Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

NÕI SỢ - CaliToday

Đảo Gạc Ma 30 năm sau ngày bị Trung Cộng cưỡng chiếm. Ảnh: Thanh Niên
Vietnam – Cali Today news – Sự sợ hãi bao trùm lên đầu những người lãnh đạo CSVN nên họ đã chẳng dám tổ chức một buổi tưởng niệm quốc gia ngày 64 tử sỹ bị thảm sát trên đảo Gạc Ma. Nỗi sợ hãi cũng đã khiến cho lãnh đạo CSVN không dám tổ chức tưởng niệm cuộc chiến biên giới. Cũng chính nỗi sợ hãi đã khiến cho lãnh đạo không dám cho những sự kiện đau thương liên quan đến Trung Cộng lên các trang sách giáo khoa nhằm giáo dục cho giới trẻ.
<!>
Đúng ngày này của 30 năm về trước (14/3/1988), hải quân Trung Cộng đã dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma, gây ra cuộc thảm sát khiến 64 công binh chết tức tưởi. Kể từ đó, đảo Gạc Ma, một phần gắn liền với đất mẹ Việt Nam đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Cộng. Trong khoảng 30 năm đó, chính quyền CSVN gần như giấu nhẹm những tin tức về cuộc thảm sát này.
Cách đây khoảng hơn chục năm, một số người đã xuống đường biểu tình phản đối trước việc nhà cầm quyền Trung Cộng cho thành lập khu hành chính Tam Sa, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Họ đã hô vang Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam hoặc đeo trên trán, dán logo trên mũ bảo hiểm, trên balo…chỉ vậy thôi nhưng cũng đã bị công an CSVN bắt vào đồn đánh đập, thậm chí có người đã phải ngồi tù.
Trong vài năm trở lại đây thôi, việc hô hào “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” đã thôi không còn bị bách hại như trước. Chính quyền CSVN đã phần nào “cởi mở” với dân chúng hơn. Họ bớt bắt bớ, đàn áp dân chúng chỉ vì hô hay dán những khẩu hiệu liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. Dẫu vậy, nỗi sợ Trung Cộng vẫn bao trùm cả Ba Đình khiến chẳng một lãnh đạo nào dám nghĩ đến việc tổ chức một nghi lễ quốc gia để tưởng nhớ ngày Gạc Ma bị Trung Cộng cưỡng chiếm.
Nỗi sợ Trung Cộng còn thể hiện ở chỗ trước đây cũng chẳng dám nói gì đến cuộc chiến biên giới (1979), chẳng dám đưa vào sách cuộc chiến kháng Trung. Trong khi sử sách còn ghi lại rằng, quá trình phát triển của quốc gia Việt Nam gắn liền với việc chống quân Trung Quốc xâm lược.
Nỗi sợ còn được thể hiện trên báo chí, truyền thông. Tàu hải giám Trung Cộng đâm chìm tàu cá, giết hại ngư dân, cướp ngư cụ liền được các “công cụ tuyên truyền” gọi là “tàu lạ” mà chẳng dám chỉ đích danh.
Trong khi sợ hãi Trung Cộng thì nhà cầm quyền CSVN lại tỏ ra độc ác đối với dân chúng, đồng bào của mình. Ngày 14/3/2018, trong khi một số tờ báo cho đăng tải sự kiện đau thương của dân tộc thì một nhóm nhỏ đã tổ chức một cuộc mít-tinh nhỏ tại tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội. Biết chẳng thể bắt bớ, đàn áp để dẹp cuộc mít-tinh nói trên, chính quyền liền “thả” Trần Nhật Quang, một người mắc bịnh tâm thần ra để phá rối. Trần Nhật Quang là một người đã ngoài 60, theo như bạn bè đồng niên từng học chung với ông cho biết, từ lúc còn nhỏ người này đã mắc bịnh tự kỷ, lớn lên có dấu hiệu tâm thần không ổn định. Một mình Trần Nhật Quang đã quấy phá khiến buổi tưởng niệm không thể diễn ra như mong đợi.
Sau khi đi về từ buổi tưởng niệm, chị Nguyễn Thúy Hạnh, vợ của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đã bị một đám mật vụ từ đâu ập đến bắt cóc mang đi. Những người này cáo buộc chị Hạnh đã “gây rối trật tự” nhưng không hề đưa ra chứng cứ, hoặc chứng minh mình là công an. Dù có mặt tại hiện trường nhưng ông Huỳnh Ngọc Chênh cũng tỏ ra bất lực trước sự tàn bạo của công an CSVN.
Trong khi đó, sáng ngày 14/3, một số người ở Hà Nội đã chẳng thể ra khỏi nhà chỉ vì cổng nhà của họ đã bị mật vụ CSVN dùng keo chít vào ổ khóa, dùng sợi xích quấn lại. Trước nhà còn lởn vởn bốn tên mật vụ đi qua, đi lại như thách thức. Họ bị canh gác, bị trả thù, bị cấm túc không cho ra khỏi nhà vì chính quyền sợ họ sẽ đến tượng đài để tưởng niệm ngày Gạc Ma rơi vào tay Trung Cộng.
Nỗi sợ Trung Cộng đã khiến cho bộ mặt của chính quyền CSVN trở nên hèn hạ. Trong khi chẳng dám lên tiếng phản đối hoặc tổ chức tưởng niệm tầm quốc gia, đưa sự kiện mất Gạc Ma vào sách giáo khoa thì họ lại quay ngược lại đàn áp, đánh đập những người ghi ơn 64 chiến sỹ đã ngã xuống. Chắc chắn rằng, nếu nói trước quốc dân đồng bào sẽ chẳng có lãnh đạo CSVN nào thú nhận họ sợ Trung Cộng, nhưng với tất cả những gì đã xảy ra ở Việt Nam trước đây và bây giờ là minh chức rõ ràng cho thấy lãnh đạo CSVN rất sợ Trung Cộng.
Nguoi Quan Sat

Không có nhận xét nào: