Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 22 tháng 1 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 

Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Đặc biệt là trường hợp của các nhà báo nhân quyền Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn

22/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1bMALTdYUAw3yTfpTbIs7YdHnO7TGdWcj/view?usp=sharing

Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là trường hợp của các nhà báo nhân quyền Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn (2021/2507 (RSP))

Nghị viện Châu Âu,

– theo các nghị quyết trước đây về Việt Nam, đặc biệt là các nghị quyết ngày 15 tháng 11 năm 2018 về Việt Nam, đáng chú ý là tình hình tù nhân chính trị[1], ngày 14 tháng 12 năm 2017 về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, đáng chú ý là trường hợp của Nguyễn Văn Hóa[2] và ngày 9 tháng 6 năm 2016 tại Việt Nam[3]

<!>

Đỗ Ngà – Vô rọ

21/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1BzqUNQBnvFmDZXJBKS-jOUzvrDr_UEVO/view?usp=sharing

Năm 2008, chính quyền CS vay ODA của Tàu 419 triệu USD để làm dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Theo dự toán ban đầu thì tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD. Đã là ODA của Tàu thì tất nhiên nhà thầu Tàu trúng thầu, đây là điều kiện thường gặp của dự án nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, ODA Tàu khác ODA Nhật rất xa. Vì ODA Tàu có lồng áp lực chính trị còn ODA Nhật chỉ thuần về kinh tế. Nếu là ODA Nhật thì Việt Nam được quyền đánh trượt nhà thầu nào không đáp ứng điều kiện về năng lực nhưng với nhà thầu Tàu thì phía Việt Nam không được phép làm như vậy. Nhà thầu nào của thiên triều gởi đến là phải gật đầu. Nếu không thì liệu hồn!

Việt Nam: ‘Trường hợp đặc biệt’ chứng tỏ Đảng ‘thất bại về nhân sự’

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

22/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1WWG4C1CLIemeT6aKw5IT2kuNjXSzU7-f/view?usp=sharing

Theo quy trình, tới đây trong Đại hội 13, trong phiên đầu tiên sẽ biểu quyết để sửa đổi điều lệ, tức là thông qua cho ông Nguyễn Phú Trọng ở lại, vì ông Trọng đã 2 nhiệm kỳ rồi mà theo điều lệ thì chỉ được 2, nếu muốn 3 thì phải sửa đổi điều lệ, nhưng hiện nay phía Đảng Cộng sản Việt Nam chưa biết có sửa hay không.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến từ ban Tuyên giáo cho rằng không nên sửa điều lệ, bởi vì sửa điều lệ rất nguy hiểm, nếu sửa, sau ông Trọng, người khác lên cũng sẽ muốn ngồi ghế TBT cho tới chết, vì vậy chỉ cần bỏ phiếu cho ông Nguyễn Phú Trọng là được.

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 22  tháng 1 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1Dqb9PC5vodvIFvuo5MWiwlnK-vtSZYLd/view?usp=sharing

Trần Trung Đạo - Những tuyên bố cuối cùng của Pompeo về Đài Loan chỉ nhằm « đâm sau lưng » Biden ?

21/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1rbREsQ61MZH3_KGp88RfNKi4ogMvABFc/view?usp=sharing

Tuyên bố của Pompeo cũng không nhằm thay đổi một chính sách lớn nào của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan. Mỹ vẫn công nhận One-China Policy, Mỹ không nâng cấp “Viện Hoa Kỳ” thành “Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ” hay thừa nhận Đài Loan như một “Statehood” theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc.

Những thay đổi của Pompeo chỉ thay đổi về phía Mỹ mà các chính phủ trước đây “tự hạn chế” một cách thái quá chỉ để làm vui lòng Trung Cộng.

Trung Cộng phản ứng lấy lệ vì họ biết những “tự hạn chế” đó lẽ ra không nên có từ đầu. Đài Loan là khách hàng mua nhiều tỉ dollar vũ khí và hàng hóa của Mỹ mà không có qua lại là điều vô cùng phi lý.

 

Lãnh đạo mới của Lào cố gắng ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Việt Nam

Nguồn: Marwaan Macan-Markar, “Laos’ new leader to play balancing act between China and Vietnam”, Nikkei Asia, 20/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

 

https://drive.google.com/file/d/1hiXDuHIp2ceQ4IMVKqeWHNe-bL0kqy0O/view?usp=sharing

Do đó, tiền mặt của Trung Quốc đã khuyến khích các nhà cầm quyền Lào thờ ơ với các cơ quan phát triển được phương Tây hậu thuẫn, những tổ chức đã có mặt ở Lào từ lâu trước khi Trung Quốc làm thay đổi cán cân. “Mặc dù hỗ trợ của các nhà tài trợ đã tăng lên đáng kể trong thập niên qua, tác động hay ảnh hưởng của họ so với Trung Quốc đã giảm đi đáng kể”, một nhà phân tích kỳ cựu về hỗ trợ phát triển ở Lào cho biết. Những nhà tài trợ này “đang ngày càng làm ngơ [trước những vụ vi phạm nhân quyền và tham nhũng] để duy trì chỗ đứng của mình ở Lào.”

Những thay đổi về kinh tế ở Lào không phải là không được Việt Nam để ý. Yamada nói: “Việt Nam không cảm thấy thoải mái khi chứng kiến Lào phát triển mối quan hệ sâu sắc với Trung Quốc, nhưng cho rằng các nhà lãnh đạo Lào đang“ khéo léo cân bằng [quan hệ] giữa Việt Nam và Trung Quốc, và [họ] đã cố gắng giữ thể diện cho Việt Nam ”.

Tạ Dzu: Bài học gì cho người Việt từ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ?

21/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1XbO6tI5o3QjSlASdyjmTlXaU4Dx9jilm/view?usp=sharing

Bạo loạn 06/01 cho thấy các thành phần bị “bỏ rơi” trong tiến trình toàn cầu hoá đã không được các chính trị gia hai đảng quan tâm giải quyết, hoặc họ cũng tìm cách giải quyết nhưng không thực hiện được vì tình trạng “dân chủ giằng co” giữa hai đảng nói trên. Những lời kêu gọi “Stop the Steal” của ông Trump cũng như khuyến khích đám đông biểu tình tiến về toà nhà quốc hội gây áp lực trong ngày chuẩn thuận tổng thống mới tạo ra bạo loạn (do cả những nhóm cực hữu tác động) đã là giọt nước tràn ly của nỗi bất mãn và hệ thống chính trị đảng tranh (Hoa Kỳ nói riêng, châu Âu nói chung), đòi hỏi một sự cải tổ sâu rộng để nền dân chủ vốn đã bén rễ ba trăm năm qua tiếp tục có những bước vững mạnh tới trước.

Người Việt học được gì qua kinh nghiệm đắt giá đó, thay vì gọi nhau là “cuồng Trump” hay “thổ tả” đến từ sự tranh chấp quyền lực hai đảng ở Mỹ?

 

Chính trị gia độc tài của Mỹ trong tương lai sẽ đáng ngại hơn

 

Zeynep Tufekci

Contributing writer at The Atlantic

 

Thuỵ Mân dịch

21/1/2021

 

https://drive.google.com/file/d/19ebPxzFVmJ_LUZcQO-cRD3OaMdIZHBvW/view?usp=sharing

 

Hiện giờ, Đảng Dân chủ bỏ qua dịp ăn mừng sự kiện Trump thất bại, để cho nó qua đi- một mối nguy hiểm nghiêm trọng, đặc biệt là vì ở nhiều khu vực bầu cử, những khu vực đã khiến Trump mất mát, người ta đã hoàn toàn mệt mỏi. Một giấc ngủ ngắn về chính trị trong vài năm có lẽ có vẻ hấp dẫn đối với nhiều người phản đối Trump, nhưng thông điệp thực sự của cuộc bầu cử này không phải là Trump thua cuộc và đảng Dân chủ chiến thắng. Đó là việc một chính trị gia yếu kém và không có năng lực đã thua cuộc, trong khi phần còn lại là đảng Cộng Hòa đã hoàn toàn cố thủ quyền lực của mình đối với mọi nhánh khác của chính phủ: thiết lập hoàn hảo để một nhà dân túy cánh hữu tài năng lên nắm quyền vào năm 2024.

Bộ trưởng tài chính của Biden cho biết Hoa Kỳ sẽ dùng ‘đầy đủ công cụ’ để chống lại các hành vi lạm dụng kinh tế của Trung Quốc

Lê Minh

22/1/2021

https://drive.google.com/file/d/19hmQNiu1U1lvorr0-s8YxBc8SjxzLL22/view?usp=sharing

 

Chính sách thuế:

Yellen hứa sẽ “làm việc với các thành viên Quốc hội” về việc: Liệu các hộ gia đình có thu nhập dưới 400.000 USD một năm - có được bảo vệ khỏi “bất kỳ sự đảo ngược nào” liên quan đến chính sách cắt giảm thuế năm 2017 của Tổng thống Donald Trump hay không - điều mà ông Biden đã cam kết trong chiến dịch tranh cử.

Bà cũng né tránh câu hỏi liệu việc bãi bỏ giới hạn khấu trừ thuế của tiểu bang và địa phương, theo đề xuất của Biden, có mang lại một khoản cắt giảm thuế lớn cho những người Mỹ giàu có, trong khi chẳng mang lại gì cho những người ở “nửa dưới” của thang thu nhập hay không.

Nguồn Bản tin ngày Thứ sáu 22 tháng 1 năm 2021

https://diemnhan.blogspot.com/2021/01/ban-tin-ngay-thu-sau-22-thang-1-nam-2021.html

Không có nhận xét nào: