Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

ĐỂ KHÔNG CÒN SỰ “HẢ HÊ” VớI CÁI ÁC… - Mạnh Kim


Sau khi giết chết bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long), đám du kích ném xác bà vào áo quan “rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: "Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?"… (“Đèn Cù”, Trần Đĩnh). Cái ác man rợ và sự hả hê trước cái ác đã hình thành và vọng ra từ tiếng xương gãy răng rắc của thi thể bà Năm từ rất lâu rồi, chứ không phải gần đây. Có ai cảm thấy không kinh tởm cho sự tàn ác và tâm địa ác độc trong cái chết bà Năm hay vô số người tương tự không? 
<!>
Cái ác lan tràn và sự thù hằn tích tụ, như đang thấy, chỉ là cái gạch nối gần như chưa bao giờ đứt đoạn của cái ác từ hàng chục năm trước. Không phải xã hội bây giờ mới ác. Sự ác độc của con người đối với con người thật ra đã “tạo nghiệp” từ lâu.
Cái ác và sự hả hê trước cái ác, đáng nói hơn, lại chưa bao giờ dừng lại. Nó chưa bao giờ chết. Nó được gieo cấy, được nuôi, thậm chí được “tạo” môi trường để sống. Nó thể hiện trong chính sách đối xử giữa kẻ “thắng” với người “thua”. Nó thậm chí nằm ngay trong trang sách giáo khoa. Nó gieo mầm ác bằng những câu chuyện “anh hùng” và “dũng sĩ” giết người như ngóe ngay cả đối với trẻ thơ. Lẽ nào những mẩu chuyện nhồi sọ độc ác như thế lại “vô hại”? Nó không chỉ khiến đứa trẻ thấy việc giết người là “bình thường” mà nó còn cho thấy việc hả hê trước những câu chuyện như thế cũng “bình thường”.
Sự được phép tồn tại, thậm chí “có quyền” tồn tại của tâm lý hả hê với cái ác, là một điều rất vô giáo dục và phản tác dụng mà những kẻ tạo ra điều đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên, rồi mới nói đến xã hội. Điều này không chỉ xảy ra giữa những người “thắng cuộc” và người “thua cuộc”. Nó đang xảy ra giữa những người có quyền và phần còn lại của xã hội. Người có quyền bắt đầu “có quyền” “dạy dỗ” phần còn lại của xã hội. Các người làm được gì cho đất nước chưa? - họ hỏi, nhân danh quyền lực độc đoán. Khi hỏi như vậy, họ có hả hê không? Trong khi cùng lúc, xã hội tự hỏi với nhau rằng, đám quan quyền ấy, trong đó có vô số kẻ tham nhũng thối nát tột cùng, thì làm được gì cho nhân dân và đất nước?
Cái ác chưa bao giờ chết. Nó lộ nguyên hình trong những cuộc trấn áp “đánh chết mẹ nó đi” nhằm vào những người biểu tình. Một lần nữa, kẻ thủ ác vẫn hả hê sau khi vung ra những nắm đấm không có bất kỳ vết tích nào của lương tâm. Sự thù nghịch từ đó mà chồng thêm lên. Oán thù cứ thế thì bao giờ xã hội mới thôi loạn? Nói ra những điều này không phải để gieo thêm hận thù. Nói ra để thấy cái ác nó đến từ đâu và nguyên nhân nào tạo ra hậu quả khủng khiếp như đang thấy. Nói ra để thấy, không phải tự nhiên và không phải vô cớ mà “người dân” trở nên ác độc, với nhau và với chính quyền. Nếu lên án tâm lý ác độc của xã hội thì cũng cần phải sòng phẳng bằng cách lên án những trường hợp độc ác của những kẻ tay sai chính quyền. Không thể đòi hỏi người dân “phải” tử tế trong khi chính quyền không sửa họ lại để trở nên tử tế với dân. Hãy làm điều đó đi, tôi hy vọng, oán thù mới có thể được gỡ và cái ác mới có thể bị đẩy lùi.
Mạnh Kim

Không có nhận xét nào: