Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

Hai phi cơ dân dụng do Trung Quốc chế tạo lần đầu phô diễn tại Việt Nam - VOA

 

Máy bay C919 của tập đoàn Hàng không Thương mại Trung Quốc (Comac Air).

Hôm 26/2, hai máy bay chở khách C919 và ARJ21-700 do Tập đoàn Hàng không Thương mại Trung Quốc (Comac Air) sản xuất đã hạ cánh tại sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh, và được phía Việt Nam đón tiếp “trọng thị” bằng vòi rồng.

<!>

Các hãng tin Reuters, Tân Hoa Xã, Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV), và Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin rằng máy bay chở khách C919 cùng với máy bay phản lực khu vực ARJ21-700 đến Việt Nam hôm 26/2, nhằm chuẩn bị cho những buổi trình diễn trong một cuộc triển lãm hàng không tại nước này.

Cổng thông tin tỉnh Quảng Ninh loan tin rằng Comac Air sẽ tổ chức triển lãm và trình diễn máy bay thương mại tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn từ ngày 26-29/2. Đây là lần đầu tiên Comac Airshow tổ chức tại Việt Nam và là điểm đến quốc tế thứ hai của hai chiếc máy bay này sau triển lãm hàng không Singapore vào tuần trước.

Để chào đón 2 mẫu máy bay của Comac Air đến Việt Nam, Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn đã tổ chức nghi thức phun vòi rồng chào đón “nhằm thể hiện sự trọng thị”, theo trang Thanh Niên Online.

Dự kiến trong chương trình sự kiện Comac Airshow này, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh Quảng Ninh và các hãng hàng không Việt Nam, Trung Quốc sẽ tham quan và trải nghiệm bay thử trên các máy bay này vào ngày 27/2, trang tin tỉnh Quảng Ninh cho biết.

Sau đó, các máy bay sẽ trưng bày tĩnh tại sân bay Vân Đồn, đồng thời có lịch trình di chuyển tới Côn Đảo, Tân Sơn Nhất, Đồng Hới, theo đài VTC.

Cũng trong dịp triển lãm này, hai bên dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận, thống nhất, cụ thể hóa một số chương trình hợp tác hàng không.

Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cho hay triển lãm Comac Airshow “sẽ giúp khai thác các chuyến bay thương mại từ các tỉnh, thành phố của Trung Quốc đến Vân Đồn, trước hết là từ thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc”, theo trang tin tỉnh Quảng Ninh.

Ông Dũng nói thêm rằng triển lãm này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hợp tác du lịch giữa tỉnh Quảng Ninh và các thị trường trọng điểm của Trung Quốc, đồng thời khuyến khích các hãng hàng không khai thác chuyến bay và các đơn vị lữ hành triển khai các gói du lịch tới sân bay Vân Đồn.

TTXVN cho biết rằng sau cuộc triển lãm tại Quảng Ninh, cả hai chiếc máy bay của Trung Quốc sẽ bay đến thành phố Đà Nẵng, Tp.HCM và thủ đô Viêng Chăn của Lào.

Chiếc ARJ21-700 là máy bay phản lực hai động cơ có sức chứa tối đa 90 chỗ ngồi trong khi chiếc C919 là máy bay chở khách thân hẹp có sức chứa tối đa 192 chỗ ngồi, theo Tân Hoa Xã.

Hãng tin Reuters hôm 26/2 đưa tin rằng Trung Quốc thiết kế C919 để trở thành đối thủ của dòng máy bay phản lực một lối đi Boeing 737 MAX và Airbus A320neo và cho đến nay, đã thu hút hơn 1.000 đơn đặt hàng, phần lớn từ các hãng hàng không và công ty cho thuê Trung Quốc.

Sự hiện diện của COMAC tại Triển lãm hàng không Singapore được những người tham dự xem như là một cơ hội để Trung Quốc ra mắt máy bay chở khách do chính nước này sản xuất, diễn ra vào thời điểm Boeing và Airbus, hai nhà sản xuất máy bay thống trị của phương Tây, đang giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng khiến khách hàng thất vọng, theo Reuters.

Hãng tin Anh nói rằng thiết kế của C919 chỉ được Trung Quốc chứng nhận và cơ quan hàng không Trung Quốc cho hay họ sẽ quảng bá máy bay này trên phạm vi quốc tế trong năm nay và nộp hồ sơ xin chứng nhận của Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Châu Âu (EASA).

Không có nhận xét nào: