Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Cái mác Ông Chủ Quán Bánh Ướt - Vương Vi

Cách trung tâm thành phố Nha Trang đi theo đường Quốc lộ 1A về phía Nam chừng 8 – 10 cây số, dọc ven đường là những quán bánh ướt mắm nêm đặc sản xứ này. Có quán xập xệ, rộng chưa đây 20 mét vuông, để chừng dăm ba cái bàn cho khách ngồi ăn.

Cali Today News -Có quán khang trang hơn, nhìn thoáng mát sạch sẽ, bàn ghế tươm tất hơn. Nhưng giá cả quán nào thì cũng như nhau, mỗi dĩa bánh ướt 2,000 đồng. Nói là ăn bánh ướt thôi thì không phải. Ở Nha Trang, ăn bánh ướt là phải có thêm chén mắm, người thì thích mắm nêm, người không ngửi được mùi mắm nêm thì ăn mắm nước, nhưng dù cho ăn mắm nào thì trong chén mắm cũng có mỡ hẹ, vài miến gớt với dĩa xoài cắt mỏng thành sợi. Nhiều người xứ khác hay khách du lịch đến Nha Trang, ai cũng bị nghiền cái món bánh ướt nơi đây. Thoạt nhìn thì ai cũng tưởng bánh ướt dễ làm, nhưng mấy ai biết mở cái hàng bánh ướt như vậy cũng cực công không kém. Thứ nhất là bột phải nguyên chất xay từ gạo lúa, để tráng bánh thì phải dung gáo dừa múc bột, phải canh cho lửa vừa đủ để tráng bánh cho đều. Thứ hai là cái kỹ thuật vớt bánh ra dĩa cũng phải khéo tay, rồi trét mỡ hẹ, rưới bột tôm cũng cần khéo léo nhanh tay.
Đi dọc ven biển từ các huyện, thị xã phía bắc của tỉnh Khánh hòa như Vạn Ninh, Ninh Hòa vô đến trung tâm thành phố Nha Trang, rồi đến các huyện, thị xã phía nam của tỉnh Khánh Hòa như Diên Khánh, Cam Ranh, đâu đâu cũng thấy món bánh ướt mắm nêm. Nhiều người cứ nghĩ món bánh ướt mắm nêm là đặc sản của người dân nơi đây nên chỉ có người dân địa phương ở đây mới làm chủ các hàng quán bánh ướt. Nhưng không phải vậy, một số người dân nhập cư ở nơi khác đến đây, lập nghiệp và ăn nên làm ra cũng nhờ món bánh ướt mắm nêm. Gia đình ông Tư là một điển hình.
 
Tôi biết quán bánh ướt mắm nêm “Bà Tư” của gia đình ông Tư cũng gần hai chục năm nay. Ngày đó cái quán của ông bà chỉ là một cái quán lụp xụp với năm sáu cái bàn nhựa. Phần mặt tiền của căn nhà cấp bốn của ông bà được cho thuê để bán gạo. Quán bánh ướt của ông bà Tư thì được bày bán ngay trước thềm nhà và một phần vỉa hè con đường. Vợ chồng ông Tư có bốn người con. Hai mươi năm trước, vợ chồng ông Tư đùm đề dắt bốn đứa con từ ngoài miền Bắc vào Nha Trang sinh sống. Nhờ hàng bánh ướt này mà hai mươi năm qua, vợ chồng ông đã nuôi nấng hết bốn người con ăn học nên người. Ông Tư người gốc Thanh Hóa, học xong cấp 3 thì đi bộ đội ngoài Bắc, xong lại được cử đi qua bên Liên Xô học tập và công tác cũng gần cả chục năm bên ấy. Lúc về nước, ông được phân công công tác ở nhiều nơi, nay đây mai đó, thời đó xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ bao cấp, những người được cử đi học tập bên Liên Xô về như ông được trọng dụng, chẳng khác nào anh tài của đất nước. Rồi duyên số trời định, ông gặp vợ mình trong một lần đi công tác ở Quy Nhơn – Bình Định. Xác định là cưới xong thì vợ mình không chịu về quê cày ruộng. Thêm nữa vợ ông theo đạo Công giáo, ông lấy vợ nên cũng theo đạo Công giáo bên gia đình vợ, nếu mà vợ chồng ông về quê ở Thanh Hóa sinh sống cùng gia đình ông thì cũng khó khi cha mẹ ông thấy con trai mình theo đạo Công giáo bên vợ. Đến lúc vợ ông sinh đứa con Út cũng là lúc ông cảm thấy chán ngán với công việc nay đây mai đó của mình, thêm một phần bất mãn với công việc và công sức mình bỏ ra để phục vụ cho nhân dân, cho đất nước nhưng bù lại những gì ông mong muốn có được chỉ là con số 0. Thậm chí ngày vợ ông sinh đứa con út, đứa thứ tư, cũng là ngày mà dường như ông bị đuổi việc một cách không thương tiếc chỉ vì tội làm cán bộ mà không tuân theo kế hoạch hóa gia đình. Rồi nghĩ đi nghĩ lại, đắn đo tính toán nhiều ngày tháng, cứ sống bạm trụ ở Quy Nhơn thì ông chẳng làm được gì, lại mang tiếng ăn bám bên nhà vợ, mà nói thật thì nhà vợ ông cũng chẳng có gì để ông nhờ vả, nếu ra Hà Nội sống thì đắt đỏ mặc dù người quen, bạn bè của ông ngoài đó rất nhiều, vô Sài Gòn sống thì ô nhiễm khói bụi, Đà Nẵng thì bão to bão nhỏ lại là vị trí đón tâm gió bão của miền trung, lên Tây Nguyên thì 6 tháng hạn 6 tháng mưa cũng khó mà sinh sống. Cộng lại tất cả thì Nha Trang vừa đẹp, khí hậu ôn hoà ít mưa bão, vùng đất này vốn dĩ hiền hòa, yên bình nhiều năm qua. Nên rồi vợ chồng ông mới gom góp hết của cảu ngoài Quy Nhơn vô Nha Trang. Thấy dân ở đây có món bánh ướt mắm nêm đặc sản bán rất đắt cho người dân địa phương cũng như khách du lịch nên hai vợ chồng cũng chịu khó mày mò học nghề mở quán bán bánh ướt mắm nêm.
 
Quán bánh ướt “Bà Tư” hơn hai chục năm nay giờ cũng trở thành một trong những quán bánh ướt có tiếng ở phía Nam thành phố Nha Trang. Từ sáng đến chiều tối, lúc nào khách cũng ra vào nườm nượp, có khi cả xe du lịch chở 30 – 40 người khách ào ạt vô quán ăn. Hai vợ chồng ông Tư với hai người giúp việc làm không kịp thở. Nhưng được cái ông bà lúc nào cũng vui tính, niềm nở với khách hàng.
 
Có lần quán vắng, tôi chợt gạ hỏi ông:
 
- Ngày xưa ông mang cái mác là bộ đội, được cử đi học tập bên Liên Xô nên chắc ông Tư cưa bà Tư dễ lắm?
Ông ngồi cười hà hà rồi nói:
 
- Cái mác bộ đội được cử đi học tập bên Liên Xô bây giờ là dĩ vãng rồi, mà cái mác đó cũng chẳng làm gì để cuộc đời tao sáng sủa đâu con, chẳng giúp gì để vợ con tao sung sướng đâu. Nói đi nói lại cái mác đó với tao chẳng bằng ông chủ hàng bánh ướt này đâu.
 
Vương Vi

Không có nhận xét nào: