Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

‘Đạo luật Quốc tịch Mỹ 2021’ và cơ hội tiến tới quốc tịch của di dân không giấy tờ - VOA

 

Một di dân bất hợp pháp cùng con nhỏ được thả từ trại giam giữ ở McAllen, Texas hồi năm 2018 Trong ngày nhậm chức, Tổng thống Joe Biden loan báo dự luật do ông đề nghị trong khuôn khổ nỗ lực cải cách di trú của tân chính quyền. Dự luật mang tên Đạo luật Quốc tịch Mỹ 2021, gói cải cách nhập cư sâu rộng nhất của Mỹ kể từ năm 1986, cải thiện con đường tiến tới quốc tịch, việc định cư do gia đình bảo lãnh, và nhập cư dựa trên công ăn việc làm. Dự luật tạo ra con đường tiến tới quốc tịch cho những di dân không có giấy tờ, cũng như giảm đáng kể cho những người này thời gian mà họ cần phải hội đủ nếu muốn trở thành công dân Mỹ.

<!>

Với dự luật này, những người thuộc dạng DACA, TPS, và lao động nhập cư làm việc ở trang trại có thể nộp đơn xin thẻ xanh ngay và sau 3 năm có thể nộp đơn xin trở thành công dân Mỹ nếu hội đủ các điều kiện về lý lịch và vượt qua bài thi quốc tịch.

DACA là chương trình trì hoãn trục xuất những người tới Mỹ bất hợp pháp từ nhỏ.

TPS (Tình trạng được Bảo vệ Tạm thời) là một tình trạng phi di dân có nghĩa là những người được hưởng chương trình này không có con đường đến thường trú nhân hay được nhập tịch Mỹ. Chương trình này có tính cách nhân đạo đối với công dân một vài quốc gia vốn chịu ảnh hưởng vì những cuộc xung đột vũ trang hay thiên tai. Những người trong chương trình này, theo như tên gọi, là những người có qui chế tạm thời được sống và làm việc hợp pháp tại Mỹ.

Kế hoạch của chính quyền Joe Biden hợp pháp hóa trên 10 triệu di dân không có giấy tờ có thể mở ra con đường trở thành công dân Mỹ cho rất nhiều người sống chui ở Mỹ lâu nay nhưng nó còn phải chờ được Quốc hội thông qua và có thể bị sửa đổi.

Mỹ cởi mở hơn với di dân

Dự luật đoạn tuyệt với chính sách nhập cư hạn chế vốn định hình bốn năm dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump về cả mặt biểu tượng và thực chất, mở ra một thời kỳ mà Tổng thống Biden hứa hẹn sẽ là chào đón hơn người nhập cư vào Mỹ.

Cốt lõi của dự luật là một đề xuất được chờ đợi từ lâu nhằm hợp thức hóa hơn 10,5 triệu di dân không có giấy tờ hiện đang sống ở Mỹ, nhiều người trong số họ sống trong nỗi sợ bị trục xuất và bị tách rời khỏi gia đình.

Trước hết, họ sẽ có thể được cấp giấy phép làm việc và có thể ra khỏi nước Mỹ và được phép quay trở lại. Sau năm năm, họ sẽ có thể nộp đơn xin thẻ xanh nếu vượt qua vòng kiểm tra lý lịch và đóng thuế đầy đủ.

Nếu trở thành hiện thực thì dự luật này có thể đưa hàng triệu di dân bất hợp pháp ra khỏi bóng tối.

Trao đổi với VOA, luật sư di trú Khanh Phạm ở Texas, lưu ý theo những gì được chính quyền Biden công bố thì những di dân bất hợp pháp thuộc diện này ‘phải ở Mỹ trước ngày 1/1 năm 2021’ và ‘phải khai thuế được ít nhất 5 năm’ thì mới xin được quy chế ở hợp pháp tạm thời (temporary residence).

Điều kiện phải ở trước ngày 1/1 chính là điểm cắt ngang (cut-off point) để không tạo động cơ cho những người muốn tận dụng điều luật này để tìm cách di dân bất hợp pháp sang Mỹ sau này, luật sư Khanh giải thích.

Về kiểm tra lý lịch, luật sư Khanh nói, đương sự ‘sẽ được lấy dấu vân tay’ để so với dữ liệu của FBI coi có tiền sử phạm tội gì hay không.

Bất công cho di dân hợp pháp?

“Nếu dự luật này chỉ áp dụng cho những người bất hợp pháp thì nó bất công cho những người tuân theo luật di trú và ở hợp pháp,” luật sư Khanh nói.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng đến nay dự luật này trình bày cụ thể như thế nào, từ ngữ ra sao, phạm vi áp dụng như thế nào, có hạn chế gì hay không ‘nên chưa biết trước được’.

Điều quan trọng là nó còn chờ được hai viện Quốc hội thông qua. Do đó, vẫn có khả năng nó bị bác hoặc nếu thông qua thì cũng phải chỉnh sửa nhiều.

Trong số các cải cách khác, dự luật cũng có các điều khoản nhằm loại bỏ rào cản đối với bảo lãnh thân nhân, bao gồm xử lý tình trạng tồn đọng hồ sơ kéo dài và thẻ xanh theo việc làm, vốn tương đối khó tiếp cận đối với lao động trong các ngành nghề có mức lương thấp.

Nó cũng sẽ tăng cường các biện pháp bảo vệ đối với lao động nhập cư để đảm bảo rằng những ai là nạn nhân bị bóc lột lao động nghiêm trọng sẽ nhận được thị thực, giúp những người đối mặt với sự thù địch tại nơi làm việc khỏi bị trục xuất và thành lập một ủy ban để cải thiện quy trình xác minh việc làm.

Dự luật nhằm thực hiện tầm nhìn của Biden về một cách tiếp cận khu vực đối với vấn đề di cư, giải quyết các yếu tốgốc rễ vốn khiến di dân Trung Mỹ tháo chạy khỏi đất nước họ.

Khi còn là phó tổng thống, ông Biden đã xây dựng một chương trình 750 triệu đô la cùng với các chính phủ El Salvador, Guatemala và Honduras nhằm mục đích cải thiện tăng trưởng kinh tế, kiềm chế bạo lực và tham nhũng trong khu vực để ngăn người dân các nước này tìm đường tị nạn đến Mỹ ngay từ đầu, nhưng chính quyền Trump đã đột ngột ngừng nỗ lực này vào tháng 3 năm 2019.

Dự luật được xây dựng trên khái niệm đó, phân bổ 4 tỷ đô la trong vòng 4 năm để giải quyết các nguyên nhân này và khuyến khích các nước này cải thiện điều kiện sống cho người dân.

Nó cũng cho phép thiết lập các trung tâm xử lý mới trên khắp khu vực để đăng ký những di dân đủ điều kiện làm người tị nạn và tái định cư họ ở Hoa Kỳ. Và nó sẽ đoàn tụ các gia đình ly tán bằng cách khôi phục chương trình Trẻ vị thành niên Trung Mỹ mà theo đó trẻ em có thể đoàn tụ người thân ở Mỹ và mở ra chương trình tạm tha mới cho những người có thân nhân ở Mỹ bảo lãnh họ xin thị thực.

Dự luật sẽ cho phép tăng ngân sách không xác định cho các cơ quan thực thi về di trú. Một quan chức Nhà Trắng nói với Vox rằng ông Alejandro Mayorkas, đề cử của ông Biden cho ghế Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa, sẽ phải đánh giá số tiền chính xác mà họ cần.

Số tiền này sẽ dành cho việc nâng cấp công nghệ sàng lọc, đào tạo nhân viên, xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩunhập cảnh và an ninh suốt tuyến biên giới.

“Trong bốn năm qua, những gì chúng ta thấy chỉ là tập trung vào bức tường,” quan chức này nói với Vox. “Những gì chúng ta cần là một cách tiếp cận toàn diện hơn. Điều này giống như xác định lại trọng tâm để tập trung vào việc thực thi pháp luật thông minh, công bằng và nhân đạo”.

Không có nhận xét nào: