Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU MỚI khi tai biến mạch máu não

Phương pháp mới có thể điều trị sau khi bị đột quỵ đến 24 giờ
               
Các nhà nghiên cứu tại Úc đã có bước đột phá mới trong việc cấp cứu tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Đặc biệt cách này vẫn còn phát huy tác dụng trong vòng 24 giờ sau khi bệnh nhân mắc phải đột quỵ, thay vì chỉ 6 giờ như trước đây.<!>

Sự nguy hiểm của đột quỵ

 
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ thường không có dấu hiệu báo trước, và có thể dẫn tới liệt hoặc tử vong.
Theo 9 News đưa tin, tại Úc mỗi năm có khoảng 55.000 ca đột quỵ, tương đương mỗi phút có 1 người bị. Trong đó có 80% là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, gây ra do cục máu đông trong não. Người lớn tuổi hoặc người trẻ đều có khả năng đối diện với vấn đề này. Khi một người không may bị đột quỵ, thời gian vàng để cấp cứu là vô cùng quan trọng, bởi trong khoảng thời gian này, các tế bào của não vẫn chưa bị hoại tử, cho nên tứ chi bị tê liệt vẫn có khả năng phục hồi lại. Máu lên não bị tắc nghẽn càng lâu, thì nguy hiểm càng cao, khả năng phục hồi càng thấp.
Mấu chốt điều trị nằm ở chỗ cần phải loại bỏ huyết khối hay khối gây xơ vữa động mạch trong não và khơi thông dòng chảy của máu trước khi các mô não bị chết. http://www.heraldsun. com.au/news/victoria/new- groundbreaking-research-gives- hope-for-stroke-patients-with- brain-blood-clots/news-story/ 174e5c43671b335a56895d9570d483 48

Nghiên cứu mới mang đến hy vọng cho nhiều bệnh nhân

Theo GS. Peter Mitchell của BV Hoàng Gia Melbourne, 5 thử nghiệm lâm sàng tiến hành trong năm 2015 đã chứng minh, người bệnh sẽ có khả năng hồi phục gấp đôi nếu tiến hành các liệu pháp loại bỏ huyết khối trong vòng 6 giờ sau khi đột quỵ xảy ra. Trước đây, người ta vẫn cho rằng vượt qua cái mốc 6 giờ thì gần như không cứu được nữa.
Nhưng các nhà nghiên cứu của Úc đã phát hiện rằng, có một vài bệnh nhân khi scan chụp não, tế bào vẫn có khả năng phục hồi sau thời hạn 6 giờ. Ban đầu họ dự tính thử nghiệm trên 500 bệnh nhân, nhưng đến 206 người thì đã thấy rõ kết quả thành công, vì vậy, giờ đây cần nới rộng khung thời gian chữa trị, nếu không thì sẽ là phi đạo đức.
Gần 50% số bệnh nhân được chữa trị từ 6-24 giờ sau khi bị tai biến, khi về nhà vẫn có thể sinh hoạt độc lập. Ở những người không được chữa trị thì con số này chỉ là 13%.
Hiện nay, các bác sĩ tại Úc dùng một ống dẫn luồn vào động mạch chủ của bệnh nhân, thông thẳng đên chỗ mạch bị tắc nghẽn trên não bộ. Sau đó lại dùng một ống rất nhỏ luồn tiếp vào để đánh thông máu tụ. Cách này vẫn phát huy tác dụng trong vòng 24 giờ sau khi bệnh nhân mắc phải đột quỵ, đồng thời không cần động đến phẫu thuật, và có thể xuất viện khá nhanh.
Kết quả cho thấy đa số bệnh nhân sau khi tỉnh lại hoàn toàn không có bất cứ phản ứng phụ nào.
          
Các nhà nghiên cứu tại Úc đã có đột phá mới trong điều trị bệnh đột quỵ, bệnh nhân bị đột quỵ chưa quá 24 giờ vẫn có thể chữa được.(Ảnh chụp/ video)

Nhóm nghiên cứu cho biết, kỹ thuật mới này hoàn toàn khác với phương pháp dùng thuốc để đánh tan máu đông trước đây. Đầu tiên rạch một vết nhỏ trên người bệnh nhân, rồi luồn một ống dẫn vào động mạch chủ thông thẳng tới chỗ bị tắc trên não bộ, sau đó luồn vào một ống nhỏ hơn nữa, trong ống nhỏ này có các sợi nhỏ, các sợi này có thể tự động đan thành hình lưới. Khi sợi hình lưới này xuyên qua máu đông, chúng sẽ làm cho huyết quản tắc nghẽn được thông, từ đó đạt được hiệu quả trị liệu.
Các bác sĩ trong nhóm nghiên cứu còn cho biết, khi sử dụng phương pháp này để cấp cứu, bệnh nhân không cần phải tiến hành phẫu thuật, hơn nữa thời gian phục hồi cũng rất nhanh, thậm chí trong thời gian 10 ngày hoặc ít hơn đã có thể xuất viện.
Theo một bệnh nhân kể lại, một hôm anh tỉnh dậy thì phát hiện mình đã bị đột quỵ và không cử động được nữa. Trước đây có lẽ bác sĩ sẽ từ chối điều trị vì không biết vấn đề đã xảy ra vào thời điểm nào. Vào thứ tư, anh được áp dụng phương pháp điều trị mới này, đến thứ sáu đã xuất viện, tình hình sức khỏe hồi phục rất nhanh, hiện anh đã trở lại vị trí làm việc của mình.

Thạch Dũng
http://trithucvn.netTai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể nhận biết qua những dấu hiệu cảnh báo trước. Nếu sơ cứu đúng cách, người bệnh có thể giảm biến chứng và nguy cơ tử vong.
3 dấu hiệu nhận biết đột quỵ
PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai cho biết, đột quỵ là căn bệnh khiến người bệnh tử vong rất nhanh, nếu không cũng sẽ để lại những di chứng hết sức nặng nề, thường gặp ở người huyết áp cao, tiểu đường.
Vào mùa đông, lượng bệnh nhân bị đột quỵ tăng 10-15% so với ngày thường. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân vào cấp cứu đều không được sơ cứu, sơ cứu không đúng cách và nhập viện muộn khiến bệnh nhân nặng thêm. Nhiều trường hợp ngừng tim trước khi đến viện.
đột quỵ, tai biến mạch máu não, tai biến, tăng huyết áp
Một nam bệnh nhân đang cấp cứu tại BV Bạch Mai do bị tai biến mạch máu não
Theo PGS Tôn, thời gian vàng đưa các bệnh nhân đột quỵ đến các cơ sở y tế chuyên sâu là 4,5-6 giờ đầu. Khi đó các bác sĩ tại bệnh viện lớn sẽ dùng phương pháp tiêu sợi huyết để điều trị, tránh di chứng.
"Tuy nhiên do không có có kiến thức, nhiều gia đình để bệnh nhân ở nhà cho dùng thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng phương pháp truyền miệng không đúng, sau đó nửa ngày hoặc vài ngày mới vào cấp cứu làm lỡ mất cơ hội tối ưu để điều trị", PGS Tôn chia sẻ.
Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ và sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong. Trong đó đặc biệt lưu ý 3 dấu hiệu.
Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội. Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo. Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.
"Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ”, PGS Tôn nhấn mạnh.
Trong khi chờ xe cấp cứu 115, càng nhanh càng tốt cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng.
Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi người xung quanh hỗ trợ.
đột quỵ, tai biến mạch máu não, tai biến, tăng huyết áp
Để bệnh nhân nằm nghiêng, xoay nghiêng sang 1 bên để tránh bị sặc
Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi.
Nếu người bệnh bị co giật, phải lập tức dùng chiếc đũa bọc giẻ, đặt ngang miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.
đột quỵ, tai biến mạch máu não, tai biến, tăng huyết áp
Bọc giẻ chiếc đũa rồi đặt ngang miệng để tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi khi co giật
Đặc biệt, trong thời điểm chờ 115, người nhà không nên cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì vì nguy cơ cao bị sặc, gây nghẹt đường thở.
Đột quỵ có xu hướng trẻ hóa
Thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não VN, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong, khoảng 30% có thể bị liệt. Càng tái phát nhiều, tỉ lệ tử vong càng lớn.
Đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư và đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật.
Thông thường, đột quỵ thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên PGS Tôn cho biết, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, trong đó số lượng nam giới cao gấp nhiều lần nữ.
Theo thống kê của Hội Tim mạch VN, cứ 4 người trong độ tuổi 25-49 tuổi thì có 1 người tăng huyết áp - là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ ở người trẻ.
đột quỵ, tai biến mạch máu não, tai biến, tăng huyết áp
PGS.TS Mai Duy Tôn
Thứ hai, nhiều người trẻ hiện nay có thể bị đột quỵ do bất thường về mạch máu như bị dị dạng động tĩnh mạch, u thể hang, túi phình mạch não... Khi căng thẳng quá mức hoặc để kéo dài theo thời gian sẽ phình ra, gây đột quỵ.
Do đó dự phòng sớm chính là phương pháp hữu hiệu nhất để ngừa đột quỵ.
PGS Tôn khuyến cáo, mọi người hãy từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường tập thể dục. Đặc biệt, những người béo phì, cao huyết áp, tiểu đường cần phải lưu ý chỉ số cân nặng, huyết áp… thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp, khám sức khỏe định kỳ.
Khi ra ngoài trời lạnh, để tránh huyết áp tăng đột ngột cần giữ ấm cơ thể. Hàng ngày phải theo dõi sát huyết áp, nếu không được điều trị sẽ gây ra cơn tăng huyết áp kịch phát, gây vỡ mạch máu, đột tử.
Ngoài ra cần thay đổi lối sống, tránh mất ngủ, stress. Duy trì chế độ dinh dưỡng ít béo, đường, tránh thức ăn nhiều muối, ăn nhiều rau, củ, trái cây, vận động thường xuyên 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần/tuần).Thúy Hạnh
Posted by VĂN NGHỆ 

Không có nhận xét nào: