Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI :29//12/2022 - ĐHL


Cựu tướng Hoa Kỳ dự đoán Ukraine sẽ chiến thắng Nga trong năm 2023
Cựu tướng Mỹ Ben Hodges dự đoán Ukraine “có thể” sẽ đánh bại Nga trong năm tới, Newsweek đưa tin. Trong cuộc chiến Nga – Ukraine, mặc dù Moscow có quy mô quân sự khổng lồ, họ đã phải vật lộn với các mục tiêu quan trọng sau hơn 10 tháng giao tranh. Cuộc chiến đã bộc lộ những điểm yếu trong quân đội của Tổng thống Putin, cho phép Ukraine trong những tháng gần đây chiếm lại hàng ngàn dặm vuông lãnh thổ bị chiếm đóng trước đây.
<!>
Tướng Hodges, người trước đây từng là chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Châu Âu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với BBC rằng, ông tin Ukraine sẽ tiếp tục giành được những chiến thắng, thậm chí có khả năng đánh bại Nga trong năm tới.

“Vẫn còn quá sớm để lên kế hoạch cho một cuộc duyệt binh mừng chiến thắng ở Kyiv, nhưng hiện Ukraine đang có tất cả động lực và tôi không nghi ngờ gì về việc họ sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến này, có thể là vào năm 2023,” ông Hodges nói.

Ông Hodges giải thích rằng mặc dù tiến độ của Ukraine có thể chậm lại trong mùa đông, đặc biệt khi họ phải đối phó với các cuộc tấn công mới của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự, nhưng ông tin rằng quân đội Ukraine sẽ phục hồi tốt do được hỗ trợ từ nguồn cung thiết bị mùa đông từ các đồng minh phương Tây.

Ông Hodges cho biết Ukraine thậm chí có thể giành lại quyền kiểm soát Crimea – khu vực mà Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014 – vào năm 2023. Ông cho biết Kyiv cũng có thể sẽ bắt đầu tái thiết ở những khu vực bị thiệt hại trong cuộc xung đột gần biển Azov.

“Khi tôi thấy quyết tâm của người dân và binh lính Ukraine, cũng như tình hình hậu cần được cải thiện nhanh chóng cho Ukraine, tôi không thấy kết quả nào khác ngoài thất bại của Nga,” ông nói với BBC.

Trong những tháng gần đây, khi cuộc chiến của Moscow ở Ukraine gặp khó khăn và các biện pháp trừng phạt của phương Tây tiếp tục tác động đến nền kinh tế của nước này, ông Putin đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để giành chiến thắng, với một số quan chức và nhân vật truyền thông Nga hiện thừa nhận cuộc chiến đang đình trệ.

Cuộc thăm dò được công bố hồi đầu tháng 12 cho thấy ngày càng có nhiều người Nga muốn ông Putin đàm phán về việc kết thúc chiến tranh, ngay cả khi họ không ủng hộ việc nhượng bộ các vùng lãnh thổ mà ông Putin đã tìm cách sáp nhập vào Nga.

JDAM: Vũ khí sát thủ mới của Ukraina trong cuộc chiến chống lại Nga


JDAM – Các quả bom dẫn đường bằng vệ tinh đang chuẩn bị được đưa tới Ukraine: Lần đầu tiên, Tòa Bạch Ốc sẽ gửi các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không Patriot đến Ukraine, cùng với các loại đạn tấn công trực tiếp chung (JDAM), như một phần của gói viện trợ quân sự trị giá 1,8 tỷ USD. Đây là thông tin đã được tiết lộ vào tuần trước.

Thông báo được đưa ra ngay trước khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đến Washington, DC, cho thấy chính phủ liên bang Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp vũ khí tiên tiến trước đây được coi là rủi ro khi gửi tới Ukraine.

Trong khi các hệ thống tên lửa Patriot chiếm ưu thế trên các tiêu đề, việc cung cấp JDAM cho Ukraine không phải là một thông tin không đáng kể, và nó có thể giúp các lực lượng Ukraine bằng cách mang lại sức sống và khả năng mới cho các loại đạn “không thông minh”

JDAM là gì?.

JDAM là viết tắt tiếng Anh của cụm từ Bom tấn công trực diện phối hợp, là bộ dụng cụ được thiết kế để chuyển đổi các loại đạn trên không không điều khiển thông thường thành “đạn/bom thông minh”.

Mục đích là để bảo đảm rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa của Ukraine chính xác và hiệu quả nhất có thể vào thời điểm mà các lực lượng Nga đang đặc biệt nỗ lực để gây ra thiệt hại nhiều nhất có thể, trong khi buộc Ukraine phải sử dụng hết nguồn cung cấp tên lửa dẫn đường chính xác để tiêu diệt các cuộc tấn công tới tấp của Nga.

Bộ JDAM được tạo ra như một giải pháp cho các nhà lãnh đạo Lực lượng Không quân Hoa Kỳ trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991. JDAM đã trở thành sự thay thế cho một hệ thống đắt tiền hơn, được gọi là Paveway II, được sử dụng với số lượng hạn chế trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam.

Bộ dụng cụ cũ hơn, được gắn vào bom Mark-80, tỏ ra kém hiệu quả hơn dự kiến do khói và bão cát cản trở chùm tia laze dùng để dẫn đường cho vũ khí.

JDAM được thiết kế để sử dụng bộ định vị GPS, cho phép tên lửa tìm thấy mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết.

Mỗi bộ JDAM đều đi kèm với cánh đuôi có thể được gắn vào tên lửa cho mục đích lái, cũng như gói hướng dẫn và hệ thống điều khiển, và các dây buộc cũng có thể được gắn vào quả bom để giúp nó có khả năng trượt và ổn định hơn.

Bộ công cụ này có thể được sử dụng với nhiều dạng tên lửa, bao gồm Mk 84, Mk 83 và Mk 82.

Gói hướng dẫn JDAM sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với bộ thu GPS cho phép người điều khiển bắn tên lửa với độ chính xác cao hơn.

Các tên lửa được nâng cấp có thể được bắn vào các mục tiêu và bắn trúng các mục tiêu dự định đó trong phạm vi hàng chục feet trong mọi điều kiện thời tiết.

Các tên lửa được nâng cấp trở thành loại đạn “bắn và quên”, cho phép máy bay được sử dụng để bắn chúng di chuyển ngay sau khi chúng được phóng.

Đối với các lực lượng Ukraine tập trung nhiều vào việc nhắm mục tiêu vào các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga, JDAM sẽ là một cách mới và chính xác hơn để tấn công lực lượng mặt đất và thiết bị quân sự trên mặt đất của Nga. Các bộ JDAM không chỉ thuận tiện và dễ dàng cho các lực lượng Ukraine sử dụng các loại đạn hiện có mà còn tiết kiệm chi phí.

Trong năm tài chính 2021, Không quân Hoa Kỳ đã trả trung bình 21.000 USD cho mỗi bộ JDAM.

Khổng Đức Dung, hậu duệ đời thứ 77 của Đức Khổng Tử, chết vì dịch bệnh ở Bắc Kinh


Ngày 25 tháng 12, Khổng Đức Dung, hậu duệ đời thứ 77 của Đức Khổng Tử và là chủ tịch Tổng hội Hậu duệ Khổng Tử Thế giới, đã chết vì dịch bệnh ở Bắc Kinh.

Ngày 26/12, trang web Khổng Tử Thế Gia đã đưa ra cáo phó cho biết Khổng Đức Dung, chủ tịch Tổng hội Hậu duệ Khổng Tử Thế giới, và là người phụ trách danh dự của Bảo tàng Khổng Tử, đã qua đời tại Bắc Kinh lúc 8:05 tối ngày 25/12 do nhiễm trùng phổi và suy hô hấp, thọ 96 tuổi.

Khổng Đức Dung là đại diện cho hậu duệ của Khổng Tử ở Trung Quốc. Theo cáo phó, vào ngày 1 tháng 10 năm 1996, Khổng Đức Dung đến Đài Bắc để gặp anh họ của mình, Khổng Đức Thành, cháu đời thứ 77 của Khổng Tử, và lãnh đạo công tác viết tiếp "Khổng Tử Thế Gia". Trong suốt cuộc đời của mình, ông cũng từng là chủ tịch của Ủy ban Xúc tiến Nho học Hậu duệ Khổng Tử của Viện Khổng Tử Trung Quốc, chủ tịch danh dự và chủ tịch điều hành của Hiệp hội Công công tác viết tiếp và Bình thường hóa Gia phả Nho gia, cố vấn danh dự của Hội liên hợp Nho học Quốc tế, và là cố vấn của Viện Khổng Tử Trung Quốc.

Cáo phó cũng nói rằng Khổng Đức Dung đã tham gia vào công việc hậu cần của ĐCSTQ vào năm 1948. Sau khi ĐCSTQ đoạt quyền, Khổng Đức Dung làm việc trong Viện Nghiên cứu Âm nhạc Trung Quốc trong một thời gian dài. Trong Cách mạng Văn hóa năm 1966, ông bị trúng đạn và chuyển đến Hồng Kông vào năm 1980 để kinh doanh. Năm 2009, sách “Khổng Tử Thế Gia Phổ” sửa đổi toàn gia tộc lần thứ 5 trong lịch sử gia tộc họ Khổng do ông chủ biên, đã được xuất bản, bao gồm hai triệu thành viên của gia tộc.

Khổng Tử là người sáng lập và đại diện chính của Nho gia, và là người cao nhất trong các Thánh hiền Nho gia. Ông được các thế hệ sau tôn vinh là “Vạn Thế Sư Biểu” và “Chí Thánh Tiên Sư”. Khổng Tử tự mình làm gương, dùng lời lẽ trí tuệ để giải thích các nguyên tắc sống, và sáng lập ra Nho gia. Nho gia có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Trung Quốc và Đông Á. Trong Cách mạng Văn hóa, Khổng Tử bị ĐCSTQ đả đảo. ĐCSTQ cho phép Hồng vệ binh phá hủy Khổng Miếu, đào mộ Khổng Tử, v.v. Tuy nhiên, cáo phó nói trên đã nêu rõ rằng "Khổng Đức Dung ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc", v.v.

Dịch bệnh tấn công CCTV? Chỉ còn 2 trong số 8 người dẫn chương trình


Sau khi chính quyền Trung Quốc đột ngột nới lỏng phong tỏa, một lượng lớn người đã được chẩn đoán dương tính với Covid-19. Vì vậy, một số các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức đã phải đóng cửa do nhân viên nhiễm dương tính. Ngoài ra, những cư dân mạng tinh mắt đã phát hiện ra rằng phương tiện truyền thông CCTV của ĐCSTQ đã không thay đổi người dẫn chương trình trong sáu ngày. Phải biết rằng bản tin thời sự của CCTV là chuyên mục có nhiều người dẫn chương trình nhất và tám người dẫn chương trình luân phiên hàng ngày. Nhiều cư dân mạng suy đoán rằng những người dẫn chương trình còn lại có thể đã nhiễm dương tính với virus, và chỉ có Khang Huy và Trịnh Lệ là chưa.

Gần đây, một số cư dân mạng đã đăng trên Weibo rằng sau khi ĐCSTQ nới lỏng phong tỏa, nhiều người dẫn chương trình CCTV đã bị “dính chưởng”. Có người phát hiện ra rằng “Chương trình thời sự” (Tân Văn Liên Bố) đã 6 ngày không đổi người, Khang Huy và Trịnh Lệ thường trực lên sóng, Trịnh Lệ phát sóng liên tục trong 5 ngày và Khang Huy liên tục trong 6 ngày. Quần áo được thay đổi hàng ngày, nhưng mọi người không được nghỉ ngơi.

Theo NetEase của Trung Quốc, “Chương trình thời sự” có tổng cộng 8 người dẫn chương trình, hai người một nhóm, chia làm bốn nhóm, thường ngày luân phiên, mấy ngày nay không có thay đổi, điều này thực sự rất đáng ngạc nhiên.

Cư dân mạng đã thảo luận sôi nổi về điều này, một số người đã đùa rằng: “Có thể nào hai người họ bị nhốt trong đơn vị công tác”. Có người nói rằng sau khi lắng nghe kỹ, tình trạng của Trịnh Lệ cũng không tốt, giọng mũi vẫn rất nặng, không biết là cô ấy đã đến giai đoạn cuối của quá trình chuyển từ dương tính sang âm tính hay mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Ngoài việc phát sóng tin tức, Phùng Thù, người dẫn chương trình dự báo thời tiết của CCTV, cũng làm việc với “chấn thương” là vết phồng rộp hiện rõ trên miệng.

Một số cư dân mạng đặt câu hỏi rằng Phùng Thù đã như vậy, tại sao anh ấy không nghỉ ngơi và thay đổi người phát sóng? Phùng Thù sau đó thẳng thắn đáp lại: “Đã chuyển sang âm tính mấy ngày rồi, nhưng không biết tại sao miệng lại phồng rộp. Tình trạng chung không có vấn đề gì. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.”

NetEase cũng cho biết, ngoài ra, những người dẫn chương trình của “Thời không phương Đông”, như Lao Xuân Yến và Sài Lộ cũng dương tính, chỉ còn Trâu Vận là đang làm việc hàng ngày.

Lý Hồng và Tang Thần, người dẫn chương trình “Bên kia eo biển Đài Loan”, đều biến mất và Đổng Lệ Bình phải đến thay thế.

Trương Đằng Nhạc, người dẫn chương trình của Kênh Khoa học và Giáo dục cho biết mình đã nhiễm dương tính và khó chịu hơn nhiều so với cảm mạo, nhiệt độ cơ thể tăng vọt nhanh chóng, dù không uống thuốc nhưng anh ấy đã uống nước như điên và nửa tiếng phải đi vệ sinh một lần, sau khi nhiệt độ hạ xuống, cổ họng hơi đau và có triệu chứng nghẹt mũi.

Người dẫn chương trình kỳ cựu Bạch Nham Tùng cũng nhiễm virus, anh ấy nói rằng quá trình chiến đấu chống lại virus của anh ấy là “nằm phẳng” và liệt giường.

Gần đây, đại dịch covid-19 đã bùng phát ở Trung Quốc Đại Lục, và một số lượng lớn các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu của ĐCSTQ, các chuyên gia và học giả, những người nổi tiếng thuộc mọi tầng lớp xã hội đã chết vì bệnh tật.Một số cư dân mạng ở nước ngoài nói đùa rằng hậu cung của Trung Nam Hải (ý chỉ CCTV) đều ngã bệnh, thật tốt khi có thể nói dối ít hơn (ý nói CCTV luôn là cơ quan tuyên truyền sai sự thật của ĐCSTQ). Một cư dân mạng khác cho rằng Trung Nam Hải không rảnh rỗi để quan tâm đến hậu cung.

Công nghệ mới: Có thể khai thác nguồn nước ngọt gần như vô tận


Không có đủ nước ngọt để có thể tuần hoàn trên Trái đất là một vấn đề được cho là sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những năm tới. Vì vậy các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm những cơ hội để tạo ra nước ngọt cho nhân loại.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, việc tái chế và hạn chế sử dụng nước ngọt chỉ là một phần giải pháp. Các nhà khoa học cần tìm những nguồn nước ngọt mới để duy trì sự sống và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của chúng ta, theo Liên hiệp quốc.

Một nguồn nước ngọt dồi dào hiện chưa được khai thác là hơi nước trên các đại dương, một nguồn nước ngọt có thể nói là gần như là vô hạn để khai thác. Một nghiên cứu mới đã được các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois Urbana-Champaign phác thảo cấu trúc công nghệ thu hoạch để chuyển đổi hơi này thành nước ngọt. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature.

"Chúng ta sẽ cần tìm cách tăng nguồn cung cấp nước ngọt, bởi vì nước được bảo tồn và tái chế từ các nguồn hiện có, mặc dù rất cần thiết, sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của con người", kỹ sư dân dụng và môi trường Praveen Kumar, từ Đại học Illinois Urbana-Champaign cho biết.

"Chúng tôi nghĩ rằng phương pháp mới của chúng tôi có thể làm được điều đó ở quy mô lớn", ông nói.
Các kỹ sư đã thiết kế một cấu trúc thu thập hơi nước, ngưng tụ theo mô hình tuần hoàn tự nhiên của hơi nước có chiều rộng khoảng 210 mét và chiều cao 100 mét, tương đương với một con tàu du lịch lớn.

Không khí ẩm sẽ được vận chuyển từ ngay trên bề mặt đại dương đến một bờ biển gần đó, nơi các hệ thống làm mát có thể ngưng tụ hơi nước thành chất lỏng. Nhóm nghiên cứu cho biết hệ thống này sẽ chạy bằng năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời có thể tái tạo.

Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa cung cấp chi tiết cụ thể về thiết kế của họ, nhưng họ đã tìm ra những con số về lượng độ ẩm có thể chiết xuất được thành nước ngọt trên 14 địa điểm mà họ đã nghiên cứu trên khắp thế giới. Một công trình quy mô như thế này có khả năng đáp ứng nhu cầu nước uống trung bình hàng ngày của khoảng 500.000 người.
Nhà khoa học khí quyển Francina Dominguez, từ Đại học Illinois Urbana-Champaign cho biết: “Điều này chưa từng được thực hiện trước đây và tôi nghĩ đó là do các nhà nghiên cứu quá tập trung vào các giải pháp trên đất liền – nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các giải pháp khác thực sự tồn tại”.

Nước ngọt – thứ cần thiết để uống, tắm rửa và tưới tiêu – chỉ chiếm 3% lượng nước trên thế giới; phần lớn trong số đó đã bị ô nhiễm hoặc không thể tiếp cận để sử dụng. Mặc dù đã có một số dự án đầy hứa hẹn có thể tăng khả năng tiếp cận các nguồn nước ngọt, nhưng các nhà khoa học vẫn đang chờ đợi công nghệ thực sự có thể tạo ra sự khác biệt trên quy mô lớn.

Sự khan hiếm nước ngọt an toàn, có thể uống được thường ảnh hưởng nặng nề nhất đến những người nghèo nhất trên thế giới; với những tác động dây chuyền kéo dài đến sức khỏe, an ninh và thu nhập. Một hệ thống được đề xuất ở đây có khả năng tạo ra sự khác biệt lớn mà hoàn toàn không có tác hại gì đến hệ sinh thái hoặc môi trường xung quanh.

Không có nhận xét nào: