Chuyện kênh VTV nhập về phim 'Sex and the City', đổi tên và cắt xén tới mức không nhận ra, để rồi bị cấm sau hai tuần chiếu lại một lần nữa cho thấy vấn đề ‘lúc bật lúc tắt’ với phim ảnh ở Việt Nam vẫn còn khá nghiêm trọng.
Sau tập một, VTV2 cắt luôn tập hai vì nhiều cảnh yêu đương để rồi khán giả không hiểu câu chuyện đi tới đâu.Đây là điều không lạ vì rất nhiều sách vở, phim ảnh, sản phẩm văn hóa nước ngoài khi vào Việt Nam đã bị cắt gọt cho hợp nhãn quan giới chức xét duyệt.Nhưng điều lạ là cách thức dùng dao kéo 'tái chế' bộ phim Mỹ này.Sản phẩm biến dạngĐầu tiên là chất lượng của sản phẩm mà khán giả Việt Nam được tiếp cận.
Nhiều lời thoại chỉ tập trung vào chuyện giày và quần áoĐây là cách chơi chữ ‘hot’ trong tiếng Anh, vừa là cay, vừa có ý thích ‘hàng nóng’ mà hình ảnh là chiếc cối xay hạt tiêu vàng óng, rõ to anh hầu bàn cầm trong tay.
Tôi không thấy hàng triệu các bà các chị đang đầu tắt mặt tối nơi ruộng đồng, đang bán hàng rong trên đường phố, đang cắm cúi trên xe máy ngược xuôi kiếm sống ở Việt Nam, các em nữ sinh đang lo học hành thi cử cảm thấy gần gũi với các chuyện tình ái, thời trang của những cô Carrie, Samantha, Charlotte, Miranda ở New York.Chưa kể tại Anh và Mỹ, không phải cây bút nữ nào cũng xúm vào ca ngợi bộ phim.Từ hồi 2013, Emily Nussabaum đã viết trên trang The New Yorker rằng phim đã không còn tiếng tốt (How “Sex and the City” lost its good name).Một phần của vấn đề là bộ phim khi mới ra trên mạng HBO năm 1998 đã đề cập một cách rất mới mẻ, rất trúng nhiều nỗi băn khoăn của nữ giới trung lưu tại Hoa Kỳ.Đó là tình yêu ở tuổi quá một ngưỡng ‘nghiêm trọng’, là ly hôn, sống đơn thân, là quan hệ nam nữ, là trang phục mà chắc chắn đang gợi ra nhiều điều chung với không ít phụ nữ đô thị ở Việt Nam ngày nay.Nhưng sang đến tập ba tính mới mẻ của phim không còn nhiều.
Phim xoay quanh chuyện tình ái, thời trang bốn phụ nữ New York: Samantha, Carrie, Charlotte, MirandaTừ xếp hạng ban đầu là sitcom - phim bộ truyền hình nhiều cảnh trong nhà - nay nó là romcom (romantic comedy – phim hài lãng mạn) và nhiều ý tưởng dựng cảnh bị lặp lại.Tại Anh, một cây bút có uy tín, cô Tanya Gold cũng bác bỏ quan điểm cho rằng 'Sex and the City' là ‘Kinh Thánh’ cho giới nữ quyền.Cảnh Sarah Jessica Parker mặc váy cũn cỡn như một bé gái đi lớp mẫu giáo giữa phố New York khiến bộ phim bị chê là tìm cách ‘ngây thơ hóa’ các cô quá lứa suốt ngày bận 'săn giai trẻ'.Tanya Gold cũng viết nhiều phần thoại quá phù phiếm, xoay quanh ‘giày, áo, áo giày’, và nhân vật chính Carrie thấy mình ‘nghèo như kẻ vô gia cư’ chỉ vì đã chi 40 nghìn đô la mua giày đủ loại.Nhà báo này viết:“Sex and the City thực chất là một thứ quảng cáo cho nghề thời trang. Điều này không sao cả nếu như nó đừng tự nhận là một thứ gì khác. Phim đẩy chuyện mua sắm lên tới mức không chỉ là thú vui, hay quá trình làm mới lại bản thân, mà biến [hành động mua sắm] thành sự tự hủy diệt. Trong một cảnh, Carrie nói hồi còn mới tới sống ở New York, cô nhịn đói để có tiền mua tạp chí Vogue. Khi được chọn ăn cơm hay đọc Vogue, cô đã chọn Vogue.”Sex and the City thực chất là một thứ quảng cáo cho nghề thời trangTanya Gold
Nếu đưa về Việt Nam không lẽ phim sẽ bị cấm hoặc cắt cảnh đó?Thế giới điện ảnh Phương Tây, nhất là ở Mỹ rất phong phú, đa dạng và không phải lúc nào cũng hợp gu của tôi và bạn nhưng cấm đoán cũng chẳng giải quyết được gì, chỉ khiến người ta thêm tò mò.Tôi không rõ việc nhập phim 'Sex and the City' về Việt Nam đã đem lại lợi nhuận cho công ty nào và chuyện bị cấm có làm họ thiệt hại gì hay không.Nhưng thiệt hại về tiếng tăm cho quốc gia, cho ngành khoa giáo chắc chắn là đã xảy ra vì bây giờ các báo tiếng Anh đã bắt đầu chạy tin Việt Nam cấm một bộ phim toàn chuyện phụ nữ vô hại.Ngược lại, đã là thành viên WTO và đã ký kết các công ước về tác quyền, Việt Nam cần dũng cảm chấp nhận khi mua phim về thì phải tôn trọng sản phẩm gốc.Bán cho công chúng một sản phẩm văn hóa nước ngoài nhưng bị biến dạng tới mức kỳ quặc không phải là bằng khen về văn hóa cho nước nhà nhất là khi đã muốn tỏ ra chịu chơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét