Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Hướng đi nào cho các tổ chức XHDS ở Việt Nam?

wpqnpham-minh-dap_gqva622.jpg
Anh Phạm Minh Đáp (đứng) tại một lớp dạy tiếng Anh miễn phí của StandBy You trước đây.
Courtesy sbyvn.org






















Câu lạc bộ StandBy You, là trường dạy tiếng Anh hoàn toàn miễn phí dành cho các học viên nghèo, được thành lập chưa tròn một năm, nay phải tuyên bố ngừng hoạt động vì những áp lực, khó khăn từ phía chính quyền thành phố Hà Nội. Đây không phải là lần đầu tiên một tổ chức XHDS gặp phải nhiều đối kháng từ chính quyền các cấp. Điều này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về sự tồn tại của một tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.
StandBy You, hay còn gọi là Ngôi nhà tiếng Anh của Phạm Minh Đáp được mở ra hoàn toàn do số tiền anh dành dụm được trong 6 năm bán bong bóng cùng với quan niệm “sinh viên, tuổi trẻ cần phải biết tiếng Anh để học hỏi tiến bộ của các nước văn minh”. Tấm lòng của chàng hiệu trưởng của gần 100 học viên nghèo nhận được nhiều sự ủng hộ của các bạn trẻ trong nước, trong đó có cả các bạn người nước ngoài sang Việt Nam du lịch và tình nguyện làm giáo viên giảng dạy.

Bị sách nhiễu, gây khó khăn

Bắt đầu ngày 14 tháng 4 thì phía chính quyền bắt đầu sang có hạch sách về giấy phép hoạt động, giấy mở lớp tiếng Anh miễn phí và giấy phép của tình nguyện viên. Rồi người ta nói visa du lịch thì không được phép làm từ thiện, chỉ được phép du lịch thôi.
-Phạm Minh Đáp
Thế nhưng, mục đích của StandBy You và cũng như thiện chí của các tình nguyện viên đã nhận phải nhiều đối kháng từ chính quyền địa phương. Phạm Minh Đáp cho biết về những khó khăn mà Ngôi nhà tiếng Anh gặp phải gần đây:
“Bắt đầu ngày 14 tháng 4 thì phía chính quyền bắt đầu sang có hạch sách về giấy phép hoạt động, giấy mở lớp tiếng Anh miễn phí và giấy phép của tình nguyện viên. Rồi người ta nói visa du lịch thì không được phép làm từ thiện, chỉ được phép du lịch thôi.”
Theo điều số 7, mục 1 của luật cấp visa vào Việt Nam (theo luật ban hành mới nhất vào tháng 1 năm 2005) thì những người vào Việt Nam với visa du lịch (tourist visa) thì không thể chuyển đổi visa đó thành visa làm việc (working visa). Nhưng không nêu rõ về trường hợp làm việc từ thiện.
Bên cạnh đó, một người không muốn nêu tên làm việc trong cơ quan nhận hồ sơ xin visa du lịch vào Việt Nam thì khẳng định “Visa du lịch vào Việt Nam có thể làm những công việc mang tính chất từ thiện.”
Không những trường học và các thành viên bị sách nhiễu, gây khó khăn buộc phải ngừng hoạt động, mà bên phía chính quyền địa phương còn tạo áp lực đến chủ nhà, buộc nơi CLB StandBy You không được tiếp tục việc giảng dạy ở nơi đang thuê.
“Bác chủ nhà điện thoại cho chúng em rằng không được phép mở lớp tiếng Anh nữa, nếu không thì họ phải cắt giấy phép kinh doanh của bác ấy.”
1418891447205_nguoitienphong1-400.jpg
Anh Phạm Minh Đáp với xe bán bong bóng của mình. Courtesy sbyvn.org
Cho đến ngày 25 tháng 5 vừa qua, các thành viên của Ngôi nhà tiếng Anh họp lại và quyết định:
“Tạm thời chúng em phải dừng các hoạt động trong ngôi nhà lại vì chúng em không còn phòng để học nữa. nhưng để tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có cơ hội tiếp tục học nữa thì chúng em mở các lớp học ngoài công viên. ngày hôm nay là buổi học đầu tiên. Và lớp học rất là tốt.”
Cuộc nói chuyện này của chúng tôi diễn ra ngay sau  buổi học đầu tiên ngoài công viên của Ngôi nhà tiếng Anh. Đáp rất phấn khởi khi tinh thần của học viên và các tình nguyện viên không bị suy giảm.
“Hôm nay lúc 3 giờ chiều thì chúng em bắt đầu tổ chức ngoài đó. Số lượng học viên có tầm hơn 20 bạn. Học rất là tốt.”
Tuy không bị gây cản trở như những buổi học trong trường lớp, nhưng Đáp và mọi người vẫn phải gặp những trở ngại như:
“Bên phía công viên thì ủng hộ và không thấy gì hết. Vào lúc tối có một lớp ngoài công viên nữa nhưng phía công viên thì cứ hỏi giấy cho phép vào công viên và giấy cho phép thì phải xin phép trước. Văn phòng bên quản lý thì nói rằng phải xin phép. Lần sau cứ 10 người vào công viên thì phải xin phép và phải nộp khoản phí là 30 nghìn.”
Một trong những học viên của CLB Ngôi nhà tiếng Anh là Phạm Toàn, dù mới tham gia học được 4 tháng nhưng bạn cho biết sẽ làm bất cứ điều gì CLB cần để mọi người có thể tiếp tục.
“Em cũng đã nói ở trung tâm nếu có vấn đề gì cần nhờ em thì em sẽ giúp đỡ hết mình.”
Nói về cảm nhận của mình đối với StandBy You, Toàn cho biết:
Đến đấy mình giao lưu và nói chuyện với các tình nguyện viên nước ngoài. Họ rất nhiệt tình giảng dạy. Em không hiểu sao chính quyền lại cấm đoán như thế.
-Phạm Toàn
“Đến đấy mình giao lưu và nói chuyện với các tình nguyện viên nước ngoài. Họ rất nhiệt tình giảng dạy. Em không hiểu sao chính quyền lại cấm đoán như thế, và mình cũng rất hụt hẫng. Khi biết trung tâm bị đình chỉ thì em rất buồn và thất vọng.”
Phạm Minh Đáp cho biết tất cả những học viên đều bất ngờ và buồn.
“Từ khi thông báo thì các bạn sinh viên rất buồn, có bạn khóc và bảo rằng cứ tiếp tục đi.”
Trần Hồng Gấm, là một tình nguyện viên của Ngôi nhà tiếng Anh cho biết tình cảm gắn bó của mình:
“Em làm tình nguyện ở đây rất vui vì mọi người ở đây, thứ 1 là học tiếng Anh tạo ra 1 môi trường thân thiện, mọi người xem như là gia đình và học với nhau được rất nhiều thứ.”

“Hãy có một chiến lược!”

Ở Việt Nam hiện nay, được cho là có không dưới 10 tổ chức xã hội dân sự. Hầu như tất cả là do tự cá nhân thành lập nên và có phương cách hoạt động riêng. Người được cho là thành công vì có được hưởng ứng từ người dân cũng như các cấp chính quyền địa phương khi thành lập tổ chức xã hội dân sự mang tên Sách Cho Nông Dân, là Nguyễn Quang Thạch chia sẻ:
“ Em biết ở Viêt Nam mình nếu biết cách làm, nếu dùng sự tận tâm của mình, và vận động chính quyền, những người trong chính quyền thì vẫn làm được. tổ chức dân sự nào với mục đích nào cũng phải có một chiến lược.”
Nói thêm về ý nghĩa của cách làm, Nguyễn Quang Thạch cho biết:
“Việc bị đóng cửa, mình phải xem người giám đốc kia, người khởi sự chương trình kia họ đã đăng ký với chính quyền hay không. Nếu chưa đăng ký, chưa có tư cách pháp nhân thì người ta đến kiểm tra là chuyện đương nhiên thôi.”
Dù đăng ký hay không đăng ký, một tổ chức mang tính xã hội dân sự được quyền rộng rãi hoạt động ở Việt Nam là điều mà những người hoạt động xã hội cho rằng không dễ xảy ra. Vì thế, các nhà hoạt động xã hội cũng tự đặt câu hỏi ,trong tương lai, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những StandBy You, Sách Cho Nông Dân… nhưng để có thể tồn tại và phát triển hay không thì dường như ngay lúc này chưa ai có được câu trả lời.

Không có nhận xét nào: