Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Lý do TT Trump 'ưu ái' loại một số nước khỏi danh sách cấm nhập cảnh

alt

Ông Trump ra sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước đông dân Hồi giáo nhưng nhiều nước có công dân liên quan đến khủng bố lại không bị tân Tổng thống đưa vào danh sách "đen".<!>
Tân Tổng thống Donald Trump cấm nhập cảnh tạm thời công dân 7 nước đông dân Hồi giáo với lý do chống khủng bố. Trong sắc lệnh di trú được ông Trump ký ngày 27/1 có khẳng định rõ cấm công dân của 7 nước - gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Và với người tị nạn Syria sẽ cấm vô thời hạn.

Theo giới chức Mỹ những người ở nước ngoài vào thời điểm sắc lệnh được ban bố sẽ phải được xem xét dựa trên từng trường hợp trước khi được phép trở lại Mỹ và việc kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu. Vì lẽ đó nên những người có thẻ xanh tại Mỹ được khuyên là nên hoãn các kế hoạch đi du lịch ở nước ngoài.


Theo ước tính của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) có khoảng 100-200 người đã bị bắt giữ tại các sân bay Mỹ hoặc đang quá cảnh ngay sau khi sắc lệnh của ông Trump được công bố.
Sắc lệnh di trú của ông Trump gây nên làn sóng biểu tình rộng khắp nhiều nơi. Và một câu hỏi cũng được giới phân tích đặt ra là tại sao nhiều nước có công dân liên quan đến khủng bố lại không bị ông Trump đưa vào danh sách cấm nhập cảnh.

Thực tế, các nước có đông người theo Hồi giáo nhất thế giới như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Pakistan, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Indonesia và Afghanistan lại không nằm trong nhóm các nước chịu lệnh cấm của ông Trump.
Theo thống kê của viện chính sách công Mỹ Cato, không có một người Mỹ nào bị công dân từ 7 nước trong danh sách "đen" của ông Trump sát hại trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 2015.

Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy gần 3000 người Mỹ đã bị giết bởi các công dân đến từ Ả Rập Saudi, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian tương tự và phần lớn những người bị sát hại là nạn nhân của cuộc tấn công ngày 11/9/2011. Nhưng lạ kỳ, người dân từ bốn nước này hiện vẫn có thể xin thị thực Mỹ và giấy phép đi lại. Không công dân của nước nào nêu trên nằm trong danh sách cấm của ông Trump.

Điều đáng nói, chỉ vài ngày trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo nguy hiểm đối với người dân đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Cảnh báo được đưa ra do Thổ Nhĩ Kỳ chịu một làn sóng các cuộc tấn công khủng bố trong những tháng gần đây, kể từ sau vụ tấn công khủng bố tại hộp đêm Reina ở Istanbul vào đêm giao thừa khiến 39 người chết. Istanbul trở thành mục tiêu của nhiều vụ tấn công gần đây của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và các nhóm cực đoan người Kurd.

Hồi tháng 12 năm ngoái, 13 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong một vụ đánh bom xe khi mua sắm dịp cuối tuần. Vụ tấn công hộp đêm ở Orlando, cướp đi sinh mạng của 49 người do Omar Mateen, một công dân Mỹ gốc Afghanistan, tiến hành.


alt

Làn sóng biểu tình phản đối sắc lệnh di trú của ông Trump 
diễn ra ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ.

Theo tờ New York Daily, việc ông Trump đưa một số nước khỏi lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ được cho là vì gia đình ông làm ăn ở những nước đó.

Ả Rập Saudi

Tại Ả Rập Saudi, năm 2015, ông Trump đăng ký 8 công ty kinh doanh khách sạn. Trong cuộc họp ở Alabama năm ngoái, ông Trump đã bày tỏ sự thân thiết với đất nước này.

"Họ mua căn hộ của tôi. Họ dành 40, 50 triệu USD để mua. Tôi rất quý họ", ông Trump từng nói về mối làm ăn của mình ở Ả Rập Saudi như vậy.
Trong khi đó, thực tế hầu hết những kẻ đánh bom hôm 9/11/2011 ở Mỹ là người từ Ả Rập Saudi.

Tổng số có tới 2.369 người Mỹ bị công dân của Ả Rập Saudi sát hại từ năm 1975 đến năm 2015, theo Cato.

Thổ Nhĩ Kỳ

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump đứng tên 2 tòa tháp đắt tiền. Và kể từ sau khi ông thắng cử, cổ phiếu trong công ty của ông tại đây tăng gần 11%.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi gây ra các hoạt động khủng bố lớn mà thậm chí Bộ Ngoại giao Mỹ từng phải phát đi cảnh báo cho các công dân Mỹ cần thận trọng khi du lịch đến nước này.

Ai Cập

Gia đình ông Trump có hai công ty tại Ai Cập. Cả hai công ty này đều làm ăn phát đạt.
Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần từng đưa ra cảnh báo cho người dân nước này rằng nên hạn chế du lịch đến Ai Cập vì "tấn công khủng bố có thể xảy ra bất cứ nơi nào" do sự hiện diện của các nhóm IS tại đây.
Tổng số người Mỹ bị thiệt mạng vì công dân Ai Cập sát hại tới 162 người từ năm 1975 đến năm 2015.

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

Ở các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, gia đình ông Trump có đầu tư hai sân golf và hiện đang xây dựng một khu phố gồm nhiều biệt thự cao cấp. Dù tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất được xếp hạng là nước giàu trên thế giới nhưng nơi đây có sự hiện diện thường xuyên của nhóm khủng bố IS và Al Qaeda và đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với công dân Mỹ.
Tổng cộng có 314 người Mỹ đã bị sát hại bởi các công dân tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất từ năm 1975 đến năm 2015, theo Cato.

TS David Smith, giảng viên chính ĐH Sydney thuộc Trung tâm Nghiên cứu nước Mỹ, giải thích thêm rằng với các quốc gia như Pakistan là đồng minh chiến lược về mặt quân sự của Mỹ.


Thanh Hiền

Không có nhận xét nào: