(hình minh hoạ)
Một buổi sinh hoạt do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris tổ chức với sự tham dự của nhiều khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng nguời Việt Paris như BS Nguyễn Bá Hậu và phu nhân, GSTS Lê Mộng Nguyên và phu nhân Nicole, GSTS Từ Trì và phu nhân, GSTS Phạm Đinh Liên và phu nhân, BS Phan Khắc Tuờng và phu nhân, LS Nguyễn Văn Hoàng và phu nhân, GSTS Nguyễn Quang Riệu, GSTS Trần Văn Thu, GSTS Trần Văn Cảnh GS Phạm Thị Nhung, GS Nguyễn Bảo Hưng, GS Trịnh Khải, GS Nguyễn Ngọc Chân, DS Đặng Quốc Cơ, , TS Nguễn Văn Hướng, TS Võ Hùng Anh, TS Nguyễn Tấn Phước, TS Phan Thị Hải, BS Nguyễn Bá Linh, BS Nguyễn Hoàng Việt, Linh mục Trần Minh Thực, Nữ sĩ Quỳnh Liên, Nhà thơ Đỗ Bình, Nhà văn Vân Hải, Nhà văn Đỗ Ngọc Giao, Nhà văn Vũ Đức, Nhà biên khảo Mỹ Phuớc Nguyễn Thanh, Nhà báo Tôn Thất Vinh, nhà thơ Nguyễn Mây Thu, Nghệ sĩ Thúy Hằng…vv…<!>
Mở đầu, nhà thơ Đỗ Bình phát biểu về ý nghia buổi sinh hoạt hôm nay, kế đến ông mời vị niên truởng nhà thơ Phuong Du Nguyễn Bá Hậu ngỏ đôi lời về quá trình những sinh hoạt văn hóa Việt Nam của nhà thơ tại Paris: Nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu tường trình sơ lược về sinh hoạt văn hóa của CLB trải qua một khoảng thời gian dài mấy thập niên…
«Khởi thủy là Ba Lê Thi Xã, một hội thơ do hai cố thi sĩ Hương Bình Gs Cao Văn Chiểu và Hàm Thạch Gs Nguyễn Xuân Nhẫn sáng lập. Thời gian sau, Nữ si Minh Châu Gs Thái Hạc Oanh cùng với nhà thơ Phương Du là những cột trụ của Ba Lê Thi Xã. Hội quy tụ nhiều trí thức khoa bảng, như giáo su đại học, bác sĩ, luật gia, học giả, dịch giả…vv… nhà thơ Đỗ Bình là nguời trẻ tuổi nhất đã bỏ ra nhều công sức giúp ích rất đắc lực cho Ba Lê Thi Xã quy tụ những nhà văn nhà thơ hải ngoại. Năm 1998 sau khi GS Trần Văn Bảng qua đời, nhà thơ Đỗ Bình nhận lãnh trách nhiệm điều hành. Các buổi sinh hoạt tổ chức hội họp đuợc nhà thơ Đỗ Bình mở rộng ở nhiều nơi. Mặc dù sức khỏe kém do chiến tranh và tù đày nhưng lòng say mê văn nghệ đa thúc đẩy nhà thơ nhiều năm dài dấn thân dẫn dắt con thuyền văn hóa, giúp cho Ba Lê Thi xã vững mạnh, tiến xa và trở thành CLB văn hóa VN Paris tồn tại cho đến hôm nay.»
BS Nguyễn Bá Hậu nói tiếp:
«Tháng 12 - 2009 vừa qua, trong sinh hoạt của CLB nhân buổi ra mắt sách « Hoa Đao Năm Ngoái » của Họa sĩ, nhà văn, nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật, lúc gần bế mạc, nhà thơ Đỗ Bình đã xin từ chức chủ tịch CLB vì lý do sức khỏe, mọi nguời hiện diện đều thông cảm cho sức khỏe của anh và đa tiến cử Bác sĩ Phan Khắc Tường lên thay điều hành CLB. Nhà thơ Đỗ Bình cũng đa bàn giao CLB cho Bs Phan Khắc Tuờng.»
BS Nguyễn Bá Hậu mời BS Phan Khắc Tuờng lên máy ghi âm và giới thiệu với những cử tọa hiện diện hôm nay:
«Đây là một khuôn mặt rất quen thuộc cộng đồng Paris, và là khách mời quen thuộc của CLB VH Paris. BS Tuờng đã từng tham dự sinh hoạt văn nghệ và gắn bó với CLB.»
Bs Phan Khắc Tuờng vui vẻ cảm ơn BS Nguyễn Bá Hậu và phát biểu ý kiến:
«Nguời Việt Nam lưu vong ở khắp nơi, Âu châu, Úc châu, Mỹ châu… Do đó văn hóa VN có một nét đặc thù đa dạng, cộng thêm với những điều học hỏi mới mẻ của các nuớc văn minh tân tiến, nên dù sống xa quê hương ai cũng mang trong lòng nỗi buồn viễn xứ, tiếng nói giao tiếp hàng ngày càng khác biệt, mọi nguời càng mong ước đuợc gặp nhau để chia xẻ và phát huy tiềm năng của nền văn hóa đa dạng đó»
Sau phát biểu của BS Phan Khắc Tường, nhà thơ Đỗ Bình tuyên bố khui ruợu mừng xuân. Sâm banh kêu dòn tan. Ruợu mời tràn ly. BS Nguyễn Bá Linh cùng mọi nguời chia nhau niềm vui hội ngộ huởng xuân và đàm luận.
Mở đầu phần thuyết trình nhà thơ Đỗ Bình giới thiệu vài nét về GSTS Nguyễn Quang Riệu, nguyên là Giám đốc Nghiên cứu danh dự Trung tâm Quốc gia nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS), Đài Thiên văn Paris. Chuyên gia về Thiên văn vô tuyến và các chất hữu cơ trong vũ trụ. Năm 1973, ông đã được giải thưởng của Viện hàn lâm khoa học Pháp cho công trình nghiên cứu Cygnus X3 trong chùm sao Thiên Nga (Cygnus), cách trái đất 30.000 năm ánh sáng. Ông còn là tác giả nhiều tác phẩm thiên văn học bằng Việt ngữ như: Vũ trụ-Phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại, Lang thang trên dải Ngân Hà, Sông Ngân khi tỏ khi mờ, Bầu trời tuổi thơ v.v.
GS Nguyễn Quang Riệu trình bày đề tài: « Sự Sống Của Con Nguời và Mọi Vật Trong Vũ Trụ ». Giáo sư đã giải thích nguồn gốc của vũ trụ theo thuyết Big Bang:
«Vũ trụ đuợc hình thành từ vụ nổ rất lớn cách nay khoảng 14 tỷ năm. Sau đó, những khí và bụi đông đặc lại thành những Thiên hà chứa vô số Sao và Hành tinh. Để diễn tả tính bao la và để đo luờng khoảng cách trong vu trụ các nhà thiên văn dùng vận tốc ánh sáng làm đơn vị bằng 300.000 cây số một giây. Thí dụ như Ngân hà hình xoắn ốc của chúng ta có đuờng kính đo đuợc 100.000 năm ánh sáng…
GS Nguyễn Quang Riệu đã mô tả luợt qua các thiên thể trong vũ trụ nhu Thiên hà, Ngôi sao, Mặt trời, Sao siêu mới, Hành tinh Mộc, Hành tinh Hỏa. Hệ mặt trời vận chuyển trong Ngân hà giữa hằng trăm tỷ ngôi sao khác. Mỗi ngôi sao đuợc xem nhu đang sống khi nó còn tiêu thụ nhiên liệu, phát ra ánh sáng. Nguợc lại nó chết dần khi hao mòn hết vật liệu, tan rã hay nổ tung. Khoảng không gian giữa các ngôi sao là môi truờng tái tạo những vật chất mới. Các nhà thiên văn học phân tích quang phổ các vật chất ấy để tìm glycine, là một acide animé đon giản nhất trong cấu tạo chất sống. Đến nay chua ai tìm thấy glycine trong vũ trụ. Ngoài ra các nhà khoa học còn xây dựng những hệ antennes để thu tín hiệu vô tuyến từ không gian với hy vọng bắt đuợc tin tức của «nguời ngoài hành tinh». Nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu gì của một nền văn minh nào khác trong vũ trụ. Loài nguời đã chinh phục Mặt trăng kể từ chuyến bay Apollo XI. Việc tìm ra nuớc trên Mặt trăng mới đây càng làm tăng khả năng chinh phục đuợc Hành tinh Hỏa vào thập niên sắp đến»…
Con Người Đối Mặt Với Vũ Trụ (l'Homme face au Cosmos) Giáo sư Nguyễn Quang Riệu: "Tôi xin mượn mấy lời của nhà văn học Pháp Henri Poincarré: "La pensée n'est qu'un éclair au milieu d'une longue nuit. Mais c'est cet éclair qui est tout". Tôi tạm dịch: "Tư duy chỉ như một tia chớp trong cả một đêm dài. Nhưng chính tia chớp này là tất yếu". Dù tia chớp không có ý nghĩa gì cả nhưng chính là con đường mình phải đi còn thật dài. Không có tia chớp này thì nhân loại không tiến được. Ngoài mắt thường ta nhìn thấy, còn có những ánh sáng mà mắt ta chỉ nhìn thấy được một phần rất nhỏ trong phổ điện từ như: tia bức xạ gamma, quang tuyến X, tia tử ngoại ultraviolet, tia hồng ngoại infrarouge… được ứng dụng vào các ngành y tế, hóa học, vật lý, xây dựng, dầu khí, cơ khí v.v. Do đó, các nhà thiên văn phải làm ra kính thiên văn như: kính thiên văn quang học (optical téléscope), kính thiên văn radio (radio téléscope) hay ăng-ten ra-đa… để thu được các bức xạ vô tuyến và nhìn thấy được chi tiết các thiên thể trên trời. Khởi đầu Vũ trụ là một hạt cực kỳ nhỏ và nóng đặc, thuộc về một môi trường "chân không lượng tử" (vide quantique), khoảng chân không này không phải hoàn toàn trống rỗng mà là nơi có những hạt ảo (particules virtuelles) xuất hiện đột biến bất thường. Sự chuyển động trong chân không của những hạt ảo này sản sinh ra rất nhiều năng lượng để tạo nên một lực đẩy vô cùng mãnh liệt làm Vũ trụ bỗng phình ra khoảng 10-35 giây sau Vụ Nổ Lớn (Le Big Bang). Hiện tượng lạm phát (phénomène d'inflation) này chỉ kéo dài trong vòng 10-3 giây nhưng đã làm thể tích Vũ trụ tăng lên 1078 lần trong vòng một miligiây! Để so sánh, sau thời đại lạm phát, thể tích của Vũ trụ chỉ tăng lên có 109 lần trong suốt 13,82 tỷ năm tuổi. Sau khi Vụ Nổ Lớn diễn ra, nhiệt độ tăng lên vô cùng nóng tạo điều kiện cho electron bị tách ra khỏi hạt nguyên tử và khuếch tán photon (ánh sáng) ra tứ phía làm Vũ trụ nguyên thủy mờ đục. Phải đợi đến khoảng 400.000 năm sau, nhiệt độ nguội dần xuống tới khoảng 3.000 độ K, các electron lúc đó mới tái hợp được với ion và Vũ trụ không còn bị electron tự do khuếch tán nên trở thành trong sáng. Như vậy, giải thích sự hình thành và phát triển của Vũ trụ được tạo ra từ một Vụ Nổ Lớn. Những mô hình vũ trụ mô tả nguồn gốc và sự tiến hoá của Vũ trụ đã được xây dựng trên những kết quả quan sát thiên văn và những lý thuyết vật lý phức tạp. Sở dĩ những điều kiện tự nhiên trong Vũ trụ nguyên thủy được điều chỉnh tinh tế, nên có các nhà khoa học nảy ra ý kiến là có sự can thiệp của một thực thể tương tự như một Đấng Sáng tạo. Hiện tượng này tỏ ra thích hợp với tư tưởng của những tôn giáo độc thần, như Kitô giáo, Do thái giáo và Hồi giáo. Ngược lại, khái niệm sáng tạo không phù hợp với tư tưởng Phật giáo. Đạo Phật được coi là một tôn giáo không có Thượng đế, thậm chí chỉ là một thuyết triết học. Phật tử phải sống theo đạo lý của Phật giáo để được giác ngộ và thoát ra khỏi vòng luân hồi liên miên đầy đau khổ. Theo Phật giáo, Vũ trụ không có khởi điểm và cũng không có kết thúc. Tư tưởng này hoà hợp với thuyết đa vũ trụ, cho là có nhiều vũ trụ bong bóng vĩnh hằng và bất di bất dịch, không trải qua trạng thái nóng đặc của thuyết Vụ Nổ Lớn. Tuy nhiên, tín ngưỡng là lòng tin thâm thúy của mỗi người và không cần phải được biện hộ bằng những chứng cứ khoa học. Tôn giáo và khoa học đi theo những con đường song song với nhau mà không bao giờ gặp nhau".
Tiếp theo là phần hội luận về Những Điều Huyền Bí Về Sự Sáng Tạo Vũ Trụ được diễn ra vô cùng sôi nổi. GSTS Võ Hùng Anh, Linh mục Ngô Đình Sỹ, GS TS Trần Văn Thu v.v. Mỗi người mỗi ý nghĩ, tựu trung đều đưa ra nhiều thắc mắc, khoa học và tôn giáo có liên quan với nhau hay không?
GS Nguyễn Bảo Hưng phát biểu: " Khoa học giải thích cho chúng ta biết sự hình thành và phát triển mà sinh ra mọi vạn vật nhưng hạt nhân do từ đâu ra? Tôn giáo và khoa học là hai con đường song song cùng nhau nhưng là một nhà nghiên cứu khoa học có bao giờ Gs bước sang lĩnh vực tôn giáo để đặt vấn đề khoa học nghĩ rằng tôn giáo mang một dạng khác?".
Gs Trịnh Khải góp ý: "Phật giáo đặt căn bản trên hai chữ vô thủy và vô chung. Cho nên những cái gọi là chân lý tương đối không phải là chân lý tuyệt đối, cũng không phải là chân lý tối hậu. Đức Phật khuyên chúng ta con đường của người Phật tử là đừng tìm chuyện cao xa mà phải tìm hiểu những điều ta sống hằng ngày, sửa đổi, tu tâm, để chuyển cái nghiệp của cuộc đời mình theo luật nhân quả, nếu làm xấu trước sau cũng phải trả. Câu nói của Đức Phật rất đơn giản: "Tout se paye et tout est payé" (Đã mang nợ thì trước sau phải trả thôi). Cuộc đời của chúng ta nên sống như vậy".
Nhà thơ Phương Du tiếp lời: "Quan niệm về nghiệp chướng tôn giáo nào cũng có cả, tức là làm ác thì gặp đau khổ, làm lành thì gặp hạnh phúc. Ngoài ra còn có sự huyền bí trong vũ trụ, các nhà khoa học chỉ nói con người ta có ký ức, tư tưởng, trí thông minh nhưng không nói do ở đâu mà ra. Nếu chỉ nói về vật chất, người ta sinh ra, sống rồi chết thì vô lý quá. Phần hồn cũng là quan trọng. Phần xác là tạm bợ, phần hồn là vĩnh cữu. Tại sao không nghiên cứu về đời sau?".
Giáo sư Riệu trả lời: "Cái đó thuộc về lĩnh vực Neurologie để cho người ta nghiên cứu hoặc là tâm linh. Theo ý tôi, người Pháp nói: "L'Un n'empêche pas l'autre" tức là khi chọn khoa học thì cứ nghiêng về khoa học. Tôi cũng tin, cũng đi chùa chứ không phải là tôi phủ nhận. Người vô thần có thể là một nhà khoa học rất tốt hay ngược lại".
GSTS Trần Văn Cảnh nêu ra nhiều câu hỏi: "Những khám phá về triết học cũng như về thần học, khoa học chưa đủ vì nó chỉ có hai khái niệm về không gian và thời gian. Ngoài ra còn có những cái khác, bước nhảy vọt vượt qua mà không dựa vào gì hết, nếu dựa vào biến đổi khoa học sơ đẳng thì có vật lý biến đổi theo chuyển động, có sinh lý biến đổi theo sinh đẻ, có hóa học tức là có những biến đổi theo phân tích và tổng hợp. Trong thế giới có những biến đổi này, thì ta thấy qua và hiểu được. Và các khái niệm về không gian và thời gian thì ta có hiểu được nhưng chưa giải thích hết được?".
GS Nguyễn Quang Riệu trả lời: "Nhiều khi tôi tự hỏi không cần tìm hiểu xa xôi trước khi sinh ra mình là gì, khi chết mình ra sao? Có ai biết được không? Tôi thấy con người mình phải khiêm tốn thôi, không thể nào biết được hết. Các nhà khoa học giỏi đến đâu thì giỏi mà cũng không thể hiểu".
GSTs Trần Văn Cảnh: "Tiến trình từ lúc có Vụ Nổ Lớn (Big Bang) cho đến bây giờ ta đang ở đây sau gần 14 tỷ năm có những giai đoạn tiến trình nào khác? Trong tương lai giả dụ có tiến triển nào chưa? Ước lượng giả sử những tiến trình trong tương lai, những điều đã biết và những điều còn đang trong giả thuyết?"
Gs Riệu trả lời: "Điều mà các nhà thiên văn hiện giờ đã đánh giá vào độ tuổi của Vũ trụ là 13,7. Đó cũng là một khoảng sai hay đúng thì không biết, nhưng người ta công nhận là đúng. Khoa học tiến qua giai đoạn gọi là sai và đúng chứ không có tuyệt đối. Vấn đề nan giải bây giờ người ta muốn giải quyết là thuyết Big Bang có đúng không? Theo như ý thức chung chung của Einstein khi có một vật thể nào gây ra sự nổ thì nó phát ra một làn sóng gọi là sóng hấp dẫn làm cho không gian và thời gian cong như một làn sóng cảnh tượng như khi ta ném một vật gì xuống hồ. Vấn đề là làm thế nào để phát hiện ra làn sóng đó".
Tiếp theo là bài thuyết trình của Hàn lâm viện sĩ GSTS Lê Mộng Nguyên:
“VICTOR HUGO: Văn hào chứng nhân của thế kỷ & Chính khách Tự Do.”
GS TS Lê Mộng Nguyên dẫn đua tất cả những nguời tham dự buớc vào thế giới của nhà đại thi văn hào VICTOR HUGO (1802 - 1885). Một văn hào nhân chứng của thế kỷ:
«Victor Hugo là một nguời rất đa tài, nhà văn, nhà tho, nhà soạn kịch, nhà chính trị và thêm cả hội họa. Trong các bài diễn văn quan trọng, Victor Hugo đã tranh đấu đòi bỏ án tử hình, biện hộ cho quyền phụ nữ và trẻ em, tranh đấu cho phổ thông đầu phiếu, cho tự do dân chủ…Sống lưu vong suốt 19 năm nơi đất khách quê nguời, qua Bỉ, qua Anh, đảo Jersey rồi đảo Guernesey. Không ai mà không biết đến hai tác phẩm vi đại của ông: Notre dame de Paris (1831), Les Misérables (1862) và nhiều tác phẩm khác… Cuộc đời của Victor Hugo là một cuộc đời hiến dâng, hết lòng phụng sự nhân loại, dùng ngòi bút của mình để bênh vực nguời nghèo khó, sống bất công trong xã hội. Sinh năm 1802 mất năm 1885 gần tròn một thế kỷ nên thế kỷ 19 đuợc gọi là thế kỷ của Victor Hugo. Tạ thế ngày 22 - 05 - 1885, tang lễ đuợc cử hành rất trọng thể như một quốc lễ. Để kỷ niệm 200 năm nhà đại thi văn hào Victor Hugo (1802 - 2002), ngày 15 và 16 - 11 - 2002, tại Palais Luxembourg (Paris) có tổ chức những cuộc hội đam về Victor Hugo qua hai chủ đề: Sự đi đày và lòng khoan dung (L’Exile et la tolérance). Truớc đó, để tỏ lòng tôn kính và biết on, chủ tịch Thuợng Nghị Viện Christian Poncelet đa đua phái đoàn đến thăm hai đảo Jersey và Guernesey là noi ông đa bị luu đay.»
Mọi nguời như đang chìm đắm ở thế kỷ thứ 19 với những trang phục cổ xưa có bóng dáng Jean Valjean, Cosette và Marius thấp thoáng. Ở đó đồng tiền vua Louis 18 nhỏ bé không đủ để ban phát hậu hinh cho dân nghèo.
Kế tiếp, GSTS Phạm Đinh Liên, một giáo sư vật lý danh tiếng trong giới khoa học Pháp lại dìu tất cả mọi nguời buớc sang thế kỷ thứ 20 tìm hiểu về Cuộc đời của ALBERT EINSTEIN (1879 - 1955): Nhà bác học lừng danh của thế kỷ 20.Theo Gs:
«Năm 1905, Albert Einstein đã đua ra lý thuyết về sự «tuong đối thu hẹp» trong đó hai khái niệm chính là: Sự giản nở tuong đối của thời gian và sự co rút tuong đối của chiều dài. Công thức E = mc² (năng luợng trọn vẹn của một số luợng vật chất bằng trọng luợng của nó nhân với bình phương của tốc độ ánh sáng) đuợc đem ra ứng dụng vào nghành vật lý hạt nhân. Việc chế tạo vu khí nguyên tử đa gây nên hậu quả vô cùng kinh hoàng mà ai trong chúng ta cung đều biết. Đó là việc thả bom nguyên tử ở Nagazaki ngày 09 - 09 - 1945 và riêng ở Hiroshima 3 ngày sau đó đã đem con số tử vong lên đến 221.000. Nhật Bản đã phải đầu hàng vô điều kiện để chấm dứt chiến tranh thế giới lần thứ hai. Gs còn nhắc đến bom H (bom Hydrogène) dựa trên nguyên tắc sự phân rã - phối hợp - phân rã của hạt nhân mà hậu quả về sự tàn phá của nó mạnh hon bom nguyên tử gấp 5.000 lần…»
Với số luợng thời gian ấn định dành cho mỗi diễn giả, ba vị giáo su danh tiếng ở Paris để nói về những đề tài lớn, chọn lọc, chắc hẳn thời gian thu hẹp trong một buổi không đủ! Nhung những đề tài đó quả thực đã mang cho cử tọa một món quà xứng đáng trong những ngày đầu xuân.
Sau vài phút trà bánh thom ngon để « giải lao ». Tiếp theo Nhà thơ Phuong Du bàn về các thú huởng nhàn thanh tao của các thi nhân khoa bảng ngày xưa, trong đó hội đủ «tứ đổ tuờng» gồm các bài thơ hát Nói của Nguyễn Công Trứ nói về thú say ruợu, thú cờ bạc, thú trai gái… Nguyễn Khuyến với bài Khóc Dương Khuê «Ruợu ngon không có bạn hiền, không mua không phải không tiền không mua». Nhắc nhở thêm các câu thơ Kiều của Nguyễn Du, thơ Cao Bá Quát, Trần Tế Xương, Tản Đa… Và ngày nay Phương Du có thêm bài thơ «Tứ khoái».
Nhà văn Đỗ Ngọc Giao thay đổi không khí bằng giọng hát trầm ấm, bài: «Màu tím hoa sim» nhạc Phạm Duy phổ thơ Hữu Loan, để tuởng nhớ một nhà thơ tài hoa vừa mới qua đời. Tiếp theo mọi nguời đuợc thuởng thức CD «Thu Tình Thương» thơ Phương Du, Phạm Đinh Liên phổ nhạc, vừa mới hoàn tất và trình làng. Nhà thơ Phuong Du giải thích bài thơ Thu Tình Thuong: «Có tính cách lịch sử, đã sáng tác rất công phu « tho tứ tuyệt độc vận - ương -» với tất cả tấm lòng để chào đón các bạn ở phương xa và đuợc đọc để khai mạc chương trình Thu Tao Ngộ».CD đuợc trình làng kế tiếp: «Giòng nhạc chiều» thơ Hồng Vũ Lan Nhi, Lê Mộng Nguyên phổ nhạc. Nhà thơ Đỗ Bình nhận xét về dòng nhạc của Lê Mộng Nguyên:
«Dòng nhạc chan chứa nỗi niềm u uất của kẻ tha hương. Giai điệu pha chất ngũ cung buồn như tìếng trầm vọng của những cung nữ xứ Champa thuở xưa còn phảng phất nơi những thành quách hoang phế đổ nát hay lẩn khuất nơi thánh địa Mỹ Son. Và chất Huế lẫn trong tiết tấu, cung bậc của dòng nhạc Lê Mộng Nguyên nên đuợm chút Nam Ai, kết thành giai điệu buồn man mác. Dòng nhạc ấy như có chút gì vương vấn những thành quách cung đình Huế năm xưa, và đã theo tâm hồn nhạc sĩ ra xứ nguời trên 60 năm. Tình Huế vẫn còn đọng trong «hơi nhạc» dù thời gian và không gian cách trở! . Đây là một bài thơ hay, hợp với ý nhạc tạo nên giai điệu dìu dặt mang chút tây phuong, bềnh bồng. Thơ và nhạc quyện vào nhau lại đuợc giọng ca hay nên đã diễn tả đuợc nét buồn man mác của Chiều Tà, phảng phất Tâm linh»
«Dòng nhạc chan chứa nỗi niềm u uất của kẻ tha hương. Giai điệu pha chất ngũ cung buồn như tìếng trầm vọng của những cung nữ xứ Champa thuở xưa còn phảng phất nơi những thành quách hoang phế đổ nát hay lẩn khuất nơi thánh địa Mỹ Son. Và chất Huế lẫn trong tiết tấu, cung bậc của dòng nhạc Lê Mộng Nguyên nên đuợm chút Nam Ai, kết thành giai điệu buồn man mác. Dòng nhạc ấy như có chút gì vương vấn những thành quách cung đình Huế năm xưa, và đã theo tâm hồn nhạc sĩ ra xứ nguời trên 60 năm. Tình Huế vẫn còn đọng trong «hơi nhạc» dù thời gian và không gian cách trở! . Đây là một bài thơ hay, hợp với ý nhạc tạo nên giai điệu dìu dặt mang chút tây phuong, bềnh bồng. Thơ và nhạc quyện vào nhau lại đuợc giọng ca hay nên đã diễn tả đuợc nét buồn man mác của Chiều Tà, phảng phất Tâm linh»
Buổi sinh hoạt «Huong Xuân Paris» chấm dứt lúc 18h00.
Nguyễn Mây Thu (Paris)
06 - 04 2010
CHIỀU SINH HOẠT VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
DIỄN THUYẾT HỘI LUẬN & VĂN NGHỆ
Buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật của CLBVHVN PARIS với chủ đề “Diễn Thuyết Hội Luận & Văn Nghệ” đã được tổ chức vào ngày 02-04-2016 tại Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội, số 23 đường Mesnil, Paris quận 16 với sự hiện diện của những khuôn mặt quen thuộc trong giới sinh hoạt Văn Hóa trong Cộng Đồng người Việt ở Paris
Mở đầu chương trình bằng nghi lễ chào quốc kỳ VNCH và một phút mặc niệm. MC, họa sĩ Nguyễn Đức Tăng ngỏ vài lời cảm ơn và tường trình cùng quan khách: “CLBVHVN Paris đã từng tổ chức những chiều sinh hoạt như Thu Tao Ngộ, Hương Thu Paris v.v... Nội dung của những buổi sinh hoạt đó tuy có khác nhau nhưng tựu trung đều là để giới thiệu, ra mắt các tác phẩm của các văn nghệ sĩ như: Nguyễn Hữu Nhật, Đặng Văn Nhâm, Du Tử Lê, Lưu Nguyễn Đạt, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phan Khâm, Vũ Hối, Nguyễn Thị Vinh, Lê Trọng Nguyễn, Như Hoa Lê Quang Sinh, Trương Anh Thụy, Trùng Dương, Vũ Nam, Sương Mai, Dư Thị Diễm Buồn, Phong Thu, Tiểu Thu, Tôn Nữ Mặc Giao.v.v... Về phần tổ chức buổi nói chuyện cho các thi, văn, nhạc sĩ ở Na Uy có nhà văn Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Hữu Nhật; Đan Mạch có nhà báo Đặng Văn Nhâm; Anh có nhà báo Mạc Kinh; Đức có nhà văn Vũ Nam; Nhật có nhà văn Đỗ Thông Minh; Thụy Sĩ có nhà văn Nguyễn Thùy; Canada có luật sư, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đăng Trình; Hoa Kỳ có nhà văn Hà Bỉnh Trung v.v... Về phần tổ chức trình diễn nhạc có các nhạc sĩ: Phạm Duy, Lê Dinh, Phạm Mạnh Cương, Trường Sa, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Lê Đô, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyệt Ánh v.v...”
Tiếp theo, Chủ tịch CLBVHVN Paris, nhà thơ Đỗ Bình phát biểu: “Vào những dịp xuân này, hôm nay cũng như những lần khác chúng tôi đã cố gắng thực hiện và đã từng tổ chức những buổi ra mắt tác phẩm. Trong suốt quá trình 20 năm có một số các văn nghệ sĩ như ở Na Uy nhà văn Nguyễn Hữu Nhật đã qua đời, nhà văn Nguyễn Thị Vinh (qua đời). Ở Canada luật sư Nguyễn Đăng Trình sau khi sinh hoạt lần cuối với chúng tôi đã qua đời. Ở Luân Đôn nhà báo Mạc Kinh người từng viết trong tờ Đại Chúng, Dân Chúng cũng vừa mới qua đời. Trên tiến trình văn hóa còn có được như ngày hôm nay là do sự bỏ ra công sức của rất nhiều người, trong số nhiều người đó đã từng sinh hoạt trong CLB, và nay họ đã ra đi! Do đó thời gian qua chúng tôi cố gắng để thực hiện một cuốn sách: Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris để ghi lại những đóng góp của các vị đó đã đóng góp tâm trí, công sức cho văn hóa dân tộc ở hải ngoại, và cuộc chuẩn bị suốt hai năm cho đến bây giờ coi như đã được hoàn chỉnh ở trên mặt hình thức và nội dung. Tôi xin cảm ơn ca sĩ Tuyết Dung, là một thành viên của CLB, và là giám đốc của trung tâm đã có nhã ý cho chúng tôi mượn cơ sở làm nơi hội họp. Sau đó là nhà quay phim Võ Anh Tuấn, một khuôn mặt trẻ đã nhiều năm sinh hoạt giúp đỡ rất nhiều người. Với nhiệt tâm đó tôi đã mời anh vào để ghi lại những kỷ niệm đẹp của CLB. Ca sĩ Kim Thu, một kỹ sư cũng từ CLB mà ra và trở thành một ca sĩ hàng đầu của Paris giống như Tuyết Dung. Kim Thu có nhiệm vụ đến đón Luật sư Trần Thanh Hiệp, liên lạc với GSTS Hoàng Đức Phương để lo projecteur cho buổi hôm nay. Cuối cùng là Kỹ sư Lê Minh Triết một khuôn mặt nổi của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, nhiều nhiệt tâm, rất khiêm nhường, sinh hoạt trên rất nhiều mặt, anh lo về trang trí và kỹ thuật âm thanh. Ngày xưa bước vào Ba Lê Thi Xã tôi là người trẻ nhất, bây giờ trong những khuôn mặt ở đây của Ba Lê Thi Xã chỉ còn Nữ sĩ Tôn Nữ Quỳnh Liên, Thi sĩ Phương Du, Nữ sĩ Phạm Thị Nhung và tôi. Hôm nay trong sinh hoạt tôi có mời các người trẻ đến sinh hoạt để các anh chị thấy CLB rất cần tuổi trẻ vô cùng”.
Sau đó nhà thơ Đỗ Bình giới thiệu người cao niên nhất trong CLB là Bác sĩ Nguyễn Bá Hậu, nhà thơ Phương Du (qua đời), mời ông lên phát biểu: “Văn hóa là một điều bao gồm những thành tựu của các hoạt động thuộc đủ mọi ngành của một dân tộc. Nó luôn luôn biến đổi theo dòng thời gian, mỗi ngày một tiến triển nhanh hay chậm cho hợp với nhu cầu của tình thế. Văn hóa càng phát triển thì mức sống của nhân dân, nhất là dân trí, cũng sẽ được nâng cao. Ý thức được điều này chúng tôi đã lập ra CLBVH Ba Lê từ hơn 20 năm nay để đóng góp một phần nhỏ vào sự vun bồi văn hóa Việt. Mong rằng trong tương lai CLBVH sẽ có nhiều vị vui lòng cộng tác với chúng tôi để cho CLB được mãi mãi trường tồn”.
Chương trình gồm có diễn thuyết, hội luận, văn nghệ , sau cùng là nói về việc xuất bản “Tuyển tập Những Khuôn Mặt Văn Hóa Paris”. Tường trình về sự thực hiện tuyển tập này, Giáo sư Trần Văn Cảnh cho biết : “ Trong Chiều Văn Học Nghệ Thuật “Hương Mùa Hạ” ngày 29-06-2014, tiếp nối truyền thống của những nhà văn hóa xưa, như Nguyễn Trãi (1384-1442), Lê Quý Đôn (1726-1781), Phan Huy Chú (1782-1840), chúng ta đã đưa ra một dự án tổng quát về sinh hoạt văn hóa, xác định đường hướng văn hóa của chúng ta nhằm góp phần xây dựng và lưu tâm gìn giữ phát triển sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếp theo đó là buổi sinh hoạt VHNT “Paris Chiều Tưởng Nhớ” ngày 26-10-2014, chúng ta đã quyết định đề nghị một dự án làm việc ngắn hạn và cụ thể nhằm thực hiện một tác phẩm văn học, lấy tên là “Tuyển Tập Những Khuôn Mặt Văn Hóa Paris”. Động lực chính thúc đẩy chúng ta làm ra dự án này là sau khi duyệt qua 4 tác phẩm nói về văn học văn chương hải ngoại: Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca VN Hải Ngoại (1975-2000); Lưu Dân Thi Thoại (1975-2000); Khung Trời Hướng Vọng (2005); Kỷ Yếu 20 Năm Văn Học Cội Nguồn (1993-2013). Chúng ta nhận thấy rằng thiếu một tác phẩm tập thể của CLBVHVN Paris. Năm 2015, các thư ngỏ được gửi đi và chúng ta bắt đầu thu góp bài vở của các văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, đến hôm nay tính được 34 bài trong đó có 12 bài nói về tác phẩm và tác giả, các bài còn lại liên hệ đến sáng tác của mỗi tác giả về một đề tài văn hóa, nghiên cứu văn học. Nhìn chung vào các dàn bài tóm lược của các đề tài này, nội dung chủ yếu của văn hóa Việt Nam đạt được từ buổi họp vừa qua đã đi theo đúng hướng nội dung tiên liệu vào ngày 29-06-2014 và ngày 26-10-2014. Chúng tôi vui mừng nhìn thấy kết quả cụ thể của CLBVHVN Paris qua Tuyển Tập Những Khuôn Mặt Văn Hóa Paris, nhìn thấy sự đóng góp hăng hái vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam tỏ lộ phong cách, trách nhiệm của người làm văn hóa. Chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện xong việc in ấn và gửi đến quý bạn đọc tuyển tập trong năm 2016 này và hy vọng sẽ được quý bạn đọc đón nhận như một cố gắng đóng góp vào gia tài văn hóa Việt Nam của chúng ta”.
Bác sĩ Nguyễn Bá Linh thay thế MC, họa sĩ Nguyễn Đức Tăng giới thiệu Giáo sư Hoàng Đức Phương, Tiến sĩ trưởng cơ sở Việt Tộc luôn theo đuổi mục đích bảo tồn văn hóa truyền thống của Việt Nam. Thuyết trình về “Biến Thái Về Văn Hóa Dân Việt” ông phát biểu: “ Văn hóa tiếng Việt gọi là nếp sống. Văn là đẹp đẻ. Hóa là biến đổi. Văn hóa là biến đổi cách sống cho đúng với môi trường sinh sống làm sao cho đẹp đẻ. Như con cháu chúng ta phải thay đổi cách sống. Chúng ta cũng phải thay đổi cách sống vì môi trường sinh sống khác thì chúng ta phải khác. Đó là định nghĩa văn hóa. Còn bây giờ văn hóa từ đâu mà ra? Thoạt đầu là kinh nghiệm sống, sau vì chúng ta không hài lòng với cuộc sống của chính chúng ta, vì tinh thần cầu tiến nên mới có phát minh khoa học. Đại khái như computer là phát minh khoa học mới , chúng ta phải sống với môi trường computer chứ chúng ta không thể sống với môi trường đi xe đạp. Suy nghĩ của chúng ta lại khác. Từ đó đưa đến nếp sống vật chất, tư duy và tư tưởng thay đổi. Tư tưởng là mình phải sáng tạo ra một nếp sống tâm linh phù hợp với nếp sống vật chất. Tư tưởng sáng tạo phù hợp ở đây ta mới gọi là học thuyết nhằm phục vụ cho cá nhân, tập thể và nhân loại… Bây giờ tôi nói về sự đề kháng và giao lưu văn hóa. Xát nhập và hội nhập văn hóa làm cho cuộc sống hài hòa. Sức đề kháng là khi vào lúc nào cũng có người chống dựa vào hồn Việt, nếu cái hồn còn nhiều thì sức đề kháng rất mạnh. Nếu chúng ta mất cái hồn rồi thì chúng ta mất gốc. Vì vậy phải để cho con cháu chúng ta khôi phục lại hồn Việt. Thế nào là hồn Việt? Quý vị biết rằng Hồn và Tâm là hai cái chính của con người. Con người Việt cần phải có hồn Việt và tâm Việt, có tinh thần tự trọng, cầu tiến, phải biết sống với mình và biết sống với người, đó là tâm Việt...”
Phần diễn thuyết thứ hai do Luật sư Trần Thanh Hiệp nói về Nhóm Sáng Tạo: “Ở Nam Việt Nam, miền tự do có hai nhóm gọi là Tự Lực Văn Đoàn và Nhóm Sáng Tạo là những người đã gây được biến cố về văn học sử. Nhóm Sáng Tạo là tên một tờ báo xuất bản hàng tháng ra đời từ tháng 10 năm 1956, ngưng lại, rồi ra bộ mới có được chừng 10 số thì tự ý đình bản vào năm 1962. Những người ở trong nhóm nồng cốt xem nhau như gia đình thân thiết cùng nhau sinh hoạt gồm có: Các họa sĩ: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn; Thanh Tâm Tuyền (tác giả Lệ Đá Xanh), Nguyễn Sỹ Tế (Người Sông Tương), Trần Thanh Hiệp, Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Quách Thoại, Nguyên Sa Trần Bích Lan, Cung Trầm Tưởng, Sao Trên Rừng (Nguyễn Đức Sơn), Nguyễn Văn Trung (Hoàng Thái Linh), Doãn Quốc Sỹ, Thảo Trường, Viên Linh, Trần Dạ Từ, Trần Thị Nhả Ca, Vĩnh Lộc, Thạch Chương (Cung Tiến), Vương Tân (Hồ Nam), Hoàng Anh Tuấn… Nhóm Sáng Tạo chủ trương đổi mới hào khích nhưng những công việc mà Sáng Tạo đã làm là làm với sức mình và với hoàn cảnh lúc đó cho phép. Hoàn cảnh lúc đó là sao? Năm 1954, sau hiệp định Genève thì ở Bắc có một triệu người di cư vào Nam, dân miền Nam lúc đó phải tiếp thu một triệu người và một triệu người đã bỏ cả làng xá, mồ mả cha ông, tiền bạc , có nhiều người chỉ với hai bàn tay trắng. Tất nhiên là trong cuộc di cư đó, bên nào cũng không phải là đời sống bình thường, người đi và người tiếp đón đều có sự chuyển động, hơn nữa về mặt quốc tế những lực lượng đánh nhau trong đệ nhị thế chiến ngoài mặt thì tìm cách để sống chung với nhau nhưng bên trong thì vẫn tiếp tục đánh nhau. Như vậy tất cả ở một biến động như thế đã có ảnh hưởng đến những người cầm bút, viết văn làm thơ hay cầm cọ để vẽ. Tất nhiên phải có cái gì nói. Văn nghệ không phải là nói chuyện tào lao mà phải tìm ra, nói cái gì gọi là đẹp tạo nên cho người ngoài những mỹ cảm đem đến làm cho người ta rung động. Thạch Lam viết trong cuốn Theo Dòng có nhận xét như sau: “Những phong trào nước ta bất cứ phong trào gì đều có một tính chung là nông nổi chỉ hời hợt bề ngoài, cái mà chúng ta thiếu nhất là sâu sắc, bởi chúng ta không chịu phân tích kỹ về một vấn đề gì, chúng ta cũng không biết được một cách rõ ràng và chu đáo, thấu suốt, mà tâm hồn người ta lại là một vật khó hiểu nhất, những trạng thái tâm lý trong lòng người rất phiền phức kín đáo và uyển chuyển, những người hiểu biết và thành thực rất hiếm, phần nhiều chỉ là a dua. Những cảnh mà các nhà văn ấy bày ra trước mắt không làm cho ta rung động mà những hành vi và tâm lý của các nhân vật trong truyện bởi không nhận xét đúng nên không thật. Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật nhưng một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị”. Mai Thảo nói rằng: “Văn học nghệ thuật mặc nhiên không thể còn là thuật tả chân của Nguyễn Công Hoan, lãng mạn lối Thanh Châu, những khái niệm Xuân Thu, những luận đề Tự Lực, những trào lưu cạn dòng, phải nhượng bộ dứt khoát cho những ngọn triều lớn dậy thay thế...” Đó là điều chúng tôi suy nghĩ vào thời điểm 1956 ở miền Nam. Anh em trong Nhóm Sáng Tạo nói làm mới tức là phải thay đổi những phương pháp để đi tìm những rung cảm của mình, những hình thức thích hợp diễn tả ra để khi người ta đọc những tác phẩm người ta nắm bắt được một phần nào. Việc làm của Nhóm Sáng Tạo là muốn thay đổi cách nhìn của văn nghệ sĩ và tìm cách để văn nghệ sĩ diễn tả những điều mà mình rung cảm được và làm cho người khác cảm động. Theo lời nhà phê bình Thụy Khuê, là người đã nghiên cứu rất nhiều sinh hoạt về văn nghệ, tác giả của cuốn Nhân Văn Giai Phẩm: “Trên thực tế Nhóm Sáng Tạo đã gây được ngọn triều lớn trong giai đoạn 1954-1960 tương tự như Tự Lực Văn Đoàn những năm 1933-1943, thổi luồng gió mới vào sinh hoạt văn nghệ làm thay đổi bộ mặt văn thơ Việt Nam. Đó là nhận xét của một người phê bình, không phải hồ đồ mà là người đã nghiên cứu và suy nghĩ thì tôi mong rằng quý vị ghi nhận đã có người nói như thế... ”
Phần bàn luận được diễn biến khá sôi nổi, bắt đầu là nhà thơ Đỗ Bình:
- Ngày xưa hàng ngàn năm trước, người Việt Nam nói chữ Trời là gì và khác ngày hôm nay chỗ nào?
- Gs Hoàng Đức Phương: Lùi lại gần đây lấy tài liệu của ông Đào Duy Anh viết về chữ Nôm thì ngày xưa mình gọi ông Blời (Trời), ông Blăng (Trăng), con Tâu (Trâu). Mình cười nhưng thực ra đó là tiếng gốc của mình đấy. Tiếng nói của tiếng Việt rất là quan trọng cần được phân biệt. Chữ Quốc ngữ bắt đầu từ nguyên âm gọi là chính vận. Không có chính vận không có chữ. Phần trên là sự tổng hợp của tất cả các phụ âm gọi là bộ luật. Phần thêm vào là phần chính biến đổi đi, thường khi thay đổi tiếng nói người ta thay đổi bộ luật. Ngày xưa đọc “Bl”, bây giờ đọc “Tr”. Đó là biến hóa tự nhiên, biến thái của tiếng nói.
- Đỗ Bình: Thưa anh chữ “biến thái” là chữ Việt, chữ Hán hay chữ Nôm?
- Hoàng Đức Phương: Là chữ Việt chứ. Tôi nói rõ ràng nếu là chữ Hán thì ngày xưa chưa có người Hán, họ chỉ là dân di trú sang.
- GS Nguyễn Bảo Hưng: Tôi xin góp thêm về chữ “biến thái”. Theo tôi hiểu giáo sư dùng chữ biến thái là biến đổi trạng thái phải không? Vậy khi tôi nói rằng chữ “biến thái” nếu dùng về văn hóa nghĩa là biến đổi trạng thái văn hóa. Nếu chúng ta xét về mặt văn hóa thì nó thuộc về đời sống tâm linh nhưng chúng ta không thể bế quan tỏa cảng như thời Tự Đức để chịu thua thiệt. Trái lại nếu tiếp thu hội nhập để phát triển cái của ta. Thí dụ bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan theo Đường Thi, bài thơ của Thế Lữ- Hổ Nhớ Rừng- thì lại khác, ảnh hưởng thơ Tây Phương. Thí dụ thứ hai, như chúng ta vẫn còn tiếp tục nghe bản nhạc Áng Mây Chiều hay Đêm Thu, hội nhập, nhưng nó biến thành xương máu của ta thì tôi nghĩ nó cũng là biến thái nhưng chúng ta thấy có tâm hồn Việt Nam, nó đâu còn là biến thái nữa bởi vì nó đâu có đổi ra thành trạng thái là hoàn toàn Tây Phương.
- GS Trần Văn Cảnh: Đổi mới có hai điều là gạt bỏ các phong tục, hủ tục cũ , đưa cái gì mới vào. Người ta chỉ sáng tạo khi nào người ta muốn đưa một cái mới, sửa lại cái cũ là cái gì xấu. Tôi muốn hỏi cần tiến triển, muốn sáng tạo, bỏ cái cũ thì cái cũ có điều xấu không? Tại sao lại bỏ? Cái mới là mới ở chỗ nào? Tại sao lại đưa vào mình có thích hợp không?
- LS Trần Thanh Hiệp (TTH): Tôi xin trả lời anh Cảnh rằng cái cũ thay vào cái mới không phải là cái cũ hay hơn, tốt hơn hay xấu hơn bởi vì chữ tốt với chữ xấu không thể so sánh được. Người Việt gặp nhau bắt chước người Tây Phương bắt tay, người Nhật thì cúi đầu, không thể nói rằng kiểu chào của người Nhật hay hơn, tốt hơn. Đó là cách mình thích ứng vào đời sống lúc đó họ chấp nhận thế thôi. Văn hóa là thứ gì để con người thích ứng nhưng cách phải giải quyết được nhu cầu của đời sống và nhu cầu cơ bản đó là phải làm thế nào để cho sự sống được tích cực không bị đe dọa và sống dưới những hình thức nào thì phải thích hợp còn nếu cứ sống như cũ thì không được cho nên tôi xin nói là không có sự so sánh nào tốt hay xấu.
Khách mời là những người có ý thức quan tâm về vấn đề văn hóa Việt Nam, liên quan đến những biến chuyển trong đời sống của người Việt Nam ở hải ngoại, xát nhập và hội nhập, đề kháng và giao lưu văn hóa. Cuộc bàn luận vẫn còn đang kéo dài và trở nên rất lý thú hào hứng, đề tài thuyết trình hôm nay quá rộng lớn mà thời gian lại có giới hạn nên phần văn nghệ hầu như phải nhường chỗ cho các diễn giả để mỗi người được tham dự và bày tỏ ý kiến của riêng mình.
Trước khi chia tay, nhà thơ Đỗ Bình nêu lên một câu hỏi cùng Luật sư Trần Thanh Hiệp: “Tại sao Nhóm Sáng Tạo đang phát triển như thế lại ngưng lại?”. Và được Luật sư Trần Thanh Hiệp trả lời: “ Có người bảo rằng chúng tôi ngưng ngang xương, nhưng thật ra bên trong cũng có lý do. Chúng tôi ngưng là vì tự ý đình bản, vì rằng khi chúng tôi nói ở hoàn cảnh đặc biệt lúc đó có một khoảng trống chính trị khiến cho con người được tự do và chúng tôi đã tìm hiểu sự kiện làm thế nào để có sự tự do đó. Chúng tôi một mặt chống bạo lực ở miền Bắc, nhất định không cho đứng vào để chỉ huy, những người đem đến cho người ta những nếp sống rung cảm muốn điều khiển văn nghệ trị như chúng ta thấy là vụ Nhân Văn Giai Phẩm tháng 1-1956 nổ ra đàn áp. Đám người chúng tôi ngăn cái đó và chính quyền tại chỗ lúc đó chưa phải là chính quyền đầy đủ sức lực để mà thao túng lớp người văn nghệ sĩ, nhưng chúng tôi thấy rằng khi chính quyền tại chỗ đã lên rồi, nếu chúng tôi tiếp tục xuất bản thì phải chống. Vì đã chống bạo lực ở miền Bắc thì phải chống bạo lực ở miền Nam, khổ một nổi chúng tôi không phải làm những công việc đó vì mình nằm giữa hai lằn đạn. Nếu chúng tôi chống miền Nam thì chúng tôi giúp cho miền Bắc đàn áp. Miền Bắc sẽ khai thác chuyện đó, cho nên chúng tôi dùng hai quyền đặc biệt của người cầm bút: Tố cáo bạo lực, chúng tôi chống bạo lực mà mọi người nhìn thấy. Còn quyền thứ hai là chúng tôi im lặng không làm gì cả, bất hợp tác, cho đình bản nhưng vẫn tiếp tục với những danh nghĩa khác. Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền hợp tác với báo Văn. Đó là chúng tôi xử dụng quyền im lặng bất hợp tác bởi vì nói ra thì bất lợi cho đời sống của mọi người, cho nên chúng tôi tự ý đình bản. Bây giờ tôi xin nói ra để cho mọi người biết”.
Chương trình kết thúc vào khoảng 18 giờ. Chủ tịch CLBVHVN Paris, nhà thơ Đỗ Bình tiễn chào các bạn và nói: “Chúng tôi chờ đợi điều này rất lâu và chúng tôi chỉ muốn những người là nhân chứng ở trong Nhóm Sáng Tạo để nói lên sự thật”.
Nguyễn Mây Thu
(Montpellier, 14-06-2016)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét