Kính thưa quí bạn
Hôm nay mình nói chuyện hơi khác thường tí xíu
1. Anh Thoai Pham nêu ra nhiều thắc mắc cổ điển về những bất tiện của xe chạy điện và liệu nó có lợi cho môi trường hay không.
HCD 12-Dec-2022
Nếu các bạn không thấy hình chỉ thấy cái khung trống thì nên dọc Microsoft Word attached.
<!>
Sau đây là email của anh Thoai Pham, tôi để màu đen vì khá dài.
From: Thoai Pham <pp h@ haw.ca>
Date: 12/11/22 11:53 AM (GMT-08:00)
Subject: RE: Xe co truc trac ben Tau ben My, cai thien tri nho, goc do vui va loi giai
Kính quý anh chị,
Cám ơn diễn đàn và diễn đàn chủ luôn gởi đến những tin tức thật hay, nâng cao kiến thức.
Từ lâu tôi vẫn có một số băn khoăn như sau, mong đàn chủ và quý anh chị góp ý và giải thích:
1.Để chế tạo xe điện thì hãng xe điện phải cần nguồn điện dồi dào. Điện này từ đâu ra? Điện mặt trời, điện gió, thủy triều, thủy điện, hay điện sản xuất từ than đá và dầu hỏa (như bên Đức và Pháp vẫn dùng than đá chạy điện, kể cả TC, Ấn, VN và hầu hết thế giới). Như vậy để có xe điện chạy và kỹ nghệ các loại hoạt động thì vẫn phải dùng dầu hỏa và than đá sản xuất ra điện.
2.Để thiết kế điện mặt trời và điện gió, cần một kinh phí khổng lồ, liệu các nước nghèo có thực hiện nổi? Chưa kể những nơi tồn trữ năng lượng tái tạo (mặt trời, gió) cho mùa đông và không nắng, những nơi này cần những khối battery khổng lồ trữ điện và kinh phí khổng lồ để xây dựng.
3.Trong lãnh vực quân sự, ngoài hàng không mẫu hạm Mỹ chạy nguyên tử lực (nhưng của TC vẫn dùng dầu hỏa), thế còn các loại tàu chiến, tàu hàng hải vẫn cần dầu hỏa và khi nào mới có thể chạy điện? Các loại xe tăng, xe quân sự hạng nặng chừng nào mới chạy điện (nên nhớ vẫn phải cần than đá và dầu hỏa sản xuất ra điện để chế tạo các loại xe điện).
Trong dân sự, các loại cơ giới nặng, xe vận tải flatbed, nói chung các loại cơ giới nặng trong kỹ nghệ khi nào chạy điện.
4.Kỹ nghệ hàng không thì sắp dùng hydrogen tạo ra điện để bay (nhưng vẫn cần nguồn điện từ than đá hay dầu hỏa để sản xuất ra Hydrogen, điện trời và điện gió hiện tại chỉ đáp ứng vài chục phần trăm cho nhu cầu dân sự)
5.Liệu khai thác mỏ khoáng Lithium làm battery cho xe điện có dơ bẩn ngang bằng, kém hay hơn với khai thác than đá và dầu hỏa? Và hàng trăm triệu bình battery hết hạn sử dụng sẽ chôn ở đâu (có nguồn tin, rằng sẽ tái chế lại một số lớn), có làm bẩn môi trường không?
6.Khi dầu hỏa bị giới hạn khai thác, thì liệu các hãng khoan dầu có còn tiếp tục làm việc hay ngừng hoạt động vì ít còn lợi lộc. Đến một ngày không còn dầu hỏa nữa, thì hàng trăm ngàn mặt hàng trong xã hội dần dần biến mất, thí dụ như chất nhựa làm tay lái và những vật dụng nhựa trong xe điện chẳng hạn, hay Vaseline làm mỹ phẩm cho quý bà quý cô, đèn cầy, khung những chiếc tivi, và vô số những thí dụ khác kể ra phải vài trăm trang giấy.
7.Các trạm xăng không còn hoạt động nữa, chỉ còn chừng một vài chục cột sạc điện cho xe điện cho mỗi trạm, liệu lợi tức có được dồi dào để các chủ trạm kinh doanh không? Tưởng tượng mỗi trạm xăng mỗi ngày đón chừng 50 hay 100 chiếc vào lấy xăng. Giờ đây cũng ngần ấy xe điện vào sạc với thời lượng chừng 30, 40 phút hay hơn, mà chỉ có 10 cột sạc, hay cho là là 20, 30 cột đi, thì những xe đến sau tài xế sẽ chờ lâu mới đến lượt.
8.Tiểu bang Cali hay bị hỏa hoạn mùa hè, mùa thu, giả sử ông hàng xóm gần đám cháy có xe chạy xăng, ông cùng gia đình dọt ngay. Trong khi ông hàng xóm bên này đang sạc điện chiếc xe điện, ruột nóng như hơ, làm sao đây?
9.Thực vật trái đất vẫn luôn cần khí CO2 để tạo ra thực phẩm và là nguồn giúp làm sạch môi trường.
Đại khái là những vấn đề cần giải quyết, vì chính ông Elon Musk cũng nói xe điện không phải là giải pháp cho môi trường (nếu tôi nghe lầm thì xin quý vị chỉnh lại). Những băn khoăn quá dài, kính mong đàn chủ và quý anh chị niệm tình tha thứ và chỉ giáo. Thành thật cảm tạ. Kính bút.
Nhóm nầy không làm gì động tới móng tay, ngồi không mướn người nước ngoài làm “đầy tớ” cho mình thí dụ người dân nước Kuwait.
Nguồn tin và chi tiết: https://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_Kuwait
Vậy thì câu hỏi đặt ra là nếu không khởi đầu bớt xài xăng dầu, thì chừng nào mới bắt đầu ? Nhiều quốc gia xây máy phát điện gió như Anh, như Mỹ được tập đoàn dầu hỏa than đá nầy gán cho tội làm hại môi sinh, làm chết chim chóc, gây ung thư cho con người. Không biết sao quạt gió phát điện lại gây ung thư cho con người? Người ta nhắm mắt nghe càng vì TV, vì Youtube, vì FaceBook nói... sai sao được.
Tại sao những quốc gia dưới đây đang tiến tới chuyện xài năng lượng sạch? Buồn thay Trung Cộng dẫn đầu quá xa.
Nguồn tin và chi tiết : https://www.statista.com/statistics/267233/renewable-energy-capacity-worldwide-by-country/
Kết luận : Nói rằng năng lượng hóa thạch vô hại thì tại sao những nước mà nhà cầm quyền lớn nhỏ được tập đoàn dầu hỏa than đá « ươm » lên vẫn quyết định xài năng lượng xanh. Vẫn quyết định không cho khoan thêm mỏ dầu trên đất nước mình. Họ có lý do rất mạnh mới làm vậy
Cũng nên nói thêm là theo thống kê, người xài xe điện ít để ý tới môi sinh, họ để ý tới tiện nghi nhiều hơn. Người đã chạy xe điện rồi ít ai chịu trở lại xe xăng.
Xin mượn bản tin nầy (9-Dec-2022) để trả lời phần nào các thắc mắc của anh Thoại:
Nguồn tin và chi tiết: https://www.cnn.com/2022/12/09/politics/big-oil-disinformation-record-profits-climate/
HCD tóm tắt bản tin: Sau một cuộc điều tra kéo dài một năm về các ngành kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch đưa thông tin sai lệch về khí hậu, các nhà lập pháp thấy các công ty dầu mỏ lớn đã tham gia vào một "chiến dịch rửa xanh kéo dài" trong khi họ thu về "lợi nhuận kỷ lục từ người tiêu thụ Mỹ".
Ủy ban nhận thấy ngành kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch đang né tránh về các vấn đề khí hậu trong việc giảm phát thải khí nhà kính.
---------------
Nguồn tin và chi tiết: https://www.thedailybeast.com/department-of-energy-to-announce-holy-grail-nuclear-fusion-breakthrough?source=cheats&via=rss
HCD: Thưa các bạn liên tiếp vài tháng nay thấy là chuyện dùng năng lượng hạt nhân tổng hợp (sạch) ở Mỹ có cơ may thành hình. Nhưng trong khi đó cũng có một chút tin buồn là Trung Cộng đã loan báo rằng (cách nay ba bốn tháng) họ đã thành công chạy thử lò phản ứng tồng hợp hạt nhân đến 1 phút đồng hồ. Mỹ chưa thấy đạt được con số nầy.
Xin viết chữ đen:
Mộng lớn của các nhà klhoa học là làm sao có được nguồn năn lượng vô tận và miển phí. Hiện người ta xài năng lượng “dơ’ là năng lượng hạt nhân phát sinh do fission (bẻ gảy) chất phóng xạ như uranium-235, thí dụ tàu lặn nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử hiện giờ. Nó dơ vì có phóng xạ và nhất là các thanh uranium xài xong không biết bỏ đâu cho an toàn. Loại năng lượng nầy sinh ra do phản ứng fission hạt nhân. (hình)
Còn một phản ứng hạt nhân sinh năng lượng thứ hai đang được mơ ước là phản ứng fusion (tổng hợp) Hình:
Người ta dùng Tritium (isotop Hydrogen-3) và Deuterium (isotopes of hydrogen, Hydrogen-2,) để tổng hợp thành Helium và neutron phát sinh năng lượng khổng lồ (như của bom khinh khí).
Cái khó trước hết nhưng dễ “khắc phục” là ở nhiệt độ nầy thì đâu có chất gì chịu nổi để mà dùng “đựng” phản ứng fusion. Người ta đã giải quyết bằng cách dùng từ trường, coi như xong.
Cái khó chưa giải quyết được là làm sao kiểu soát cho phản ứng “cháy” đểu đểu như bếp lửa. Trung Cộng nói là đã kiềm soát được khoảng 1 phút.
Một tin vui là năm 2021 “tài phiệt” đầu tư vào nghiên cứu nầy 2,1 tỉ đô, sang năm 2022 thì người ta đóng góp lên đến 4,7 tỉ đô.
Kết luận: Trước sau gì thì Mỹ và Trung Cộng sẽ thành công, lúc đó năng lượng rẻ như bèo, coi như miễn phí cho mọi người. Và lúc đó điện là nguồn năng lượng chánh, không cần tới dầu hỏa, không cần than đá không cần khí thắp, không củi, không than, không rơm rạ ....tất cả đều xài điện.
From: Tue . <qtue @ hoo.de>
Sent: Sunday, December 11, 2022 10:41 SA
Subject: Bien tay Thai binh Duong
ThuaThay,
Em,co doc to bao Nguoi Viet On line co de Tuan Duyen My cuu 1 ngu dan Viet tren bien tay Thai Binh Duong Thua, Thay do la dau vay hay la Mer de Chine ma Khong giam noi Kinh chic Thay cung gia Quyen duoc binh an
HCD: Bài báo thế nầy
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ vừa trợ giúp cứu hộ một ngư dân Việt Nam,” trang Facebook Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội cho biết hôm 10 Tháng Mười Hai.
Bài đăng cho biết thêm trong lúc đang làm nhiệm vụ tại vùng biển Micronesia, quốc gia gồm hơn 600 hòn đảo ở Tây Thái Bình Dương, các thành viên tàu Frederick Hatch của Tuần Duyên Hoa Kỳ phát hiện một người ngư dân trên tàu cá có dấu hiệu chấn thương vùng đầu và cột sống. (bỏ đoạn sau)
Xem bản đồ trên
----------
HCD : Câu giải khác là 15211
From: Hoai Vu <hoai @ mail.com>
Sent: Saturday, December 10, 2022 2:39 CH
Subject: Re: [quanvenduong] FW: Tin vui cho nguoi gia, vai tin biet cung hay, nin hay noi, do vui va loi giai
Kính thưa anh Đẳng,
Xin gửi anh một bài toán cho quý bạn trên QVD tập thể dục trí óc.
HCD : Cám ơn anh Hoài,
From: nang huynh <nle ynh@ hoo.com>
Sent: Sunday, December 11, 2022 5:42 CH
Subject: Góp ý các câu đố
Đổ bộ ở điểm C với x = OC =10 km sẽ đạt thời gian tối thiểu để đến B.
Thời điểm bắt đầu là H; thời điểm tới B là H + 4.216 giờ hay H + 4giờ 13 phút
Về tên vợ bắt đầu bằng Đông, đang nghĩ màu gì cho hợp?
Cảm ơn Anh, chúc Anh mạnh khỏe.
Năng
HCD : Cám ơn anh Năng, có bằng hữu nào trả lời khác không?
From: an cao <an 8@ hoo.com.au>
Date: 12/11/22 8:08 PM (GMT-08:00)
Subject: Re: Xe co truc trac ben Tau ben My, cai thien tri nho, goc do vui va loi giai
Kính chào anh Đẳng,
Tôi xin góp ý kiến:
Tàu chạy theo đường chéo của hình vuông là 50 km thì mất 5 giờ, phương tiện cơ giới chạy 10 km mất 20 phút. Vậy, vị tư lệnh hạm đội báo trước cho đơn vị bị vây là 5 giờ 20 phút nữa thì TQLC sẽ đến.
Kính,
An Cao, Australia
HCD: Cám ơn anh, xin anh chờ lời giải ở email tới
----------------
Tôi xin gợi ý : nếu tốc độ chạy trên biển và chạy trên đất liền bằng nhau thì đường thẳng là đường ngắn nhất (hình vẽ)
Nhưng hình vẽ trên sai vì vận tốc đi trên biển khác vận tốc trên đất liển.
Nhưng cái khó ở đây là trên đất liền chạy 30Km/h còn trên biến là 10Km/h
Vậy thì tính làm sao thời gian chạy đoạn đường chạy trên biến và trên đất liền cộng lại ngắn nhất.
Tôi mới nghĩ tới đây thôi, chờ các bạn.
HCD : Tên người mẹ rất dễ không cần đoán đâu.
Có bằng hữu trả lời là "Đông tím" hay "Đông lạnh", có vị khác cũng trả lời là Đông Tím.
Câu hỏi khá ngộ nên xin chờ các bạn giải đáp tiếp. Email tới sẽ trả lời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét