Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2024

HOUTHIS - Hoàng Đình Tạo


SƠ LƯỢC LỊCH SỬ YEMEN VÀ HOUTHIS
1-TÔN GIÁO - Yemen là quốc gia có đến 55% theo Hồi giáo thuộc Sunnis, và 40% thuộc hệ phái Shiites. Hệ phái Shiites của Hồi giáo ở Yemen được chia ra 3 nhánh: Zaidis, Ismailis, Twelvers. Đa số ở Yemen theo hệ phái Zaidis (40%). Còn Twelvers chiếm đa số ở Iran, Iraq. Ở Yemen chỉ một nhóm nhỏ. Theo thống kê 2020, thì 85% – 90% theo Hồi giáo Sunnis ở Arab Saudi; còn lại 10% – 12% theo Shia. Còn hệ phái Alawites ở Syria cũng theo Shia. Tuy cũng là Shia, nhưng cũng có những tín điều khác biệt nhau so giữa Zadis và Twelvers.
<!>
Zadiyyah lấy tên con rể của Muhammad và cũng là anh em con chú bác. Zadiyyah bin Ali đã lãnh đạo cuộc nổi dậy, chống lại Đế Chế Umayyad năm 740 (đế chế đầu tiên trong lịch sử Hồi giáo), thủ đô là Damascus.
Zaydi nổi tiếng là người công chính mà cả Sunnis lẫn Shiites công nhận. Ông đã tử vì đạo trong cuộc nổi dậy, và người ta tin là đầu của ông được chôn ở Kerak, Jordan.
Chính vì vậy, ông tin rằng mình phải trị vì chứ không phải Ummayads. Ông được coi là biểu tượng chống lại sự thối nát, cường quyền. Và người Houthis chống lại thối nát như là trọng điểm trong chương trình chính trị của mình, hay ít ra cũng trong các nghị sự của cộng đồng.

Người Zadiyyah sống chạy dài vùng núi phía Bắc Yemen. Và cả ngàn năm họ chiến đấu mong kiểm soát Yemen nhưng không thành công.
Người Zaydis không tin vào Ayatollahs như Twelvers Shiites của Iran, hay hầu hết ở thế giới Hồi giáo. Và họ không thực hiện những giáo điều cho phép “nguỵ trang” để bảo vệ Đức Tin. Họ tin vào công đức, hy sinh và tử vì đạo. Còn Twelvers thì tin vị tiên tri cuối cùng còn đang sống ở đâu đó, sẽ xuất hiện lại trên trần thế.

Từ thế kỷ thứ 10, người Iran sinh sống ở hải cảng Aden rất đông; đó là nơi dừng chân để các tàu bè chuẩn bị vượt Ấn Độ Dương vào Á châu. Giữa thế kỷ 12, quân Iran bao vây Aden tính chiếm cứ, nhưng nhờ vua Zaidi của Yemen đặt lại mối bang giao với vua Safavid của Iran nên chiến tranh tàn lụi.
Đến khoảng 1960, vua Pahlavi của Iran đã giúp Yemen chống lại quân nổi dậy Marxist.

2-HOUTHIS

Năm 1991, Iran cấp học bổng cho một số thanh niên Yemen học về kinh Coran. Trong đó có sinh viên Hussein Badreddin Al Houthi. Khi về Yemen anh em Houthis đã tổ chức trại hè cho giới trẻ.
Lần đầu tiên, nhóm tổ chức “Believing Youth”, năm 1992 ở Saada. Anh em Houthis đã đứng ra tổ chức trại hè, nhằm phục hồi chủ nghĩa Zaidism.
Đến 1994-1995, trại hè của họ được 15 ngàn đến 20 ngàn sinh viên học sinh ghi tên tham dự. Họ mời học giả Shia như Mohammed Hussein Fadhallah người Liban. Hussein Nasrallah, Tổng Thống K Hezbollah.

GS. Ahmed Addagashi, đại học Sanaa, cho rằng phong trào Houthis là phong trào tôn giáo với khuynh hướng cởi mở, bao dung, ôn hòa (nhưng thực tế thì khác!)
Theo Adam Baron của “European Council on Foreign Relations”, phong trào là sự phản ứng lại sự can thiệp từ nước ngoài như thân Arab Saudi, và thân những chính quyền Arab thân với Hoa Kỳ. Song song đó, chính quyền Yemen quá thối nát, dân bần cùng, thân Arab Saudi.

Năm 2003, Hoa Kỳ tấn công Iraq lần 2, Hussein Houthi bắt đầu nhuốm màu quá khích. Hezbollah ở Liban đã thành công khi bắt lính Do Thái rút về nước. Hezbollah đã truyền cảm hứng và mẫu mực cho Houthis. Tuy là khác nhau hệ phái của Shia nhưng có cùng chung mặt trận, nên Hezbollah đã huấn luyện võ khí, chuyên viên sang Yemen cho Houthis. Và Iran là nguồn trợ lực thứ hai. Đặc biệt hơn nữa là Houthis và Iran có cùng kẻ thù chung, là Arab Saudi. Năm 2004, 800 thành viên “Believing Youth “bị Tổng thống Ali Abdullah Saleh bắt tù. Tổng thống Saleih mời Houthi đến họp, nhưng ông từ chối; và Saleih tìm bắt Houthi cho nên ông phóng ra cuộc nổi dậy chống chính quyền. Và Hussein Houthi đã bị giết chết. Từ đó, người Zadis lấy tên ông đặt cho phong trào. Người em là Abdul Halik al Houthi kế tục lãnh đạo cho đến hôm nay, đã tiếp tục nổi dậy kéo dài cho đến 2010 mới có thoả thuận ngưng bắn. Hơn nữa là Arab Saudi tốn kém gần 7 tỷ mà không thấy thắng lợi

Phong trào Houthis cũng đã tham gia vào cuộc cách mạng Ả Rập mùa Xuân, và cũng tham gia vào “National Dialogue Conference”. Nhưng Houthis đã bác kế hoạch sơ thảo vì cho rằng không khác gì chia Yemen thành 2 quốc gia, một giàu và một nghèo. Và người thay thế Saleih là người phó của ông, tên Hadi.
Tháng 11/2011 Houthis chiếm lãnh thổ 2 khu Saada và Al Jawl, chuẩn bị chiếm khu thứ 3 là Hajjah, và chắc chắn sẽ tiến tới thủ đô Saana, lần ra biển Đỏ
Thành thử chúng ta thấy được Houthis chiến đấu với Arab Saudi vừa tôn giáo, vừa ái quốc. Hiện nay, Houthis tập trung được chừng 20 ngàn tay súng. Phong trào này chỉ giỏi chiến tranh chứ không giỏi quản trị.
Bộ tư lệnh đặt bản doanh tại Saada, Yemen từ 1994 -2004.
Và tại Sanaa, Yemen từ 2014 đến nay.
Ý thức hệ: Làm sống lại tinh thần Zaidism, Shiites Islamism. Phát huy tinh thần liên Ả Rập, và quốc gia Yemen.
Chống chủ nghĩa đế quốc, và tây phương. Chống Hoa Kỳ và Do Thái. Baha’i, LGBT, và chống Sunnis.

3. CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG YEMEN

Trong thế kỷ 18-19, người Zaydis chống lại đế quốc Ottomans và nhà vua Wahhbis. Khi đế quốc Ottomans sụp đổ, thì người Zaydis chiếm được miền Bắc Yemen và lập ra chế độ quân chủ Mutawak Kilites Kingdom’s. Vị thủ lãnh vừa đứng đầu chính trị vừa tôn giáo. Hoàng gia bị thua trong cuộc chiến biên giới với Arab Saudi trong những năm 1930s và mất ít đất vào tay Arab Saudi.
Còn miền Nam Yemen thì thuộc quyền đô hộ của UK.
Lúc thế chiến thứ nhất, khối Bán đảo Ả Rập đã nổi lên giành độc lập, thành lập Kingdom of Saudi Arabia năm 1932. Tuy nhiên hai quốc gia không định được đường biên giới. Đến năm 1934 chiến tranh biên giới lại nổ ra và Arab Saudi đã chiếm được các vùng đất tranh chấp. Hai bên đã ký hiệp ước Taif 1934. Và Arab Saudi đã dựng lên bức tường nói là để ngăn chặn khủng bố.

Năm 1962, một viên sĩ quan được Ai Cập hậu thuẫn, đã làm một cuộc đảo chính lật đổ Vua Mutawak Kilite, và đặt thủ đô ở Sanaa. Nhờ Liên Xô trợ giúp và Ai Cập gởi cả chục ngàn quân hậu thuẫn, thành lập chế độ cộng hòa. Và hoàng gia Zaydi đã chạy lên núi giáp với Arab Saudi để phát động kháng chiến hầu giành lại quyền kiểm soát.
Arab Saudi yểm trợ cho hoàng gia chống lại Ai Cập. Do Thái và lính đánh thuê cũng hỗ trợ hoàng gia Zaydi. Cuộc chiến yên ắng khi Arab Saudi và Ai Cập giải quyết vấn đề xung đột trong khu vực. Và cuộc chiến Do Thái – Ả Rập năm 1967 nên Ai Cập cho vào lãng quên.
Một vị tướng tên là Ali Abdullah Saleih đã đảo chính năm 1978 và nắm được chính quyền. Ông ta thống nhất Yemen năm 1990. Nghiêng về Iraq trong cuộc chiến với Kuwait năm 1991. Và đứng vững trong cuộc nội chiến với miền Nam Yemen, nhờ được Arab Saudi hậu thuẫn 1994.
Có quan hệ ngoại giao phức tạp với Hoa Kỳ và Arab Saudi. 1990 ủng hộ Hoa Kỳ chống Al Qaeda. Năm 2000, Al Qaeda tấn công USS Cole ở Aden, khiến Hoa Kỳ bang giao thân thiết hơn nữa.

Khi Hoa Kỳ tấn công Iraq lần 2,- 2003-, đã khuấy lên tinh thần quá khích trong khối Ả Rập cũng như Houthis. Houthis đã đưa ra khẩu hiệu:

– Thượng Đế Vĩ Đại!
– Hoa Kỳ hãy chết đi!
– Do Thái hãy chết đi!
– Trù ẻo bọn Jews!
– Hồi giáo sẽ chiến thắng!
Phong trào này tự gọi mình là: “Ansar Allah” (người ủng hộ Thượng Đế).

Houthis liên kết với quân kháng chiến Zaydis chống lại Saleih vì sự thối nát và dựa vào ngoại bang. Trong khi Hussein Al Houthi tràn đầy hấp lực, trong sạch, lý tưởng. Saleih tham nhũng, vơ vét ngân sách về cho gia đình, cũng như các nhà độc tài khác trong thế giới Ả Rập như Tunisia, Morroco, Ai Cập, Syria … Houthis cũng kết án Arab Saudi và Hoa Kỳ đã bảo vệ cho nhà độc tài.
Năm 2014, Houthis nổi dậy, đòi hỏi giá xăng rẻ, và cải tổ chính phủ. Mọi điều đình với Tổng thống Hadi đều thất bại. 1/2015 chính quyền Tổng thống Hadi và nội các từ chức (Tổng thống Hadi thuộc Hồi giáo Sunnis). Shiite và Sunnis có nhiều bất đồng và khích bác nhau, nhưng vì lợi ích chung, Houthis vẫn huấn luyện và cho gia nhập phong trào những người Sunnis.
Sau nhiều tháng, năm 2015 Houthis tiến dần về thủ đô Sanaa. Khi vua Arab Saudi vừa xuống ngôi thì Yemen và Iran mở đường bay trực tiếp giữa Sanaa và Tehran. Iran hứa bán dầu giá rẻ. Houthis sẽ tiến chiếm hải cảng Aden lớn nhất ở Ấn Độ Dương, và kiểm soát eo Bad Al Mandab là nỗi kinh hoàng cho Arab Saudi.
Và Arab Saudi đã chọn chiến tranh. Hoa Kỳ và UK tiếp vận võ khí và đạn dược. Lôi kéo được UAE và Barain, Quatar, Kuwait, Egyp, Jordan, Morroco, Sudan; Oman và Pakistan từ chối.
Sau 3 năm Arab Saudi cấm vận, tình trạng kinh tế xã hội rất là bi đát (sẽ đề cập phần sau).

Saleih đổi chiều, quay trở lại thân với Arab Saudi thì bị ám sát chết.
Houthis chiếm được Sanaa. Nói Arab Saudi là bù nhìn của Hoa Kỳ; ngược lại, Arab Saudi nói Houthis là bù nhìn của Iran. Tóm lại Yemen là chiến tranh uỷ nhiệm của Arab Saudi và Iran. Và theo như tuyên truyền của Iran thì dùng đất Yemen để giết người Mỹ vì người Mỹ muốn chiếm thánh địa Mecca và Medina (cả hai thánh địa đều nằm trong Arab Saudi). Ngược lại, Iran không muốn chiến tranh với Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ cũng không muốn chiến tranh với Iran.

Theo Kissinger thì vấn đề hạt nhân nên thương thuyết dễ dàng thành công hơn (2016). Nguy hiểm nhất là trong vùng bị chế ngự bởi đế quốc và chiến binh. Tháng 8/2017, Revolution Guard Corps của Iran và Houthis sẽ lấp vào khoảng trống của nhà nước Yemen. Tuy nhiên sau khi Obama thương thuyết với Iran xong thì Trump đã huỷ bỏ hiệp ước. Rồi Biden cũng thương thuyết trở lại với Iran, sau một thời gian khuấy động trong vùng.
Trong khi đó, Hadi đối diện với Hội đồng Chuyển tiếp ở miền Nam (2017). Hội Đồng này phát triển trong thời kỳ nội chiến; kiểm soát nhiều vùng ở phía tây nam và quanh Aden. Năm 2018 lực lượng liên minh các quốc gia mở cuộc tấn công hải cảng chính phía bắc, thành phố chiến lược Hodeidah. Và Arab Saudi mở nhiều cuộc tấn công đẫm máu, giết chết hàng ngàn người. Năm 2019 Arab Saudi thuơng thuyết với Hội đồng Chuyển tiếp (Southern Transition Council)
Cựu Tổng Thống Obama nhìn thấy vấn đề rất phức tạp, vì Iran chỉ tài trợ võ khí và tài chánh còn chính sách, thì Houthis tự quyết định riêng mình. Và “Trục Kháng Chiến”
(bao gồm Houthis, Hezbollah, Hamas, Iraq’s and Syria’s Shiites) đã tự đứng chung một mặt trận chống Hoa Kỳ và Do Thái.

4-NHỮNG LỰC LƯỢNG DÍNH LÍU:

1/ SAUDIA ARABIA
Arab Saudia nằm phía Bắc của Yemen có đường biên giới không rõ ràng, nên giữa hai quốc gia đã có xảy ra chiến tranh biên giới. Nhất là, hệ phái Sunnis ở Arab Saudi sợ hệ phái Hồi giáo Shiites chiếm lấn sang, vì sợ người Shiites ở Yemen là có gốc rễ Iran từ thế kỷ thứ 10, nên làm cho Arab Saudi càng sợ “đạo quân thứ Năm”. Hai bên đã ký hiệp ước Taif, 1934 để xác định lại đường biên giới.
Vào tháng 1 /2015 Hadi và nội các từ chức. 3 /2015 Liên minh các quốc gia vùng vịnh được thành lập, do Arab Saudi khởi xướng, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Đã tung ra kế hoạch cô lập cùng ném bom Houthis.

Hadi huỷ bỏ từ chức, thành lập chính phủ ở miền nam hải cảng Aden. Houthis tấn công mạnh, và Hadi phải lưu vong ở Arab Saudi.
Về sau này, để chống khủng bố hàng hải là Houthis, Arab Saudi cho cấm vận và phong tỏa Yemen, đã làm cho Yemen khốn cùng, đói kém cho đến hôm nay. Và ngăn ngừa Iran tiếp vận cho Houthis. Nhưng Iran vẫn gởi tiếp tế cho Houthis bằng đường biển, làm căng thẳng khu vực, và nguy cơ xung đột quân sự gia tăng.
Quân sự hoá vùng biển Yemen cũng làm quốc tế chú ý, vì có Hoa Kỳ tham dự vào việc truy lùng và bắt giữ các tàu đột kích nhỏ của Houthis.
Arab Saudi tiếp tục khai triển các phi vụ oanh kích. Khoảng 25 ngàn phi vụ cho một tháng. Làm khoảng 19 ngàn người chết và bị thương. Từ 2021-2022, Houthis đáp trả, tấn công bằng drones về phía Arab Saudi và UEA.

Ban đầu, khoảng đầu năm 2015 trên chiến trường thì Houthis tiến nhanh về phía Đông, đến Marib và vùng nam Aden. Nhưng khi không quân của Arab Saudi can thiệp, đã đẩy Houthis về hướng Tây và Bắc. Mùa hè 2016, Liên Hiệp Quốc đã cố gắng mở hoà đàm giữa 3 bên: Houthis, đồng minh và chính quyền Yemen.
Còn về phía miền đông và nam, Al Qaeda trong bán đảo Ả Rập vẫn còn là mối đe dọa cho sự kiểm soát của chính quyền Yemen. Và Hội đồng Chuyển tiếp chỉ muốn miền nam thành quốc gia.
Tháng 7 /2016 Houthis và Saleih, trở lại hợp tác và thành lập chính quyền để cai quản Sanaa và Bắc Yemen. Tuy nhiên, Saleih không hợp tác với Houthis nữa, kêu gọi người của ông cầm súng. Xoay chiều kết bạn với Arab Saudi. Saleih liền bị ám sát và lực lượng nổi dậy chống Houthis chỉ trong 2 ngày bị dẹp tan.
Ngoài ra Arab Saudi cũng cưu mang khoảng 2 triệu người tỵ nạn Yemen.

2/ IRAN VÀ HEZBOLLAH

Ngay từ đầu, Iran đã đào tạo được một lãnh đạo trong chiến tranh uỷ nhiệm mà không tốn kém gì. Sau đó, Iran chỉ cần cung cấp võ khí và huấn luyện chuyên môn rồi ra đi, mà không cần chi đạo chính trị. Những súng đạn tối tân, drones, hoả tiễn và các phương tiện làm tại chỗ võ khí, đủ để đánh bại liên minh Ả Rập và chính phủ lưu vong. Và kể cả các tin tức tình báo thuyền tàu ở Hồng Hải. Houthis cũng gởi người sang Iran để huấn luyện võ khí tối tân, và rửa tiền.
Vào năm 2013, chính phủ Yemen và hải quân Hoa Kỳ đã bắt giữ hoả tiễn tầm nhiệt chống máy bay, loại Katynsha, kính nhìn ban đêm, máy tìm mục tiêu trên bộ và trên biển xa đến 40 km. Tất cả trên đường đi đến Houthis. Võ khí chống tăng Kornet chưa bao giờ dùng trong Houthis.
Tháng 4/2016 hải quân Hoa Kỳ bắt giữ tàu của Iran chở cả ngàn khẩu AK 47, súng cối và súng tự động.
May 2018, Hoa Kỳ xếp Binh đoàn Cách mạng Hồi giáo Iran vào các tổ chức khủng bố, vì “tìm phương pháp giúp đỡ, huấn luyện võ khí và tài chánh” cho Houthis. Xây dựng các công xưởng chế tạo võ khí tại chỗ nhằm tấn công các thành phố và xưởng lọc dầu của Arab Saudi.
Theo tờ Jerusalem Post (October, 2019) thì Houthis thường dùng drones của Iran do hãng Alabi -T chế tạo.

Tháng 10/2023 Hoa Kỳ đã bắn hạ hoả tiễn đất đối đất tầm xa có dấu hiệu của Iran.
Theo Reuter 1/2020, chỉ huy IRGC (Islamic Revolution Guard Corps) và Hezbollah có mặt tại Yemen để chỉ huy huớng dẫn các cuộc tấn công của Houthis trên Hồng Hải. Iran cũng đã nhanh chóng hỗ trợ tài chánh, võ khí tối tân đến Houthis sau cuộc nổi dậy của Hamas (cũng đã được Iran hỗ trợ), nhằm tỏ tình đoàn kết với Palestine ở Gaza.
Houthis nói chỉ tấn công tàu thuyền của Hoa Kỳ, UK và Do Thái; chừa lại tàu của Nga và Trung Cộng. Tuy nhiên Trung Cộng lên tiếng rằng trong việc vận chuyển toàn cầu ngày nay, khó mà nói chính xác tàu và hàng hóa đứng tên chỉ là một quốc gia.
Với sự phức tạp của mặt trận, không ai tin rằng một mình Houthis có thể đảm nhận trách nhiệm, mà được phân công: Iran: quyết định, Hezbollah: quản trị, Houthis: thi hành.

Iran còn dính sâu hơn, là còn cung cấp tin tức các tàu bè qua lại Hồng Hải, nhất là các tàu bè của Hoa Kỳ và Do Thái cho Houthis tránh đụng độ trực tiếp với Hoa Kỳ và Do Thái. Tuy nhiên, cả Iran, Hoa Kỳ và Do Thái đều sợ rằng nếu một bên tính toán sai lầm thì điều tệ hại sẽ xảy ra mà không bên nào muốn
Các nhà phân tích cho rằng, càng kéo dài sự phá bĩnh hải lộ này, càng làm giảm tiến trình phục hồi kinh tế đình trệ toàn cầu sau đại dịch COVID, mà cả thế giới đang ra sức vực dậy.
Như giá vận chuyển sẽ tăng lên khi đi vọng xuống mũi Hảo Vọng của Nam Phi. Tiếp theo là tiền bảo hiểm và lương thuỷ thủ cũng phải tăng theo. Thời gian phải chậm lại 3 tuần đến 1 tháng. Giá vận chuyển 1 container trước kia chỉ 2000 euro, bây giờ tăng lên 6 000 euro.

Kinh Suez chiếm 10 % – 15 % thương mại thế giới. Và 30% containers chuyên chở toàn cầu. Đã có hơn 100 tàu vận chuyển đổi hướng xuống Nam Phi, tức là thêm 6 ngàn hải lý. Đường này nối liền 40% hàng hoá Âu – Á, từ Địa Trung Hải qua Ấn Độ Dương. Hàng ngày chung 600 tàu bè qua lại Hồng Hải, mang từ cây kim đến phụ tùng xe, đến đồ gia dụng trong nhà. Trong khi đó, kênh Panama bị hạn vì biến đổi khí hậu.
Năm 2022 Biden rút lại lệnh xem Houthis là khủng bố. Và có các cuộc gặp gỡ giữa Houthis – Arab Saudi, Iran – Arab Saudi và Iran – Hoa Kỳ vào tháng 8/2023.
Iran, Bắc Hàn, luôn khước từ các lời cáo buộc về sự giúp đỡ cho Houthis. Và Biden đã xếp lại Houthis vào các nhóm khủng bố, sau một loạt tấn công vào tàu thuyền quốc tế lưu thông qua Hồng Hải.
Iran và Arab Saudi là hai đối trọng trong khu vực.

Arab Saudi thì đất rộng dân thưa, dầu nhiều, nên muốn giữ giá dầu vừa phải. Ngược lại, Iran dân đông, trữ lượng dầu không bằng, muốn tăng giá dầu để cứu mức sống người dân đang bị cấm vận èo uột. Thứ đến, Iran chỉ trích Arab Saudi không phải là quốc gia Hồi giáo vì theo chế độ quân chủ, giáo chủ phải thần phục vua, và không có cách mạng Hồi giáo làm lãnh đạo. Dưới thời vua Pahlavi của Iran đã chê vua Arab Saudi là cổ hủ. Xã hội không thấy váy đầm ngắn dài (không skirts/jupes), không thấy tóc phụ nữ. Vua Arab Saudi trả lời rằng xã hội Hồi giáo không phải là Paris hay Rome. Thứ ba, trong công cuộc chống và ủng hộ chính quyền Iraq và Syria, thì Arab Saudi ủng hộ các phe nổi dậy, còn Iran ủng hộ chính quyền sở tại. Hai bên đều đổ vấy cho nhau là ủng hộ khủng bố. Một lý do cuối cùng là Iran theo hệ phái Twelvers của Shiites còn Arab Saudi theo hệ phái Hồi giáo Sunnis

NHỮNG HOẢ TIỄN DO IRAN CUNG CẤP CHO HOUTHIS TOUFAN: Hoả tiễn đất đối đất, tầm xa 1,800 km.
QUDS-Z: Hoả tiễn, tầm xa 1,350 km, bắn sang Do Thái.
SAMAD3, SANAD4, UAV -1: Hoả tiễn, tầm xa 1,800 km.
WA ’ID DRONES giống SHAHED 136, tầm xa 3,500 km.
CRUISE MISSILES: Hoả tiễn, tầm xa 2,000 km

3/ ISIS VÀ AL QAEDA

2017 ISIS tấn công Houthis ở Bayda. 2018, ISIS xoay qua tấn công Al Qaeda, vì cho rằng Al Qaeda quay qua hợp tác với chế độ quân sự Yemen. Al Qaeda thường than phiền bị ISIS quấy rầy và khiêu khích liên tục từ tháng 7/2018 đến đầu năm 2020.
Cuối năm 2018 ISIS tấn công Al Qaeda 69%, nhưng chỉ tấn công Houthis 31%, và không tấn công chính quyền quân sự lần nào.
Nửa năm đầu 2019, ISIS tấn công AlQaeda 86%, nhưng chỉ 14% nhằm vào Houthis. Theo tù binh ISIS bị bắt, thì họ đã được học tập phải diệt trước tiên là Al Qaeda, hơn là Shiites, Zionist….
Có ba giả thuyết:Chiến tranh giữa ISIS và Al Qaeda ở Yemen là sự nối dài đụng độ đẫm máu trên toàn thế giới

b) Có thể là kết quả được cân nhắc bởi cơ quan tình báo, gieo sự bất hòa trong phong trào thánh chiến ở Yemen. Có thể ISIS và Al Qaeda được trang bị bởi những đối thủ nội tình địa phương để trở thành cánh tay của chiến tranh uỷ nhiệm.
Tháng 1/2024 LHQ phúc trình rằng, sự miễn cưỡng tấn công nhắm vào Houthis, là sự thay đổi của ISIS có sự hợp tác với đối thủ. Như Houthis giúp đỡ chiến thuật, hợp tác trao đổi tù binh, chuyển giao căn cứ cho ISIS dưới sự giám sát của Houthis.
Tuy nhiên bức tranh có vẻ phức tạp khi ISIS tấn công Houthis trở lại, gia tăng 94%

(tuy ở mức độ nhỏ), chỉ 6% nhắm vào Al Qaeda.

Hoặc là được đồng bộ dựng lên mà không có gì chứng minh. Và các bản công bố này hoàn toàn trái ngược với những bản phúc trình của địa phương.
Tóm lại rất ít bằng chứng ISIS và Houthis đụng độ nhau, chỉ là những bản công bố để tìm hậu thuẫn quốc tế cho Houthis, còn ISIS thì được vừa lòng cấp trên.
Mặc dù tố cáo Houthis cố vấn cho ISIS, Al Qaeda vẫn trên tay cho đến cuối năm 2019. Khi lực lượng này đánh vô căn cứ Houthis và ISIS năm 2020 ở Shariah, khoảng 88 thành viên lấy từ Al Qaeda đào ngũ.
ISIS trách cứ Al Qaeda dụ các người mới gia nhập đánh nhau với mình thay vì Mỹ hay đồng minh của Mỹ.
ISIS, gần đây có vẻ trên tay Al Qaeda, qua các phúng điếu trên báo cho thấy Al Qaeda người chết nhiều hơn. Và hầu hết các chiến dịch xây ra ở Bayda. Chỉ có một lần cao điểm là Houthis giết được viên chỉ huy lực lượng được UEA hỗ trợ.
2020 các chiến dịch do ISIS mở ra giảm sút rõ rệt; từ 26 xuống 7 cho 2 tam cá nguyệt. Trung bình tử vong 1/ 1 chiến dịch.
Trong sự hỗn loạn của 2 nhóm bị tiêu diệt dần bởi điệp viên, drones,… khó mà địch lại một kẻ thù được trang bị đầy đủ võ khí, tài chánh; cùng các lãnh chúa địa phương

4/ BẮC HÀN

Tháng 8/2018, Reuter đưa tin là LHQ đã bí mật điều tra, biết được Bắc Hàn đã không chấm dứt tinh luyện hạt nhân, mà còn có chương trình chuyển giao hỏa tiễn. Thêm vào đó là hợp tác quân sự với Syria và đang cố gắng bán võ khí cho Houthis.
Tháng 1/2024 Bắc Hàn đã chuyển võ khí cho Houthis qua Iran, căn cứ trên chữ viết Heingul trên hoả tiễn mà Houthis phóng đi sang Do Thái (5)TÌNH TRẠNG YEMEN VÀ HOUTHIS HIỆN NAY:

1/ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

Từ khi giành được độc lập cho đến nay, Yemen ngày càng lún sâu vào bất ổn chính trị. Dự trữ dầu không có. Đã vậy trong mối bang giao với các nước khác, lại chọn
“axis of evils” (trục Ác) toàn những quốc gia nghèo, chỉ hỗ trợ tuyên truyền chứ không có thực chất.
World Bank qua IDA cứu giúp gần 4 tỷ dollar (2007-2010); trước đó, 2002 trợ giúp của thế giới 2,3 tỷ.

Chính sách đối ngoại sai lầm, khi Iraq xâm lăng Kuwait, Yemen đã ủng hộ Iraq; nên đã bị Kuwait và Arab Saudi gởi trả lại 1 triệu công nhân Yemen về nước, và cắt các khoản tài trợ.
Các bệnh dịch thường xuất hiện. Thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh thấp.
Sau 3 năm cấm vận không phận, hải phận, Houthis bị đói kém, hạn hán.
Arab Saudi 2021-2022 đã phóng ra tất cả 25 ngàn phi vụ oanh kích
Từ 2015 – 2022, chừng 2/3 dân số (22 triệu người) Yemenis cần sự giúp đỡ, trong đó có 11 triệu trẻ em. 5 triệu người bị nạn đói và dịch tả hoành hành. 4,5 triệu người phải dời bỏ nhà cửa. Cho đến nay khoảng 400 ngàn người chết.

Sau vụ USS Cole bị đặt bom cho đến nay, Hoa Kỳ và Arab Saudi đã xuất phát cả ngàn phi vụ tiêu diệt Houthis. Nhất là sau vụ tấn công của Hamas 7/10/2023.
Kể từ tháng 12 /2023 đến tháng 1/2024, trung bình hai ngày một vụ Houthis tấn công tàu thuyền trên Hồng Hải.
Eo Bab Al Mandab, chỉ một đường đi ra Hồng Hải giữa Yemen và bán đảo Ả Rập, Djiboutie, Eritrea. Con đường này chuyên chở dầu thô từ các quốc gia Ả Rập đến Địa Trung Hải qua kênh Suez. Mang vật dụng từ Á châu sang phương Tây, cũng như dầu thô từ Nga.
Trong năm 2023 Hồng Hải đã lưu thông 7 tỷ 80 triệu thùng dầu thô.

2/ HUMAN RIGHTS

Houthis cũng chẳng khá gì hơn, còn tệ hại là đàng khác. Houthis đã vi phạm nhân quyền mà LHQ nhiều lần lên tiếng.
– Trẻ em 13 tuổi có thể bị bắt vì không có hành vi đứng đắn, hay đồng tính, hay khi cha mẹ không theo tư tưởng Houthis. Trẻ em bị bắt nhốt chung với người lớn và bị hãm hại.
– Bắt trẻ em đi lính, 1/3 lính là trẻ em. 2015 Houthis đã vơ vét trẻ em xung vào lính. Và dùng mìn gài chung quanh nhà không cho trở về.
– Phá trường học, nhà thương, giết trẻ em.
– Human Rights Watch (HRW) lên tiếng chỉ trích Houthis ngăn cản nhân viên LHQ điều tra.
– HRW nói có 16 trường hợp giữ người bất hợp pháp để đòi tiền chuộc từ thân nhân.
– World Food Program đã kết án Houthis phân phối lương thực bất chính. Đem phẩm vật cứu trợ ra bán ở chợ trời.

3/ WOMAN RIGHTS

– Bắt giữ các em gái làm báo cáo viên, y tá.
– Phụ nữ, các cô gái bị xâm hại tình dục, bị dàn xếp lập gia đình. Trẻ em bị bắt lập gia đình.
– Phụ nữ bị gán là gái điếm nếu chống lại.
– Phụ nữ ở tù, bị xâm hại tình dục. Bị xét kiểm tra trinh tiết, và bị cấm không được cung cấp các vật dụng vệ sinh cần thiết.
– Phụ nữ cũng bị nữ cảnh sát của Houthis đánh đập, tra tấn để nhận tội.
– Phụ nữ bị cưỡng bức gọi là “thanh tẩy”. Bị ép làm tình với Houthis nam.

6-TRIỂN VỌNG

Chiến lược của Biden về Yemen nhằm làm suy yếu Houthis chứ không đánh bại nó, mà giải quyết vấn đề với Iran nhằm tránh mở rộng cuộc chiến Trung Đông. (VOA 1/23/2024). Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa ngăn chặn được những vụ tấn công tàu thuyền qua lại Hồng Hải. Chính Iran đang tìm kiếm vị trí lãnh đạo Shiites của mình, để đối phó với Arab Saudi Sunnis, về địa chính trị. Nhưng cần lấy lý do Hồi giáo để tấn công Hoa Kỳ và Do Thái làm điểm đoàn kết trong thế giới Hồi giáo.
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và UK ra thông báo là sẽ triệt để tiêu diệt Houthis. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng cùng Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Blinken đều cảnh cáo Houthis sẽ nhận hậu quả nếu không dừng tấn công.

Trong khi đó Houthis nói vẫn bắn phá cho đến khi nào Do Thái chấm dứt tấn công Gaza, dẫu cho tổn thất rất nhiều
Về phía Hoa Kỳ và đồng minh, đã oanh kích 36 mục tiêu cho 16 địa điểm. Không những ở Yemen và Hồng Hải, mà còn sâu trong lãnh thổ Syria và Iraq để trả đũa vụ 3 binh sĩ Hoa Kỳ bị drone bắn chết.
Hoa Kỳ gởi USS Florida, một trong 4 tiềm thuỷ đỉnh chạy bằng năng lượng hạt nhân. Hàng không mẫu hạm USS Dwight D. Eisenhower, USS Gravely (destroyer), USS Carey phóng Tomahawk. Không quân Hoàng Gia Anh đã phóng đi chiến dịch Paveton 1,2,3,4. Hoa Kỳ và đồng minh chứng minh cho khủng bố biết rằng chơi võ khí thì chỉ thiệt thân không thắng nổi về quân sự lẫn tuyên truyền.
Hôm 4/2/2024, Houthis đã bắn lộn tàu của Iran.
Hamas đã đánh giá sai lầm về phản ứng của Do Thái mà hầu hết các nhóm khủng bố hay chơi trội để lấy tiếng trong màn trình diễn đầu tiên. Gaza bây giờ thành bình địa, Rafah chờ đợt cuối cùng của sự trả đũa. Hezbollah thấy gương trước mắt, không dám động binh ăn phần ở Liban. Giải quyết vấn đề Houthis là phải có giải pháp toàn bộ cho cả vùng bán đảo Ả Rập.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ tránh can thiệp sâu hơn với Iran vì hai bên đang đi đêm dàn xếp cho cả khu vực, với cả Arab Saudi từ tháng 8/2023. Nếu Iran được đổi lấy viện trợ và bỏ cấm vận, thì “Trục Kháng Chiến” – Houthis, Hamas, Hezbollah, và Syria’s & Iraq’s Shiites – nói cách khác là khủng bố sẽ im lặng như trước kia Hoa Kỳ đã áp dụng với Trung Cộng khỏi xuất khẩu chiến tranh giải phóng.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã tạo ra một Frankenstein khủng khiếp cho thế giới là Trung Cộng. Liệu Hoa Kỳ sẽ tạo ra quái vật thứ hai cho thế giới hay không, hay đã rút ra được bài học?

Hoàng Đình Tạo

—————

Không có nhận xét nào: