Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Trung Quốc xây xong cảng tàu sân bay lớn nhất thế giới ở Hải Nam

mediaChiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã chính thức đưa vào sử dụng ngày 25/9/2012.REUTERS/Stringer/FilesNhằm mở rộng sự hiện diện của Hải quân và nâng cao khả năng điều quân tác chiến xuống Biển Đông, chính quyền Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng cảng tàu sân bay lớn nhất thế giới ở đảo Hải Nam. Bến cảng cho tàu sân bay này dài hơn 200 mét (700 ft) và cùng một lúc có thể đón tiếp hai hàng không mẫu hạm.
Theo Reuters, ngày hôm qua, 04/08/2015, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) cho biết, cảng này bao gồm các bến cảng cho hàng không mẫu hạm, vận tải hàng không và các cơ sở phục vụ huấn luyện.
Cho đến nay, Trung Quốc mới chỉ có một hàng không mẫu hạm, tàu Liêu Ninh. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định đang đóng hàng tàu sân bay thứ hai và có thể chạy bằng động cơ nguyên tử.
Theo tiết lộ của báo chí, các ưu tiên chế tạo tàu sân bay và tàu ngầm nguyên tử đang được thực hiện một cách xuôn xẻ.
Cũng có tin đồn là Bắc Kinh có thể cho đóng thêm 4 hàng không mẫu hạm nữa. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong vòng 15 năm tới, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chương trình tự đóng tàu sân bay và có thể đóng nhiều hàng không mẫu hạm.
Trong khi đó, Hoa Kỳ có 10 tàu sân bay đang hoạt động và đang đóng thêm 2 tàu nữa.
Các cường quốc khu vực, trong những tháng gần đây, đã chỉ trích chính sách đối ngoại hung hăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Ngay từ năm 2012, Bắc Kinh đã bày tỏ tham vọng trở thành một cường quốc hải quân lớn để bá chủ vùng Thái Bình Dương.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã hối hả bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo trong các khu vực đang có tranh chấp tại Biển Đông. Giới chuyên gia lo ngại Bắc Kinh xây cất các căn cứ quân sự trên những thực thể này.
ngày 05-08-2015 17:21
Trung Quốc đặt căn cứ tàu sân bay tại Hải Nam để khống chế Biển Đông
mediaTrung Quốc xây hải cảng thứ nhì ở Tam Á có thể đón cùng lúc hai tàu sân bay - REUTERS /Stringer
Những thông tin gần đây cho biết là Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng hải cảng thứ hai có khả năng tiếp nhận cùng lúc hai tàu sân bay. Cảng mới này nằm ở Tam Á, trên đảo Hải Nam, nhìn thẳng xuống Biển Đông.
Báo trên mạng Nhật Bản The Diplomat, số ghi ngày hôm nay, 05/08/2015 đã phân tích sự kiện này và cho rằng vị trí căn cứ hàng không mẫu hạm mới đó xác nhận ý đồ khống chế Biển Đông của Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh không còn che giấu. 
Vào hôm qua, chính tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã công bố trên trang web của mình một bài viết về căn cứ mới cho tàu sân bay tại Hải Nam. Tờ Nhân dân đã không ngần ngại lấy lại phần phân tích được đăng trước đó trên trang mạng thePaper.cn, của nhà nghiên cứu Mã Nghiêu, Trường Đại học Quốc tế Thượng Hải, theo đó có ba nguyên nhân chính thúc đẩy Trung Quốc xây dựng căn cứ cho hàng không mẫu hạm. 
Lý do thứ nhất là vị trí chiến lược của đảo Hải Nam, một vị trí lý tưởng cho một căn cứ Hải quân, gần ba eo biển chiến lược quan trọng là Malacca, Lombok và Sunda. Mã Nghiêu đã nhắc lại lập luận thường được quân đội Trung Quốc nêu lên là nếu Mỹ và Nhật phong tỏa "chuỗi đảo thứ nhất" (chạy dài từ Okinawa đến Đài Loan), thì chiến hạm của Trung Quốc vẫn có thể đi xuống Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương thông qua Biển Đông. Duy trì quyền ra vào Biển Đông do đó sẽ cho phép Trung Quốc bảo vệ các tuyến hàng hải dùng để nhập khẩu dầu hỏa. 
Ngoài ra, cũng theo Mã Nghiêu, căn cứ tàu sân bay ở Hải Nam, còn cho phép Trung Quốc tập trung lực lượng hải quân của mình ở một vị trí chiến lược quan trọng, nơi mà lực lượng Hoa Kỳ ở trong vị thế tương đối yếu. 
Nguyên nhân thứ hai, theo chuyên gia Mã Nghiêu, là sự kiện Hải Nam, vốn là nơi đặt nhiều căn cứ quân sự khác, do đó căn cứ tàu sân bay sẽ được phòng thủ tốt hơn. Chuyên gia này nêu bật ví dụ về căn cứ của loại chiến đấu cơ J-11B, được cho là phương tiện hữu hiệu chống các chuyến bay tuần thám bằng phi cơ P8-A của Mỹ trên Biển Đông. Trong trường hợp nổ ra tranh chấp, máy bay J-11B sẽ giúp bảo vệ các tàu sân bay. 
Mã Nghiêu cũng nêu bật sự tồn tại của căn cứ tàu ngầm Du Lâm ở bờ biển phía Đông đảo Hải Nam. Hiện nay, chưa ai rõ là một tiểu hạm đội tàu ​​sân bay của Trung Quốc bao gồm những loại phương tiện nào, những một số chuyên gia xác định rằng đơn vị đó sẽ có ít nhất là một chiếc tàu ngầm loại 093, thuộc lớp Thương, hiện đặt căn cứ ở Du Lâm. 
Nguyên nhân thứ ba, theo chuyên gia Mã Nghiêu, là đảo Hải Nam, với vùng nước sâu bao quanh, là một địa điểm thích hợp cho việc đồn trú các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân cần được bảo vệ chống lại các phương tiện vũ khí chống tàu ngầm. Địa dư của Hải Nam thích hợp cho việc đặt các căn cứ tàu ngầm, cho nên, nếu căn cứ tàu sân bay được đặt gần đấy, điều đó có thể góp phần bảo vệ các tầu ngầm nhờ các phương tiện chống ngầm thường rất nhiều trong một tiểu hạm đội tàu sân bay. 
Bài viết của Mã Nghiêu không nói gì tới tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, và khả năng phái tàu sân bay xuống vùng biển đó để bảo vệ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. 
Tuy nhiên, theo The Diplomat, lập luận căn bản về căn cứ cho tàu sân bay tại đảo Hải Nam đã nêu bật tính chất quan trọng của Biển Đông đối với Trung Quốc. Tầm quan trọng này không liên quan gì đến việc duy trì quyền kiểm soát các rạn san hô hay bãi đá, mà là những hệ quả chiến lược bắt nguồn từ quyền kiểm soát đó.

Không có nhận xét nào: