Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Khoảnh Khắc Cuộc Đời - (trích đoạn) - Lanh Nguyễn


Năm giờ chiều chú Ba, Dũng, Long có mặt tại văn phòng công ty Apking Janitorial Services của ông John Apking là bố của anh chàng Thomas Apking. Sau khi được cấp cho cái time card (thẻ ghi giờ) Long bắt chước theo mọi người đút thẻ vô cái đồng hồ, nó bấm vô, kêu một cái cụp, khi  kéo ra, thì thấy đề 4:55 PM. Sau đó Nhung dắt chàng đến giao cho ông Ronald được gọi ngắn lại là Ron rồi dặn chàng:
- Ông Ron nầy sẽ chỉ anh làm việc mỗi tối, ông ta dễ chịu lắm, yên chí đi.<!>
Nhung nói đúng quá ông ta rất là dễ chịu, vì đi tới bất kỳ chỗ nào ông ta cũng không nói gì cả, chỉ làm trước xong rồi ra dấu chỉ cho Long làm theo sau. Long làm xong thì ông ta xem lại, sau đó chỉ cho Long làm việc khác. Suốt 5 giờ đồng hồ làm việc, ông ta không nói tới một lời, chắc là kinh nghiệm trước đây ông đã từng dạy cho nhiều người không biết tiếng Anh.
Về đến nhà việc đầu tiên Long làm là hỏi Dũng:
- Dũng nầy! Em có cuốn tự điển nào không cho anh mượn xem.
Dũng nghe hỏi mừng lắm nói:
- Anh-Việt, Việt-Anh em đều có đủ, nhưng không xài, vì nhìn vô những hàng chữ chi chít là em nhức đầu rồi, anh lấy xài đi, để không hoài cũng uổng.
- Vậy đưa cho anh mượn xài tạm, chừng nào em cần anh sẽ trả lại.
Dũng quả quyết:
- Chắc em không cần đâu, anh cứ lấy mà xài đi.
Tắm rửa xong, Long ôm 2 cuốn tự điển vô phòng, dịch những câu nói chuyện thông thường ra tiếng Anh, chuẩn bị hôm sau sẽ tìm cách nói chuyên với ông Ron.

Sáng hôm sau mọi người ra xe Dũng lúc 7:15 sáng để đi học.
Cầm cái giấy nhập học, Long theo Dũng vào lớp, vì lớp 2 nầy cũng là lớp mà Dũng đang học. Ông Jerry là thầy giáo phụ trách lớp, sau khi nhận giấy nhập học của Long thì tự giới thiệu tên ông ta với Long, sau đó ông bắt Long tự giới thiệu về mình. Nhờ tối hôm qua chuẩn bị những mẫu nói chuyện với ông Ron, nên Long đem ra dùng tạm cho ngày hôm nay.
Sau màn kê khai lý lịch anh kể:
"Mình từng làm thầy giáo suốt 6 năm, rồi mới vượt biển bằng tàu, đến đảo Poulau Bidong, ở đấy 20 tháng vừa mới sang Mỹ được hơn tuần nay thôi". Tuy nói chậm chạp nhưng mà cũng tạm cho là mạch lạc. Trình bày xong cả lớp thưởng cho anh một tràng pháo tay lấy lệ. Tưởng thế là xong, sẽ được bắt đầu học.
Nhưng không. Ông thầy Jerry kêu từng người một, tự giới thiệu tên mình với Long. Tất cả có 18 người bạn đồng môn, gồm có 10 Việt Nam, 4 trai kể cả Long, 6 gái, 2 Tàu, 6 Mễ. Mười bảy người còn lại chắc đã quen nói về mình, nên họ trình bày vô cùng hay ho và rõ ràng dễ hiểu. Màn làm quen vừa chấm dứt là mất tiêu hết 2 giờ đầu. Đến tiết học thứ nhì Long cũng tưởng ông ta sẽ đem sách Anh văn ra dạy, nhưng không ngờ được ông ta đem câu chuyện của Long vừa kể ra phân tích từng câu một, chỗ nào đúng ông ta khen, chỗ nào sai ông ta chỉ, phải dùng chữ gì trong trường hợp đó. Câu đầu tiên ông ta đưa ra chỉ chỗ sai là:
Theo Long kể mình đã làm thầy giáo, đã dạy 6 năm ở Việt Nam. Bằng câu tiếng Anh như thế nầy:
- I was a teacher in Việt Nam for six years. 
Ông ta bảo động từ to be ở thời quá khứ chỉ dùng vào những việc mà mình làm trong quá khứ, hiện tại lẫn tương lai còn có thể tiếp tục làm nữa. Nếu như Long dạy học trong quá khứ nhưng hiện tại và tương lai không còn dạy nữa thì phải nói là:
- I use to be a teacher in Viet Nam for 6 years.
Thế là từng câu từng chữ ông ta đem ra phân tích rồi bắt từng người một thực hành, đặt câu dùng chữ, cho đến hết ngày học hôm đó. Thật là một cách dạy độc đáo vô cùng.
Cái làm chàng thán phục nhất đó là, không biết ông ta làm thế nào mà nhớ hết những mẫu đối thoại của học viên để chỉ ra chỗ sai mà dạy lại. Vì thế cho nên hết giờ học Long đem thắc mắc của mình hỏi thử. Ông ta cười to rồi đưa cái thâu băng nhỏ ra cho Long xem còn nói thêm:
- Tôi đi học cũng thường dùng nó, muốn nhớ được người khác nói gì thì chỉ cần mở nó ra rồi gắn cái "ear plug" vào thế là xong. 
 Trong suốt khóa học với Jerry Long chưa bao giờ thấy ông ta mở bất kỳ quyển sách nào ra cả. Có hôm trên đường vào lớp thấy chuyện  xảy ra ở ngoài hàng lang, là ông vào lớp kể lại rồi bắt học viên học tập cách nói chuyện cho đúng. Mỗi tuần đều có đi tham quan một xưởng sản xuất gần thành phố. Khi thì đi xem nhà máy làm bia Miller, khi thì đi vào nhà hàng Kentucky Fried chicken, 
Burgerking, trại chăn nuôi gà v..v. Mỗi khi tham quan ông ta bắt mỗi người phải ghi chép từ đầu đến cuối buổi tham quan, sau khi về lớp, từng người một đọc phần ghi chép cùa mình, đôi khi ổng còn bắt làm đơn xin việc, nơi vừa tham quan...
Nói chung ông ta lấy sự việc thực tế, hằng ngày để mà dạy cho học viên, vừa từ vựng, ngữ pháp, phát âm tất cả cùng tiến hành một lượt. Ông ta nói với Long phương pháp của ông ta cần phải cố gắng thực tập nhiều cho nên mọi người muốn học tốt thì phải tới thư viện mượn sách về học thêm.

Thư viện trường nằm kế bên văn phòng mỗi học viên được mượn tối đa 6 quyển sách, trong vòng một tháng phải hoàn trả lại cho thư viện, trước khi được mượn tiếp, cho tháng tới. Long tìm mượn 2 cuốn Grammar 2 cuốn English for today 1 và 2. Sách thì hàng đống trên kệ mà học viên hình như chẳng ai màng ngó đến. Hầu hết học viên chỉ muốn được ghi giờ học để lấy tiền thôi, ít ai quan tâm đến làm thế nào để hiểu bài và làm bài cho tốt. Chính vì thế mà phương pháp dạy của Jerry xem ra rất hữu ích  nhưng kết quả không được bao nhiêu.
Từ hôm có đủ các sách vở cần thiết cho việc học để giao tiếp, trước khi muốn nói với Ron điều gì Long điều chuẩn bị kỹ lưỡng để hỏi cho đến nơi đến chốn. Trong khi ngồi xe đi làm, cũng như đi về gặp bất cứ thứ gì lạ mắt Long cần biết chàng đều lấy viết ra ghi lại rồi tra tự điển hoặc nhờ Ron hay Jerry giải thích dùm.
 Mỗi ngày thức dậy lúc 6 giờ sáng làm vệ sinh cá nhân xong phụ thìm Ba chuẩn bị cơm sáng y như ở quê nhà Việt Nam, ít khi ăn mì gói hay bánh mì với hột gà ốp la, 7:15 AM ra xe đi học, 3 giờ chiều về đến nhà, lại phụ dọn bàn chuẩn đi ăn chiều để 4:40 đi làm. Ngày nầy qua ngày kia lịch trình không hề thay đổi.

Thứ 7 được nghỉ học cũng không phải đi làm, nhưng mà ngủ nướng chưa được bao lâu thì mấy con bé đã xuống gọi vậy rồi. Chúng cũng chờ đến thứ 7 để có người chơi, nói chuyện vì hàng ngày chúng cũng đi học tối ngày. Hai đứa nhỏ thì như hai con vịt bị nhốt chung với đàn gà, nhưng dù sao tụi nhỏ cũng dễ thích nghi với cuộc sống mới. Kim Hương lớn hơn lại định cư trước cả năm nên đã có bạn Mỹ, thứ 7 là tụi nó rủ nhau đi chơi đến tối mò mới về. Dũng cũng vậy chỉ còn chú thím Ba với hai đứa nhỏ mà thôi. Kim Phượng và Nga vì chưa có bạn mới nên cứ tìm Long làm bạn, tụi nhỏ rủ:
- Hay là thầy tìm mua bộ bài đi, hồi ở đảo chơi cũng vui lắm mà. 
Long bỉm môi nóí:
- Vui gì mà vui, nghĩ cách khác đi.
Vừa lúc đó thì có tiếng xe đổ trước cửa nhà, Phượng ra mở cửa, Nhung bước vào với chiếc quần jean bạc màu, áo pull trắng coi có vẻ nữ sinh lắm, nụ cười tươi trên môi nàng hỏi:
- Ba người đang nói lén tui chuyện gì mà vui vậy?
- Ai mà dám cả gan nói lén Nhung. Hai đứa nhóc nầy xúi tôi cờ bạc nhưng tôi chán cờ bạc rồi, đang biểu tụi nó nghĩ trò khác chơi, nhưng chưa có, thì Nhung đến.
Nhung cười, cười:
- Tìm làm gì cho mệt vậy? Hôm nay Nhung sẽ cho anh thăm thành phố Cincinnati, đồng ý không?
Bé Nga la lên như muốn khóc 
- Hổng chịu, em dành thầy trước rồi, cả tuần rồi có được gặp mặt đâu? Em ngủ thì thầy mới về sáng ra thì ai cũng lo chạy. Em "xí" thầy trước rồi cô chờ ngày mai đi.
- Ngày mai đi nhà thờ rồi, làm sao đi chơi được? Nhung hỏi lại.
Thấy hai cô cháu cải qua cải lại Phượng nói nhỏ vào tai Long vừa đủ để cho cả nhà nghe:
- Hay là thầy hỏi cô Nhung cho tụi em đi chung cho vui.
Long đưa mắt nhìn Nhung chờ đợi câu trả lời.Thấy hai đứa nhỏ đeo theo Long dính như sam, Nhung không còn cách nào khác nên trả lởi yếu xìu:
- Ừ, thì bốn người cùng đi, chịu chưa?
Hai đứa nhỏ như chim sổ long cùng la lên:
- Yah, yah, hoan hô cô Nhung rồi ùa chạy lên lầu để thay quần áo.

Không có nhận xét nào: