Ngày 22/7, đoạn video “bí thư ủy ban hành chính khu phát triển thành phố Hình Đài quỳ xuống xin lỗi người dân bị hại” được lan truyền rộng rãi trên mạng, thu hút sự chú ý của dư luận. Sau đó, giới truyền thông Trung Quốc cho biết, người quỳ gối trước người dân là Vương Thanh Phi – Phó Bí thư đảng ủy của khu mở rộng phát triển kinh tế thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc.
<!>
Sau đó giới truyền thông lần lượt tiết lộ, từ ngày 18/7, cơn bão mau chóng đổ bộ vào tỉnh Hà Bắc, các khu vực như: Hàm Đan, Hình Đài, Bảo Định,…. phải chịu nạn nghiêm trọng khi tổng cộng 18 con đập chứa nước thi nhau xả lũ. Trong đó, chính quyền địa phương đã không thông báo cho người dân ở vùng hạ du trước khi xả lũ đập chứa nước Hình Đài, khiến hơn 10 thôn làng bị phá hủy, rất nhiều người dân thương vong. Trong đó chịu nạn nặng nhất là làng Đại Hiền.
Bí thư Vương Thanh Phi quỳ gối trước người dân.
Ông Mâu, một người dân địa phương cho biết: “Khi đập chứa nước xả lũ, không hề đưa ra thông báo. Dòng nước đó chảy rất xiết, Hình Đài vớt được rất nhiều thi thể“.
Tuy nhiên ngày 20/7, ông Vương Thanh Phi lại phát ngôn trên đài truyền hình kinh tế tỉnh Hà Bắc rằng, “không có người nào thương vong” trong trận lũ lần này, hoàn toàn khác biệt với cách nói của người dân.
Chiều 22/7, hàng trăm người dân làng Đại Hiền đã mang theo thi thể của những người chết đuối, đứng chặn ở đường cao tốc, kháng nghị vụ việc chính quyền xả lũ không báo trước, giấu giếm số người chết thực tế và còn định phong tỏa thông tin. Tình hình nhanh chóng leo thang khi chính quyền huy động cảnh sát vũ trang dùng bạo lực trấn áp người dân, dân làng căm phẫn bao vây ông Vương Thanh Phi tại hiện trường, yêu cầu chính phủ đưa ra lời giải thích.
Cô Dung, một người dân ở làng Đại Hiền, thành phố Hình Đài nói: “Tai nạn thật sự quá nghiêm trọng, chỉ riêng con số người chết ở làng Đại Hiền đã nhiều đến như vậy rồi, nhà cửa chúng tôi đều bị cuốn trôi đi. Tôi thật sự không biết rốt cuộc bên phía chính quyền họ làm như thế nào mà trước khi xả lũ không hề báo trước lấy một tiếng“.
Chính quyền Hình Đài xả lũ không báo trước khiến người dân ở hạ du gặp nạn.
Một người dân ở làng Đại Hiền đưa ra câu hỏi chất vấn trên mạng, việc xả lũ ở trị trấn Hình Đài đã khiến hàng nghìn người chết, tại sao “Đài truyền hình trung ương” của chính phủ lại bao cáo là Hình Đài không có xảy ra thiên tai? Tại sao chính quyền thành phố Hình Đài lại giấu giếm thông tin, đưa ra báo cáo giả?
Cô Triệu Mẫn sống ở thị trấn Hình Đài chia sẻ: “Người dân sẽ không nói dối về số người chết, họ cũng không có gan đó, họ chính là nói sự thật ngay tại hiện trường. Dựa theo tính cách của người dân, nếu như họ không phải bị dồn đến đường cùng, có thể nhẫn chịu được thì họ đã nhẫn chịu, nhưng lần này quả thật là không thể nhẫn chịu thêm được nữa, thật sự đã không còn cách nào nữa rồi“.
Còn về nguyên nhân ông Vương Thanh Phi quỳ xuống xin lỗi, phía chính quyền giải thích rằng đó là “vì để an ủi dân chúng, mong nhận được sự thông cảm“, nhưng có cư dân mạng cho biết nguyên nhân thật sự là ông Vương đang cầu xin người nhà nạn nhân đừng phản ánh việc này lên cơ quan cấp trên.
Hiện một nửa đất nước Trung Quốc đang chìm trong nước lũ.
Sau khi vụ xả lũ ở Hình Đài bị cư dân mạng đưa ra ánh sáng, đã dấy lên làn sóng căm phẫn cực độ của người dân, phía chính quyền dưới sức ép của dư luận, hai ngày liên tục sau đó đã đưa ra và sửa đổi con số người chết …… Tối 20/7, ủy ban thành phố Hình Đài cho biết có 9 người chết, 11 người mất tích. Đến ngày 23/7, chính quyền lại nói rằng số người thiệt mạng tăng lên 25 người, 13 người mất tích. Nhưng nhiều người vẫn nghi ngờ con số này.
Một người dùng Weibo tên “Giang phong thời bình” cho biết, chỉ tính riêng trẻ em thiệt mạng xác định được danh tính đã lên đến 12 người, nhưng nội dung này sau đó nhanh chóng bị xóa đi.
Cư dân mạng Trung Quốc có nickname là “Tú tài giang hồ” phẫn nộ bình luận: “Cậu bé Syria chết đuối, đài truyền hình trung ương đăng tin rợp trời dậy đất; còn em bé Hình Đài bị chết đuối, đài truyền hình lại im lặng không nói một lời. Tại sao vậy? Trẻ con nước ngoài bị chết đuối, mới đáng được đài truyền hình đồng cảm sao? Các em nhỏ của Trung Quốc thì lại không đáng được đồng cảm sao?”
Ngoài ra, người này còn nói thêm: “Quan chức chính quyền xưa nay đã nói dối quen miệng rồi, hơn nữa là ăn nói giống như kiểu không có chủ đích, trước thì nói rằng “không có người chết”, về sau dần dần lại nói “vài người”, cuối cùng người dân căm phẫn quá mới lên tiếng xin lỗi; bên phía chính quyền xưa nay luôn như vậy mà. Các quan chức vì để bảo vệ cái mũ ô sa của mình, duy trì ổn định chính quyền của mình, họ đã không tiếc nói dối“.
Theo công bố mới nhất của Bộ Nội vụ dân sự Trung Quốc, số người đã chết và mất tích trong các trận lũ nửa đầu năm nay là 576 người. Tuy nhiên, có cư dân mạng chỉ ra rằng, chỉ riêng một ngôi làng ở thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, đã có nhiều người chết bị giấu giếm như vậy, thì không biết cả nước có bao nhiêu người dân chết bởi thiên tai đã bị che đậy.
Từ khi bước vào mùa lũ năm nay (2016), miền Nam Trung Quốc đã xuất hiện 20 cơn mưa lớn, nhiều nhất cùng kỳ trong lịch sử. Dưới đây là một loạt hình ảnh về hiện trường ngập úng các nơi chụp được từ trên không trung gần đây.
Tỉnh Quảng Tây
Ngày 5/7, vùng Liễu Châu có rất nhiều công trình kiến trúc đã bị nước lũ bao vây. (Ảnh: Getty)
Ngày 5/7, vùng Liễu Châu có rất nhiều công trình kiến trúc đã bị nước lũ bao vây. (Ảnh: Getty)
Tỉnh Giang Tây
Ngày 21/6, thị trấn Cảnh Đức, một khung cảnh đại dương mênh mông gần lưu vực sống Trường Giang.
Tỉnh An Huy
Ngày 7/7, khung cảnh “đại dương mênh mông” sau cơn bão ở vùng Tuyên Thành. (Ảnh: AFP/Getty)
Ngày 7/7, khung cảnh “đại dương mênh mông” sau cơn bão ở vùng Tuyên Thành. (Ảnh: AFP/Getty)
Ngày 5/7, đường sá và nhà ở tại Sùng Dương chìm trong nước lũ. (Ảnh: AFP/Getty)
Ngày 6/7, Trung tâm thể dục thể thao ở Vũ Hán ngập nước nhìn như bể bơi. (Ảnh: AFP/Getty)
Ngày 6/7, nhiều tuyến đường bị nước lũ chặn ngang. (Ảnh: Getty)
Tỉnh Giang Tô
Ngày 6/7, lũ lụt khiến nhiều vùng ở Dương Châu bị cô lập. (Ảnh: AFP/Getty)
Ngày 5/7, mưa lớn mấy ngày liên gây lũ lụt ở Nam Kinh. (Ảnh: Getty)
Ngày 5/7, mưa lớn mấy ngày liên gây lũ lụt ở Thường Châu. (Ảnh: Getty)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét