Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

5 thứ có mặt trong gian bếp của 90% gia đình Việt lại chứa chất độc gây ung thư gấp 68 lần thạch tín

anh1
Là nơi mang đến những bữa ăn ngon, bổ dưỡng nên bếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong căn nhà và luôn cần được giữ sạch sẽ. Nhưng ít ai ngờ, bếp cũng là nơi “trú ẩn” yêu thích của độc tố vi nấm aflatoxin – một chất cực độc gây nguy hiểm với con người.<!>
Aflatoxin là một độc tố nấm mốc thường xuất hiện trong các thực phẩm nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm như ngô, lạc, đậu… trong điều kiện thuận lợi nóng và ẩm, nhất là điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Đây là loại độc tố rất mạnh gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe con người, và thường được biết đến nhiều nhất vì gây ra bệnh gan cấp tính hoặc mãn tính và ung thư gan.
Độc tố vi nấm aflatoxin đã được Tổ chức y tế thế giới xác định là một chất gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với các tổ chức tế bào gan.
Chỉ cần hấp thu quá 1mg aflatoxin, nguy cơ mắc ung thư gan sẽ ở mức cực kỳ cao. Với một người bình thường có cân nặng khoảng 70kg, nếu hấp thu quá 20mg aflatoxin có thể dẫn tới tử vong.
Nhà bếp – “nơi trú ẩn” yêu thích của aflatoxin
Do đặc điểm nóng, ẩm quanh năm, lại tích tụ rất nhiều dầu mỡ và đôi khi không được thoáng khí, nhà bếp trở thành nơi tập trung và phát triển của nhiều độc tố gây ung thư, trong đó có aflatoxin.
Những nơi aflatoxin “cư ngụ” trong nhà bếp của bạn
1. Thực phẩm mốc:
Aflatoxin là độc chất do một số nấm mốc tiết ra. Vì vậy nó thường xuất hiện trong các loại thực phẩm mốc, đặc biệt là các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng, bắp, một số hạt có dầu khác, lúa gạo, khoai mì…v.v.
anh2
Càng nguy hiểm hơn khi độc tố vi nấm Aflatoxin có tốc độ lan truyền cực nhanh. Do đó, khi thực phẩm chỉ bị mốc một bộ phận nhỏ, aflatoxin cũng dễ dàng lây nhiễm sang toàn bộ thực phẩm, chỉ là mắt thường không nhìn thấy. Bởi vậy, nếu thấy thực phẩm có dấu hiệu bị mốc bạn nên vứt bỏ đi, đừng vì thấy tiếc mà giữ lại sẽ rất có hại cho cơ thể.
Hơn nữa, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng, không nên dự trữ các loại thực phẩm dễ bị mốc với số lượng quá nhiều hay thời gian quá lâu. Thực phẩm bị mốc nên được vứt bỏ, tránh việc tái sử dụng, kể cả cho gia cầm, gia súc ăn.
2. Mộc nhĩ đã ngâm lâu ngày:
Mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ sinh ra rất nhiều độc tố gây hại như aflatoxin, mycotoxin… làm tăng nguy cơ ngộ độc lên nhiều lần cho người ăn phải.
anh3
Trước đây, báo chí từng đưa tin về vụ việc một nạn nhân thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã bị ngộ độc thực phẩm, nội tạng suy kiệt do ăn phải mộc nhĩ đã ngâm 3 ngày. Sau khi chẩn đoán về trường hợp của bệnh nhân này, bác sĩ đã khẳng định nguyên nhân gây ngộ độc là do độc tố vi sinh vật trong mộc nhĩ ngâm lâu.
3. Đũa rửa không sạch:
Bản thân những chiếc đũa ăn chúng ta dùng hằng ngày vốn không tồn tại aflatoxin. Tuy nhiên, trong quá trình dùng đũa để nấu nướng hay ăn, những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như cơm, ngô, đậu phộng… tinh bột dễ dàng bị dính lên đũa. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, lâu dài tinh bột bám trên những loại đũa này (đặc biệt là đũa gỗ) sẽ sản sinh aflatoxin.
anh4
Bởi vậy, bạn nên chú ý rửa sạch đũa sau mỗi lần sử dụng. Có thể ngâm đũa thường xuyên bằng nước nóng, dấm hoặc muối ăn và chú ý thay đũa định kỳ 6 tháng một lần để hạn chế sự hình thành nấm mốc aflatoxin.
4. Thớt gỗ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn mà nhiều bà nội trợ vô tình bỏ quên. Sau một thời gian sử dụng thớt để thái hoặc băm chặt thức ăn sẽ khiến mặt thớt hình thành các vết cắt sâu, những mảnh vụn từ các loại thực phẩm sẽ dễ dàng bám trên thớt hoặc lọt vào các khe nứt đó.
Nếu không vệ sinh sạch sẽ, trải qua thời gian lâu dài, những mảnh vụn thức ăn này sẽ biến đổi thành aflatoxin cùng nhiều loại vi khuẩn, độc tố khác gây nguy hiểm cho cơ thể.
anh5
Chuyên gia cũng khuyên bà nội trợ nên sử dụng thớt gỗ để băm chặt, thớt nhựa để thái thức ăn chín và thớt thủy tinh thích hợp cắt hoa quả. Sau khi sử dụng, thớt cần được rửa với nước rửa chén và bàn chải để làm sạch phần thức ăn thừa bám trên mặt thớt và phải dựng hoặc treo lên cho thật khô. Với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6-8 tháng nên thay thớt một lần, khi dùng tốt nhất nên tráng qua nước sôi.
5. Quả hạch bị đắng
Những loại hạt quả hay hạnh nhân là món ăn vặt rất được yêu thích vì có hương vị thơm ngon. Nhưng nếu ăn phải quả có vị đắng, bạn cần lập tức nhổ ra và súc miệng.
anh6
Nguyên nhân là bởi vị đắng có trong các loại quả hạch rất có thể bắt nguồn từ aflatoxin sinh ra trong quá trình lên mốc. Thường xuyên tiêu thụ những loại quả hạch có vị đắng sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
Video dán băng keo lên đèn flash điện thoại, bạn sẽ tiếc vì không biết mẹo này sớm hơn
Theo trithuctre
Xem thêm:
Clip hay:

Không có nhận xét nào: