Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Tản Mạn Về Quê Tôi - Mai Thanh Truyết

Đã lâu lắm rồi, tôi có …một đêm không ngủ. Câu chuyện đã xảy ra vào một ngày…năm 2017, sau khi làm xong 30 phút Hội luận với Nhà báo Trương Sĩ Lương,  ở một đài phát thanh trên Dallas. Thông thường, sau khi vào giường ngủ, đọc năm ba trang sách là tôi …lang thang …đi về Việt Nam ngay trong giấc mộng.<!>
 Nhưng tối hôm đó thì không!
 Sau khi đọc xong quyển sách của anh bạn ở Montréal, anh Lê Tấn Lộc, một người thầy giáo và cũng là một chiến sĩ cho một Việt Nam tương lai không còn CSBV, tôi đã tắt đèn từ lâu, nhưng không tài nào chợp mắt được. Tôi không ngủ được vì những hình ảnh xa xưa của anh bạn Lộc của tôi, mặc dù quá tuổi thất thập rồi, nhưng anh vẫn còn khả năng ghi lại những hình ảnh kỷ niệm của vùng quê của anh ở Vĩnh Longcủa ngôi trường anh đã học, của mái nhà người thầy dạy anh đờn và đóng kịch Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo…., thậm chí còn ghi lại vài mối tình quê thời còn là học sinh.
 
Trí óc tôi vẫn mãi quay cuồng trong bao hình ảnh của bè bạn khắp nơi sau hơn 30 năm với "làng văn trân bút", những hình ảnh về quê "tôi" của các bạn văn. Nào là Nguyên Nhung, Houston dù có quê ở tận miền Bắc xa xôi, nhưng vẫn nhận một góc Cần Thơ là quê mình. Những bài viết nhẹ nhàng tả lại lối mòn trong xóm, bà bán quán chạp phô đầu ngõ, cùng những "giây phút" chạnh lòng trong vài mối tình thuở học trò.
 Nào là cô em Tiểu Thu ở tận Montréal mà cũng còn nhớ vanh vách về vùng quê Vĩnh Long của mình, với bao kỷ niệm đầu đời, chiều chiều đạp xe nhìn về …phía xa xăm hay nhìn mong ngóng ai đó(?). (ghi nhận là TT có nói với tôi đó là "hư cấu" chứ không phải "chiện" thiệt! mà hư cấu hay không cũng là kỷ niệm phải không TT, có anh Thành làm chứng đó!)
Nào là anh bạn thầy giáo của tôi Nguyễn Lộc Thọ, Orangetrên Đặc san Hậu Nghĩa, hãnh diện nói về vùng quê Đức Hòađầy Việt Cộng của mình, bước ra khỏi ngõ là thấy…VC rồi.
 
Nói lên để hoài niệm, để cho bà con cô bác mình vẫn còn một quê, có một quê. Bạn Thọ nói về Đức Hòa có Xóm "Quế" (Huế) làm nón lá do cha Bình mang nhiều gia đình Huế về khi chuyển về làm giám mục ở đây.
 Lại một cô em cũng là một nhà giáo Ngọc Dung, Vancouver, dù gốc gác cũng ở tận miền Bắc, nhưng cô em vẫn thường hay viết lại kỷ niệm về quê Đà Lạt ngày xưa trong các bài viết, kể lại kỷ niệm trên đường Ngô Tùng Châu về hướng Lữ quán Thanh Niên và bưu điện, kể lại Cà phê Tùng năm xưa…và dĩ nhiên một vài vấn vương xưa trong cái không khí lãng mạn sương mù Đà Lạt trên đường đi đến Trại Hầm hay quanh bờ hồ Xuân Hương…
 Và còn nhiều bạn bè khác viết ra đây không hết, ai cũng hơn một lần viết và nói về quê mình…
Còn tôi!
 Nếu ai có hỏi quê tôi ở đâu?
Tôi chỉ trả lời vỏn vẹn là "quê tôi ở Hậu Nghĩa" mà thôi. Và nếu có hỏi thêm nữa, tôi cũng chỉ có thể nói thêm là tôi sanh trưởng tại ấp Bàu Trai, làng Tân Phú Thượng, quận Đức Hòa, tỉnh Cholon (giấy khai sanh bằng tiếng Pháp viết chữ Chợ Lớn ra như vậy, và tôi chỉ thấy một lần một, từ lâu lắm rồi, đâu chừng gần 70 năm về trước).
 
Có một chuyện mà tôi nghe kể lại trong một lần họp mặt Gia đình Hậu Nghĩa tại Nam Cali, Cựu Tỉnh trường Hậu Nghĩa, Đại tá Tôn Thấn Soạn đã vạch mặt trò giả mạo "địa đao Củ Chi" của CS Bắc Việt năm nào.
 Hậu Nghĩa là một tỉnh cũ ở Nam phần Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòaTỉnh này tồn tại từ năm 1963 đến 1976. Tỉnh được thành lập theo Sắc lệnh số 124-NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 15/10/1963, từ phần đất tách ra của các tỉnh Long AnGia Định và Tây Ninh. Tỉnh lỵ đặt tại Bàu Trai, gọi là thị xã Khiêm Cương. Tỉnh gồm 4 quận (24 xã): Củ ChiĐức HòaĐức Huệ và Trảng Bàng. Dân số năm 1965 là 176.148 người, năm 1974, dân số tăng lên 232.664.
Vào tháng 2 năm 1976, tỉnh bị "khai tử" do CS Bắc Việt và các phần đất được chia cho ba tỉnh lân cận. Quận Trảng Bàng sáp nhập vào tỉnh Tây Ninh, Củ Chi sáp nhập với quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương thành huyện Củ Chi nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, còn hai quận Đức Huệ và Đức Hòa nhập vào tỉnh Long An.
Theo lời anh chị tôi kể và sau nầy đọc sách báo thêm, quê tôi đã nhiều lần thay tên đổi họ, từ tỉnh Chợ Lớn rồi Long An, và sau cùng là Hậu Nghĩa dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa. Tỉnh lỵ Hậu Nghĩa gọi là Khiêm Cương chính là ngôi làng nơi sanh tôi ra. Do đó, tỉnh lỵ rất nhỏ so với các quận như Đức Hòa, Hiệp Hòa, Củ Chi, và Đức Huệ…những vùng đất làm cho biết bao nhiêu cô nhi quả phụ phải trả giá rất đắt kể cả mạng sống trong cuộc chiến do CS Bắc Việt gây ra trong suốt 20 năm.
 Tôi đã biết về quê tôi chừng đó mà thôi.
Xin đừng hỏi nữa vì tôi sẽ không biết trả lời sao?
 
Chính vì thế mà tôi không hề viết gì về quê nhà cả, ngoài một kỷ niệm mờ mờ ảo ảo còn vương vất trong trí óc lúc còn non nớt của tôi mãi đến ngày hôm nay, kỷ niệm của một thời…Việt Minh vùng dậy, đốt thôn xóm, xử tử nhiều người dân mộc mạc, chất phác vào những năm 44,45 trong đó có Ba tôi.
 Theo lời Má tôi kể lại khi tôi chưa đầy 3 tuổi, Ba tôi đã bị trói thúc ké cạnh bụi chuối bên hông nhà. Lệnh xử tử được đọc ra là vì Ba tôi là "Việt gian" và là địa chủ, có con gửi theo học trường Pháp dưới Sài Gòn, nói tiếng Pháp với lính Tây đóng ở đầu làng…, có nuôi ngựa đua và thi đua ở trường đua Phú Thọ v.v…Và Ba tôi bị bắn ngã gục xuống sau khi bị trói thúc ké bên bụi chuối, chỉ cách chúng tôi khoảng 4 thước gồm hai bà chị lớn, cùng hai ông anh, và tôi.
 "Họ" tưởng Ba tôi chết rồi, sau đó đốt nhà, cướp của… rồi đi.
 Từ đó gia đình tôi trôi giạt xuống Sài Gòn ngay đêm hôm đó (không còn nhớ ngày!?) và Ba tôi được cứu sống.
 Và tôi chỉ trở về thăm quê tôi một lần một và chỉ một lần mộtmà thôi sau "giải phóng" (?) vào năm 1976, để nhìn thấy mồ mã của Ba Má tôi lần đầu cũng là lần cuối cho đến khi phải đành đoạn lìa xa quê cha đất tổ chỉ vì "cái gọi là" cơ chế chuyên chính vô sản của những người không còn chút nhứt điểm lương tri của …con người.
Đó là những gì tôi biết về quê tôi, nơi chôn nhau cắt rún, nơi an nghĩ của những người thân yêu nhứt đời của tôi. Nói như vậy để thấy rằng tôi là một con người tệ bạc, không có một hình ảnh quê nhà nào trong đầu, không giữ được tình quê, tình xóm giềng quê cũ!
Vì vậy cho nên, cứ mỗi lần đọc một bài viết ghi lại những dấu ấn của quê mình do các bạn văn, nhứt là trong Đặc san Hậu Nghĩa hàng năm mà tôi là Cố vấn không biết tự bao giờ…làm lòng tôi chùng xuống. Tôi không có được may mắn như các bạn để có thể viết rõ ràng về quê mình, ngay cả một vài kỷ niệm đơn sơ ở nơi chôn nhau cắt rún nữa. Và đó cũng là lý do tôi mất ngủ tối hôm đó vì một vài câu thơ tình con cóc của lứa tuổi học trò ở quê của anh bạn Lộc Montréal của tôi.
 
Hởi những người con Việt tha hương của tôi ơi!
Các bạn có bao giờ có những ý nghĩ của một người con Việtkhông hình dung được nơi chôn nhau cắt rún của mình không?
Có ai giống như tôi đây không?
 Các bạn có bao giờ có những giây phút chạnh lòng như thế nầy bên ly cà phế đắng và chiêm nghiệm về tuổi thơ của chính mình hay không?
Một mình trên bàn giấy trong một căn phòng ở nhà, nơi tôi viết lên những dòng chữ trên đây, nơi tôi trải qua suốt bao năm trời căm cụi những bài viết về môi trường, về thực phẩm, và nhứt là những suy nghĩ về phương cách "Chống Tàu Diệt Việt Cộng" để tìm"một lối thoát nào cho Việt Nam". Không một USB nào nằm trong ngăn kéo của bàn viết mà tôi không biết chứa đựng những hồ sơ gì cho công việc "chống lại công cuộc Hán hóa của Trung Cộng" của tôi?
 V​à
​ 
 đây chính là nơi tôi trang tr​ải, chia sẻ với bè bạn khắp nơi về những suy nghĩ của một người con Việt về những vấn đề Việt Nam.
 Thế mà, nghĩ về quê tôi, tôi chỉ biết lờ mờ
Tội nghiệp cho tôi không các bạn?
Có bao giờ bạn nghĩ, bạn sẽ mất quê khi bạn bị tách rời ra khỏi nguồn cội trong khi sống ly hương như hiện nay không?
Có bao giờ bạn nghĩ, hồn quê luôn luôn ở bên cạnh bạn dù bạn không hề nhắc đến hay nghĩ đến hay cảm nhận không?
 Ý nghĩ viết về quê tôi, dù cho một lần như hôm nay, tôi cũng chỉ có chừng đó để chia sẻ cùng bạn mà thôi. Hình ảnh quê nhà thì mờ mờ ảo ảo…nhưng tôi vẫn tin rằng hồn quê nơi tôi đã khắc sâu từ trong vô thức, chỉ cần một sát na nào đó, chỉ cần một khơi dậy nào đó, hồn quê sẽ cuồn cuộn chảy vào tâm khảm chúng ta.
​C​
 ác bạn ơi!
 
Qua những dòng tản mạn trên đây tôi muốn nhắn gửi tới các bạn rằng, dù ở một nơi xa xôi nào trên quả địa cầu nầy. dù bạn bị tách rời khỏi quê cha đất tổ, sống tha phương nhưng "không cầu thực", nhưng hồn quê của bạn vẫn hiện diện dai dẳng trong lòng bạn, trong tâm trí bạn.

​H​
ồn quê đã ẩn tàng trong tận sâu thẳm của tâm hồn bạn.
Nhưng có ai giống như hoàn cảnh của tôi không?
·       Thời thơ ấu: Không biết Quê là gì?
·       Thời thanh thiếu niên: Biết Quê qua lời kể của Ba Má Anh Chị.
·       Thời trưởng thành: Biết Quê qua nửa vòng trái đất.
·       Thời lưu vong: Biết Quê trong tâm tưởng và trong vô vọng.
 Biết bao giờ Tôi mới nhìn lại Quê hương đích thực của tôi đây?
Bạn không sống gần QUÊ, trong QUÊ, nhưng QUÊ vẫn có trong bạn.
 Hồn Quê vẫn sống trong tiềm thức của bạn.
 Và Hồn Quê tôi muốn nói nơi đây, chính là HỒN NƯỚC đó bạn ạ!
 HỒN NƯỚC đang réo gọi chúng ta mau về dựng lại bức dư đồ rách do con người vô tâm, CSBV đang dày xéo Đất và Nước chúng ta.
 Hồn quê đang réo gọi để tôi còn:
 "Ngẩng đầu hẹn với quê cha,
Tôi còn đỡm lược xây nhà Việt Nam"

Mai Thanh Truyết
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Viết cho thời Tui thơ thập niên 1940 Vit Nam – 2017

Không có nhận xét nào: