân túy, một mô hình mà ý nghĩa của nó là bắt đầu trở nên rõ ràng một cách đáng sợ.Khuynh hướng đang bao trùm các phong trào Brexit, sự nổi lên của cánh hữu chống Cơ quan Liên Âu, và các đảng phái chống di dân khắp châu Âu. Trong một nghĩa ý nào đó, những phát triển này, – cũng như Trump – là một phản ứng phổ biến muộn màng đối với trào lưu toàn cầu hóa, và các thay đổi về kinh tế và văn hóa, nó đã tạo nên việc nhân danh tự do và không chỉ dừng lại ở biên giới. Nói một cách khác, trong nền dân chủ tự do hiện nay, phần “dân chủ” đang nỗi lên nhắm trả thù cho phần “tự do”. Nếu khuynh hướng này tiếp tục ở những nơi khác trên thế giới, chúng ta sẽ sống trong một thời kỳ khó khăn của chủ nghĩa dân tộc nổi giận và cạnh tranh.***Nguyên tác: America: the failed state– America’s political rot is infecting the world order. This could be as big as the Soviet collapse.Published in January 2017 issue of Prospect Magazine.Posted by adminbasam on 31/01/2017Tác giả: Francis FukuyamaDịch giả: Đỗ Kim Thêm30-1-2017
Tìm bài viết
Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị
Nhìn Ra Bốn Phương
Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017
Mỹ: một đất nước thất bại - Tác giả: Francis Fukuyama - Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét