Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

Tăng cường miễn dịch không cần uống thuốc - Bảo Duy



Ăn uống không cần thuốc, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. (minh họa: Unsplash) Trời đã chuyển mùa, nhiều người đang tìm cách tăng cường hệ thống miễn dịch và giữ sức khỏe tốt nhất trong mùa đông lạnh giá đang đến gần. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là bạn cần phải dự trữ vitamin C và vitamin D? Bác sĩ Michael Ben-Aderet, phó Giám đốc trung tâm y tế Cedars-Sinai của Hospital Epidemiology, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và, cho biết “không hẳn như thế.”“Kế hoạch ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất có thể nhận được hầu hết các loại vitamin, nhưng theo tôi vẫn còn đó một mối lo ngại, là ăn thế nào mới có đủ vitamin? 
<!>
Có cần uống thêm vitamin nào nữa không?” Ben-Aderet nói. “Sự thật là chưa ai chứng minh rằng những người ăn uống bình thường, lành mạnh và không bị thiếu vitamin. Nghĩa là ăn uống, bổ sung vitamin thôi, vẫn chưa đủ.

Ông lưu ý một số người thiếu vitamin C và vitamin D nghiêm trọng, thường hay bị sưng, chảy máu nướu hoặc gãy xương, thì việc bổ sung vitamin là một biện pháp hiệu quả và cần thiết.

Vitamin C và vitamin D có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch. Một đánh giá của Cochrane năm 2013 về các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nhằm kiểm tra tác động của việc bổ sung vitamin, cho thấy việc bổ sung vitamin C hàng ngày không làm giảm tỷ lệ mắc cảm lạnh. Tuy nhiên, “ít nhất nó đã làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian bị cảm lạnh,” bác sĩ John Mafi, phó giáo sư y khoa, David Geffen School of Medicine tại UCLA, cho biết.

Thật không sai khi nói rằng vitamin C và vitamin D giúp hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch. Ông nói: “Vitamin C tăng cường sản xuất tế bào lympho B (các tế bào B) của cơ thể và ngăn chặn các tế bào T trở nên xấu đi. Cả hai đều là những tế bào miễn dịch rất quan trọng, về cơ bản có nhiệm vụ xác định và chống lại vi khuẩn và virus.”

Mafi cho biết Vitamin D giúp cơ thể bạn tạo ra một peptide kháng khuẩn gọi là cathelicidin, có tác dụng “ngăn chặn vi khuẩn và virus” và “điều chỉnh chức năng của các tế bào T trong cơ thể bạn.

Bổ sung vitamin D có thêm một chút bằng chứng về lợi ích tiềm năng của chúng. Một đánh giá được công bố trên British Medical Journal vào năm 2017 cho thấy việc bổ sung vitamin D hàng ngày có thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, nhất là ở những bệnh nhân bị thiếu vitamin D.
Tuy nhiên, có nhiều cách đã được chứng minh để tăng cường hệ thống miễn dịch ngoài các chất bổ sung như vitamin C và vitamin D, theo Ben-Aderet.


Thiếu vitamin K dễ mắc bệnh về xương khớp. (minh họa: Unsplash)

Để tăng cường hệ thống miễn dịch, ông khuyến khích: Ăn uống cân bằng, lành mạnh; Tập thể dục thường xuyên; Ưu tiên cho giấc ngủ ngon; Giữ vệ sinh hằng ngày; Chích vaccin chống lại các virus lây lan qua đường hô hấp.

Ngoài ra, chưa ai đưa ra hiệu quả của các loại vitamin C hoặc vitamin D, chỉ biết những loại này vô hại và không quá đắt, Ben-Aderet nói. Còn Mafi thì khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào, mà tốt hơn hết là sử dụng vitamin từ các nguồn tự nhiên.

Mafi lưu ý vitamin C chỉ nên nạp vào cơ thể không quá 2,000 miligam mỗi ngày, quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về dạ dày như buồn nôn, nôn mửa và sỏi thận. Trung tâm thông tin dinh dưỡng của School of Public Health – Harvard T.H., khuyến khích một khẩu phần ăn uống cho người trưởng thành từ 19 tuổi trở lên là 90 miligam đối với nam và 75 miligam đối với nữ.

Mafi nói để có được vitamin C, bạn nên ăn các loại trái cây họ cam quýt như cam, bưởi và chanh. Một số loại rau xanh như cải xoăn và bông cải xanh cũng có lượng lớn vitamin C.

Bác sĩ Jad Sfeir, bác sĩ nội tiết của Mayo Clinic, nói với CNBC Make It, rằng “uống khoảng 600 đến 800 IU vitamin D mỗi ngày” là một cách để giải quyết tình trạng thiếu hụt một cách an toàn. Sfeir cũng cho biết các cách để có được vitamin trong kế hoạch ăn uống của bạn từ thực phẩm, như sữa, nước cam hoặc cá béo như cá hồi hoặc cá thu.
Sfeir lưu ý rằng có hơn 4000 IU mỗi ngày cũng có khả năng gây nguy cơ nhiễm độc do làm tăng một cách đáng kể lượng calcium trong máu và nước tiểu.

(theo CNBC)

Chứng tiểu đêm ở người già



Trong chương trình hôm nay, bác sĩ Hiền giải đáp thắc mắc của thính giả Phạm Hạnh, hiện cư ngụ tại bang Maryland, Hoa Kỳ, về chứng đi tiểu đêm ở người già.

Người lớn tuổi thường bị mất ngủ, lý do thường gặp nhất là phải đi tiểu nhiều ban đêm. Ngoài việc gây rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân sáng sớm mệt mỏi, không nghỉ ngơi đầy đủ, nguy cơ té và có thể gẫy xương có thể là những chuyện nguy hiểm đi kèm theo chứng tiểu đêm.

Bệnh nhân đàn ông có thể có những triệu chứng kèm theo làm cho bác sĩ nghĩ đến những nguyên nhân ở đường tiểu phía dưới (lower urinary tract): như ban ngày đi tiểu liên miên (urinary frequency, (trên 8 lần/ngày)), dòng nước tiểu yếu, cần đi tiểu ngay (urgency), hay són tiểu (urinary incontinence).


Nguyên nhân chúng ta thường nghe đến là tuyến tiền liệt phì đại lành tính (benign prostate hypertrophy) (không phải ung thư) làm đường thoát ra của nước tiểu bị nhỏ lại và tiểu không thông, chia làm nhiều lần, do đó bác sĩ của vị thính giả đặt câu hỏi khuyên bệnh nhân đi mổ cắt tuyến tiền liệt. Phụ nữ có thể đi tiểu nhiều lần hơn lúc lớn tuổi, hoặc do kết quả sinh đẻ, hoặc do thói quen phụ nữ hay đi tiểu.

Vài ý niệm về cơ thể học:


Chúng ta có hai trái thận (kidney, Fr: rein) hai bên, phía sau và phía trên bụng. Hai thận lọc máu và bài tiết nước tiểu, đi xuống hai ống niệu quản (ureter), vào bọng đái (bladder) nằm giữa, phía dưới bụng. Bọng đái người lớn có nước tiểu chừng 300ml thì mắc tiểu, nếu bộ óc cho phép “mở cửa” thì nước tiểu thoát ra niệu đạo (tiểu tiện), nếu nín thêm bọng đái có thể chứa đến 600ml là tối đa.

Tuyến tiền liệt (prostate) là một tuyến ngoại tiết của bộ phận sinh dục nam, tuy nhiên gần đây người ta cũng đặt tên lại cho một số tuyến tương tự ở phái nữ là tuyến tiền liệt nữ (female prostate).


Ở phái nam, tuyến nằm dưới và nằm ngay trước ngõ nước tiểu đi ra của bàng quang (bọng đái, bladder), từ đó được đặt tên khoa học là prostate, có nghĩa là “đứng [pro] trước [stat], giữ cửa”, từ tiếng Việt tiền liệt cũng theo nghĩa đó. Trước đây, chúng ta còn gọi là “nhiếp hộ tuyến”. Tuyến tiết vào tinh dịch một số thành phần giúp nuôi dưỡng các tinh trùng.

Tuyến tiền liệt bao quanh, ôm lấy niệu đạo (urethra) là ống dẫn nước tiểu thoát ra từ bọng đái, nếu tuyến lớn quá (phì đại, hypertrophy), hoặc có ung bướu, tuyến có thể bóp nghẽn đường đi ra của nước tiểu và làm khó tiểu hoặc bí tiểu.

Tuy nhiên, chứng đi tiểu đêm không phải luôn luôn do tuyến tiền liệt, và tôi xin nêu sau đây những tin tức để chúng ta cùng học hỏi. Xin nhắc lại, tôi không có mục đích định bệnh và chữa bệnh trong chương trình y học này, và quý vị cần theo dõi mọi hướng dẫn của bác sĩ quý vị.


Sau đây là những lý do khác nhau có thể gây chứng tiểu đêm:

1) Do nước tiểu nhiều lúc ban đêm (nocturnal polyuria):
● -suy tim
● -rối loạn chất nội tiết ADH (antidiuretic hormone, hay arginin vasopressin được hypothalamus của não bộ tiết ra) là chất đáng lẽ làm thận giữ lại nước nhiều hơn, làm nước tiểu cô đọng hơn, và thể tích nước tiểu giảm đi lúc ban đêm. Ngược lại ở một số người già có rất ít chất vasopressin này tiết ra ban đêm, nên lượng nước tiểu ban đêm quá nhiều.

● -nước ứ phần dưới cơ thể (hạ chi), do các tĩnh mạch không hoạt động bình thường, do suy tim, do thiếu protein trong máu, do ăn mặn quá.
● -uống thuốc lợi tiểu (diuretic) trước khi đi ngủ (ví dụ thuốc loại thiazide trị bệnh cao máu)

● -ngưng thở (apnea) trong giấc ngủ vì bị đường hô hấp tắc nghẹt (obstructive sleep apnea), thiếu oxy trong máu gây ra áp suất trong động mạch phổi tăng, làm áp suất trong tâm nhĩ phải tăng và gây tác dụng tạo ra nước tiểu nhiều hơn.


Nếu bệnh nhân ngáy to, thỉnh thoảng yên lặng không nghe tiếng thở, nhất là người mập, nên coi chừng có sleep apnea hay không, bằng cách đo polysomnogram (đo tim, nhịp thở, oxy trong hơi thở, não điện đồ cùng một lúc trong khi bệnh nhân ngủ). Nếu cần, dùng CPAP cho apnea (máy tạo nên áp suất dương thường trực trong đường hô hấp trong lúc ngủ.)

2) Bệnh nhân nói chung tạo ra quá nhiều nước tiểu:

- do bệnh tiểu đường (đái tháo đường, diabetes)
- đái tháo nhạt (diabetes insipidus, do tổn thương não bộ, hoặc do thận bị hư /nephrogenic diabetes insipidus)

- uống nước quá nhiều (polydipsia)


3) Do thể tích (dung tích, capacity) bọng đái quá nhỏ về đêm:
- hệ thần kinh bọng đái bất thường (neurogenic bladder) không kiểm soát được- viêm bọng đái (bàng quang)(cystitis)
- ung thư bọng đái, tiền liệt, niệu đạo (cancer of the bladder, prostate, urethra)

- thói quen đi tiểu lúc bọng đái chưa đầy (~300-600ml)
- “overactive bladder” (OAB) (bọng đái “quá hoạt động”)
- lo âu (anxiety)
- rượu, café- thuốc men:
● caffeine, theophylline trị thông cuống phổi, thuốc lợi tiểu,
● thuốc beta blockers (dùng trị bệnh cao huyết áp, làm cơ detrusor bọng đái co lại tăng risk són tiểu), thuốc alpha blocker ( giản nở các sợi cơ cỗ bọng đái), thuốc lợi tiểu (dùng trị bệnh cao huyết áp).

-sạn trong bọng đái


Nói chung, nếu cần nên đến bác sĩ gia đình để tìm xem chính xác nguyên nhân ở đâu, ngoài khả năng do tuyến tiền liệt gây ra. Nếu bác sĩ cho phép, có thể thử những biện pháp thông thường như:

● Tránh uống nước quá nhiều, nhất là tối, 6h trước khi đi ngủ, ăn trái cây khô trước khi đi ngủ để giảm bớt nước tiểu ban đêm.
● Tránh cà phê, trà, rượu, bia (la ve) và những thuốc lợi tiểu nếu có thể được.

● Kê chân lên cao (lúc ngồi, nằm) ban ngày để tránh nước tụ xuống hai chân, mang vớ bó chặt để giảm bởt phù hai chân.
● Cẩn thận thắp đèn sáng, nếu cần đi khám mắt xem thị lực có tốt không, có bị cườm mắt hay không, để tránh té, tai nạn lúc đi tiểu đêm.

Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền

Không có nhận xét nào: