Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

Tôi có Một Nguyện Vọng - I have a Wish - Jackie Bông – Jan, 19, 2021

      Áo Cờ Vàng tại Quốc Hội
Lúc 3 giờ sáng hôm nay, 19 tháng Giêng, 2021, đương nhiên tôi thức giấc và không ngủ trở lại dược vì thấy tim bị đau nhói, đầu bị nhức, và mũi không thở nổi.  Không phải vì tôi bị bệnh mà vì tinh thần tôi bị giao động khi nhớ lại cảnh một số người Việt Nam, đứng trước Quốc Hội Hoa Kỳ trong ngày 6 tháng Giêng 2021.  Họ đòi treo cổ và đánh đập vào đầu, vào mặt, và chà đạp dưới chân các nhà lảnh đạo đảng Dân Chủ như TT đắc cữ Joe Biden, cựu TT Barack Obama, cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton, và đương kim Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi.  Tôi quá đau đớn tưởng như tôi đang bị đánh vào đầu và bị táng vào mặt, hay bị treo cổ. 
<!>
 Đó là những cảnh mà tôi muốn trốn tránh khi tôi từ chối đi qua học ở Mỹ năm 1957. 
Nay đã 80 tuổi, tôi muốn dược sống yên ổn nên ngậm miệng hai tuần nay, nhưng cảnh hải hùng bạo loạn trong video làm cho tôi phải nói ra tiếng nói của một cử tri, không che đậy được nữa. Tôi tưởng nhớ hồi lúc tôi 17 tuổi, tôi đang học Trung Học tại Đà Lạt.  Trong ba tháng nghĩ hè, tôi về Saigon và đi dạy học cho một trường Tiểu Học ban ngày, và đi học thêm Anh Văn tại Hội Việt Mỹ buổi chiều.  Vì học Anh Văn có căn bàn trong chương trình Pháp, nên tôi luôn đứng đầu lớp khi đọc bài tiếng Anh, hay khi thầy chấm điểm bài viết.  Vì thế, cuối khoá học, GS người Mỹ lúc bấy giờ cho tôi bằng cấp Thượng Hạng và đưa tôi một lá đơn điền vào cho tôi được đi Mỹ học tiếp Trung Học trong một năm, ăn ở trong một gia đình Mỹ mà gia đình tôi không tốn kém gì cả.  Tôi về nói với Mẹ tôi là tôi quyết định không đi Mỹ học vì họ kỳ thị chủng tộc nên xin đi Đại Học bên Pháp sau khi tôi đậu xong Tú Tài II.
Tôi nhớ học lịch sử của Hoa kỳ trong lớp Trung Học Anh Văn. Tôi đọc được những cảnh KKK treo cổ người da đen, cảnh sát bỏ tù đánh đập họ tàn nhẫn, người da trắng không cho họ bỏ phiếu hay có quyền công dân bình đẳng, không cho họ ngồi gần khi đi xe buýt, không cho họ ăn cùng gần bàn trong tiệm, không cho họ đi học Đại Học, v.v.  Những cảnh đó khiến tôi sợ mình sẽ cùng hoàn cảnh một ngày nào khi họ nổi giận thấy mình da vàng mũi tẹt.  Tôi đã mất một cơ hội ngàn vàng, nhưng tôi không tiếc gì trong thời kỳ lửa bỏng đó.  Năm 1960 trở lên, MS Martin Luther King và phòng trào người da đen đứng lên tranh đấu, đổ máu, bỏ bao nhiêu tánh mạng đễ ngày hôm nay, chúng ta, người da màu, cùng hưởng theo nhiều quyền lợi bình đẳng hơn lúc trước.
 
Sau 45 năm sống tại quê hương thứ hai này, tôi xem đi xem lại video thấy một số người Việt Nam treo cổ, đấm đá người Mỹ được bầu chánh thức để phục vụ cho dân chúng, khác với nhũng lãnh tụ tối cao CSHN được chỉ định, làm cho tôi thật đau lòng xé tim. Tôi không dám trách họ làm bổn phận công dân với quyền tự do hành động của họ.
 
Tôi chỉ có MỘT NGUYỆN VỌNG – I HAVE A WISH - trước khi tôi nhắm mắt.  Như tấm hình chụp tôi đứng trên Quốc Hội Hoa Kỳ trong Ngày Nhân Quyền năm 2019, tôi hãnh diện mang trên người lá cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu.
                                                            
1)       Tôi nguyện sao cho phụ nữ tại quê nhà không bị buôn bán, không bị hành hạ, không bị bóc lột, không bị nhục nhã phải bán mình đễ nuôi gia đình.
 
2)       Tôi nguyện sao cho cả ngàn trẽ em không đi lang thang ngoài đường phố, bán hàng rong, quỳ xuống đánh giày, và không ngủ ở vĩa hè trong cảnh mồ côi lạnh lẽo
 
3)       Tôi nguyện sao cho những nhà đối kháng hoạt động nhân quyền can đãm róng lên ba chữ, tự do, nhân quyền và dân chủ, mà không bị uy hiếp, tù đày bất công
 
4)       Tôi nguyện sao cho các nhà truyền thông không bị bịt miệng, dám viết và nói những lời bênh vực cho kẽ bị khép miệng
 
5)       Tôi nguyện sao cho công nhân không bị bóc lột, hưởng được trọn quyền lao động quốc tế 
 
6)       Tôi nguyện sao cho các thầy, các cha tại nhà thờ và chùa không bị đàn áp
 
7)       Tôi nguyện sao cho người dân nghèo không bị tước đoạt nhà cửa, ruộng đất - sự sống duy nhất của họ   
 
8)       Tôi nguyện sao cho các lãnh tụ CSHN sẽ mở rộng ra tim gan ra của họ đễ phục vụ cho dân chúng
 
9)       Tôi nguyện sao cho các đấng thiêng liêng ban phước lành cho 100 triệu người cùng một dòng máu mủ với tôi được ban phước lành.  Amen. Mô Phật.
                                          ------------------------------------------------
 
Jackie Bong
Jackie Bong-Wright is currently President & CEO of the Vietnamese-American Voters Association (VAVA), a non-profit organization providing civic, social, cultural, and health services to Vietnamese-Americans.  She is also a reporter for the Asian Fortune newspaper, a correspondent for VNDC- Radio, and a producer for SBTN-DC Television program on “Women Issues” and “Congressional News.”
Ms. Bong-Wright spent the first twelve years of her professional life in the field of education teaching French history and literature to high school students, and French language to adults at the French Institute in Vietnam.  Her second work experience  was in management: until 1975, she was Director of Cultural Activities at Saigon’s Vietnamese American Association, where she organized workshops, lectures, concerts, conferences, art exhibits, and social activities.
In the U.S., she was trained as a counselor and did her internship at Northern Virginia Family Services in 1978, going then to work for the Fairfax County Department of Social Services as a case manager.  A year later, she founded and became Executive Director of the Indochinese Refugee Social Services, a non-profit organization that resettled refugees from Cambodia and Laos, and boat people from Vietnam.
As President & CEO of the Vietnamese American Voters Association (VAVA) since 1999, Ms. Wright focuses her activities in registering Vietnamese Americans to vote.  She has been organizing, in partnership with other APA (Asian Pacific Americans) associations, Candidates’ Forums for the past ten years, inviting candidates to discuss their platforms so ethnic groups learn whom to vote for.  She was an Election Officer for Fairfax County in November 2003, and assisted ethnic voters to cast their ballots using new voting machines.
Ms. Wright provides counseling services to Vietnamese senior citizens who have been affected by the terrorist attack of September 11.  She organizes cultural and recreational workshops for them at the Carver Senior Center in Arlington, the Winter Hill Community Center, the Falls City Senior Center, the Willston Recreation Center in Fairfax, and the James Lee Senior Center in Falls Church, Virginia.  She was Vice-President of the Vietnamese Senior Citizens in 2002 and is on their Board of Advisors since 2003.
Since the 1990s to the present, she has devoted her career in the media (newspapers, radio, and television) and in advocating for victims of human trafficking
Jackie Bong-Wright holds a Bachelor of Arts from the Universities of Bordeaux (France) and Saigon, Vietnam, and a Master of Science in International Relations from the School of Foreign Service at Georgetown University.  She received a multitude of recognitions and honors, including the national award in 1981 from the U.S.-Asia Institute as one of ten outstanding Asian-Americans in the United States for her work in resettling boat people refugees.  She received the Key to the City of Kingston, Jamaica, in 1995, for her volunteerism and social work.  Her autobiography, Autumn Cloud, was published in 2001 by Capital Books, Inc. The paperback edition came out the following year.  She was one of the 15 individuals named Washingtonian of the Year 2003 by the Washingtonian Magazine for her 27 years of community service and civic participation.

Không có nhận xét nào: