Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Giếng nước kỳ diệu ở nhà bà Từ Dũ - LĐO

Ở TX.Gò Công, tỉnh Tiền Giang có khu di tích mang tên “Lăng Hoàng gia” gắn với tên bà Từ Dũ. Nơi đây còn cái giếng cổ từng góp phần làm nên nhan sắc cô gái Phạm Thị Hằng – Hoàng Thái hậu Từ Dũ sau này. Ngày nay, nhiều khách hành hương đến đây múc nước giếng để gội rửa với niềm tin được khỏe mạnh, tránh bệnh tật…Do là vùng đất cao, nằm gần biển nên Gò Công (vùng ven biển tỉnh Tiền Giang ngày nay) là nơi dừng chân của những lưu dân đầu tiên từ vùng “Ngũ Quảng” ở miền Trung vào khai phá vùng đất phương Nam cách đây khoảng 300 năm. Khoảng 100 năm sau, từ vùng đất này có 1 thí sinh tên Phạm Đăng Hưng thi đỗ Tam trường tại trường thi Gia Định, ra làm quan, sau về Huế giữ chức “Lễ Bộ Thượng thư”.
<!>
Ông Phạm Đăng Hưng ra Huế có đem theo cô con gái xinh đẹp tên là Phạm Thị Hằng, người sau đó là vợ vua Thiệu Trị, thành Hoàng Thái hậu Từ Dũ, bậc mẫu nghi thiên hạ tiêu biểu về đức hạnh, chuẩn mực trong việc dạy con là vua Tự Đức. Từ ý tưởng của bà Từ Dũ mà 1 “nhà bảo sanh” đã ra đời, về sau trở thành Bệnh viện Từ Dũ nổi tiếng ở TP.HCM.
Lễ Bộ Thượng thư Phạm Đăng Hưng mất năm 1825, hưởng thọ 61 tuổi, được đưa về an táng tại quê nhà. “Lăng Hoàng gia” được xây dựng năm 1826, sau đó được vua Thành Thái, rồi vua Khải Định cho trùng tu tươm tất như ngày nay.
Du khách tham quan mộ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng. Ảnh: k.QDu khách tham quan mộ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, thân sinh bà Từ Dũ. Ảnh: k.Q
Tại khu di tích này hiện đang lưu giữ 1 “báu vật” là tấm bia bằng đá quý nặng khoảng 2 tấn mà vua Tự Đức đã ban tặng cho ông ngoại là Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng vào năm 1857, nhưng hơn 140 năm sau mới về đến được nơi đây. Nguyên nhân do chiếc thuyền chở tấm bia từ Huế vào Gò Công đã bị quân Pháp đánh đắm ở biển Cần Giờ. Tấm bia bị lính Pháp tịch thu đem về đồn ở Bến Nghé.
Vào năm 1860, viên sĩ quan Pháp tên Barbé ở Bến Nghé bị nghĩa quân Trương Định chém chết, chôn ở Nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Lính Pháp cho lấy tấm bia đá nói trên làm mộ bia cho Barbé. Năm 1984, Nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi bị giải tỏa để làm công viên, tấm bia đá nói trên được các nhà sử học phát hiện nguồn gốc nhờ bài văn tự bằng chữ Hán còn hiện rõ trên bia. Bia được đem về Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, trước khi được trả về nơi cần đến là Lăng Hoàng gia ở Gò Công.
Tấm bia lưu lạc 140 năm giờ đã an vị tại Lăng Hàng gia TX.Gò Công. Ảnh: K.QTấm bia lưu lạc 140 năm giờ đã an vị tại Lăng Hoàng gia TX.Gò Công. Ảnh: K.Q
Tại khu di tích còn có một giếng cổ, làm bằng đá chồng lên nhau. Tương truyền khi dòng họ Phạm Đăng đến khai khẩn vùng đất Gò Công đã đào giếng nước này cho ăn uống, sinh hoạt.
Vợ ông Phạm Đăng Hưng khi mang thai con gái Phạm Thị Hằng khi ra tắm gội bên giếng đã nhìn thấy dưới đáy giếng vầng trăng sáng vằng vặc. Vì vậy, khi sinh con vợ chồng bà đặt là Hằng Nga (tên trong gia phả), còn trên giấy tờ là Phạm Thị Hằng.
Cô Hằng cũng hàng ngày tắm gội nước giếng, cô càng lớn càng đẹp, học giỏi, khéo léo nữ công gia chánh. Nhờ vậy mà khi theo cha ra Huế, bà đã sớm lọt vào mắt Thái tử Miên Tông, sau là vua Thiệu Trị.
Khu di tích “Lăng Hoàng gia” hiện là 1 trong những điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây. Du khách khi đến đây thường có nhu cầu được gội rửa từ nước giếng có từ thời bà Từ Dũ với niềm tin sẽ giúp được khỏe mạnh, da tóc khỏe đẹp, tránh được bệnh tật…
Du khách tham quan giếng cổ, nơi thời trẻ bà Từ Dũ từng tắm gội. Ảnh: K.QDu khách tham quan giếng cổ, nơi thời trẻ bà Từ Dũ từng tắm gội. Ảnh: K.QGội rửa bằng nước lấy từ giếng cổ với niềm tin giúp cơ thể được khỏe mạnh. Ảnh: K.QGội rửa bằng nước lấy từ giếng cổ với niềm tin giúp cơ thể được khỏe mạnh. Ảnh: K.Q
KỲ QUAN

Không có nhận xét nào: