Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Một Sở 44 lãnh đạo, 2 nhân viên, “có mua quan bán chức không”?


Đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc đặt câu hỏi về việc mua quan bán chức. (Ảnh: Việt Hưng)

Dân trí Bên hành lang Quốc hội chiều 20/10, đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc - đã đặt vấn đề như vậy xung quanh việc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 46 biên chế thì 44 người mang chức danh Trưởng phòng, Phó phòng; có người lên chức chỉ sau 3 tháng được tuyển dụng công chức.

<!>
Thông tin Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 46 biên chế thì 44 người mang chức danh trưởng phòng, phó phòng gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Cụ thể, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 9 phòng, ban chuyên môn; trong đó có một giám đốc, 3 phó giám đốc sở và ở mỗi phòng, ban thì có một trưởng phòng và 3-5 cấp phó phòng.
Đáng chú ý, có một số vị trí được bổ nhiệm trong thời gian ngắn, như trường hợp bà Vũ Thị Thu Hà được tuyển dụng công chức vào tháng 8/2015 nhưng chỉ 3 tháng sau (1/12/2015) đã được bổ nhiệm Phó chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương.
Theo văn bản giải trình của Sở này gửi UBND tỉnh Hải Dương, số lượng trưởng phòng, phó phòng nhiều như vậy "tồn tại từ thời lãnh đạo trước".
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 20/10, đại biểu Quốc hội – nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ: “Trường hợp này giống như người ta vẫn thường hay nói là “nhiều thầy ít thợ”. Đó là một kim tự tháp ngược, phản ánh một sự bất hợp lý trong đời sống xã hội. Vấn đề này cho thấy, ngân sách Nhà nước không được sử dụng hợp lý. Một anh công chức thực chất là người của bộ máy Nhà nước sử dụng tiền của dân nhưng nhìn vào đây thì người ta chỉ thấy những khoản chi tiêu thông qua lương bổng, chế độ chính sách mà không thấy được hiệu quả cụ thể ra sao”.
Đối với thông tin một số cán bộ ở Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương “lên chức tốc độ” trong thời gian ngắn, ông Dương Trung Quốc khẳng định đó là hiện tượng không bình thường.
“Đó là người có tài năng đột xuất hay có “mối quan hệ khác” nên được đặc cách bất thường như vậy? Tôi nghĩ rằng, không loại trừ khả năng có chuyện mà chúng ta đã nói là có hay không chuyện “mua quan bán chức”? Tất cả để làm sao cho bộ máy vận hành hợp lý, hiệu quả. Chúng ta đã từng thấy hiện tượng xảy ra ở không ít nơi là các vị sắp hết nhiệm kỳ tận dụng quyền lực của mình để đề bạt, bổ nhiệm. Có thể lý do được đưa ra là để tăng cường hiệu quả bộ máy nhân sự nhưng ai cũng có thể nhận ra đó là việc “mua quan bán chức”. Người ta thu lợi từ việc đó"- ông Quốc nói.
Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đề nghị cơ quan chức năng, Bộ Nội vụ phải vào cuộc, làm đến cùng, rõ ràng câu chuyện bất thường xảy ra ở Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương để trả lời công luận.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học (Phú Yên)
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học (Phú Yên)
Chung quan điểm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học (Phú Yên) khẳng định: “Tôi cho đó là việc không bình thường và nó không phải phổ biến trong xã hội. Sự không bình thường này cần phải được xem xét đánh giá vì sao lại có hiện tượng không bình thường như thế. Nếu đúng như thế phải có chấn chỉnh, xử lý. Không thể để một thực tế là lãnh đạo nhiều hơn cán bộ. Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên thì lãnh đạo ai, ai lãnh đạo”.
Ông Học đề nghị xem xét lại trách nhiệm của người đứng đầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương trong việc sử dụng cán bộ. “Nếu như người đứng đầu sử dụng cán bộ không đúng, không tốt, để tồn tại thực tế như thế thì phải xử lý trách nhiệm. Chưa biết người đứng đầu có tiêu cực gì trong việc bổ nhiệm cán bộ hay không nhưng anh để một thực tế không bình thường như thế rõ ràng phải xem xét trách nhiệm”- ông Học nêu quan điểm.
Thế Kha

Không có nhận xét nào: