Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

NỖI BUỒN KHÓ QUÊN - Nguyễn Quý Đại

             

Thời tiết tháng Tư ở Âu Châu đẹp, cây đâm chồi nở nụ xanh tươi mang lại niềm vui cho mọi người. Riêng người Việt chúng ta tháng Tư gợi lại nỗi buồn xa quê hương, các phương tiện truyền thông, báo chí ở hải ngoại đều nhắc lại ngày 30.4.1975 là tháng Tư Đen, ngày Quốc Hận, tưởng niệm ngày người Việt ly hương… Hồi tưởng những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, người Việt tỵ nạn CS khắp nơi trên thế giới tham gia biểu tình đòi hỏi tự do, dân chủ cho Việt Nam.
Ngày 22.4.2015 chính phủ Canada thông qua đạo luật S-219, công nhận ngày 30/4 National Day của Canada là “Ngày hành trình tìm tự do”, là ngày lễ kỷ niệm nhưng không phải là ngày nghỉ lễ chính thức. Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải cho biết: „là Đạo Luật cho dân Canada biết rằng người Việt tỵ nạn bỏ nước ra đi tìm tự do từ 30.4.1975 khi cộng sản chiếm miền Nam“. Thuyền nhân Việt Nam ở Canada cũng như trên thế giới là nạn nhân, từng bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp tịch thu nhà cửa, đuổi đi vùng kinh tế mới, bị tập trung cải tạo…đã liều chết vượt biển đi tìm tự do, nói riêng người Canada gốc Việt không bao giờ quên ơn chính phủ và nhân dân Canada đón nhận hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam“[1]. Đạo luật đã ban hành là một vinh dự cho người Việt tại Canada, nhà cầm quyền CSVN triệu hồi Đại Sứ Canada để phản đối. Có một thiểu số dư luận trái chiều về đạo luật trên, tùy theo suy nghĩ của mỗi người.
Trong nước hàng năm 30/4 tổ chức diễn hành vui mừng ngày chiến thắng, bắn pháo bông ăn mừng… Với chúng tôi ngày 30/4 là nỗi buồn khó lãng quên, từ người xuống làm thân trâu ngựa, sự mất mát đau thương của gia đình hàng triệu người miền Nam đã gánh chịu cùng hoàn cảnh chung! Những tác giả trong và ngoài nước viết nhiều bài về biến cố lịch sử của Việt Nam. Cũng như nhiều tài liệu mật được bạch hoá cuộc chiến hơn 20 năm gây đau thương cho hai miền Nam Bắc. Việc đánh giá phê phán lịch sử phải công tâm, cẩn trọng hầu giúp những thế hệ mai sau tránh đi những cái nhìn lệch lạc, một chiều như trong nước thường tuyên truyền xuyên tạc, kết án những người vượt biển chúng ta là „bọn ra đi vì kinh tế, đĩ điếm…“Rồi kêu gọi hòa hợp hòa giải là khúc ruột ngàn dặm…”
image001
Trong những năm cầm quyền của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng tuyên bố trên lý thuyết thật hấp dẫn: „Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả… Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào… Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn…“. Rất tiếc lúc tại thế ông chưa thực hiện và qua đời mang theo lời nói đó về bên kia thế giới.
Nhìn lại 40 năm trôi qua kéo dài những nhọc nhằn, khổ đau, vết thương cuộc chiến không thể phai mờ trên thân thể, trong tâm hồn của người dân hai miền Nam Bắc. Dù không còn hận thù, nhưng ý thức hệ giữa Quốc Gia và Cộng Sản vẫn còn mãi mãi phân chia đường ranh ngăn cách! người Việt hải ngoại, không bao giờ đồng quan điểm với nhà cầm quyền CSVN. Nếu Việt Nam còn độc tài đảng trị, không thật sự có tự do, dân chủ…Có lẽ mọi người cùng đồng ý với nhà văn Võ Thị Hảo ở Hà Nội “Người Việt Nam sẽ tự động hòa hợp ngay sau khi Việt Nam giải thể chính quyền độc tài cộng sản và thay vào đó bằng một chính thể dân chủ đa nguyên, tôn trọng tự do và nhân quyền…“.
Nỗi buồn chung cho một dân tộc với 40 năm dưới chủ nghiã CS hai miền Nam Bắc vẫn còn nghe tiếng kêu than của người dân, từng ngày qua họ vẫn còn rên xiết bị bóc lột, bị tịch thu ruộng vườn… nhiều vùng xa thành phố vẫn sống trong lam lũ, thiếu ăn, học sinh đi học phải đóng tiền học phí, không có cầu để qua sông!
Miền Nam tài nguyên phong phú, điều kiện khá hơn các nước khác như Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Philippines. Nếu Việt Nam Cộng Hòa không sụp đổ thì bây giờ nước chúng ta không thua Nam Hàn. Sau Đệ nhị Thế chiến, các cường quốc đã họp xóa bỏ chế độ thuộc địa, thực dân Pháp phải trả độc lập cho VN chứ không cần đến đảng CS „giải phóng dân tộc“. Sau 30.4.1975 Việt Nam đã để mất cơ hội trở thành một cường quốc vì CSVN tự hào, kiêu ngạo của kẻ chiến thắng, coi thường các thành quả phát triển về kinh tế của VNCH. Thống nhất đất nước, nhưng không thống nhất được lòng người, CSVN sai lầm với chính sách tập trung cải tạo, không biết dùng những chuyên gia về kinh tế, khoa học kỹ thuật…
image003
Đời sống của của người miền Nam bị suy sụp, thiếu niềm tin, từ đó có phong trào vượt biển dù biết trước có thể chết trên biển với phong ba bảo tố, hải tặc hãm hiếp…Đến được các quốc gia tự do người Việt làm lại cuộc đời bằng đôi bàn tay trắng, hội nhập và thành công ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học có rất nhiều bác sỹ, chuyên gia, kỹ sư, khoa học gia, phi hành gia…
Thế hệ trẻ trong nước với nền giáo dục bị giới hạn „hồng hơn chuyên“ không thể đào tạo nhiều người tài giỏi. Báo Giáo Dục ngày 11/12/2014 viết: “Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ….”. Nhiều người học tại chức từ trung học, đến đại học đều có bằng cữ nhân, tiến sĩ, loại bằng đó của Việt Nam ra ngoại quốc không được công nhận, chỉ là giấy lộn. “Một thống kê khác của Bộ KHCN cho thấy, từ (2006 – 2010) cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng bộ tại Mỹ. Trong lúc khu vực Đông Nam Á, phát triển trên mọi lãnh vực, những bằng phát minh được công nhận như: Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng, Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng, Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 bằng, Philippines có 27 bằng.
Hệ thống Giáo dục ở miền Nam trước 75 học trình trung học 12 năm, rất tự do và cỡi mở, từ lớp 10 chia các ban A,B.C theo môn học chính, ngoài ra còn có môn Sử địa, Công dân giáo dục, Triết, phải học 2 môn sinh ngữ (Anh Pháp). Ban B: Toán Vật lý, Ban A: Vạn vật, Hóa học, Ban C: Sinh ngữ và Việt văn, không có môn chính trị. Học sinh phải qua các kỳ thi tú tài, bài thi được cắt phách gởi về trung tâm khảo thí Sài Gòn, được chấm công bằng, không cần xét lý lịch dù học sinh đó có cha mẹ đi tập kết ra Bắc, theo CS… Nếu đậu tú tài điểm tối ưu được cấp học bổng Quốc gia cho đi du học, những người khác nếu có điều kiện tự túc cũng được đi du học. Lên đại học sinh viên và giáo sư được quyền trao đổi tự do các khuynh hướng về tư bản hay cộng sản, không hạn chế. Từ trung học đến đại học dù trường công lập hay tư thục, đều theo quy chế tự trị và nhân bản, học sinh rất tôn trọng kỷ luật. Các trung tâm văn hóa của Pháp, Mỹ nhiều tài liệu, khoa học kỷ thuật, văn chương cho học sinh, sinh viên tham khảo.
image004

Giáo dục ngoài miền Bắc trình độ trung học theo hệ 10 năm, phải học về chính trị tham gia đòan đảng, bị nhồi sọ chủ thuyết Marxismus-Leninismus, không được đọc sách báo về tư bản chủ nghĩa, cấm nghe các đài ngoại quốc như BBC, VOA…Sau 1975 trung học theo hệ 12 năm, nhưng cũng nặng phần học khô khan về chính trị giáo điều, môn Sử bị đánh giá là thiếu trong sáng, thiếu chân thật không còn hấp dẫn… Học sinh vô kỷ luật, không có tình người, đánh nhau, rồi quay phim phổ biến lên Youtube như một trò chơi! Đạo đức làm người bị băng hoại suy đồi, cướp, đâm chém giữa ban ngày, lừa dối, lường gạc nói dối trở thành thói quen… Trình độ học vấn đã được nhiều báo chí phê bình, mong Bộ giáo dục Việt Nam lắng nghe để thay đổi, mới có thể hy vọng trình độ kiến thức học sinh VN theo kịp với các quốc gia tại Á Châu.
Nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có lẽ họ cũng ngỡ ngàng một đất nước còn theo chủ nghiã cộng sản, nhưng trên đường phố tấp nập xe cộ sang trọng nhiều người xử dụng hàng hiệu và đồ điện tử Apple …Thành phần sang trọng lắm tiền tiêu xài như nước là quan chức, cán bộ các cấp của nhà cầm quyền CSVN mà thôi đời sống phần lớn người dân còn nghèo khó, bệnh không tiền mua thuốc …Một đất nước „phồn vinh giả tạo“ như thế thì đến bao giờ mới phát triển? Xem thống kê sau đây với những khoảng tiền khổng lồ nó chạy đi đâu mà dân ta vẫn còn khốn khổ? Theo thống kế trên Internet thì Việt Nam nhận được từ 1988 tới hết năm 2004 là 46 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Ausländische Direktinvestitionen/ foreign direct investment, viết tắt FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này). Năm 2007 FDI là 21.3 tỷ USD, năm 2008 FDI là 31.6 tỷ USD.
Việt Nam còn nhận hỗ trợ phát triển chính thức (ODA,viết tắt từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho nhà nước vay. Lãi suất thấp (dưới 2%, trung bình từ 0.25% năm). Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm). Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. Thụy Điển là một trong những nước phương Tây viện trợ sớm nhất cho Việt Nam, bắt đầu từ năm 1969. Tính đến năm 2008, Thụy Điển đã tài trợ cho Việt Nam tổng số vốn không hoàn lại trị giá 3,46 tỷ USD từ 1999 cho tới năm 2004 là 26 tỷ USD và từ 2006 tới 2010 ODA theo dự trù là từ 14 cho tới 15 tỷ USD. Hàng năm người Việt chuyển hàng chục tỷ tiền về giúp thân nhân, làm từ thiện, đầu tư…Trước năm 1975 VNCH nhận tiền viện trợ của Mỹ rất giới hạn! vì chiến tranh không có Quốc gia nào dám bỏ tiền đầu tư, ở nông thôn không sản xuất được lúa gạo!
Nhật, Nam Hàn, Đài Loan là những quốc gia bỏ tiền đầu tư nhiều vào Việt Nam, dù Việt Nam theo chủ nghiã cộng sản, nhưng đời sống hiện nay những người tư bản giàu nhất thuộc về giới quý tộc của đảng, là những thành phần lãnh đạo, có quyền thế nhất hiện nay. Trình trạng tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới, biển thủ công quỹ làm cho đất nước chậm tiến so với các Quốc gia tại Đông Nam Á Châu. Số nợ Việt Nam vay mượn phải trả cho đến đời các cháu chưa xong!
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tiền lương toàn cầu 2014-2015 thì: “Việt Nam người công nhân lương tháng 3,8 triệu ĐVN chỉ bằng ½ của Thái Lan, chưa bằng1/3 của Malaysia và chỉ bằng khoảng 1/12 của Singapore.
Một đất nước muốn phát triển phải biết dùng người tài có tâm huyết, làm việc phải chí công vô tư, tránh bè phái theo kiểu „con ông cháu cha“. Việt Nam phải thật sự ban giao với các cường quốc Tây phương và Mỹ bỏ đường hướng lệ thuộc vào Trung Cộng. Người Tàu ngày nay, cũng như hàng ngàn năm trước luôn muốn thôn tính và đồng hóa người Việt Nam. Nhà cầm quyền CSVN quá lệ thuộc vào Trung cộng từ chính trị cho đến kinh tế đó là một đại họa cho dân tộc Việt Nam.
Người Việt yêu nước không khỏi ngậm ngùi, đau lòng với trình trạng đất nước dưới chủ nghiã CS, nhà cầm quyền tỏ ra “hèn với giặc ác với dân“. Ngày xưa Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, làm thơ diễn tả tâm trạng mình trước đất nước bị họa xâm lăng, mãi mãi còn giá trị tới ngày nay.
Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con chắu lấy làm chơi!
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi.
Tưởng niệm 40 năm viễn xứ (1975-2015)
 
Nguyễn Quý Đại
Tài liệu tham khảo và hình trên Internet
Ý kiến độc giả BBC về ngày 30.4.1975
[1] Đối với dân Canada, họ không biết ngày 30 tháng Tư là gì, nhưng sau đó chỉ trong vòng hai năm 1979 đến 1980 họ nhận 60.000 thuyền nhân Việt Nam. Từ 75 cho tới hiện nay thì người Canada gốc Việt ở Canada dân số khoảng 300.000. Đây là một chứng từ lịch sử cho thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba hoặc các thế hệ kế tiếp phải hiểu biết điều đó, biết rằng 30 tháng Tư là ngày chúng ta bỏ nước ra đi đặc biệt chính phủ Canada công nhận ngày 30 tháng Tư là “Ngày hành trình tìm tự do”.

Không có nhận xét nào: