Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2021

PHÚ QUỐC VỚI HÌNH HÀI THÀNH PHỐ ĐẢO ĐẦU TIÊN - Zing-News


Phú Quốc với gần 200.000 dân trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây đang vươn mình trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế. Ở tuổi 50, anh Nguyễn Xuân Kế, người đàn ông với làn da sạm đen vì nắng gió, đôi tay chai sạn, cơ thể vạm vỡ sau hơn 30 năm gắn với nghề biển tại đảo ngọc Phú Quốc, đổi nghề. Từng là chủ tàu với hàng chục lao động, lăn lộn qua không biết bao nhiêu trận bão, anh Kế không thể tin rằng có một ngày mình sẽ chuyển qua làm lái xe. Anh kể lại lúc tuổi đôi mươi, khi đi nghĩa vụ quân sự về, bản thân chẳng có nhiều lựa chọn ở Phú Quốc. Khi đó, kinh tế của đảo chủ yếu là nghề biển, trồng trọt, chăn nuôi. Nam giới thường chọn nghề biển bởi yêu cầu sức khỏe. Cứ vậy, anh Kế theo nghề biển tưởng chừng như gắn cả nghiệp vào.
<!>
Bước ngoặt đến Phú Quốc và cũng là đến với anh Kế khởi động cách đây gần 10 năm, khi "đảo ngọc" được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng. Theo đó, một số nhà đầu tư lớn bắt đầu đổ tiền phát triển các dự án du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản trị giá hàng nghìn tỷ tại đây. Chỉ sau chưa đầy 10 năm, Phú Quốc đã thu hút số vốn khổng lồ gần 17 tỷ USD, và là hòn đảo có nhiều người sinh sống nhất Việt Nam với gần 200.000 người.

Cũng bởi vậy, nhiều người dân Phú Quốc có cơ hội đổi đời như anh Kế. Anh Kế bán thuyền đi biển, dùng số tiền đó mua 2 mảnh đất. Đất tăng giá nhanh theo sự phát triển, anh bán đi để mua ôtô chạy du lịch. Du lịch cũng là định hướng phát triển của Phú Quốc với mục tiêu trở thành điểm đến đẳng cấp quốc tế.

Phú Quốc mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Việc nâng cấp đơn vị hành chính giúp Phú Quốc có nhiều cơ hội, dư địa để phát triển hơn nữa, tận dụng hết tiềm năng thế mạnh của mình, vươn lên trên bản đồ du lịch thế giới.

Phú Quốc trước ngày trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam "Đảo ngọc” Phú Quốc đang dần được đánh thức tiềm năng, vươn lên trở thành đô thị hiện đại, trung tâm du lịch mang đẳng cấp quốc tế, với hàng trăm dự án của nhiều đại gia.
Đảo ngọc

"Đảo ngọc" là danh từ mà nhiều người dùng để nói đến Phú Quốc, xuất phát điểm từ việc nơi đây có sản vật ngọc trai đẹp có tiếng. Từ lâu, không chỉ ngọc trai, Phú Quốc còn nổi tiếng với nước mắm, những bãi biển đẹp, khí hậu ấm áp quanh năm.

Phú Quốc được nhiều người ví như một "viên ngọc" thô chưa được khai thác, với những tiềm năng hiếm có về tự nhiên, khí hậu, vị trí địa lý.



Diện tích của đảo là gần 600 km2 với 150 km đường bờ biển. Trong vùng biển Phú Quốc còn có 22 đảo lớn nhỏ, sở hữu nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Trường, Bãi Khem, Gành Dầu, Bãi Sao, Cửa Cạn, Hàm Ninh... Trên đảo còn có 7.000 ha rừng, trong đó phần lớn là rừng nguyên sinh.

Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó phần lớn diện tích nằm ở Phú Quốc và các vùng lân cận.





Về khí hậu, Phú Quốc ấm áp quanh năm, mùa mưa không kéo dài. Đặc biệt, vùng biển này rất ít xảy ra bão, thuận lợi phát triển du lịch. Phú Quốc nằm ở một trong những ngư trường lớn nhất Việt Nam là vịnh Thái Lan, thuận lợi phát triển đánh bắt, chế biến, thủy hải sản.

Về vị trí, Phú Quốc gần như nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, với khoảng cách đến các trung tâm lớn như Singapore, Bangkok, Manila, Hà Nội, Đài Loan, Hong Kong, Jakarta chỉ khoảng 1-3 giờ bay.

Phú Quốc từng được khai phá từ thời các chúa Nguyễn nên vẫn còn những di tích lịch sử và văn hóa lâu đời. Tại đây còn có nhà tù Phú Quốc từng được người Pháp xây dựng. Đây là một trong những di tích lịch sử quan trọng trên cả nước.

Tờ CNN từng bình chọn Phú Quốc là 1 trong 19 điểm đến tốt nhất châu Á năm 2019. Chính trang này cũng bình chọn nơi đây là 1 trong 5 địa điểm du lịch đáng đến một lần trong đời ở châu Á Thái Bình Dương trong mùa thu. Danh sách này có Thành Đô (Trung Quốc), Fukuoka (Nhật Bản), đảo Jeju (Hàn Quốc), Phú Quốc (Việt Nam) và Perth (Australia).

Tờ Telegraph của Anh từng có một bài viết chi tiết nêu 10 lý do "hớp hồn" du khách khi đến Phú Quốc. Trang này miêu tả Phú Quốc như "đảo thiên đường" với quần thể 28 hòn đảo lớn nhỏ, hệ sinh thái đa dạng, bãi biển xanh đầy nắng, ẩm thực biển hấp dẫn, con người thân thiện… mang tính độc đáo hiếm có.

Tuy vậy, đến đầu những năm 2010, vẻ đẹp của Phú Quốc mới chỉ dừng lại ở tiềm năng khi cơ sở hạ tầng gần như chưa phát triển. Để đến được Phú Quốc có 2 cách là đường thủy và đường hàng không. Với đường hàng không, chỉ những máy bay cỡ nhỏ mới có thể hạ cánh được đến sân bay Phú Quốc cũ nằm ở thị trấn Dương Đông.

Về đường biển, muốn đến Phú Quốc phải đi tàu từ Rạch Giá, Kiên Giang mất 4-5 tiếng. Thậm chí nếu thời tiết xấu thì việc tiếp cận với đất liền khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn.

Trong khi đó, Phú Quốc chưa có điện lưới như ngày nay. Để cấp điện, công ty điện lực phải dùng các tổ máy chạy dầu diesel. Tuy nhiên, giá dầu cao, khả năng cung cấp điện hạn chế, chi phí sửa chữa, bảo trì lớn… nên giá bán điện khi đó lên trên 5.000 đồng/kWh cho điện sinh hoạt và 8.000 đồng/kWh cho điện dịch vụ. Trong khi đó, đường dây thường xuyên quá tải, mất điện xảy ra liên tục.

Khó khăn về hạ tầng điện gần như kìm hãm sự phát triển của địa phương, các ngành kinh tế, đặc biệt là dịch vụ lịch gặp rất nhiều khó khăn để phát triển.






Hạ tầng giao thông và cảng biển cũng gần như chưa phát triển tại Phú Quốc. Trên đảo chỉ có một số tuyến đường trục chính rộng 2 làn xe.

Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang, nguyên là Bí thư Phú Quốc, Mai Văn Huỳnh nhớ lại cảnh nhiều du khách đến Phú Quốc những năm 2000 vẫn phải đi qua các con đường đất, thậm chí là không có đường để đến một số bãi tắm nằm ở xa. Cảng biển nhỏ chỉ đón được những tàu khách và tàu hàng trọng tải thấp.

Khó khăn về hạ tầng, kết nối khiến giá dịch vụ du lịch tại Phú Quốc rất đắt đỏ, không phù hợp với số đông người dân. Trong khi đó, đi lại khó khăn cũng khiến đảo dù có nhiều tiềm năng, vẻ đẹp hiếm có nhưng lại không thể khai thác du lịch.

Cơ cấu kinh tế của Phú Quốc đầu những năm 2000 chủ yếu phụ thuộc vào đánh bắt thủy sản, trồng trọt và lâm nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng/năm. Cũng giống như anh Kế, hàng nghìn người dân Phú Quốc phải sống dựa vào nghề biển.




Không có nhận xét nào: