Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Vân Tiên ngồi núp bụi môn - Đào Hiếu

https://daohieu.files.wordpress.com/2015/08/luc-van-tien.jpg

Xưa có chàng thư sinh tên là Lục Vân Tiên, văn võ song toàn, trên đường ra kinh ứng thí chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang uy hiếp một chiếc kiệu. Lúc ấy Lục Vân Tiên đi hai tay không nên chàng bèn bẻ cành cây làm vũ khí đánh đuổi bọn cướp, giải cứu người ngồi trong kiệu.
Khi bọn cướp tháo chạy, Vân Tiên đến gần chiếc kiệu thì mới biết người mình vừa cứu là một tiểu thư tên Nguyệt Nga.

Đó là đoạn đầu câu chuyện được kể trong tác phẩm Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu.

Bây giờ chúng ta thử giả định hai tình huống khác  cho câu chuyện này xem sao.

TÌNH HUỐNG THỨ NHẤT:
Mặc dù Vân Tiên “văn võ song toàn”, dư sức đánh đuổi bọn cướp, nhưng vì muốn cầu an nên phớt lờ bỏ đi, mặc cho Nguyệt Nga kêu khóc cầu cứu. Chàng ta tiếp tục lên đường ra kinh ứng thí và đậu trạng nguyên. Trong trường hợp này thì ông trạng nguyên ấy là người tốt hay người xấu?

TÌNH HUỐNG THỨ HAI:
Vân Tiên không xông vào cứu Nguyệt Nga, Vân Tiên cũng không phớt lờ bỏ đi, nhưng Vân Tiên lại “ngồi núp bụi môn” chờ cho bọn cướp Phong Lai lột sạch vòng vàng, nhẫn kim cương, bông tai hột xoàn, laptop, điện thoại di động…và “vui vẻ” với Nguyệt Nga xong, bỏ đi hết, thì chàng ta mới xuất hiện để “hưởng xái”. Hành động “núp bụi môn để chờ hưởng xái” này, giang hồ gọi là “cơ hội.”

Thấy chết đã không cứu lại còn lợi dụng tình cảnh ấy để hưởng lợi, xét về mặt nhân cách thì chỉ là phường vô lại. Còn xét về mặt luật pháp thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy Vân Tiên chưa xứng đáng làm một con người chứ đừng nói là trí thức.

Ờ bên Tây có một trường hợp “thấy chết mà không cứu” đã bị dư luận lên án mạnh mẽ đến nỗi kẻ bị lên án phải tự sát. Đó là trường hợp của nhiếp ảnh gia Kevin Carter sau đây:
Kevin Carter (1960-1994) phóng viên ảnh, công dân nước cộng hòa Nam Phi. Ông chụp bức ảnh con kền kền lẽo đẽo đi theo một bé gái da đen sắp chết đói để chờ em chết thì ăn thịt.  Bức ảnh đó được chụp vào khoảng đầu tháng 3.1993 tại làng Ayod, miền Nam Sudan. Sau đó tờ The New York Times đã mua lại và công bố vào số báo ra ngày 26.3.1993. Ngày 12.4.1994 (tức hơn một năm sau khi ảnh được công bố) Carter được thông báo thắng giải Pulitzer.
Nhưng ngày 27.7.1994 Kevin Carter tự tử vì bị dư luận lên án đã không cứu em bé mà chỉ lo chụp hình rồi bỏ đi.
Kevin Carter đã tự sát vì biết xấu hổ. Nhưng với hành động tự sát này, anh thực sự là một người trí thức.

*
Ngày 20/01/2012 khi ông Ngô Bảo Châu trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ rằng trí thức chỉ nên làm việc chuyên môn của mình và đứng ngoài thế sự, thì lập tức ông Nguyễn Quang Lập trong blog Quê Choa đã có lời nhắn nhủ như sau:
“Phát biểu của Châu, dù vô tình đi chăng nữa, sẽ làm cho đám trí thức trùm chăn được thể vênh vang, tiếp tục trùm chăn kĩ hơn nữa, trong khi vẫn có cớ để dè bĩu và chỉ điểm những trí thức chân chính.”

Tôi hiểu cụm từ “trí thức trùm chăn” cũng giống như cụm từ “núp bụi môn” vì cả hai cụm từ ấy đều gợi lên một hình ảnh rất buồn cười: nó vừa hèn lại vừa “gian”.
 Và người nông dân của cái xứ Bình Định quê tôi đã có câu ca dao dí dỏm này:
Vân Tiên ngồi núp bụi môn
Chờ khi trăng lặn …SỜ VAI Nguyệt Nga

Đã “cơ hội” đến thế thì còn nói chuyện trí thức trí ngủ làm cái quái gì!
Có lẽ chúng ta nên cố gắng sửa mình để sống cho ra con người và đừng có “núp bụi môn, chờ khi trăng lặn” đã là quý lắm rồi.

ĐÀO HIẾU
(Trích từ tác phẩm CUỘC CÁCH MẠNG BỊ THẤT LẠC)

Không có nhận xét nào: