Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Đức Giáo Hoàng kêu gọi Quốc hội làm việc cùng nhau, chăm sóc cho dân

Các thành viên Quốc hội chào đón Đức Giáo Hoàng đến đọc diễn văn.
Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô kêu gọi quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ gạt qua một bên những sự khác biệt để làm sống lại tình huynh đệ, tình liên đới và hợp tác với nhau một cách rộng lượng cho lợi ích chung.
Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo, vị giáo hoàng đầu tiên đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Mỹ, đã được tán thưởng nồng nhiệt khi đọc bài diễn văn 50 phút tại Điện Capitol.<!-->
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng được truyền đi trên khắp nước và được chiếu trên những màn hình khổng lồ cho hàng vạn người tụ tập bên ngoài quốc hội được canh gác hết sức cẩn mật.
Đức Giáo Hoàng nói “Một xã hội chính trị chỉ bền vững khi nào xã hội này, như một nghề nghiệp, ra sức thỏa mãn những nhu cầu chung bằng cách thúc đẩy sự tăng trưởng của tất cả các thành viên, nhất là những người yếu thế hoặc có nhiều rủi ro hơn. Hoạt động lập pháp luôn đặt nên tảng của sự chăm sóc cho người dân.”
Ngài nói thêm “Là thành viên của quốc hội, trách nhiệm của quí vị là làm cho đất nước này lớn mạnh như một dân tộc, thông qua những hoạt động lập pháp của quí vị. Quí vị được mời gọi để bảo vệ và gìn giữ phẩm giá của đồng bào của quí vị trong sự theo đuổi không ngừng nghỉ và khó nhọc để phục vụ lợi ích chung, bởi vì đây là mục đích chính của tất cả mọi hoạt động chính trị.”
Đức Giáo Hoàng đã đề cập tới những vấn đề nhạy cảm, trong đó có vụ khủng hoảng người tị nạn ở Trung Đông và Âu châu, nhu cầu cấp bách của việc phối hợp một hành động toàn cầu để kiểm soát biến đổi khí hậu và những sự thái quá của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa vật chất.
Đức Giáo Hoàng đã phải tạm ngừng nhiều lần vì những tiếng vỗ tay làm gián đoạn bài diễn văn, nhưng những nhà quan sát bên trong quốc hội nhận thấy không phải tất cả mọi người đều bày tỏ một sự nồng nhiệt như nhau.
Sự chia rẽ theo lập trường đảng phái trong số các thành viên quốc hội – giữa phe tự do và phe bảo thủ, giữa phe dân chủ và phe Cộng hoà, đã được phản ánh qua phản ứng khác nhau của họ đối với những phần khác nhau của bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng.
Sau bài diễn văn, nhà lãnh đạo Toà Thánh Vatican đã đứng ở bao lơn Điện Capitol để chào hàng vạn người tụ tập bên ngoài.
Đức Giáo Hoàng là nhà lãnh đạo đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo La Mã đã đọc diễn văn trước cuộc họp chung của Quốc hội, trong đó có hơn 500 nhà lập pháp, các thẩm phán Tòa án tối cao và các quan chức chính quyền hàng đầu bao gồm cả Phó Tổng thống Joe Bide
Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ
Thanh Trúc, phóng viên RFA
RFA 24.9.2015
Bước sang ngày thứ ba chuyến công du nước Mỹ, tức thứ Năm 24 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô đến điện Capitol và đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ.
Mọi ngã đường dẫn về điện Capitol ở thủ đô nước Mỹ đều có rào chắn và được canh gác cẩn mật khi Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô đến đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội hôm thứ Năm ngày 24 vừa qua.
Đây không phải sự kiện được vào cửa tự do như thường lệ ở quốc hội, người tham dự phải có giấy mời mới vào được bên trong . Rất nhiều người, dù có vé mời, cũng chỉ được đứng ở ngoài mà thôi.
Khoảng 9 giờ sáng giờ địa phương của Washington DC, đoàn xe chở Đức Giáo Hoàng tiến vào khuôn viên bên ngoài điện Capitol trong tiếng reo mừng vang dậy của đám đông bên ngoài.
Đến từ California với vé mời vào bên trong để nghe Đức Thành Cha đọc diễn văn, linh mục Nguyễn Hoài Chương, cho biết:
Vấn đề an ninh rất chặt chẽ, chúng tôi tưởng chúng tôi là người đến đầu tiên nhưng thực sự từ 5 giờ mấy đã có khoảng cả ngàn người tới trước chúng tôi rồi. Cho tới khoảng 9 giờ mọi người gần như bừng dậy khi Đức Thánh Cha bước đến công trường của quốc hội.”
Với chủ đề Tình Yêu Là Sức Mạnh Của Chúng Ta, cũng là chủ để của chuyến thăm viếng Cuba rồi đến Hoa Kỳ, bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô lên tiếng trước lưỡng viện quốc hội và nhiều lần được tán thưởng một cách nồng nhiệt.
Những vấn để của thời đại được Đức Thánh Cha nhắc tới như những xung đột trên thế giới cũng như trong xã hội, sự thù nghịch giữa các phe nhóm chính trị, tình trạng bất bình đẳng, vấn đề phá thai, di dân, bạo động và nhiều vấn đề khác nữa.
Rất nhiều lần hai nhân vật lịch sử của nước Mỹ được Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô nhắc đi nhắc lại trong bài diễn văn của Ngài trước các vị đại diện dân cử Hoa Kỳ, đó là mục sư Martin Luther King và bà Dorothy Day, từng sống và chết cho lý tưởng công bình, bác ái và bình đẳng giữa con người với con người.
Đức Thánh Cha nhắc lại giấc mơ của mục sư Luther King và nhắc chúng ta trong hành trình của Ngài. Rất nhiều người đứng ngoài và đứng trong lắng nghe bài huấn từ của Đức Thánh Cha đến lưỡng viện quốc hội. Rất nhiều lần, cứ khoảng vài phút tôi không đếm được bao nhiêu, là những tràng pháo tay là những lời cảm tạ những gì Đức Thánh Cha đã nói ra.
Câu kết luận tôi nghĩ rất chân tình là Đức Thánh Cha nói God Bless America Thiên Chúa ban bình an cho Hoa Kỳ. Ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Ngài, rồi nói lại là nếu quí vị không biết cầu nguyện thì gởi đến tôi những lời chúc mừng. Đó thật sự là một cái embrace ôm chặt nhau trong tình thương.
Sau buổi nói chuyện tại lưỡng viện quốc hội, Đức Giáo Hoàng đi thăm Trung Tâm Bác Ái của Giáo xứ Thánh Patrick trong thủ đô Washington, gặp gỡ và chia sẻ buổi ăn trưa với những người vô gia cư.

Bốn giờ chiều ngày 24 tháng Chín, Đức Giáo Hoàng đáp may bay đi New York. Sáng nay, 25 tháng Chín, Đức Thánh Cha đến thăm và đọc diễn văn tại trụ sở Liên Hiệp Quốc trước khi có buổi gặp gỡ liên tôn tại Ground Zero, nơi tưởng niệm các nạn nhân vụ đánh bom tháp đôi hồi năm 2001. 

Không có nhận xét nào: