Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Từ ngụy Thuyết Duy Lợi đến tiên tri Lenin - Đỉnh Sóng

Viễn tượng của một chế độ chính trị  

Joseph Story, một trong những tư tưởng gia pháp lý lỗi lạc nhất của Hoa Kỳ, đã nhận định, " Các chính phủ không luôn luôn bị lật đổ bởi những cuộc tấn công trực tiếp và công khai.  Chúng không luôn luôn sụp đổ do vũ khí của những người chinh phục, hay sự thách thức thành công của những kẻ soán quyền. Thường có sự băng hoại khô (dry rot) làm xói mòn sinh lực, trong khi bên ngoài tất cả đều có vẻ bình thường và nguyên vẹn... Những giọt nước liên tục của tham nhũng có thể xói mòn tảng đá cứng, trong khi cơn bão lại không lật đổ nó được....<!>

Joseph Story đưa ra nhận định trên liên quan đến các định chế chính trị nói chung, nhưng vô tình có vẻ thích hợp nhất đối với các chế độ toàn trị hiện nay của thế kỷ 21. Nhận định trên có thể đúng hơn với những chế độ toàn trị thối nát khép kín.  Ngày nay những chế độ như Trung Quốc và Việt Nam không còn khép kín mà có một đồng minh đắc lực là Ngụy Thuyết Duy Lợi của đám tài phiệt Mỹ/Do Thái.

Nguồn gốc của thuyết duy lợi  

Thuyết Duy Lợi tự nó không phải là một ngụy thuyết vì nó đích thực tồn tại từ thời Phục Hưng Ý, chủ yếu bắt nguồn từ thuyết Machiavellianism của Niccolò Machiavelli, nhà ngoại giao đồng thời là nhà văn Ý của thế kỷ 16, tác giả của cuốn Il Principe. Khái niệm nầy được xử dụng tương tự trong tâm lý học hiện đại nhằm mô tả một trong ba hội chứng tâm lý: Machiavellianism (hai hội chứng kia là narcissism và psychopathy).  Những đặc tính của hội chứng Machiavellianism là   
  • Gian dối (deceptiveness) trong hành động và lời nói;
  • Nhân sinh quan khuyển nho (cynical beliefs): không tin vào tính trung thực hay tính bản thiện trong những động lực và hành động của con người;
  • Đầu óc thực dụng (pragmatic morality)  
Riêng tại Hoa Kỳ, chủ nghĩa thực dụng hay duy lợi hiện đại rõ nét nhất từ thời Kissinger làm ngoại trưởng dưới thời Tổng Thống Richard Nixon với chủ trương sống chung hòa bình với chế độ Mao Trạch Đông với mục đích hai bên cùng có lợi. Trên một số phương diện, và ở một góc độ nào đó, ngay cả đến giai đoạn nầy thuyết duy lợi cũng chưa phải là một ngụy thuyết, vì mỗi quốc gia đều có những lợi ích riêng của họ phải bảo vệ và theo đuổi, mặc dù phải hy sinh quyền lợi của những quốc gia khác, kể cả những quốc gia mệnh danh là đồng minh. Chính trị là thay đổi nên khái niệm về bạn/thù cũng phải thay đổi. Hình thức chính trị và triết lý chính trị đó được phán xét ra sao thì tùy theo vị trí và thế giới quan của từng người, từng quốc gia và từng xu thế chính trị.

Khởi điểm của ngụy thuyết duy lợi  

Chủ trương sống chung hòa bình đã đi xa hơn một bước với Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) và tổ chức nầy muốn kết nạp các quốc gia cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam, với luận cứ là tự do mậu dịch sẽ từng bước dân chủ hóa hai quốc gia nầy. Thực ra, phía sau chủ trương sống chung hòa bình là các tập đoàn tư bản và tài phiệt Mỹ vốn chỉ xử dụng những chiêu bài chính trị nghe có vẻ tốt đẹp và nhân bản để   
  • Che đậy mưu cầu làm giàu: Gian dối.
  • Miễn sao có lợi, không cần biết đối tác là ai: Nhân sinh quan khuyển nho;
  • Không có vấn đề ý thức hệ hay đạo đức: Đầu óc thực dụng  
Thực vậy, sau khi Trung Quốc và Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức nầy không những đã không dân chủ hóa được hai chế độ toàn trị nầy mà còn từng bước giúp chúng cường thịnh, độc tài và hung hãn thêm.  Riêng Trung Quốc tỏ ra rất thách thức khi liên tiếp vi phạm những luật lệ mậu dịch trong khi Tây Âu và Hoa Kỳ vẫn tỏ ra hoàn toàn bất lực và chia rẽ: Đám tài phiệt Wall Street luôn luôn đứng về phía Trung Quốc và ra sức cản trở mọi nỗ lực cải tổ mậu dịch nhằm buộc Trung Quốc tuân thủ luật chơi quốc tế.
  • Thuyết duy lợi trở thành một ngụy thuyết với những mục đích ngụy tạo và gian dối.
  • Các chế độ toàn trị ngày nay đã có đồng minh nằm ngay bên trong các định chế chính trị phương tây và Mỹ. Bao lâu nữa "những giọt nước liên tục của tham nhũng" trong các chế độ toàn trị hiện nay mới "có thể xói mòn tảng đá cứng" theo ước đoán của Joseph Story?
 
Không ai có thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên; nhưng có một điều chắc chắn là:
  
Ngụy thuyết duy lợi đã thực sự giúp kéo dài tuổi thọ của hai chế độ độc tài ở Việt Nam và Trung Quốc
  
Một số điều chắc chắn khác là:  
  • Chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu đã sụp đổ, nhưng không sụp đổ vì ngụy thuyết duy lợi;
  • Các cuộc cách mạng ở Tunisia, Ai Cập, Libya, và một số quốc gia Bắc Phi khác đã trổi dậy và thành công, nhưng không trổi dậy và thành công vì nhờ có ngụy thuyết duy lợi;
  • Tiến trình dân chủ hóa ở Miến Điện, dù cưỡng bách hay tự phát, đã xảy ra và phát triển, nhưng nó không xảy ra và phát triển vì nhờ có ngụy thuyết duy lợi.
  
Những hệ lụy chính trị của ngụy thuyết duy lợi  

Do sự chi phối của ngụy thuyết duy lợi, Hoa Kỳ đã   
  • Giúp hai trong số những nền chính trị lạc hậu nhất hành tinh trở thành những guồng máy toàn trị giàu có và hung hãn;
  • Biến Trung Quốc thành một mối đại họa không những cho vùng Á Châu Thái Bình Dương mà cho cả toàn thế giới;
  • Làm cho kinh tế của chính nước Mỹ điêu đứng. Hai trong số những hậu quả tai hại nhất của ngụy thuyết duy lợi: nhiều công ty Mỹ xuất nguồn sang Trung Quốc để làm giàu khiến nạn thất nghiệp ở Mỹ thêm trầm trọng trong lúc phần lớn lợi tức của họ không mang về Mỹ vì sợ bị đánh thuế; hàng hóa thiếu phẩm chất và độc hại của Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ khiến các công ty nội địa Hoa Kỳ mất khả năng cạnh tranh.
  • Tha hóa các định chế chính trị của Mỹ. Ngụy thuyết duy lợi là chìa khóa vàng cho chủ nghĩa đa kim ngân của Trung Quốc thâm nhập, thao túng và lũng đoạn các định chế chính trị và các định chế đại học của Mỹ:  Truyền thông, báo chí, hành pháp, lập pháp và tư pháp...
  • Phơi bày thêm một số nhân tố băng hoại trong cơ cấu chính trị của Mỹ
  • Đánh mất niềm tin nơi các nền dân chủ khác. Khi một triết lý chính trị không tin vào tính bản thiện của con người thì bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra trong bang giao quốc tế, đương nhiên điều xấu sẽ nhiều hơn điều tốt. Ngụy thuyết duy lợi khiến người ta nhớ đến lời tuyên bố trong Ainsi Parlait Zarathoustra của Friedrich Nietzsche: "Thượng Đế chết rồi. Ai muốn làm gì thì làm."
  • Phản bội Miền Nam Việt Nam, dâng Hoàng Sa và sau đó toàn bộ hai mền Nam Bắc Việt Nam cho Trung Quốc - thông qua đảng Cộng Sản Việt Nam, đánh dấu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm. [Bốn thời kỳ Bắc thuộc trước: (1) 179 TCN hoặc 111 TCN - 39: nhà Triệu nhà Hán; (2) 43 - 541: nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương; (3) 602 - 905: nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán; (4) 1407 - 1427: còn gọi là thời thuộc Minh.]

Ở điểm nầy, với cương vị một trong những cường quốc văn minh nhất hành tinh trong thời hiện đại, lý ra Hoa Kỳ không nên tiếp tục im lặng: như các quốc gia văn minh khác đã từng làm khi nhìn nhận những sai lầm lịch sử của họ, một trong những đời tổng thống Mỹ hậu 1975 lý ra đã sớm lên tiếng và:  
  • Chính thức xin lỗi quân dân cán chính Miền Nam Việt Nam về những đau thương mất mát trong các nhà tù, trại cải tạo, ngoài biển khơi... cùng những tài sản bao đời bị cưỡng đoạt sau khi Miền Nam thất thủ, một thất thủ lý ra có thể qui trách hoàn toàn toàn trách nhiệm cho nhân dân Miền Nam.... nếu không có sự phản bội của Mỹ, bấy giờ được giả định là một đồng minh tin cậy về cả hai phương diện chiến lược và đạo đức 
  • Chính thức xin lỗi nhân dân Miền Bắc về những trận không tập bằng B52 vào giai đoạn sắp kết thúc chiến tranh.  Bấy giờ, qua những đổi chác bí mật giữa Nixon/Kissinger và Mao Trạch Đông, Hoa Kỳ đã quyết định bỏ rơi Miền Nam để làm ăn với Trung Quốc. Những trận không tập đẩm máu nầy không phải vì muốn chấm dứt cuộc chiến mà chỉ dùng xương máu của người Việt nhằm buộc Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu hàng Trung Quốc và đặt tay xuống ký những mật ước nhượng đất nhượng biển và nhiều điều khoản khác trên lưng dân tộc Việt Nam ... để đổi lấy ... "Đại thắng mùa xuân"(!) do Bắc Kinh bố thí từ địa ngục. Biến cố 30 Tháng Tư 1975 không phải là cái tang cho riêng Miền Nam mà cho chung cả dân tộc Việt Nam.
  • Chính thức chịu trách nhiệm về hậu quả chính trị mà ngụy thuyết duy lợi mang lại cho toàn thể nhân dân hai miền khi họ bị cai trị bởi một chế độc tài toàn trị lạc hậu từ gần 40 năm nay tại Việt Nam.                                                                Trước kia Winston Churchill tuyên bố: "A nation has no permanent enemies and  no permanent friends, only permanent  interests (Một quốc gia không có kẻ thù vĩnh viễn và bạn bè vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi vĩnh viễn)".  Khi đưa ra lời tuyên bố trên Winston Churchill nói trên cương vị một nguyên thủ quốc gia.  Quan điểm chính trị mang tính thiển cận, hẹp hòi, và duy lợi đó có thể giúp giải thích phần lớn sự sụp đổ của Đế Quốc Anh, chính thức mất quyền bá chủ thế giới về tay Hoa Kỳ kể từ thập niên 1950.  Về sau Kissinger dùng lại lời (đạo văn) của Winston Churchill nhưng sửa đổi lối hành văn và thay chủ từ của câu, nhưng nội dung chủ yếu không thay đổi: "We do not have permanent friends or permanent enemies – we only have permanent interests (Chúng ta không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn - chúng ta chỉ có quyền lợi vĩnh viễn)". 

 
Vì chủ từ của câu nguyên ủy (A nation) bị thay thế bằng từ "We" nên không rõ ông Kissinger tuyên bố như thế với tư cách cá nhân một thương buôn Do Thái giàu có hay với tư cách một nhà hoạch định chính sách, một chính khách hàng đầu của nước Mỹ. Nếu đó là lời tuyên bố của một chính khách hàng đầu của một nước, thì dứt khoát nó phải phản ảnh trình độ dân trí, văn hóa, và văn minh của nước đó. Có lẽ không ai tin rằng giấc mơ của các nhà lập quốc Hoa Kỳ tựu trung lại có thể là loại dân trí lái buôn, văn hóa lái buôn và văn minh lái buôn như thế. Và có lẽ ít ai muốn tin rằng số phận của Hoa Kỳ chung cuộc cũng không khác gì số phận của Đế Quốc Anh. Tin hay không tin thì hệ lụy cũng đã và đang tiếp tục phơi bày trên trái đất.

Tiên tri Lenin

Điều tệ hại hơn cả là chính ngụy thuyết duy lợi đã vô tình hay cố ý từng bước giúp hiện thực hóa lời tiên tri của Lenin:
"Bọn tư bản sẽ bán cho chúng ta sợi dây và chúng ta sẽ dùng nó để treo cổ chúng (The capitalists will sell us the rope with which we will hang them)." 
Chủ nghĩa tư bản không bán sợi dây đó mà ngụy thuyết duy lợi của Kissinger và các tập đoàn tài phiệt Mỹ/Do Thái đã bán sợi dây đó cho Trung Quốc và ngày nay Trung Quốc đem sợi dây đó bán lại cho Hoa Kỳ.  Dựa theo đó, các đồng chí Trung Quốc của Lenin ở Bắc Kinh có lẽ đã cải đổi phiên bản đó để mang lại hậu quả cay nghiệt hơn: Chúng ta (Trung Quốc) bán cho chúng (Hoa Kỳ) sợi dây, và ngồi nhìn chúng tự treo cổ lấy.

           
(Xin tìm đọc toàn văn trên Nguyệt San Đỉnh Sóng Số #16)




*Bài 2

Kịch bản Kissinger
Xã luận – Nguyệt San Đỉnh Sóng số #14 (tháng 8/2012)
-          Dinhsong.net



Theo định luật Gresham, đồng tiền xấu sẽ loại bỏ đồng tiền tốt.  Nếu đi xa hơn một bước thì người ta có thể ước đoán những chủ thuyết xấu cuối cùng sẽ loại bỏ những chủ thuyết tốt và những chính sách xấu chung qui sẽ loại bỏ những chính sách tốt. Ước đoán nầy tỏ ra hiển nhiên hơn từ thời Nixon-Kisinger, với chính trị đi đêm thông qua những thỏa hiệp ngấm ngầm nằm bên dưới chủ nghĩa duy  lợi và chi phối đường lối ngoại giao của Mỹ. Và chính sách ngoại giao đi đêm của các tay chơi quốc tế tầm cở như Hoa Kỳ và Trung Quốc thường được mệnh danh là kịch bản Kissinger, cơ bản xây dựng trên chủ nghĩa duy lợi, khuyển nho, và thực dụng.  Những thuộc tính căn bản của loại kịch bản nầy là phi chính trị, phi ý thức hệ, phi tổ quốc, và đương nhiên luôn luôn phi đạo lý. Hơn bất kỳ cường quốc nào khác, Hoa Kỳ có trong tay rất nhiều thứ để đổi chác khi ngồi vào thương thuyết hay “đi đêm” với đối phương.  Những đổi chác công khai thường liên quan đến những tài sản vật lý hay quyền lợi chính trị của chính nước họ, trong khi những đổi chác ngấm ngầm lại liên quan đến những quyền lợi chính trị - kể cả chủ quyền - và tài sản vật lý như lãnh thổ, lãnh hải của những quốc gia đệ tam vốn có một số quan hệ với cả hai bên thương thuyết. Chẳng hạn, theo sau những thương thuyết giửa Nixon và Mao Trạch Đông, Đài Loan bị đẩy ra khỏi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Việt Nam mất Hoàng Sa và sau đó mất luôn cả Miền Nam. 
  
Chúng ta còn nhớ chuyến viếng thăm của  Hồ Cẩm Đào đến Washington vào tháng tư năm 2011.  Trong cuộc họp lần đó giữa Obama và Hồ Cẩm Đào, Hoa Kỳ hiển nhiên hưởng lợi được rất nhiều, nhất là qua những hiệp ước thương mại lên đến $50 tỉ.  Ngược lại, nếu công khai mà nói, Trung Quốc có vẻ như không hưởng lợi gì nhiều ngoài việc đượcWashington trải thảm đỏ tiếp đón linh đình, rất nở mày nở mặt.  Tuy nhiên trong những thương thuyết quốc tế, nhất là thương thuyết song phương, những hiệp ước công khai thường không quan trọng bằng những thỏa ước ngấm ngầm.  Trung Quốc từ trước đến nay thường không bao giờ chịu kém ai trong các thương thuyết quốc tế. Vậy những vật tế thần lần nầy có thể sẽ là những quốc gia đệ tam nào?  Đó có thể là một số nước, trong đó có Việt Nam, đang có tranh chấp với Trung Quốc về Biển Đông. Đó cũng có thể là toàn vùng Biển Đông chứ không riêng một quốc gia cá biệt nào như Việt Nam hay Đài Loan trước kia. Có thể vài thập niên sau thế giới mới biết đích xác Obama và Hồ Cẩm Đào đã đổi chác những gì khi các hồ sơ mật được bạch hóa; nhưng dựa vào một số luận lý chính trị đơn giản người ta cũng có thể luận đoán phần nào những diễn tiến của tình hình.  Trong số những luận đoán đó có nghi vấn liên quan đến bản đồ hinh lưởi bò mà Trung Quốc mạnh dạn tuyên bố mới đây.  Có thể nói, nếu không có sự thỏa hiệp ngấm ngầm của Mỹ thì Trung Quốc khó lòng lớn tiếng tuyên bố nghinh ngang như thế. Vã lại một thỏa hiệp như thế cũng không có gì là quá đáng khi tham chiếu.
    
  • Những quyền lợi mà Mỹ có được trong chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào,
  • Núi nợ khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc,
  • Mối lợi to lớn mà các đám tài phiệt Mỹ và Do Thái đang ung dung hưởng ở Trung Quốc. Những tập đoàn tài phiệt nầy muốn là trời muốn. Trước khi muốn nói gì hay làm gì Obama và Hillary phải đưa mắt dòm chứng đám siêu quyền lực nầy.

Kịch bản Kissinger được đạo diễn với những lời nói và việc làm mang tính dối gạt, hay đúng hơn là những động tác giả, những đồng minh giả, kẻ thù giả, và những mặt trận giả do cả hai tay chơi giàn dựng.  Về phía Mỹ, họ luôn luôn công khai chống đối bản đồ hình lưởi bò của Trung Quốc. Họ ra mặt bày binh bố trận ở Thái Bình Dương, thôi thúc những liên minh quân sự với các nước Á Châu Thái Bình Dương, thôi thúc hiện đại hóa quốc phòng ở những quốc gia nầy... Nhờ vào những động thái đó các tập đoàn tư bản và tài phiệt Mỹ/Do Thái sẽ trục lợi thông qua các hợp đồng mua bán vũ khí và chiến cụ ở Á Châu, thân thiện, gạ gẫm, và ve vãn mọi quốc gia khách hàng, không phân biệt dân chủ hay độc tài.  Trong khi đó Trung Quốc cứ từng bước hiện thực hóa đường lưởi bò bất chấp sự chống đối của các quốc gia láng giềng.  Họ tiến hành chiến thuật tiến hai lùi một để không tạo thế khó xử cho Hoa Kỳ.  Họ thừa biết ngoài Mỹ ra không một quốc gia Á Châu nào hay thậm chí một liên minh quân sự nào trong vùng có thể đủ sức đương đầu với họ. Họ không cần phải xử dụng sức mạnh quân sự cũng có thể từng bước khống chế Biển Đông.
  
Philippines là một trong những nước có thực tâm bảo vệ lãnh hải của mình nhưng lại quá yếu kém.  Họ nương vào Mỹ như nương vào một huyền thoại, một hiệp sĩ giả mạo đến để trục lợi, luôn tuyên bố không có ý đồ đối đầu với Trung Quốc. Và Trung Quốc ngoài mặt thì tỏ vẻ khó chịu với những động thái của Mỹ nhưng đôi lúc cũng tỏ ra "thông cảm" với Mỹ và cũng tuyên bố là sẽ không chủ trương đối đầu với Mỹ.
  
Việt Nam vốn là một vật tế thần của Mỹ dành cho Trung Quốc từ trong Chiến Tranh Việt Nam nên họ bình chân như vại trong thân phận một chư hầu của Trung Quốc với sự đồng thuận của Mỹ. Nếu Mỹ có thể chấp nhận chăn gối với chế độ Bắc Kinh thì họ cũng dễ dàng chăn gối với chế độ chư hầu Hà Nội. Trước kia khi phe thân Nga còn mạnh Hà Nội đã có lần kèn cựa với Trung Quốc qua cuộc chiến 1979, chẳng hạn.  Sau khi khối Liên Xô cũ bị tan rã, sự kèn cựa đó không còn nữa, và Hà Nội thực sự xuôi tay. Thỉnh thoảng Hà Nội cũng lên tiếng phản đối chiếu lệ để che đậy bản chất chư hầu của họ nhưng dứt khoát họ không thể đi ngược ý chí của Bắc Kinh, một động thái có thể triệt tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản ở nước nầy. Tối đa Hà Nội cũng chỉ lịch sự lễ độ thưa gởi với Bắc Kinh chứ chẳng dám nặng lời và dứt khoát không bao giờ dám manh động, trong lúc Bắc Kinh vừa la lối vừa hành  động, tiến hai ba bước lùi một như chỗ không người. Điều nầy hơi lạ trong một thể chế luôn luôn xưng tụng chủ nghĩa anh hùng cách mạng.  Đúng, họ rất "anh hùng" khi đàn áp người dân trong nước, nhất là những người ra mặt chống Trung Quốc. Trong mắt của những người Việt chân chính, nỗi bất hạnh là vô biên từ hai phía (De deux côtés le malheur est infini.) Hai phía đây là Trung Quốc và tài phiệt Mỹ/Do Thái. Nếu Bắc Kinh coi thường vai trò của Mỹ thì Hà Nội cũng thế. Cùng lắm họ chỉ xem các Dân Biểu, Thượng Nghị Sỹ, và các Bộ Trưởng của Mỹ như những tay chào hàng cho các tập đoàn tư bản mà thôi.
  
Khi chủ nghĩa duy lợi thống trị hệ thống chính trị của Hoa Kỳ nó sẽ mở đường cho chủ nghĩa đa kim ngân của Bắc Kinh. Thông qua các tập đoàn Wall Street và các tập đoàn tài phiệt Do Thái, chủ nghĩa đa kim ngân đã và đang từng bước lũng đọan và thao túng các định chế đại học Mỹ, các định chế truyền thông Mỹ, các cơ quan lập pháp và hành pháp Mỹ. Nền văn minh tư bản đã và đang suy hoại thành một dạng văn minh khống chế bởi những tập đoàn bồi bút sẵn sàng  bán rẽ linh hồn vì lợi nhuận. Dưới đây là một đoạn trích trong cuốn Death by China của Peter Navarro và Greg Autry:
  
Làm sao bất kỳ nhà báo, viên chức điều hành thương nghiệp, khách hàng, chính trị gia, học giả có thể bênh vực một cách đáng tin cậy một chế độ vốn cố tình bán ra những sản phẩm gây thương tổn và giết chết chúng ta, đạo tặc những máy vi tính của chúng ta để đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng ta, tiến hành những cuộc tấn công lái buôn trên nền kinh tế của chúng ta, đánh cắp công ăn việc làm của chúng ta, sử dụng hành tinh Trái Đất như một cái gạt tàn khổng lồ, đối xử với công nhân của họ như một đám nô lệ, và ráo riết trang bị để có thể đánh chìm Hải Quân của chúng ta và bắn những vệ tinh của chúng ta ra khỏi bầu trời để thao túng thế giới?
  
Đó là một câu hỏi rất hay.  Và câu hỏi đó không có câu trả lời vững chắc.  Tuy nhiên, mỗi ngày trên khắp Hoa Kỳ vẫn có một số người đông đảo một cách đáng ngạc nhiên cứ bênh vực và ca tụng Trung Quốc, mạnh mẽ đứng về phía Trung Quốc để chống lại những người thúc đẩy những cải cách vốn đã phải làm từ lâu. Trong số nầy có những người như Fareed Zakaria, James Fallows, Tom Friedman, Fred Hiatt, Nicholas Kristof, David Leonhardt và Joseph Stiglitz.
  
Thực vậy, sự hiện hiện của “Liên Minh bênh vực TQ” bên trong biên giới Hoa Kỳ có một hàm ngụ chính trị quan trọng:  Như một quốc gia, chúng ta không đủ sức đương đầu với chính phủ TQ cho đến khi chúng ta trước tiên nhận diện rõ rệt những người bênh vực và sau đó dứt khoát bác bỏ cái đã trở thành một tháp canh thực sự chống lại những thay đổi ý nghĩa trong quan hệ Mỹ-Trung.
  
Để bắt đầu, đây là một danh sách của sáu tay chơi chính trong Liên Minh Bênh Vực TQ.  Danh sách không đi theo thứ tự nào đặc biệt và bao gồm những nhóm sau đây:

  • The “Democratize and Tame the Dragon” Liberals
  • The “Damn the Mercantilist Torpedoes, Free Trade Ahead at Any Costs” Conservatives
  • The Wall Street Banker Expat Spin Doctors
  • The Washington Power Elite Appeasers
  • The “World Is Flat” Globalization Gurus
  • The Panda-Pandering Think Tanks
  
Phải chăng Hoa Kỳ mà chúng ta đang sống là một hình tượng đang thời kỳ xuống đồi, tự mình hủy hoại mọi khả năng sinh tồn và phát triển, không còn thực sự hiện hữu nữa mà chỉ giả vờ hiện hữu.  Một số chính trị gia thì nói tiếng nói của những người đang đánh bại xứ sở mình; một số khác thì đang đi trong mộng du và không hiểu mình đang nói gì. Chúng ta hãy nghe lời than vản của Mark Stein trong After America: Get Ready for Armageddon.
  
Đối với người Mỹ, viễn cảnh tốt nhất là giới lãnh đạo Washington cứ để những thần dân của họ đi trong mộng du để vào những căn nhà nhỏ hơn, những chiếc xe nhỏ hơn, những cuộc sống nhỏ hơn, và vào chủ nghĩa độc tài mềm trong dối trá tinh vi khiến mãi đến gần sáng họ mới biết là tận thế. Hoa Kỳ đang được cai trị không phải bởi một bộ máy quan liêu tài năng nhưng bởi một tập đoàn quan liêu bảo thủ đang áp đặt một hình thức độc quyền của những tư tưởng lỗi thời.

Hãy nhìn chung quanh bạn.  Từ nay trở đi mọi việc sẽ xấu đi hơn.  Trong khoảng thời gian mười năm, sẽ không còn Giấc Mơ Mỹ, chẳng hơn gì Giấc Mơ Hy Lạp hay Bồ Đào Nha.  Trong hai mươi năm nữa, bạn sẽ sống trong cơn Ác Mộng Mỹ, với những vùng đất bao la của đất nước bị giáng xuống thành những khu ổ chuột của Châu Mỹ La Tinh; những người giàu thì chạy sang Bermuda hay Tân Tây Lan hay bất kỳ ở đâu trên hành tinh mà họ có thể mua được một ít thì giờ, phần còn lại thì bị bẩy vào những hoang tàn đổ nát của phù du không tưởng bao phủ trong nghèo đói, bạo động và bệnh tật.

Vâng. Chúng ta sẽ sống vất vưởng một thời gian trong một hoàng hôn tranh tối tranh sáng, còm cỗi, bất lực, suy đốn thành một loại bệnh thần kinh xã hội, hết khả năng theo kịp những gì đang xảy ra và với một bám víu ngoan cố hơn vào quá khứ.  Trong một thời gian, có thể vẫn còn một thực thể mệnh danh là "Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ", nhưng nó sẽ có ít ngôi sao hơn trên lá cờ, sẽ không có cái gì gọi là "hiệp chủng" nữa, và nó sẽ không có một liên hệ nào với nền cộng hòa của chính phủ giới hạn mà thế hệ thứ nhất của người Mỹ đã chiến đấu bảo vệ.  Và sự sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc sẽ dứt khoát không có. Phần lớn cuộc bàn thảo về cuộc hẹn của Hoa Kỳ với định mệnh mang một sắc thái quái đản mơ hồ của những thập niên giữa thế kỷ, tất cả đều liên quan đến những xu hướng dài tầm và những chỉ dấu xa vời khác. Thực tế, chúng ta sẽ có cơ may đến điểm hẹn trong tầm ngắn và còn đủ sức để tiêu ma trong tầm dài. 

Đó chính là viễn tượng mà những nhà đạo diễn kịch bản Kissinger đã và đang thay phiên nhau đưa Hoa Kỳ đi tới.Với những nhà đạo diễn nầy, Hoa Kỳ không phải là quê hương của họ mà chỉ là vùng đất bay qua (flyover land)ở đó họ có quyền xả xượi và bỏ lại bất kỳ thứ gì ngoại trừ tài sản của chính họHọ đã và đang đánh lừa lịch sử và đánh lừa nhân loại, đã và đang đánh cắp tương lai của Hoa Kỳ. Quê hương thực sự của họ có thể là Anh Quốc hay Israel. Anh Quốc là cựu mẫu quốc của Hoa Kỳ và là cựu bá chủ thế giới bị Hoa Kỳ làm nhục và thay thế.  Israel là quê hương của một số tập đoàn tài phiệt hàng đầu ở Mỹ.  Cơ thể chính trị Hoa Kỳ ngày nay đã và đang thấm dần chất độc của loài bạch tuộc phương đông, không còn hiện hữu nữa mà chỉ giả vờ hiện hữu.  Nọc độc nầy nhiều lúc khiến cả Obama, Hillarycác Thượng Nghị Sỹ và các bộ trưởng thương mại và tài chánh Mỹ phải nói cà lăm trong chính sách đối ngoại đối với Bắc Kinh. Hệ thống Hoa Kỳ đã và đang tha hóa để đi về điểm hẹn với định mệnh với dòng chữ viết trên tường ARMAGEDDON. Mỹ và Tây Âu nói chung ngày nay chỉ còn là những chế độ chính trị làm thuê kiếm sống và trả nợ. Nếu đồng tiền xấu sẽ loại bỏ đồng tiền tốt và những chủ thuyết xấu sẽ loại bỏ những chủ thuyết tốt thì những chính sách xấu chung qui sẽ loại bỏ những chính sách tốt. Thế giới nói chungrồi ra sẽ được thống trị bởi những chủ nghĩa ma vương đang từng bước thay thế những chủ nghĩa và ý thức hệ được nhân loại giả định là lý tưởng đáng theo đuổi. Chủ nghĩa duy lợi, cha đẻ của chủ nghĩa độc tài mềm, đã và đang biến Hoa Kỳ của George Washington, Abraham Lincohn,và Thomas Jefferson thành một nền văn minh nô bộc, gian trá và phi nhân.
(.........................................)
Đỉnh Sóng

Không có nhận xét nào: