Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Lý do khiến Trung Quốc không được phép “bén mảng” đến trạm ISS?

Vì sao người TQ bị “cấm cửa” ở trạm không gian ISS?


Trạm ISS đã đón tiếp phi hành gia của nhiều nước khác nhau, trừ Trung Quốc
Phi hành gia Trung Quốc không được phép “bén mảng” đến trạm ISS vì Quốc hội Mỹ lo sợ sẽ bị đánh cắp các bí mật trong lĩnh vực không gian vũ trụ.
Trạm Không gian Vũ trụ Quốc tế (ISS) được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) khởi xướng đã đi vào hoạt động được 15 năm, là nơi đã đón tiếp rất nhiều phi hành gia từ nhiều cường quốc vũ trụ trên thế giới, tuy nhiên có một điều kỳ lạ là chưa có bất cứ một phi hành gia Trung Quốc nào được phép đặt chân lên trạm vũ trụ này.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CNN, ông Nie Haisheng, chỉ huy tàu vũ trụ Thần Châu 10 của Trung Quốc bày tỏ: “Là một phi hành gia, tôi rất muốn được bay cùng các nhà du hành của các nước khác. Tôi cũng rất mong chờ được vào trong trạm ISS”.
Mặc dù các phi hành gia Trung Quốc có mơ ước cháy bỏng như vậy, nhưng điều đó rất khó trở thành hiện thực bởi một quy định ngặt nghèo của các nghị sĩ Mỹ. Năm 2011, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật cấm NASA có bất cứ sự hợp tác nào với Trung Quốc trong lĩnh vực không gian vũ trụ.
Lệnh cấm này được ban hành khi các nghị sĩ Mỹ lo ngại rằng nếu NASA hợp tác với Trung Quốc, các bí mật công nghệ của Mỹ trong lĩnh vực không gian vũ trụ rất có thể sẽ bị đánh cắp và làm nhái, gây tổn hại đến an ninh quốc gia.
Chính đạo luật này đã “cấm cửa” các phi hành gia Trung Quốc không được “bén mảng” tới trạm ISS, và các nhà phân tích tin rằng Quốc hội Mỹ sẽ không sớm thay đổi đạo luật trên.
Nhà phân tích vũ trụ Miles O’Brien cho biết: “Cứ mỗi lần vấn đề này được đề cập ở bất cứ nơi nào gần Quốc hội, nó sẽ bị dập tắt ngay lập tức. Các nghị sĩ Mỹ vẫn có hoài nghi rất lớn về Trung Quốc. Trung Quốc vẫn bị coi là một đối thủ luôn tìm cách đánh cắp các bí mật sở hữu trí tuệ của Mỹ”.
Lệnh cấm này được ban hành khi các nghị sĩ Mỹ lo ngại rằng nếu NASA hợp tác với Trung Quốc, các bí mật công nghệ của Mỹ trong lĩnh vực không gian vũ trụ rất có thể sẽ bị đánh cắp và làm nhái, gây tổn hại đến an ninh quốc gia.
Chính đạo luật này đã “cấm cửa” các phi hành gia Trung Quốc không được “bén mảng” tới trạm ISS, và các nhà phân tích tin rằng Quốc hội Mỹ sẽ không sớm thay đổi đạo luật trên.
Nhà phân tích vũ trụ Miles O’Brien cho biết: “Cứ mỗi lần vấn đề này được đề cập ở bất cứ nơi nào gần Quốc hội, nó sẽ bị dập tắt ngay lập tức. Các nghị sĩ Mỹ vẫn có hoài nghi rất lớn về Trung Quốc. Trung Quốc vẫn bị coi là một đối thủ luôn tìm cách đánh cắp các bí mật sở hữu trí tuệ của Mỹ”.Vì sao người TQ bị “cấm cửa” ở trạm không gian ISS?

Lệnh cấm của Quốc hội Mỹ đã khiến các phi hành gia Trung Quốc không có cơ hội tiếp cận trạm ISS. Ảnh minh họa

Trung Quốc đã nhiều lần nỗ lực nhưng bất thành trong việc vận động Quốc hội Mỹ bãi bỏ đạo luật trên, cả bằng các biện pháp chính trị lẫn những lời kêu gọi “thống thiết” của các phi hành gia Trung Quốc.
Ông Nie Haisheng từng đưa ra một lời kêu gọi tha thiết gửi tới nước Mỹ: “Không gian vũ trụ là một vấn đề gia đình, nhiều quốc gia đang phát triển các chương trình vũ trụ và Trung Quốc, với tư cách là một nước lớn, cũng cần phải có những đóng góp của riêng mình cho lĩnh vực này”.
Mặc dù bị cấm hợp tác với NASA, song cho đến nay Trung Quốc cũng đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực không gian vũ trụ. Năm 2003, Trung Quốc đưa người đầu tiên vào vũ trụ, và hoàn tất chuyến đi bộ đầu tiên ngoài vũ trụ vào năm 2008.
Năm 2013, ông Nie và phi hành đoàn của mình đã kết nối với trạm thí nghiệm Thiên Cung 1, một phiên bản nhỏ hơn của trạm ISS. Năm ngoái, một tàu vũ trụ không người lái của nước này đã bay quanh quỹ đạo Mặt trong trong 8 ngày để chụp ảnh Trái đất và bề mặt Mặt trăng.
Theo tin24h

Không có nhận xét nào: