(hình ông Lý Kiến Trúc)
Chỉ trong một thời gian ngắn 26/6/2020 - 16/7/2020, tình hình Biển Đông biến đổi cực nhanh, vô lường, làm giới quan sát "chóng mặt bật ngửa".
- Ngày 26/6/2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch ASEAN-36 tuyên bố: "khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS 1982". (TTXVN & Chinhphu.vn 27/6/2020)
- Ngày 01/7/2020, Trung Quốc kéo hạm đội Nam Hải vào Hoàng Sa tập trận lớn.
<!>
- Ngày 03/7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết trên twitter:
Ông Mike Pompeo cũng đăng lại trên Twitter phát biểu phản đối Trung Quốc của bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ông Pompeo bình luận: "Trên biển nam Trung Hoa (South China Sea) và ở bất cứ nơi đâu, mọi quốc gia cần ủng hộ một trật tự tự do và cởi mở dựa trên luật pháp, duy trì quyền chủ quyền của tất cả các nước bất kể quy mô, quyền lực và khả năng quân sự."
Bản quyền hình ảnh @SecPompeo @SecPompeo (BBC 03/7/2020)
- Ngày 04/7/2020, Mỹ kéo hai Mẫu hạm và đội tác chiến vào biển nam Trung Hoa (South China Sea) tập trận cùng với chiến hạm Nhật.
- Ngày 14/7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố: Các tuyên bố của Trung Quốc về tài nguyên ngoài khơi trên biển nam Trung Hoa "hoàn toàn bất hợp pháp" ; "Bất cứ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối hoạt động đánh bắt cá hay phát triển dầu khí của các quốc gia khác trong những vùng biển này - hay đơn phương thực hiện các hành động đó - đều là bất hợp pháp"; "Phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 là "phán quyết cuối cùng" và "mang tính ràng buộc về pháp lý". (BBC 16/7/2020)
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại Bộ ngoại giao ở Washington, ngày 15/07/2020. REUTERS - POOL / nguồn ảnh RFI.
- Ngày 15/7/2020, Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo, ông Mike Pompeo đã xác định rằng Mỹ « sẽ ủng hộ các quốc gia trên khắp thế giới đang bị Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ cũng như lãnh hải hợp pháp của họ », và « sẽ cung cấp cho họ sự hỗ trợ có thể có được, bất kể đó là trong các tổ chức đa phương, trong ASEAN, hay thông qua các phản ứng pháp lý ». (RFI 16/7/2020).
TTO đưa tin: Theo Hãng tin Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 15/7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói "mọi thứ đã thay đổi đột ngột" ở khu vực biển nam Trung Hoa.
- Chiều ngày 15/7/2020, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi trong thông cáo báo chí. Việt Nam "chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương."
"Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó." (BBC 16/7/2020).
- Ngày16/7/2020, Việt Nam phản hồi tuyên bố chính thức đầu tiên của Mỹ về Biển Đông. Liên quan đến tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo bày tỏ lập trường của nước này về Biển Đông và các yêu sách của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản hồi trong thông cáo báo chí phát đi chiều 15/7. (BBC 16/7/2020).
Theo TTO 16/7/2020/NHẬT ĐĂNG; Trong buổi họp báo, Phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng nhắc lại lập trường của Việt Nam như đã nêu trong thông cáo ngày 15-7-2020: "Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế.
Việc thượng tôn luật pháp quốc tế, tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó".
Người phát ngôn cũng lặp lại quan điểm của Việt Nam, trong đó hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm rằng UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 16/7/2020. Ảnh: MAI THƯƠNG
Ván bài lật ngửa: COC sẽ phá sản? Mọi thứ đã thay đổi đột ngột ra sao? VHO ghi nhận các diễn tiến và xin đưa một số nhận định:
Ván bài lật ngửa
Biên kịch hội nghị ASEAN-36 đã được Bộ chính trị soạn thảo kỹ lưỡng, công phu từ Nha Trang đến Hà Nội. Các diễn viên rất chuyên nghiệp đóng trọn vẹn vai trò. Nếu không có con vật vô hình khốn nạn Virus Vũ Hán đổ xuống thì việc tổ chức thượng đỉnh còn "hoành tráng" biết bao.
Tuy nhiên, nhờ ASEAN-36 trên Online nên gần như nội dung họp hành của các cấp thủ tướng tổng thống được "cô đọng", đỡ cho bàng dân thiên hạ phải nghe vị này vị kia "họp báo", "tuyên bố" v,v... Và, thú vị nhất, tình hình sau đó biến chuyển khác thường trong lúc mọi người "hồ hởi" trước thành quả của ASEAN-36.
- Ngày 16-17/1/2020, tại một khách sạn sang trọng bậc nhất ở Nha Trang, ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam khai mạc hội nghị các Bộ trưởng ngoại giao 10 nước Hiệp hội Đông Nam Á và Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, mở màn cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-36 diễn ra nào ngày 26/6/2020 tại Hà Nội.
Tuy là một Hội nghị "hẹp" giữa các bộ trưởng (Chairman of the ASEAN Foreign Ministers’ Retreat), nhưng kết quả đã được Thông cáo báo chí lập biên bản ghi nhận 18 điểm. Giới quan sát cho rằng 18 điểm sẽ làm nền tảng cho thượng đỉnh.
Trong 18 điểm, điểm số 14 (viết nguyên văn Anh ngữ - đọc phần phụ lục (1), được coi là điểm quan trọng nhất, nói lên mục đích của thượng đỉnh ASEAN-36 do Việt Nam làm chủ tịch phát đi quan điểm về Luật pháp Quốc tế, UNCLOS 1982, DOC và COC đối với biển nam Trung Hoa (South China Sea).
Các từ ngữ "nhấn mạnh", "khuyến khích", "khẳng định" được nhắc đi nhắc lại trong điểm số 14 Thông cáo báo chí Nha Trang và Tuyên bố 2020, Hà Nội tập chú vào DOC, COC, luật pháp quốc tế (chữ của VN-không viết hoa) và UNCLOS 1982.
- Chiều 23/6/2020, phát biểu tại cuộc họp báo quốc tế trước thềm ASEAN 36, ông Nguyễn Quốc Dũng Thứ trưởng Ngoại giao nói: "Từ đầu năm đến nay chưa có cuộc họp báo nào về COC, lần gần nhất là tháng 10-2019 tại Đà Lạt. Tương tự, tại Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc, dự kiến tổ chức vào ngày 1/7/2020 tới đây, ASEAN và Trung Quốc kỳ vọng sẽ bàn việc sớm nối lại các thảo luận về COC.
- Sáng ngày 26/6/2020, khai mạc ASEAN-36, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, Chủ tịch AEAN-36 tuyên bố: "khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS 1982". (Chú ý: bốn chữ luật pháp quốc tế không viết hoa).
Trợ lực tuyên bố của thủ tướng Phúc, mục Xã Luận của tờ Nhân Dân của đảng CSVN số ra ngày Thứ Bẩy 27/6/2020 nhắc: "thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế (không viết hoa 4 chữ này), Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982.) (viết hoa).
Cùng giọng, tờ Hoàn cầu Thời báo, phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng cộng sản Trung Quốc, hôm 29/6/2020 viết: “Với tư cách là chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm nay, Hà Nội có thể lôi kéo các nước khác cố gắng tối đa hoá lợi ích của họ trong các cuộc đàm phán COC với Bắc Kinh”. (VOA 01/7/2020).
Tính ra, COC được ông Phạm Bình Minh, ông Nguyễn Quốc Dũng và ông Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến tất cả 5 lần.
Điều này cho thấy đối với Việt Nam tầm quan trọng của COC (Code of Conduct for the South China Sea - Bộ quy tắng ứng xử cụ thể ở biển nam Trung Hoa) thể hiện qua lập trường và quan điểm của Chủ tịch ASEA-36 là phải tiếp tục công việc hội nghị giữa ASEAN + China = COC.
Một cách rõ ràng, tức là chỉ có Trung Quốc là nhân tố số một trong hội nghị để tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở biển nam Trung Hoa mà không có nước nào khác xen vào, kể cả Mỹ cũng không được nhẩy vào, nói thẳng thừng, nếu anh cố tình nhẩy vào là "đá" anh ra chỗ khác chơi.
Nhưng Mỹ có "buông" vùng biển Quốc tế Đông nam Á này không. Đây là vấn đề hoàn toàn khác với ASEAN + China = COC.
Trọng điểm của cuộc tranh chấp là ở vùng biển nam Trung Hoa (South China Sea), (nhân đây, Văn Hóa Online gọi vùng biển này là Biển Quốc Tế Đông Nam Á vì nó bao gồm các vùng biển EEZ dựa theo Công ước UNCLOS 1982 của các nước ven biển, tuy chưa xác định hải giới và chu vi).
Trên thực tế vùng biển nam Trung Hoa là hải điểm trung chuyển cực kỳ quan trọng từ Ấn độ dương qua tây Thái bình dương, mang lại lợi tức hàng ngàn tỉ đô la từ các thương thuyền kể cả các tuyến giao thương của Trung Quốc; ngoài ra, riêng về sản lượng dầu khí, Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink trong cuộc họp báo ngày 02/7/2020 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt nói: “Đặc biệt, chúng tôi phản đối Trung Quốc cố gắng cản trở các quốc gia ASEAN tiếp cận, khai thác nguồn tài nguyên trị giá 2.500 tỷ USD tại vùng biển này". (RFA 11/7/2020)
Khi nói về COC, ông Phúc nhẹ nhàng dùng bốn chữ hiệu lực, hiệu quả mà "quên" lửng yếu tố: «mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, có thực chất và hiệu quả.
Yếu tố nêu trên trích ra từ bản Thông cáo của ba Ngoại trưởng Mỹ, Nhật và Úc trong kỳ họp ASEAN lần thứ 50 tại Manila hôm 7 tháng 8/2017. (1) Trong một bài viết trước đây trên Văn Hóa Online, chúng tôi đã viết COC "chững lại" ở ASEAN 50 Manila.
Nhấn mạnh thêm về quan điểm của ASEAN-36, trong cuộc họp báo quốc tế kết thúc hội nghị chiều 26/6/2020, ông thủ tướng Phúc tuyên bố chắc nịch: "ASEAN chắc chắn không muốn phải chọn bên nào".
Người ta tự hỏi: ASEAN không muốn phải chọn bên nào hay Việt Nam không muốn phải chọn bên nào? Hai chữ "bên nào" ( chữ của ông Phúc) có phải là bên Hoa Kỳ?
Các tuyên bố của Thủ tướng Phúc nảy sinh mâu thuẫn: một mặt ông nói chỉ có "việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS 1982"; một mặt ông nói"ASEAN chắc chắn không muốn phải chọn bên nào".
Người ta lại tự hỏi, nghiêm túc thực hiện DOC và COC tức là chỉ có một bên ASEAN + China, đâu cần thiết có bên nào khác nữa, tức là đâu cần phải tuyên bố chắc chắn không muốn phải chọn bên nào!
Có lẽ phải nhắc lại, trước đây, Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc đã ngầm "đe dọa": "việc thảo luận và lập COC được quy định trong DOC, và đó là điều mà Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đã cam kết".
Phải chăng: nhân cơ hội nắm Chủ tịch ASEAN-36, ông đưa ra tuyên bố chắc chắn này?
Người ta hiểu rằng ông Phúc nói (có nghĩa là Bộ chính trị đảng CSVN nói), nói lên lập trường của Việt Nam trong thời điểm hiện nay là "chắc chắn không muốn phải chọn bên nào".
Thời điểm hiện nay là thời điểm đảng CSVN đang đi tới Đại hội XIII bước vào năm 2021.
Phải chăng, ông thủ tướng Phúc khẳng định mục tiêu "thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả", đáp ứng lời tuyên bố của thủ tướng Trung cộng Lý Khắc Cường ở Singapore COC sẽ hoàn tất vào năm 2021.
Nhắc lại:
- Ngày 13/11/2018, tờ South China Morning Post đưa tin Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã phát biểu trước khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN thường niên, tại Singapore rằng:
“Mục tiêu của Trung Quốc là hoàn tất những cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử cho vùng Biển Đông bị tranh chấp trong vòng 3 năm, trong khi Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ ổn định với các nước láng giềng;
Trung Quốc hy vọng Bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và các nước tranh chấp (tức là COC) có thể sẽ được đàm phán thành công trong thời gian 3 năm tới, vì lợi ích giữ vững và duy trì hòa bình trong khu vực".
COC sẽ phá sản?
Thủ đô Nam Vang Campuchia là nơi diễn ra hội nghị kết quả về DOC (2002) dưới sự chủ trì của Bắc Kinh.
Từ DOC 2002 đến COC - nay, người ta ví von, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam thời DOC là ông Nguyễn Dy Niên (Tổng bí thư lúc đó là ông Nông Đức Mạnh), đến thời COC là ông Phạm Bình Minh (11-2013-nay), (Tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng 19/1/2011 - nay). Quan điểm chính trị đối ngoại với Bắc Kinh của hai ông ngoại trưởng và hai ông tổng bí thư có khác nhau không?.
- Ngày 8/8/2017, tin đặc biệt của Tuổi Trẻ Online cho biết: Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Manila, theo xác nhận của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Cái bắt tay và hai khuôn mặt trong ảnh. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-50 ngày 7-8/2017 tại Manila, Philippines - Ảnh: TTXVN
Ngoài ra, cũng theo TTO, trong tối 7-8-17, bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và các đối tác, ông Phạm Bình Minh còn "gặp gỡ, tiếp xúc song phương với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, Ngoại trưởng New Zealand Gerry Brownlee, và Đại diện cao cấp về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh Châu Âu (EU) Federica Mogherini".
Không thể biết đích xác các cuộc gặp gỡ song phương ông Minh đã thảo luận những gì với họ, nhưng bất thình lình, hôm 07/08/2017, gần như hỗ trợ lập trường của Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã đưa ra bản Thông cáo chung "phụ họa thêm cho lời kêu gọi của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trong bản Thông Cáo Chung ASEAN-50 công bố khuya hôm qua, yêu cầu các bên tranh chấp ở Biển Đông « tự kềm chế và không quân sự hóa » vùng biển này".
Bản Thông cáo chung của ba Ngoại trưởng Mỹ, Nhật và Úc đã không ngần ngại tố cáo các hành vi «bồi đắp đảo, xây dựng tiền đồn, quân sự hóa các thực thể đang bị tranh chấp» tại Biển Đông. Bản Thông cáo cũng cho rằng mọi quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) phải «mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, có thực chất và hiệu quả».
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Mình (phải) gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong đêm mùng 7 tháng 8, 2017 Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-50 tại Manila, Philippines. Nguồn ảnh TTXVN.
Ảnh trên: Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái), ngoại trưởng Nhật Taro Kono (giữa) và ông Lê Minh Lương (phải) Tổng thứ ký ASEAN-50. Ảnh nguồn REUTERS/Mohd Rasfan/Pool. Ba nét mặt thể hiện ba trạng thái khác nhau.Với sự trợ lực của Tổng thư ký ASEAN-50 Lê Lương Minh (góc phải) tại Manila, Philippines ngày 7/8/2017, Phạm Bình Minh đã khiến Vương Nghị "tức tối" đến phát "điên" khi ông đưa ra điều kiện COC phải «mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, có thực chất và hiệu quả».
Ông ngoại trưởng Phạm Bình Minh đòi hỏi những gì liên quan đến bản Thông Cáo Chung Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN AMM-50, có thể ghi nhận:
- «ghi nhận những lo ngại của một số bộ trưởng ASEAN về vấn đề bồi đắp đảo và những hoạt động trong khu vực có thể làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực».
- «nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và tự kềm chế»
- Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông phải là một "ràng buộc pháp lý".
- Dòng chữ «mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, có thực chất và hiệu quả»;
- Ngày 04/8/2018, một năm sau Manila, tại Singapore, hội nghị Bộ trưởng diễn ra từ ngày 31-4/82018, trong cuộc họp báo Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị Vương Nghị tuyên bố: "Trung Quốc và ASEAN hôm 04/8/18, đã đạt được một "Văn bản duy nhất" làm nền tảng cho các cuộc thương lượng về Bộ Quy tắc ứng xử cụ thể (COC Code of Conduct) về biển Nam Trung Hoa (South China Sea)".
"Văn bản duy nhất" của Vương Nghị phải chăng là bản nháp cuối cùng trước khi các bên hạ bút ký văn kiện COC? Văn duy nhất có nhằm thiết lập một quy chế mới, cụ thể cho vùng biển Nam Trung Hoa mà không cần phải dựa trên Luật Pháp Quốc Tế.
Vương Nghị nói "Văn Bản Duy Nhất" là làm nền tảng cho các cuộc thương lượng về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển nam Trung Hoa (COC), Vương Nghị khẳng định các cuộc thương lượng này có thể diễn ra rất nhanh "nếu không có những sự phá rối từ bên ngoài". Việc đạt được văn bản duy nhất cho cuộc thương lượng về COC đã được Trung Quốc và ASEAN ca ngợi như là một "bước tiến ngàn dặm". (theo tin RFI)
Vương Nghị tỏ ra hài lòng về "Văn bản duy nhất", khi ông ta vượt được hai trở ngại chính là Việt Nam và Philippines, hai quốc gia có bờ biển dài, rộng, đóng vai trò quan trọng trong các hội nghị về COC và quan trọng nhất đối tác với Trung Quốc về chủ quyền và dầu khí ở biển nam Trung Hoa.
Nội dung Văn bản duy nhất hiện vẫn bí mật, không được bên nào công khai công bố, chỉ có các bộ trưởng ngoại giao và nguyên thủ trong ASEAN biết. Mỹ có biết không?
Người ta tự hỏi trước hai phạm trù đối chọi chan chát: "Văn bản duy nhất làm nền tảng cho các cuộc thương lượng về COC; và COC "phải ràng buộc về mặt pháp lý, có thực chất và hiệu quả", liệu COC có phá sản hay không?
Biến động chính trị và quân sự
- Ngày 19/2/2020, trong cuộc phỏng vấn của bổn báo lý Kiến Trúc với Đại sứ Daniel J. Kriteinbrink ở Quận Cam nam California khi được hỏi về UNCLOS 1982, Đại sứ Mỹ nói: "The situation regarding UNCLOS in 1982 is that the U.S. Senate has not yet ratified America’s joining UNCLOS 1982. But as a matter of customary International Law we respect the principles that are enshined in UNCLOS 1982, and it continues to guide U.S. government actions and U.S. military operations".
Dịch: " Trường hợp về UNCLOS năm 1982 là Thượng viện Mỹ chưa phê chuẩn việc Mỹ đã gia nhập UNCLOS 1982. Nhưng thể theo thường lệ của Luật Pháp Quốc Tế thì chúng tôi tôn trọng các nguyên tắc chứa đựng trong UNCLOS 1982, và nó tiếp tục hướng dẫn các hành động của chính phủ Mỹ cũng như các chiến lược quân sự của Mỹ".
Trả lời câu hỏi của bổn báo: Đối với việc Thượng Viện Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS thì có ảnh hưởng gì đối với Bộ Quy tắc Ứng xử (Code of Conduct, COC) không? [Trả lời của tôi là]: Không.
"Quan điểm của chúng tôi là tuyệt đối không. Mỗi quốc gia trên thế giới có bổn phận phải tôn trọng các luật pháp đã được đề cập ở trên (Luật Pháp Quốc Tế), phải có những hành động phù hợp với những luật pháp đó, không được hành động theo nguyên tắc “kẻ mạnh thì đúng,” không được hành động theo nguyên tắc kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
Cái thách thức mà chúng tôi nhìn thấy ở khu vực biển nam Trung Hoa là tất cả các quốc gia, trong đó có Trung Quốc,
- cần phải đặt những đòi hỏi của mình [về chủ quyền] trên nền tảng Luật Pháp Quốc Tế,
- phải theo đuổi các đòi hỏi nầy một cách hoà bình, cần phải giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình,
- không được có các hoạt động thiết kế để cố tình cản trở thương mại bình thường
- cũng như cản trở việc khảo sát và phát triển bình thường các tài nguyên ở khu vực biển nam Trung Hoa.
Đây đã và đang là quan điểm của Mỹ về các vấn đề nầy trong nhiều thập kỷ, và sẽ tiếp tục như thế trong tương lai có thể nhìn thấy được".
Một cách rõ ràng: Mỹ nói, thể theo thường lệ của Luật Pháp Quốc Tế (viết hoa), và chiến lược quân sự của Mỹ đã cụ thể qua các hoạt động quân sự từ thời Obama FONOPs tiếp nối đến Trump FONOPs và Indo-Pacific.
- Ngày 04/7/2020, Trong lúc Bắc Kinh tiếp tục duy trì cuộc tập trận xung quanh quần đảo Hoàng Sa, bất chấp phản đối của các nước láng giềng, hôm, 04/07/2020, Hoa Kỳ đưa hai Mẫu hạm vào Biển Đông diễn tập. Chỉ huy Mỹ khẳng định cuộc tập trận này nhằm gửi đi « một thông điệp rõ ràng » là quân đội Hoa Kỳ luôn có mặt để bảo vệ « ổn định và an ninh » của khu vực.
Đề đốc George M. Wikoff, chỉ huy một đội tàu tác chiến đi cùng Mẫu hạm, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Mỹ Wall Street Journal, nhấn mạnh: « Mục tiêu (của đợt diễn tập này) là gửi đi một tín hiệu rõ ràng đến các đối tác và đồng minh của chúng ta, là Hoa Kỳ cam kết bảo đảm an và ổn định của khu vực ». Hải Quân Mỹ cũng ra một thông cáo tái khẳng định hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan tiến hành các cuộc tuần tra và diễn tập tại biển Hoa Nam nhằm « bảo vệ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do ». (RFI 04/7/2020).
Trong các cuộc hành quân tuần tra hoặc tập trận của hải quân, chi phí quốc phòng rất cao, việc Hoa Thịnh Đốn cho kéo hai Mẫu hạm nguyên tử USS Nimitz, USS Ronald Reagan và hai biên đội tác chiến hôm 04/7/2020 vào biển nam Trung Hoa tập trận (chỉ là cái vũng của biển tây Thái bình dương), "trực diện" với cuộc tập trận của Bắc Kinh ở Hoàng Sa hôm 01/7/2020, cho thấy chiến dịch Trump FONOPs đã đạt đỉnh cao nhất từ trước đến nay quyết tâm thực hiện quyền tự do lưu thông (bao gồm chiến hạm, tàu ngầm, không quân, tàu bè dân sự, thương thuyền) ở bất cứ nơi nào Luật pháp Quốc tế cho phép.
Bên cạnh các cuộc hành quân, tập trận, Mỹ còn phái chiến hạm theo dõi đường đi nước bước của tàu Hải Dương địa chất 4 Trung Quốc đang lẩn quẩn trong vùng Biển Đông, và quan sát công việc khai thác dầu khí ở Biển Đông và EEZ các nước ven biển.
- Ngày 2/7/2020, Trong cuộc họp báo nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt, Đại sứ Kritenbrink lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc trong việc can thiệp và cản trở các quốc gia khai thác dầu khí trên Biển Đông. Ông nhấn mạnh: “Đặc biệt, chúng tôi phản đối Trung Quốc cố gắng cản trở các quốc gia ASEAN tiếp cận, khai thác nguồn tài nguyên trị giá 2.500 tỷ USD tại vùng biển này".
- Ngày 7/7/2020, Trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả trên VietnamNet, Đại sứ Kritenbrink phát biểu: “Chúng tôi phản đối những nỗ lực của một số nước trong khu vực nhằm tìm cách can thiệp vào hoạt động thăm dò năng lượng vốn đã có lâu đời ở Biển Đông, bao gồm cả Việt Nam, tại những lô đã được thiết lập lâu nay". (RFA 11/7/2020)
- Ngày 13/7/2020, Hoa Kỳ nói rõ: "Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào trong vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Brunei, và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia)". Ngoại trưởng Mỹ nói: "Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác châu Á của mình trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền của họ đối với các tài nguyên biển". (BBC 14/7/2020).
The Hague 2016 đảo lộn COC và UNCLOS 1982?
- Ngày 10/7/2020, Một bài phỏng vấn đáng chú ý trên BBC phỏng vấn TS. Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore:
"Thật là một đáng tiếc lớn khi mà Covid-19 đã khiến tiến trình đàm phán (COC) bị đình lại. Chủ tịch ASEAN năm nay, Việt Nam, lẽ ra đã có thể giúp củng cố thống nhất nội bộ trong ASEAN quanh vấn đề này. Nhưng như bạn biết, không thể tổ chức các cuộc đàm phán COC do Covid-19, mà phải đợi cho đến khi tình hình dịch bệnh được giải quyết. Đến lúc đó, Việt Nam không còn ở ghế chủ tịch nữa".
- Ngày 12/7/2020, Kỷ niệm 4 năm Phán quyết The Hague ra đời 12/7/2016 - 12/7/2020, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. Philippines đã đưa ra thông điệp nhân kỷ niệm ngày 12/7/2016 là ngày Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) đưa ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với đường lưỡi bò 9 đoạn.
Ngoại trưởng Locsin Jr. nhấn mạnh: "Phán quyết đã "giải quyết triệt để vấn đề về quyền lịch sử và các quyền hàng hải ở Biển Đông dựa trên Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)".
Tuyên bố của Ngoại trưởng Philippines báo hiệu thái độ của Manila nhá nhem quay lại Phán quyết PCA 2016 mà lâu nay Tổng thống Duterte có vẻ lãng quên, dù biết rằng trên thực tế, về lý thuyết, Philippines khó có một cơ chế cưỡng chế nào để ép buộc Trung Quốc phải thực thi phán quyết PCA 2016.
- Ngày 13/7/2020, Một bài phỏng vấn đáng chú ý trên RFI phỏng vấn nhà nghiên cứu Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình châu Á, Viện Montaigne (Institut Montaigne), Paris.
RFI (Thu Hằng): Vừa mới phô trương sức mạnh hăm dọa các nước ở Biển Đông, Trung Quốc đã lại kêu gọi tiếp tục đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Bắc Kinh có dụng ý gì ?
Mathieu Duchâtel: "Với việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC), Trung Quốc trước hết tìm cách xây dựng một trật tự ở Biển Đông được tập trung chủ yếu vào ưu tiên chính: Đó là loại tất cả các lực lượng hải quân nước ngoài ra khỏi khu vực, đặc biệt là hải quân Mỹ.
"Bắc Kinh tìm cách thuyết phục các nước ASEAN (dĩ nhiên trừ các nước như Việt Nam, Singapore, Philippines không hề tin) rằng đó là một Bộ Quy tắc buộc mọi quốc gia ngoài khu vực phải xin phép trước, mà thực ra, đó là một kiểu cấm các lực lượng hải quân nước ngoài thâm nhập. Trên thực tế, đối với Bắc Kinh, Bộ Quy tắc ứng xử là cách để hải quân Trung Quốc lập mạng lưới thống trị toàn bộ vùng biển này".
Theo VHO, có lẽ câu hỏi của RFI ẩn ý: Trong Tuyên bố 2020 ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, Chủ tịch ASEAN-36 tuyên bố"khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS 1982", tức là kêu gọi tiếp tục đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc. Việt Nam có dụng ý gì?
Phán quyết PCA 2016, một lần nữa được "kích" lên đúng vào thời điểm hiện nay như một một trật tự tự do và cởi mở của Luật pháp Quốc tế, phủ nhận tất cả mọi hành động chính trị và quân sự của Bắc Kinh ở biển nam Trung Hoa (bao gồm biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines, biển Bắc Brunei và Malaysia) là "hoàn toàn bất hợp pháp".
5 vị Chánh án tòa Trọng tài thường trực ở The Hague (Hà lan).
Trung lập hóa Đông Dương?
Dù ASEAN-36 kết thúc ở Hà Nội,10 nước trong hiệp hội ASEAN vẫn có những điểm tương đồng và dị biệt về lập trường và chính sách. Khác lạ trước nhất là Campuchia, một trong ba nước Đông Dương (Việt - Miên - Lào) vốn là "đệ tử" trung thành đường lối của Bắc Kinh đưa ra một tuyên bố đáng chú ý.
Tại hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức ngày 24/6/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn nói :“Về vấn đề biển nam Trung Hoa, Campuchia - với tư cách là nước không tham gia tranh chấp - giữ quan điểm trung lập với vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan sẽ tiếp tục duy trì môi trường thuận lợi để bảo vệ hòa bình, an ninh, và ổn định ở khu vực, từ đó đóng góp vào việc hoàn tất quá trình đàm phán COC” – (Khmer Times dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Campuchia).
Có ba luận điểm của Campuchia: - một: không tham gia tranh chấp; - hai: giữ quan điểm trung lập; - ba: đóng góp vào việc hoàn tất quá trình đàm phán COC.
Điểm một ai cũng biết như vậy, điểm hai hai chữ "trung lập" được nêu lên như một gợi ý, điểm ba phù hợp với quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc.
- Ngày 5/7/2020, TTO đưa tin, Thủ tướng nước Cộng hòa DCND Lào Thongloun Sisoulith cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ ngày 5 đến 6-7-2020.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Lào đến Việt Nam sau kết thúc ASEAN-36. Lào là nước sanh năm đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN lần thứ 37. (TTXVN 05/7/2020).
Lào cũng là một quốc gia (trái độn giữa Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia) nhận được nhiều ý kiến về giải pháp Trung Lập trong thời chiến tranh Đông Dương.
Nhân đây, xin nhắc lại vài dòng về tác giả "đẻ" ra hai chữ "Trung Lập":
Năm 1946, Học giả Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam. Sau đó, ông tham gia sọan chương trình sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học cho bộ Giáo Dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Năm 1953, Học giả Hồ Hữu Tường đưa ra giải pháp Trung lập chế (Neutrality).
Ngày 29 tháng 8 năm 1957, Hồ Hữu Tường bị Toà án Quân sự chính phủ Sài Gòn lên án tử hình.
Phải chăng, năm 2020, Học giả Hồ Hữu Tường có dịp sống lại giải pháp "Trung Lập" trong bầu không khí sặc mùi đa phương thế lực hiện nay ở bán đảo Đông Dương?
Khó mà biết được bàn tay phù thủy của Việt Nam.
Tạm kết:
Một nhà phân tích nhận định, Tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore nói: "Dù có COC hay không, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục làm mọi cách để củng cố vị thế chiến lược của họ ở Biển Đông đối với Hoa Kỳ. Khi nào Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Mỹ để trở thành đối tác hữu hảo, họ sẽ chẳng cần đến COC, lẫn tình hữu nghị với ASEAN"./
Lý Kiến Trúc
VHO California 19 July 2020
Hai người lính trẻ Việt đồn trú trên đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa.Trả lời phỏng vấn của bổn báo Văn Hóa Online ngày 21/4/2014, người lính trẻ nói họ sẵn sàng hy sinh bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. "Tử vì đảo". Trong cuộc chiến (tuy chưa có bên nào khai hỏa) ở Biển Đông, ai lường được "hòn tên mũi đạn - tên bay đạn lạc" tàn phá, tiêu diệt ở đâu. Ảnh LKT
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Phụ lục:
Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Nha Trangngày7/1/2020. Nguồn ảnh: Tuấn Anh/TTXVN.
Trong 18 điểm, điểm số 14 viết (nguyên văn Anh ngữ): 14. We reaffirmed the importance of maintaining and promoting peace, security, stability, safety and freedom of navigation in and overflight above the South China Sea and recognised the benefits of having the South China Sea as a sea of peace, stability and prosperity.
We underscored the importance of the full and effective implementation of the 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) in its entirety.
We were encouraged by the progress of the substantive negotiations towards the early conclusion of an effective and 4s ubstantive Code of Conduct in the South China Sea (COC), that is consistent with international law, including the 1982 UNCLOS.
We emphasised the need to maintain andpromote an environmentconducive to the COC negotiations, and thus welcomed practical measures that could reduce tensions and the risk of accidents, misunderstandings and miscalculation.
We stressed the importance of undertaking confidence building and preventive measures to enhance, among others, trust and confidence amongst parties; and we reaffirmed the importance of upholding international law, including the 1982 UNCLOS.
Các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Hội nghị "hẹp" diễn ra ở Nha Trang 17/1/2020. Nguồn ảnh: Tiên Minh/TTXVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét