Dưa giá (pikled bean sprouts) là món ăn có vị chua nhẹ dịu, ăn kèm trong bữa cơm để chống ngán và đặc biệt màu sắc của món ăn này rất hấp dẫn. Nguồn gốc và ý nghĩa thịt kho tàu ngày Tết. Mỗi dịp Tết đến, trong gian bếp đầm ấm không thể thiếu nồi thịt kho tàu thơm béo, đậm đà. 1. Nguồn gốc thịt kho tàu Món thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho hột vịt từ lâu đã xuất hiện trong mâm cơm của các gia đình vùng Nam Bộ. Miền Nam nắng ấm chan hoà, cây dừa mọc bao la lủng lẳng trái, vậy nên vị của nồi thịt kho trứng nhờ nước dừa mà càng thanh, đậm đà.
<!>
Nhắc đến cụm từ “kho tàu” nhiều người thường liên tưởng đến người Tàu - người Hoa. Tuy nhiên, món ăn này xuất xứ từ nền ẩm thực Việt hẳn hoi đấy nhé.
Có rất nhiều câu chuyện truyền tai về nguồn gốc món thịt kho tàu. Trong đó phổ biến nhất là dị bản dưới đây. Thuở xưa, dân làng chài mỗi khi lên tàu ra biển lớn đều phải lênh đênh nhiều ngày đêm, thậm chí đến cả hàng tháng trời. Vậy nên họ phải nấu một nồi thịt kho thật to để ăn trong nhiều ngày và để có sức kéo được nhiều mẻ cá lớn. Từ đó, người ta gọi món thịt này là “thịt kho tàu”.
Còn theo giải thích của nhà văn Bình Nguyên Lộc - một nhà văn hoá tên tuổi của Nam Bộ trong thời kỳ 1945 - 1975 cho rằng, chữ “tàu” trong văn nói miền Tây có nghĩa là “mặn ngọt lờ lợ”. Cái sự lờ lợ vừa mặn vừa ngọt giống như vị nước con sông Cái, theo địa lý con sông mà còn có tên Cái Tàu Hạ và Cái Tàu Thượng.
Vậy nên ta có thể gọi món thịt kho tàu là món thịt kho lạt (nhạt). Bởi hương vị lờ lợ của món thịt mà người dân có thể ăn liên tục trong nhiều ngày Tết, nhân lúc chờ các chợ truyền thống mở trở lại.
Dù được hiểu theo cách nào, thì với người Việt nói chung và người Nam Bộ nói riêng, món thịt kho tàu giản dị nhưng mang một giá trị tinh thần thiêng liêng, là một mảnh ghép không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết.
2. Ý nghĩa thịt kho tàu
Món thịt kho hột vịt chuẩn vị và ngon nhất có lẽ là ở miền Nam nhờ nguồn nguyên liệu phong phú trời ban. Thịt heo thường là thịt ba chỉ (ba rọi) hoặc các phần thịt có cả nạc lẫn mỡ. Thịt được thái thành các miếng vuông to, trong khi hột vịt to tròn vành vạnh mang ý nghĩa “vuông tròn đều đặn, mọi sự bình an”.
Mỗi khi đến thăm nhà ai, trên mâm cơm dễ dàng nhìn thấy món thịt kho hột vịt. Mọi người vừa dùng bữa vừa chuyện trò thân tình khiến không khí của ngày Tết trở nên hoà nhã, đầm ấm, an vui. Đấy là dấu hiệu cho một năm mới an khang, thuận lợi, đong đầy phúc lành.
Miếng thịt kho mềm rục có màu trắng trong của lớp mỡ và đỏ au của thịt nạc, màu nâu nhạt của lớp bì heo hầm nhừ, màu nước đường vàng ươm, sóng sánh. Hột vịt luộc chín mềm, lòng đỏ béo mịn. Kèm theo đó vị ngọt thanh của nước dừa xiêm, vị mặn đậm đà của nước mắm ngon, cay the the của những lát ớt đỏ, tất cả hoà quyện tạo nên một hương vị khó quên trong khoang miệng của người thưởng thức.
Người dân miền Nam cũng thường đùa rằng: hương vị cuộc đời cũng giống như nồi thịt kho tàu vậy. Phải đủ các vị cay (của ớt) - đắng (của nước hàng) - mặn (từ nước mắm) - ngọt (bởi đường) thì đó mới là cuộc sống. Cũng như phải trải qua nhiều gian lao, vất vả thì mới có thành quả ngọt ngào.
TẠI SAO THỊT KHO TÀU NGÀY TẾT MÀ CHỮ “TÀU” KHÔNG CÓ VIẾT HOA ?
Khoảng 9,10 năm trước, trong một buổi sinh hoạt với đồng hương để chuẩn bị cho một buổi picnic. Tham dự buổi sinh hoạt đa số là quý đồng hương lớn tuổi. Tôi có đưa ra một câu hỏi là : “Tại sao chúng ta gọi là thịt kho tàu, trong khi đó, món thịt kho này là món ăn thuần túy của người Việt, và cũng là một trong những món ăn truyền thống của chúng ta ?”
Hơn 30 người đều xì xào nhưng không có ai trả lời được. Cuối cùng có một bà thím giơ tay lên và trả lời rất hóm hỉnh. Bà thím đã nói như sau :
“Thịt kho tàu thì miếng thịt phải cắt to, vì vậy khi kho nó nổi lên trong nồi như những chiếc tàu, nên ông bà mình đặt tên là thịt kho tàu.”
Mọi người cười vang thích thú. Tôi bèn hỏi : “Ở đây có ai ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long không ?” Nhiều người giơ tay, tôi nói thêm: “Ở miền Tây có sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ, ở Cần Giờ có sông Lòng Tàu. Vậy riêng chữ “tàu” ở đây có nghĩa là gì ?”
Mọi người im lặng. Tôi nói tiếp : “Theo nhà văn Nguyễn Đức Lập, cũng như theo nhà văn mà cũng là nhà nghiên cứu nổi tiếng Bình Nguyên Lộc, thì chữ “tàu” nói theo ngôn ngữ miền Tây có nghĩa là “mặn ngọt lờ lợ”. Những dòng sông có nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ mình gọi là sông Cái Tàu Thượng, sông Cái ở phía dưới thì gọi là sông Cái Tàu Hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này có nước lờ lợ.”
Bà thím nói theo :
“Tới tuổi này mà bây giờ tui mới biết thịt kho tàu là món ăn chính cống của người Việt mình. Chữ “tàu” có nghĩa là ngọt mặn lờ lợ. Thịt kho tàu là thịt kho ngòn ngọt, mằn mặn… ăn với cải chua dưa giá thì khỏi chê.”
Cả lớp cười ồn ào, rồi tôi nói tiếp : “Vì vậy, các cô chú bác nhớ rằng và cũng nên nói lại cho người mình quen biết rằng thịt kho tàu là món ăn chính gốc của người Việt Nam mình, chớ không có liên quan gì đến Ba Tàu, Made in China cả!”
Nguồn toiladansaigon
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét