Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

No Mất Ngon - Giận Mất Khôn - Đại Hải

Inline images 1
Mọi người thường có câu cửa miệng: tức chết đi được, như ngang với tự sát, thực ra không hẳn là nói quá. Giận dữ chính là đem lỗi lầm của người khác để trừng phạt mình, tác hại khôn lường. Cả giận mất khôn, cơn giận khiến bạn mất đi sự bình tĩnh, không thể kiểm soát bản thân bằng lý trí, mà để cơn giận dữ kiểm soát, nên nhất thời dễ làm những sự việc hồ đồ, hại người hại mình. 
<!>
Không chỉ vậy, cơn giận dữ còn trực tiếp ảnh hưởng lên sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Hình ảnh một người đang lên cơn giận đột nhiên hét toáng lên, ôm ngực, ngã xuống sàn và đột tử thật sự không phải chỉ có trong phim ảnh thôi đâu !

Nóng giận gây tổn thương nội tạng:


alt

Trong Đông Y, nóng giận (nộ) là một nguyên nhân gây bệnh tương đối nặng trong số thất tình là hỷ, nộ, ưu, tư, kinh, khủng, kinh. Mỗi một tình chí đều gây tổn thương tạng tương ứng, trong đó nóng giận gây tổn hại đến can (gan).
Bình thường can khí thăng tán thoải mái, còn ở người thường xuyên nóng giận sẽ ức chế gây can khí uất kết, không thăng tán được, bởi vậy thường thấy uất ức, ngực sườn đầy tức.
Ngoài ra gan còn có mối liên hệ với các tạng khác, do vậy nóng giận còn có thể làm tổn thương tạng tỳ, tạng tâm, gây ăn uống kém, chán ăn, đầy hơi, đầy bụng, đau bụng. Ở phụ nữ, hay tức giận có thể là nguyên nhân đau bụng kinh.
Nóng giận cũng làm nóng gan, gan nóng sẽ tác động ngược lại, khiến người dễ tức giận, đây chính là vòng luẩn quẩn càng ngày càng lớn dần. Nóng gan còn làm nóng phổi, gây ra mất ngủ nghiêm trọng.

Mỗi lần nóng giận, nhiều chất độc sinh ra:

alt

Bác sĩ Gate (Mỹ) đã làm một thí nghiệm rất nổi tiếng: hứng hơi thở người vào ống nghiệm ướp lạnh. Đối với người bình thường, hơi thở đó ngưng thụ và lượng cặn bã không đáng kể. Năm phút sau, ông làm chính những người này tức giận, nổi nóng. Kết quả là hơi thở thu được trong ống nghiệm ngưng tụ lại thành chất cặn bã màu nâu nhạt. Đem chất này tiêm vào con vật thì gây co giật. Điều này chứng tỏ khi nóng giận, cơ thể người tiết ra độc tố.
Mỗi khi nóng giận, trong cơ thể bạn sẽ sinh ra một phản ứng sinh lý, tựa như một quốc gia đang chuẩn bị chiến đấu, sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều nguồn tài nguyên cho chiến tranh. Điều này không chỉ làm tổn hại nguồn lực đất nước, mà trong quá trình sản xuất tài nguyên cũng sẽ sinh ra nhiều chất thải độc hại.
Khi bạn tức giận, cơ thể cũng phản ứng tương tự, như kích thích tuyến thượng thận, làm tim đập nhanh, tăng đường huyết, liên tục “đốt” đường và chất béo để tạo nhiên liệu cho cơ thể, quá trình này  sinh ra nhiều gốc tự do.
Các gốc tự do được ví như “đội quân hung hãn” tàn phá bất cứ nơi nào nó đi qua: gây tổn thương hầu hết các cấu trúc của cơ thể người, làm chết tế bào, là thủ phạm của lão hóa.

Nóng giận có thể gây đột tử:

alt
Phim ảnh thực sự không phóng đại, cơn giận quả thực có thể uy hiếp tính mạng bạn. Nghiên cứu cho thấy trong vòng 2 tiếng sau cơn giận, nguy cơ đau tim tăng gấp 5 lần, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần. Đây đều là nhưng căn bệnh nguy kịch, có thể gây đột tử.

Suy yếu hệ miễn dịch:

Đội quân bảo vệ của bạn dường như cũng khiếp nhược trước cơn giận dữ hung hãn. Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, chỉ đơn giản là nhớ lại những trải nghiệm giận dữ trong quá khứ, thì nồng độ kháng thể IgA, đội quân biên giới hùng mạnh của bạn, đã sụt giảm.

Tổn thương phổi:

alt

Bạn không cần phải là người hút thuốc lá, chỉ thường xuyên lên cơn nóng giận thôi cũng có thể bị tổn thương phổi. Nghiên cứu cho thấy ở những người này dung tích phổi, tức lượng khí phổi có thể hít vào, giảm đi đáng kể. Theo các nhà Khoa học, nguyên nhân có thể là do quá trình viêm ở đường hô hấp xảy ra mỗi khi bạn tức giận.

Làm sao để hóa giải cơn giận?

Cơn tức giận quả thực có hại trăm bề. Rất có thể nhiều căn bệnh của bạn hiện nay là do những cơn giận trong quá khứ tích lũy mà thành. Tức giận thường đến từ nội tâm, tuy nhiên, sau khi bệnh nhân tức giận, Bác sĩ cũng có thể có một vài phương pháp để giảm thiểu sự tổn hại mà cơn tức giận gây ra.

1. Massage hoặc dùng châm cứu vào kinh lạc của gan:


alt

Phương pháp đơn giản nhất, đó là sau khi tức giận, hãy massage vào huyệt Thái xung ở dưới lòng bàn chân (sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2.
Hoặc sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn chân 1, tìm xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân 1 và 2, lấy huyệt ở góc này), có thể giúp khí gan bốc lên được phân tán xuống dưới, lúc này huyệt vị này sẽ rất đau, cần massage lại nhiều lần, cho đến khi hết đau mới thôi.

2. Ăn một số loại thực phẩm giúp phân tán khí gan, ví dụ như trần bì, củ từ… cũng rất có tác dụng.

3. Dùng nước nóng ngân chân:

Nhiệt độ nước khoảng từ 40 – 42 độ, thời gian ngâm của mỗi người khác nhau, tốt nhất cho tới khi vai và lưng ra mồ hôi (tối ưu ở nhiệt độ phòng từ 25 -28 độ), có người cần thời gian khoảng 30 phút, người huyết áp thấp có lúc cần ngâm 2h đồng hồ.

4. Học cách hóa giải mọi cơn giận:

alt

Albert Einstein từng nói: “Giận dữ chỉ sinh tồn trong ngực của kẻ ngu !”. Tức giận thực ra chính là lấy sự sai sót của người khác để trừng phạt chính mình. Suy nghĩ kỹ thì đây có lẽ là hành vi ngốc bậc nhất của nhân loại. Người tức giận không những hành động mất lý trí, hại mình hại người, mà còn đang “tự tiêm thuốc độc” vào cơ thể, tự mình kề gươm sát cổ.
Tức giận xuất phát từ tâm, do vậy chữa bệnh cũng phải xuất phát từ tâm, phải dưỡng tâm. Không tức giận không phải là kìm nén cơn giận trong lòng, mà là cần xả bỏ chúng đi vì dù nguyên nhân khiến bạn tức giận thuộc về ai, thì nóng giận chỉ làm nó phức tạp thêm.
Từ thời xa xưa, các bậc tu hành đắc Đạo đều khuyên nhủ con người nên tu tâm dưỡng tính, mở rộng tấm lòng thênh thang, sẵn sàng bao dung, sẵn sàng tha thứ cho bất kỳ sự việc gì. Làm được như vậy thì giận dữ ắt không còn chỗ đứng trong tâm bạn, thân thể theo đó mà tự nhiên tĩnh tại. Đây cũng chính là chía khóa chữa lành mọi bệnh tật được nói đến trong các môn khí công tu luyện như Pháp Luân Công.
Người có tâm đại Nhẫn sẽ không dễ dàng bị kích động, có vậy mới hy vọng làm được “đại sự”. Trái lại người dễ nóng giận thoạt nhìn có vẻ áp chế được người khác, nhưng thực ra lại là kẻ ngốc, không chỉ gây tổn hại cho thân thể, mà còn khó làm nên việc lớn trong đời.

Đại Hải.  ./.

Không có nhận xét nào: