Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

THĂNG HOA CUỘC ĐỜI - Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng - Kỳ30 Lòng Nhân Ái

                   (phát qùa cho người nghèo)
Ngược dòng Lịch sử Việt Nam khi cha ông mình sinh sống nơi khởi thủykhai sơn phá thạchqua hàng vạn năm trước Công Nguyên đã từng quy tụ nên bộ tộc, nhưng tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành vào khoảng 700 năm trước công nguyên, như vậy tính đến nay thì chừng 2723 niên đại. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh tổ tiên mình đã sinh sống tại dải đất Việt Nam từ thời đại đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn ViSoi Nhụ. Vào thời kỳ đồ đá mới thì nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn tại đây đã phát triển về chăn nuôinông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước.<!> 
Những người Việt tiền sử trên vùng châu thổ phía bắc có nền văn minh sông Hồngsông Mãđã khai hóa đất đai để trồng trọt, tạo ra một hệ thống đê điềuchế ngự được nước lụt, đào nhiều con kênh để phục vụ cho việc trồng lúa,hình thành nền văn minh lúa nướcvăn hóa làng xã.

Dựa theo truyền thuyết cổ xưa kể rằng từ năm 2879 trước Công Nguyên thì tổ tiên ta đã thành lập nước Xích Quỷ cùng thời với niên đại của Tam Hoàng, Ngũ Đế tại Trung Hoa. Chỉ là truyền thuyết dân gian thì các nghiên cứu khảo cổ vẫn chưa tìm được bằng chứng nước Xích Quỷ từng một thời tồn tại, tuy nhiên đến thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ thứ támtrước Công Nguyên đã xuất hiện nhà nước đầu tiên của người Việt được khảo cổ học xác nhận trên lãnh thổ bắc Việt ngày nay, đó chính là quốc gia do các Vua Hùng đứng đầu. Trong thời kỳ Vua Hùng dựng nước và giữ nước được nhiều nhà khảo cổ ghi nhận là quốc gia có tổ chức tiên khởi, bắt đầu với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiênngười Việt luôn tự hàotruyền khẩu đến tận hôm nay.

Lẽ tất nhiên chúng ta cần phải biết lịch sử nước Việt Nam vì có hiểu được những khó khăn dựng nước và giữ nước của biết bao thế hệ trước, người Việt mới có niềm tự tin và ý thức được bổn phận gìn giữ non sông do cha ông để lại. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ thời giờ, công sức để tìm đọc các tài liệu đầy chi tiết về dòng cổ sử, nên tôi thường giản lược trong Thăng Hoa Cuộc Đời gồm những sự kiện căn bản dễ đọc, dễ nhớ cho thế hệ con cháu Việt nam nơi Hải Ngoại xa tít nửa vòng trái đất luôn ý thức rằng có một Tổ quốc Việt nam bên kia Thái Bình Dương.

Tinh tuý hướng thượng của tiền nhân là cái tinh thần của tự do sáng tạo, tự do thể hiện bản thân mình, nên không gian cá nhân ở đây rộng thênh thang. So với các dân tộc khác cùng thời, tổ tiên tacó một nền văn minhtuyệt vời. Dù chưa hề có quan niệm tự do, nhân quyền, hay thực thi chế độ dân chủ nhưng “Hội Nghị Diên Hồng”, là khởi thủy của nhà Vua hỏi ý kiến thường dân được minh chứng cũng là một thí dụ điển hình. Trên nguyên tắc đó, Tổ Quốc như là một giáo lý có uy lực hơn cả, trong đó Vua thay mặt thần dân là kẻ có vai trò dẫn đầu trong các cuộc chống ngoại bang xâm lược.

Thời đại Đinh, Lê, Lý, Trầnthì Phật giáo thạnh hành như quốc giáo, các tăng sĩ lẫn các Phật tử nuôi dưỡng lòng trung thành với tổ quốc, không chấp nhận những kẻ thống trị đến từ ngoại bang. Những biểu tượng tăng nhân khoác áo bào ra trận chiến để phụng sự quốc gia, bảo vệ chủ quyền dân tộc như thiền sư Vạn Hạnh “trụ kích trấn vương kỳ” nghĩa là dùng gậy thiền học để bảo vệ và gìn giữ lãnh thổ quốc gia. Một vị cao tăng đức trọng như Pháp Thuận sẵn sàng cởi chiếc áo cà sa, mặc lên mình bộ y phục của người lái đò, để đối đáp với sứ giả nhà Tống khiến cho kẻ tự phụ phải cúi đầu khâm phục. Thiền sư Mãn Giác được vua Lý Nhân Tông tha thiết khẩn cầu Ngài làm cố vấn, vua nói: “Người đạt đạo xuất hiện ở đời cốt phụng sự, tế độ chúng sinh. Không một đức hạnh gì không đầy đủ, không việc gì là không tu sửa, chẳng phải chỉ có khả năng nhập định và trí tuệ mà thôi, cũng còn phải có công phu tán dương giúp đỡ hộ độ cuộc đời nữa. Xin đại đức nhận lấy nhiệm vụ cho”.Theo sách “Thuyền Uyển Truyền Ðăng Lục” có chép: “Bấy giờ thiền sư Mẫn Giác mới thụ chức giáo nguyên thiều viện phụng chiếu nhập nơi Ðạo tràng, được vua ban áo cà sa tía, hiệu là Ðại sa môn đồng tâm lý cộng sự”. Thật ra, người tu hành không bao giờ tách mình ra khỏi hơi thở của đời sống dân tộc, trái lại họ luôn luôn thực hiện hợp nhất giữaÐạovà Ðời.

Bên cạnh đó, Người Phụ nữ rất được đề cao trong nhiều vai tròxã hội nhất là việc bảo vệ chủ quyền tổ quốc Việt nam. Hình ảnh nhị vị Trưng nữ vương hay bà Triệu thị Trinh đều biểu lộ rất đẹp trong cách hành xử chuẩn mực của bậc đế vương tuy không nói đến bình quyền. Giới sĩ phu lúc đó dường như ai nấy hết lòng vì nước, tranh đấu cho độc lập dân tộc biến thành “thần linh”, yêu nước trở thành một “đạo lý” nên dù hàng triệu người chết, không bao giờ tiếc thân mạng. Yêu nước là một bản nguyên từ khi mới lập quốc, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt dòng lịch sử. Ở các làng mạc hẻo lánh, ý thức cộng đồng càng mạnh mẽ, ít thấy sự yếu hèn, nhu nhược,cái phẩm chất và tinh thần bao dung thương yêu cũng là một đặc điểm ưu việt ở các vị Hoàng đế Việt Nam. Tư tưởng và phương thức xử thế của vua càng làm cho sự mật thiết giữa triều đình và nhân dân gắn bó thâm sâu.Chính vì thế mà công việc xây dựng một quốc gia thống nhất, phú cường, rõ ràng đã tạo ra một động lực to lớn để bảo vệ Tổ quốc và phát triển xã hội một cách liên tục. Kết hợp dân tộc xuyên quatiến trình lâu dài trong lãnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị giữa khung trời hòa bình là sự chuẩn bị chu toàn cho những cuộc tranh đấu chống ngoại xâm đầy máu lửa sau này.

Nghiên cứu dòng sử Việt cho đến ngày nay, hầu hết các sử gia trên thế giới đều thừa nhận rằng chính sách xâm lược, tàn sát hủy diệt dã man của Thành Cát Tư Hãn và Hốt Tất Liệt là những nhà chỉ huy quân sự thiên tài, cách tổ chứchuấn luyện quân đội Mông Cổ của họ, trong đó nổi bật nhất là kỵ binh hùng hậu tài tình phi ngựa bắn tên xuất quỷ nhập thần khiến cả thế giới khiếp đảm, là lực lượng thiện chiến tinh nhuệ nhất, bách chiến bách thắng, thế mà vua tôi nhà Trần đánh cho thất điên bát đảo. Nếu chỉ thắng một lần thì người ta có thể cho rằng “may mắn” hay “bất thường”, nhưng đằng nàytriều đại nhà Trần thắng cả ba lần thì quả có một không hai. Câu hỏi là tại sao một dân tộc, người không đông, đất không rộng lại có thể chiến thắng một đế quốc mà cả thế giới đều kinh sợ?

Nguyên nhân các trận chiến thắng đó không gì khác hơn là lòngtự tinvà sự đoàn kết vì “Ðầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ khỏi lo điều gì khác” là lời khẳng định của Thái sư Trần Thủ Ðộ. Tự tinlà yếu tố quyết định chiến thắng quân xâm lược, đoàn kết là sách lược tiến công xả thân vì tổ quốc. “Thiết chế thiên hạ binh mã” thì quân lệnh nghiêm, hai mươi vạn binh lính cùng toàn dân như một người. Triều đình thấy cần làm cho cả nước nói lên được lòng quả quyết của mình nên Vua xuống chiếu triệu mời các bô lão toàn quốc thay mặt cho muôn dân đến họp ở điện Diên Hồng để xin ý kiến. Vua hỏi ý dân một cách long trọng thì câu trả lời cũng bằng sự nhiệt tâm thành tín, chỉ có lần đầu tiên trong lịch sử Ðông Tây kim cổ suốt thời đại trung cổ xảy ra.

Ngày mở hội, các bô lão chống gậy vào điện, vua cùng các quan trong triều ra sân nghinh đón. Ngoài đường cơ man nào là người. Nhân dân thành Thăng Long sống những ngày nao nức,họ bàn tán về sự tàn ác của địch quân và thái độ trầm tỉnh tự tin của triều đình,thành ra ý kiến các cụ là đại biểu ý chí toàn dân.

Trước sự hiện diện của chư vị bô lão, Thượng hoàng Trần Thánh Tông nói rõ tình hình địch quân hung tàn và bên ta chuẩn bị như thế nào, rồi hỏi: “-Ý các cụ thế nào?”, nhiềubô lão đứng dậy giơ tay đồng thanh hô vang: “Xin đánh, xin đánh”. Vua bảo: “-Các bô lão đã quyết tâm như vậy, thì Triều đình sẽ dốc hết sức bình sinh chống đỡ.”Thế là cả nước sẵn sàng. Ngày mồng 9 tháng 10 năm 1284, nhân dân thành Thăng Long đổ ra Ðông Bộ Ðầuxem cuộc đại duyệt binh. Hưng Ðạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn truyền lệnh phát xuất, cờ xí rợp trời, dòng người đứng trên đê đưa tiễn đông như nướcchảy, dưới sông chiến thuyền khởi phát với giáo mác sáng choang, giáp trụ chói lòa, thuyền quyết chiến ra đi như không bao giờ ngớt.

Khi lâm trận, Bảo nghĩa Trần Bình Trọng bị vâybắt vì địch quân quá đông. Trần Bình Trọng quyết định tuyệt thực,tướng Nguyên tra hỏi không thèm nói, Chủ soái Thoát Hoan biết tiếng ông, bèn dụ hàng, mang tước vương nước Tàu ra nhử. Bình Trọng thét to: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Vì thế ông bị giặc Nguyên Mông giết chết ngày 26-02-1285. Lại nữa, giặc Mông Cổ đến xâm lăng, Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản còn quá trẻ tuổi, không cho dự bàn việc nước, Trần Quốc Toản trong lòng buồn bả, phẫn kích nên tay đang cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không hay. Sau đó người anh hùng trẻ tuổi này lùi về làng liền huy động hơn 1000 gia nô và các trẻ em cùng trang lứa, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân”, thề diệt giặc mạnh để báo đền ơn nước, xông trận quyết đối với quân thù, tự mình xông lên hàng đầu khiến quân Nguyên Môngtrông thấy hoảng hồn phải tránh xa không dám đối địch. Ðến khi Trần Quốc Toản mất, vua rất thương tiếc nên tự thân làm văn tế và phong tước vương cho người tuổi trẻ tài cao. Có những cái chết anh hùng, quá đẹp lưu danh muôn đời, dũng cảm chiến đấu cho Tổ Quốc dù ngã xuống chốn sa trường trên quê hương mình,tôn trọng danh dự quốc gia, thà chết chứ không chịu sống nhục, đó là những nguyên nhân chiến thắng quân xâm lược một cách vẻ vang.

Các dân tộc thiểu số anh em ở vùng biên cương phía Bắc khi được tin giặc đến đều giương cung, bám sát giặc, xông pha vào gươm đao tên đạn mà không hề lùi bước. Mỗi người sống trên dải đất này thà chết chứ đâu chịu để quêhương đổi chủ, đứng trướcquốc nạn bị xâm lăng bởi phương Bắcnên người người, nhà nhà hăng hái làm tròn đạo lý mà thôi. Vì thế mà lịch sử còn ghi dấu nhiều anh hùng dân tộc thiểu số như Hà Bổng, Hà Hưng Tông làm đến chức Ðại tướng quân triều Lý người dân tộc Tày, phong tướng quân trấn giữ biên cương phía Tây Bắc. Các tướng soái như Mán Lang Giang, Lương Uất làm chủ trại Quy Hóa hay Hà Tất làm quan phục hầu. Ở các châu miền núi, triều đình thường cử các tướng lãnh thiểu số cai quản, như Nùng Lãm, Lùng Thịnh Ðức, Hoàng Kim Mẫn, Lực Kỳ trông coi vùng Quảng Nguyên; thậm chí có trường hợp vua gả công chúa cho họ như tướng Thân Cảnh là phò mã giữ chức Quan lang tỉnh Lạng Sơn. Lấy đức lương hậu, khoan dung đối đãi với người là chính sách nhân từ hiếm có như trường hợp phạm trọng tội mà triều đình vẫn tha như lãnh chúaNùng Trí Cao nổi loạn ở Châu Quảng Yên, vua Trần Thái Tông cất công đi đánh, bắt được họ Nùng đưa về kinh, lẽ ra ban tội chết mà Vua tha bổng lại còn phong làm Quản Nguyên Mục nên về sau vùng Quảng Yên thịnh trị dưới quyền cai quản của Nùng Trí Cao.

Lấy đức khoan dung đối đãi với người, càng độ lượng thì càng thành tựu vì sự nối kết duyên lành cùng tha nhânđể biểu lộ lòng tín nhiệm với muôn dân. Chúng ta thấy các vua đời Lý luôn gần gũi thân ái với chúng nhân, thương yêu như con ruột; đến triều đại các vua Trần đều ứng dụng nhu hòa, an nhẫn làm trọn vẹn đức từ bimà hạnh bao dung vốn là một trong những pháp tu dưỡng thiết yếu hoàn thiện nhân cách con người. Lịch sử còn ghi rằng“Trước kia người Nguyên Mông vào cướp nước, các Vương hầu, quan lại, nhiều kẻ đến doanh trại xin hàng giặc. Ðến khi quân giặc thua, triều chính phát hiện cả một hòm biểu sớ của đám quan lại nước nam tham sanh úy tử xin hàng giặc, bấy giờ Thượng Hoàng sai đốt hết để dễ yên lòng những kẻ phản trắc”.

QuyểnQuốc Sử Việt Nam có ghi rõ hơn về Vua Trần Thánh Tông như sau: “Trong thời Ngài làm vua thì đất nước thịnh trị, thái bình. Khi Ngài truyền ngôi cho Trần Nhân Tôngthì giặc Nguyên lại cất quân sang đánh lần thứ hai. Sau khi đuổi được giặc khỏi bờ cõithì vua Trần Nhân Tông họp quần thần văn võ để thưởng những người có công, phạt kẻ có tội. Khi ấy quân lính khiêng mấy hòm sớ hàng giặc của quan quân ra giữa sân rồng để xin vua mở ra xem xét kẻ phản tặc đặng trị tội. Bấy giờ Thượng hoàng trần Thánh Tông có mặt trong buổi đại triều, Ngài liền ra lệnh cho vua Trần Nhân Tông đem mấy hòm sớ hàng giặc đốt hết và nói rằng,Nguyên Mông xâm lăng hung tợn, thấy thế giặc mạnh, quân ta rút lui, những kẻ này nhát gan, sợ chết nên xin hàng. Bây giờ giặc rút hết rồi, chúng có muốn đầu hàng cũng không ai cho thỏa nguyện, thôi! hãy đốt hết đi. Nếu mở ra nêu tên tuổi thì họ nhục nhã và bị xem là kẻ thấp hèn, chi bằng đốt hết những văn sớ nhất thời sợ sệt để họ yên lòng sống với mình cho vui vẻvà cống hiến sức lực cho quốc gia, dân tộc”. Qua những tư tưởng và hành động trên cho ta thấy, không có chế độ, triều chính nào nỗi bật tinh thần khoan dung độ lượng như thời đại Lý, Trần.

Hôm nay đây hồi tưởng dòng sử Việt qua hành trạng của những nhà lãnh đạo chứa đầy chân thiện mỹ khiến trái tim ta rung cảm bồi hồi và cảm xúc ấy dâng trong lòng một cơnhoài niệm, nhớ ân đức và cám tạ những bậc tiền nhân như Vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông là những bậc Bồ tát đại nhân đức, thật lòng bao dung, độ lượng mà cổ kim Ðông Tây khó có được những mẫu người đại hỷ đại xả, từ bivô lượng,xứng đáng là bậc “thượng nhân vô nhị”,lòng nhân ái cao cảtrong chốn Ta bà.

Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng

Không có nhận xét nào: