Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Cháu ngoan bác Hồ - Học 8 ngày, lấy ngay bằng tiến sĩ!

alt
Tình trạng chỉ học mấy ngày đã lấy bằng tiến sĩ xuất hiện vài năm nay. Trước đây đã có người lấy bằng “tiến sĩ quốc tế” chỉ trong… 10 ngày. Những tấm bằng này không được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận.<!>
Trung tâm Công nhận văn bằng thuộc Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, đến nay có hàng chục ngàn văn bằng có yếu tố nước ngoài không được công nhận tại Việt Nam.
Trong đó, 1 trường hợp bị Trung tâm Công nhận văn bằng từ chối công nhận văn bằng tiến sĩ do nhận bằng sau 4 lần sang Malaysia, mỗi lần 2 giáo dục tại Trường Đại học Asia E (AeU, Malaysia).
Trong hồ sơ, người này học chương trình tiến sĩ giáo dục học – ngành Giảng dạy tiếng Anh trong thời gian 4 năm (tháng 5/2011 – 12/2015). Song thông tin trên hộ chiếu cho thấy, “tiến sĩ” này không học trực tiếp tại cơ sở AeU mà chỉ sang nước này 4 lần, tổng cộng 8 ngày đã có tấm bằng trong tay.
Cục Quản lý chất lượng còn phát hiện không ít trường hợp đến xin được công nhận văn bằng quốc tế. Tuy nhiên, khi kiểm tra thông tin phát hiện ra bằng giả. Chỉ cần có tiền sẽ dễ dàng mua được những tấm bằng này ngay trên các chợ bán văn bằng giả online.
Ông Vũ Ngọc Hà – Trung tâm Công nhận văn bằng cho biết, có trường hợp bị từ chối công nhận văn bằng do theo học chương trình của 1 trường Singapore nhưng không được Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức giảng dạy ở Việt Nam, theo Người Lao Động.
Ông Hà cho hay, nhiều gia đình cho con em đi du học ở các trường chất lượng không đảm bảo mà không biết mình bị lừa hoặc thiếu thông tin. Dẫn đến, du học sinh theo học các trường không được cơ quan giáo dục ở nước sở tại cấp giấy chứng nhận kiểm định.
Nhiều trường hợp các công ty tư vấn không làm hết trách nhiệm hoặc cố tình tư vấn cho người học vào trường chưa được kiểm định. Hậu quả là người học mất chi phí rất lớn để sở hữu tấm bằng quốc tế đó nhưng khi về Việt Nam không được công nhận.
Tình trạng học ít ngày đã được lấy bằng tiến sĩ xuất hiện vài năm nay. Theo Tuổi Trẻ,trước đây đã có người lấy bằng tiến sĩ quốc tế chỉ trong… 10 ngày. Những tấm bằng này không được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận là bằng tiến sĩ.
Trường hợp của T.V.Q. học tiến sĩ tại Trường Đại học công lập Ifugao từ tháng 5/2013 – tháng 5/2015.. Q có 4 chuyến đi học tại nước ngoài trong 18 ngày, trong đó có 2 ngày đi nhận bằng tốt nghiệp. Thời gian học 2 năm nhưng việc học trên lớp chỉ kéo dài hơn chục ngày theo dạng du học ngắn ngày.
altNhiều người sở hữu tấm bằng tiến sĩ như thế này chỉ hơn 10 ngày học thực tế. (Ảnh: M.G)
Còn P.Q.H. học tiến sĩ quản trị kinh doanh 2 năm (tháng 9/2011 – 9/2013) tại Trường Đại học công lập Tarlac (Philippines). H có 3 chuyến đi học tại Hong Kong và Philippines với tổng thời gian 10 ngày. Bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh của người này được nộp vào Thư viện Quốc gia Việt Nam vào năm 2014.
Các chương trình đào tạo từ xa của Philippines này thực chất là bằng thật – trường thật nhưng học giả. Học trong 2 năm, thời gian đi học khoảng 3-4 lần, mỗi lần đi 3-5 ngày vừa du lịch vừa đi học.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa – Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, Bộ GD&ĐT, Bộ chưa cấp phép cho chương trình liên kết đào tạo và đào tạo từ xa nào giữa cơ sở giáo dục Đại học của Việt Nam với các Trường Đại học công lập Tarlac, Trường Đại hoạc công lập Ifugao… của Philippines nói trên.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, những văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa, chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD&ĐT Việt Nam cho phép đào tạo, liên kết đào tạo tại Việt Nam.
Mạnh Tiến

Không có nhận xét nào: