Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 18 tháng 1 năm 2021 - Hà Trung Liêm

Các nhóm nhân quyền không lưu tâm việc tù nhân Việt Nam tuyệt thực

Rights groups snub Vietnam prisoner over hunger strike

 Kaylee Uland và Nguyễn Quỳnh Thiên Trang - Asia Times

Anh Khoa dịch 

18/1/2021

Song ngữ Việt Anh

https://drive.google.com/file/d/1maXwC2iDWdpt6THeqhhzvgozHdgJBqh2/view?usp=sharing

Đối với những tù nhân chính trị ở Việt Nam độc tài, đôi khi tuyệt thực là công cụ duy nhất mà họ có được

“Chỉ còn da bọc xương, nhưng tâm trí của anh ấy rất mạnh mẽ.” Gia đình tù nhân chính trị Việt Nam Trần Huỳnh Duy Thức mô tả về tình trạng của ông sau chuyến thăm gần đây nhất  như thế. Ông Thức hiện đã tuyệt thực hơn 50 ngày để phản đối việc chính quyền từ chối trả lời các kiến nghị pháp lý gần đây của ông. Bất chấp những lời cầu cứu từ gia đình và các nhà hoạt động trong nước, cộng đồng quốc tế vẫn im lặng một cách kỳ lạ. 

<!>

Trần Gia Phụng - Trận Hoàng Sa Trong Chiến Tranh Lạnh Toàn Cầu

2/2014

https://drive.google.com/file/d/12RD4HuXfn4taTJTFGGtnfQ-FWItRMzdV/view?usp=sharing

1.  CHIẾN TRANH LẠNH

Chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1946, sau thế chiến thứ hai (1939-1945), là tình trạng tranh chấp căng thẳng, gay cấn và quyết liệt giữa hai khối tư bản và cộng sản (CS).  Nói trắng ra, đây là cuộc tranh chấp giữa hai tập đoàn quyền lợi tư bản và CS.  Hai tập đoàn quyền lợi nầy đối chọi nhau về tất cả các mặt, nhưng hai bên không trực tiếp đánh nhau vì các cường quốc đứng đầu hai khối cùng thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra, thì cả hai bên đều thiệt hại nặng nề.

Đỗ Ngà – Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, người xanh cỏ kẻ đỏ ngực

18/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1t1ZC8VyQJj3CV04Vb9Oq1Cd53WGep0Nl/view?usp=sharing

Huệ và Thanh, hai mẫu người với hai tính cách khác nhau. Kẻ ăn ngay nói thẳng tất bị thiệt, đó là bài học nên tránh cho những ai muốn tồn tại trong thế giới quyền lực của CS, để luồn sâu và leo cao không ai lại làm như Thanh cả. Hệ thống chính trị này nó mặc định như vậy, phải hèn, phải nịnh, phải biết mơn trớn kẻ làm chủ cuộc chơi và quan trọng là phải biết kiên nhẫn chờ thời. Chỉ có những kẻ biết tuân thủ luật chơi đó mới có thể đỏ ngực, còn dám chơi dại chống lại quy luật đó như Nguyễn Bá Thanh thì chỉ có xanh cỏ chứ không có kết cục tốt đẹp. Có lẽ từ bây giờ, trong ĐCS sẽ tồn tại rất nhiều người kém năng lực nhưng biết luồn cúi, nhưng sẽ không còn ai có năng lực mà nghĩ dại như Nguyễn Bá Thanh nữa. CS nó bắt mọi con người của nó phải như thế và từ đó nó hình thành nên một chính quyền khốn nạn không có điểm dừng.

Vẫn còn hy vọng cho Mekong

(There's still hope for the Mekong)

Richard Cronin – Bình Yên Đông lược dịch

Bangkok Post – 11 January 2021

https://drive.google.com/file/d/1wlOW77_765R0Nw9PVzy3ht7QdYShh5Ol/view?usp=sharing

Cho đến lúc bắt đầu xây cất đập quan trọng trong các vùng cao của lưu vực Mekong, các nhánh rộng và thấp hơn của nó là nền thủy sản nước ngọt nội địa lớn nhất thế giới và chỗ dựa chánh cho công ăn việc làm, an ninh lương thực và chất dinh dưỡng cho trên 60 triệu người.  Thảm thương thay, trong cả 2 mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 vừa qua, dòng chánh đã có dòng chảy thấp.  Trong 2 năm đó, “nhịp lũ” rất tin cây đã không đủ để đảo ngược dòng chảy của Tonle Sap vào Biển Hồ ở Cambodia, “nhịp tim” của thủy sản mà số lượng đánh được hàng năm tỉ lệ trực tiếp với khối lượng trong mùa lũ.

Trung Hoa đã trở thành một trọng tâm chánh của lo ngại về hạn hán cực đoan trong ½ phần dưới của sông vì việc xây cất chuỗi 11 đập lớn đến khổng lồ trên thượng lưu mà họ gọi là Lancang Jiang (“sông cuồn cuộn”), và gần như không minh bạch về việc điều hành đập.

Rộ tin Nguyễn Phú Trọng đưa Hồ Thị Kim Thoa về quy án

18/01/2021

https://drive.google.com/file/d/1F0yKrafoeJZ4Bx9NB1NvY3Gj3WYEHzjd/view?usp=sharing

Ngày 16/1 trang facebook của nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà có đăng mẩu tin quan trọng như sau:

“Bà Hồ Thị Kim Thoa cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương, đã có mặt ở Việt Nam trên chuyến bay từ Paris về hôm nay 16/1. Sau khi chịu cách ly 14 ngày, sẽ đưa ra xét xử trong các vụ án liên quan tới Vũ Huy Hoàng và Đinh La Thăng.

Liên quan đến vi phạm xảy ra tại Sabeco làm thất thoát 2.700 tỉ đồng trong vụ án Vũ Huy Hoàng – Bộ Công Thương, Hồ Thị Kim Thoa đã bị truy nã từ tháng 7/2020. Trước đó, bà Thoa đi du lịch qua Làng Mai, Pháp và nghe tin truy nã đã ở lại. Nửa năm qua, Việt Nam xúc tiến các thủ tục tương trợ tư pháp với Interpol để đưa bà Thoa về xét xử!

Nguyễn Ngọc Chính - Nước mắt mùa thu

18/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1H6OSaTU3bPQuCH2gf-CgaVs-uFL6wj-T/view?usp=sharing

Cô tên thật là Bùi Thị Oanh nhưng mang nghệ danh Lệ Thu, “nước mắt của mùa thu”! Sau một thời gian chống chọi với bạo bệnh, danh ca Lệ Thu đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 7 giờ, ngày 15 tháng 1 năm 2021 tại California, Mỹ.

Tin cô từ trần vào tuổi 78 khiến công chúng vô cùng bàng hoàng và thương tiếc. Cuộc đời ca hát của Cecilia Lệ Thu đã để lại cho những người hâm mộ một sự mất mát không thể nào thay thế được.

Vĩnh viễn Lệ Thu là “danh ca huyền thoại”, có một không hai. Cái tên định mệnh Lệ Thu mãi mãi vẫn còn đó và cái tên do Phạm Duy đặt qua bài hát  “Nước mắt mùa thu” vẫn còn đọng lại trong lòng khán giả hâm mộ. 

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 18 tháng 1 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1hQKwL8F7nv1le_AsrWcQa9Au9oLD22UP/view?usp=sharing

Thu Nga  - Hồ sơ Lầu Năm Góc: Chuyện chỉ có thể kể khi Neil Sheehan qua đời

Now It Can Be Told: How Neil Sheehan Got the Pentagon Papers

It was a story he had chosen not to tell — until 2015, when he sat for a four-hour interview, promised that this account would not be published while he was alive.

Bí mật đằng sau một sản phẩm báo chí chấn động thế giới.

18/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1RNvUfUXX4O3ahvWUpu2lzntiuNHbzZx5/view?usp=sharing

Lời biên tập viên: Neil Sheehan, nhà báo Mỹ kỳ cựu trong chiến tranh Việt Nam, vừa qua đời vào ngày 7/1/2021 ở tuổi 84. Sheehan là tác giả của loạt bài điều tra về Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers) – loạt phóng sự phơi bày lịch sử bị giấu kín về các quyết định của Hoa Kỳ liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Ông được trao giải Pulitzer năm 1972 cho công trình quan trọng này.

Luật Khoa dịch và giới thiệu bài viết mô tả lại quá trình mà Sheehan tiếp cận bộ hồ sơ mật và tạo nên một dấu ấn không thể quên trong lịch sử báo chí thế giới. Bài viết có tựa “Now It Can Be Told: How Neil Sheehan Got the Pentagon Papers“, được đăng trên The New York Times vào ngày Neil Sheehan mất.

Phạm Nguyên Trường – Lai rai về Dân Chủ & Tự Do ngôn luận

18/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1Fk5D_YDRw-896IwdbQp5C854ulkq5kwH/view?usp=sharing

1. TÔI HIỂU: Ở các nước gọi là tự do, không ai có trách nhiệm ban phát tự do cho bất cứ người nào, kể cả tổng thống. Ông chủ những tờ báo lớn có thể đăng hay không đăng bài viết của bất kì ai mà không cần giải thích. Mạng xã hội có thể không cho người nào đó, kể cả tổng thống đương nhiệm đăng bài trên nền tảng của họ với lí do là không tuân thủ các nguyên tắc của họ. Người bị tòa soạn báo vứt bài vào sọt rác có thể tự lập ra tờ báo mới và đăng gì tùy thích, người bị mạng xã hội trục xuất cũng có thể chuyển sang mạng khác, hoặc tự mình thành lập nền tảng của riêng mình rồi muốn viết gì thì viết. Chỉ có điều, khác với các nước độc tài, các ông chủ báo, hay của các trang mạng xã hội kia không được cản trở người ta ra báo, không được cản trở người ta thành lập nền tảng khác và cũng không được báo cảnh sát bắt người không cùng quan điểm với mình. Chính phủ thì cũng rứa. Thế thôi.

Bông Lau - Lễ đăng quang

17/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1Ztb7jtTGg4ztFXE9_NTdIzwhrNlihxn5/view?usp=sharing

Chiều tối thứ Sáu công việc ngập đầu nên về trễ. Đi bộ tới tòa nhà đậu xe, thấy ngoài đường lính mặc áo giáp trang bị súng M4 đứng đầy. Không biết họ có cho mình ra khỏi khu vực này không nữa, vì nơi đây gần Tòa Bạch Ốc.

Lấy xe ra khỏi garage, lái tới ngã tư đầu tiên gặp một chốt lính lố nhố cả chục người. Một anh lính trẻ cao lớn súng M4 đeo chéo trước ngực, cầm đèn pin bước tới cúi đầu xuống cửa. Mình quay cửa kiếng xuống, cầm thẻ nhân viên đeo trước ngực đưa lên cửa. Anh lính soi đèn pin vào thẻ nhân viên chăm chú kiểm soát rồi lễ phép nói “You're good to go, Sir”. Ông có thể đi, thưa ông. Anh lính ra hiệu cho đồng đội đứng gần đó tránh ra một bên để mình lái xe đi vòng qua một chiếc xe nhà binh khổng lồ đậu chắn giữa đường.

Nguồn bản tin ngày Thứ hai 18 tháng 1 năm 2021

https://diemnhan.blogspot.com/2021/01/ban-tin-ngay-thu-hai-18-thang-1-nam-2021_18.html 

Không có nhận xét nào: