TUYÊN BỐ CHUNG
Của Cộng Đồng và các Đoàn Thể trong và ngoài nước
NHÂN KỶ NIỆM NGÀY CÔNG BỐ BẢN TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10/12 LẦN THỨ 74
Xét rằng:
1.“Mọi người sinh ra đều bình đẳng, loài người phải được hưởng những Quyền bất khả xâm phạm trong đó có Quyền được Sống, Quyền Tự do và Mưu cầu Hạnh phúc.”, đó là một Chân Lý hiển nhiên của Nhân loại. Đã từ lâu, các Tôn Giáo, các Nhà Hiền Triết đã cố tâm tìm kiếm mọi phương thức giúp Con Người được hưởng những Quyền tự nhiên ấy.
Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhiều nhà độc tài tàn bạo, vô nhân tính, đã tước bỏ các Quyền tự nhiên đó của Con Người, đã bóc lột, đầy đọa Con Người qua nhiều hình thức.
<!>
2. Trước hậu quả thảm khốc của Thế Chiến thứ II với gần 50 triệu người đã bị sát hại, tài sản bị hủy hoại khắp nơi, nhiều Quốc Gia vẫn còn bị thực dân thống trị, do đó, thế giới đã đồng thanh công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào ngày 10-12-1948 qua tổ chức Liên Hiệp Quốc. Các Công ước Quốc Tế về quyền Dân sự và Chính trị cũng được phát sinh từ đó.
3. Đã 74 năm qua, Quyền Con Người được cải thiện ở nhiều nơi, các thuộc địa đã được giải trừ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhà cầm quyền không tôn trọng bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà họ đã ký kết khi gia nhập Liên Hiệp Quốc, chà đạp các Quyền Tự Do căn bản, xâm phạm lãnh thổ của các Dân Tộc khác, cụ thể như:
a. Liên Xô và các nước CS Đông Âu với chế độ cai trị tàn bạo, đàn áp người dân.
b. Liên Bang Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, dưới sự cai trị độc đoán của Putin, Nhân Quyền bị tước đoạt, lại còn xua quân xâm chiếm nước láng giềng Ukraine là nước có chủ quyền, tàn phá và giết hại dã man người dân nước này.
c. Các quốc gia áp dụng chủ nghĩa Cộng Sản như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn, Venezuela... đã xem thường quyền của con người. Riêng Trung Cộng, ngoài việc đàn áp người dân trong nước như Tây Tạng, Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông, đe dọa đảo quốc Đài Loan dân chủ và tự do, lại còn xâm lấn Biển Đông Nam Á, bất chấp luật pháp quốc tế, bành trướng thế lực độc tài trên thế giới.
4. Riêng tại Việt Nam, đảng Cộng Sản đã áp đặt một chế độ độc tài toàn trị từ năm 1954 tại miền Bắc, trên toàn Đất Nước từ năm 1975, bóp nghẹt mọi Quyền Tự Do của con người, nhân dân chịu khổ cực trăm bề. Sau khi Liên Xô tan rã, CSVN buộc phải áp dụng chế độ kinh tế nửa vời, vẫn giữ độc quyền cai trị, tạo ra một giai cấp “tư bản đỏ” do đảng Cộng Sản nắm giữ, thu tóm tài sản Quốc Gia, xã hội bị tàn phá, đạo đức luân lý, giáo dục bị suy đồi, bên ngoài lệ thuộc vào Tàu Cộng, nguy cơ mất nước gần kề.
Trước những sự kiện nêu trên, nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, chúng tôi ký tên dưới đây đồng thanh tuyên bố:
1. Hoàn toàn ủng hộ bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế liên quan; yêu cầu mọi Quốc Gia thành viên Liên Hiệp Quốc triệt để tuân thủ, không được miễn trừ bất cứ vì lý do gì.
2. Lên án nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã bất chấp luật pháp quốc tế về Nhân Quyền, đi ngược trào lưu của thời đại về Dân Chủ, cũng là ước nguyện của đại đa số Nhân Dân Việt Nam. Thỉnh cầu Quốc Tế áp lực buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải từ bỏ chế độ độc tài toàn trị, hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, phục hồi các Quyền Tự Do cho toàn thể Công Dân.
3. Lên án chế độ độc tài phát xít, hiếu chiến do Putin áp đặt tại Nga. Yêu cầu thế giới ủng hộ dân tộc Ukraine tự bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ của mình.
4. Lên án chế độ độc tài, toàn trị và bành trướng tại Bắc Kinh. Yêu cầu các Quốc gia dân chủ tự do cùng nhau liên kết ngăn chận mối nguy cơ này.
Làm tại Việt Nam vả Hải Ngoại, ngày 8 tháng 12 năm 2022
Đồng ký tên:
•Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam: HT Thích Không Tánh, BS Võ Đình Hữu, Ô. Phạm Trần Anh
• Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam: HT Thích Không Tánh; CTS Hứa Phi; LM Nguyễn Văn Lý; Ô. Lê Văn Sóc; MS Nguyễn Hoàng Hoa
• Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân Q. Đầu Tộc Đạo Châu Thành Vĩnh Long, • Nữ Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng Q. Nữ Đầu Tộc Đạo Châu Thành Vĩnh Long.
• Khối 8406 Hải Ngoại: Ô. Vũ Hoàng Hải đại diện.
• Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ: Ô. Lê Thanh Liêm, TT Trần Quốc Anh, LS Nguyễn Thanh Phong và các Cộng Đồng Thành Viên.
• Liên Hội Người Việt Tự Do Cộng Hòa Liên Bang Đức: BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, CT.
• Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam: Ô. Huỳnh Công Ánh, Ô. Nguyễn Trung Châu, Ô. Nguyễn Văn Vui.
• Tập Thể Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa: BS Phạm Đức Vượng, CT.
• Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam: TS Nguyễn Bá Tùng
• Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam: Ô. Phạm Trần Anh, CT.
• Văn Phòng Liên Lạc Hải Ngoại / Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam: BS Đỗ Văn Hội
• Alliance for Vietnam’s Democracy
• Vietnam Democracy Center, Nhat Thien • Minh Van Foundation, Minh Tran, President
• Ủy Ban Nhân Quyền Helsinki: Trần Tử Thanh
• Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ Toronto, Canada.
• Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Ham: Cao xuân Khải, Nguyên Chủ Tịch Cộng Đồng
• Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Philadelphia: Le Thành Quang, Nguyên Chủ Tịch
• Cao Thái Hải, Alliance for Democracy in VietNam.
• Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam New Jersey, Nguyễn tường Thược CT
TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)
LỜI MỞ ĐẦU
CIVICUS Monitor: Không gian dân sự Việt Nam 2022 ‘bị đóng kín’
Báo cáo: Bỉ trở thành trung tâm châu Âu của nạn buôn người Việt Nam
08/12/2022
CIVICUS Monitor: Không gian dân sự Việt Nam 2022 ‘bị đóng kín’
Tổ chức CIVICUS Monitor đánh giá rằng không gian dân sự tại Việt Nam trong năm 2022 tiếp tục ở tình trạng “bị đóng kín” (closed) do chính quyền hạn chế chặt chẽ quyền tự do hội họp ôn hòa.
Tại Việt Nam, nơi không gian dân sự được đánh giá là “bị đóng kín”, “quyền tự do hội họp ôn hòa bị hạn chế chặt chẽ về mặt luật pháp lẫn thực tiễn”, CIVICUS Monitor cho biết trong một thông cáo báo chí vào ngày 7/12.
Theo tổ chức này, trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các cuộc biểu tình đã được ghi nhận tại ít nhất 27 quốc gia trong năm ngoái. Người dân được huy động để cải cách chính trị và kinh tế, để tìm kiếm công lý và đòi quyền lợi của mình.
“Các cuộc biểu tình này được tổ chức ở các quốc gia được đánh giá là bị cản trở và đàn áp, nhưng cũng xảy ra ở các chế độ độc tài nơi không gian dân sự được đánh giá là bị đóng, chẳng hạn như Trung Quốc và Việt Nam”, báo cáo cho biết.
Nguyễn Cao Quyền - Việt Nam trong thế giới nhân quyền
September 2, 2014 by Lê Thy
Đọc sách:
Ý niệm Nhân Quyền: Một thuật ngữ sinh ra để tồn tại
CHƯƠNG I
Nhân quyền là những quyền mà đã là con người ai cũng có. Nhân quyền cần thiết để con người có một cuộc sống đúng với nhân cách và nhân phẩm. Nhân quyền có một lịch sử lâu dài nhưng mãi đến thế kỷ 18 mới được phổ biến rộng rãi nhờ hai cuộc cách mạng nổ ra tại Hoa Kỳ và Pháp.
Trong một thời gian khá lâu, nhân quyền chỉ được đóng khung trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, trước khi được công nhận trên phạm vi toàn cầu nhờ một đạo luật quốc tế ban hành vào năm 1945, sau khi Thế Chiến II kết thúc. Văn bản luật pháp quốc tế đó là Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (LHQ)
Vào năm 1948 bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1) ra đời, với sự chấp thuận của tất cả các thành viên LHQ. Ít lâu sau, Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị cùng với Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội Và Văn Hóa cũng được tất cả các thành viên LHQ ký kết. Đây là bộ luật quốc tế đầu tiên của nhân loại được LHQ chuẩn nhận với tỷ số 140/185 quốc gia trên thế giới.
Tại sao độc tài toàn trị vắng mặt ở World Cup?
Phạm Đình Bá
09/12/2022
Tôi coi các trận có Nhật Bản và Hàn Quốc ở World Cup 2022 mà bùi ngùi vì các suy nghĩ về quê hương cứ mãi lãng vãng trong đầu. Có lúc nghĩ vẫn vơ về các đội Trung Quốc và Nga. Có thể nào có những liên hệ về xây dựng năng lực bóng đá và những khác biệt về thể chế xã hội chăng? Câu hỏi nầy có vẻ tào lao nhưng vì tò mò, tôi cứ nghĩ lui nghĩ tới mãi.
Năm 2011, Tập Cận Bình thố lộ những mong ước của hắn về bóng đá, như TQ giành quyền tham dự World Cup, tổ chức một giải World Cup và cuối cùng, đoạt giải để vô địch thế giới. [1] Y đưa ra mệnh lệnh, kế hoạch và đầu tư để bóng đá trở thành môn thể thao quốc gia. Gần một thập kỷ sau, đội tuyển TQ cũng không thắng nỗi đội tuyển VN.
Nga đã bị loại khỏi vòng loại World Cup sau khi xâm lược Ukraine và giờ chỉ có thể thi đấu giao hữu với một số quốc gia sẵn sàng chấp nhận hành động xăm lăng của Putin, như Việt Cộng.
Tưởng Năng Tiến – Bình Luận Bóng Đá & Lãnh Đạo Quốc Gia
Cơn suyễn đến bất ngờ khiến tôi phải nằm bẹp (dí) trong một cái nhà trọ tồi tàn, ở ngoại ô Bangkok. Thái Lan lại đang ở giữa mùa mưa, mưa nhiệt đới: tơi tả, xối xả, và tá lả …
Trời buồn, lòng buồn, cả vũ trụ – tất nhiên – cũng buồn luôn và buồn thê thảm! Rượu không dám nhấp môi, đã đành; bia cũng khỏi dám đụng tới luôn. Thuốc lá chỉ cần nhìn cái bao thôi … đã muốn ho hen rồi.
Phen này chắc chết, chết chắc. Adieu, nhân loại. Vĩnh biệt cuộc đời!
Nằm chờ vài ngày mà Thần Chết vẫn chưa chịu đến nên đâm ra chán. Tôi bèn bật TV coi chơi chút xíu. Màn hình bất ngờ hiện ra cảnh trận bóng U 23 Việt Nam vs U 23 Nam Hàn, trên sân cỏ Indonesia. Dù hoàn toàn không mặn mà gì lắm với thể dục thể thao, tôi cũng ráng xem cho đến giây phút cuối. Để lỡ mà qua đời (thiệt) còn có chuyện mà “tám” với mấy con ma, ở thế giới bên kia.
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những cầu thủ đồng hương tranh tài. Thiệt không có gì để có thể phàn nàn. Các em chơi rất tới, rất hết mình, và rất đáng ngợi khen.
Bang giao Việt – Mỹ: Từ những nốt trầm bế tắc có dẫn đến sự đóng băng quan hệ?
Ngay phần mở đầu của thông cáo ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ khẳng định những vi phạm quyền tự do tôn giáo (ở Việt Nam) đang gieo rắc sự chia rẽ, xói mòn an ninh kinh tế và đe dọa đến sự ổn định chính trị và nền hòa bình toàn cầu. Tính từ mùa hè năm 2022 đến nay, có lẽ đây là lần Mỹ phê phán Hà Nội công khai nặng nề nhất, cho dù đây chưa phải là điểm tới hạn để chấm dứt mọi ưu tiên dành cho Việt Nam trong bàn cờ Indo-Pacific đang ngày càng sôi động.
Những nốt trầm đen đúa.
Hoàng Mai - Cà phê Việt Nam đối mặt lệnh cấm của EU
09/12/2022
Các công ty nhập khẩu sẽ phải chứng minh sản phẩm như cà phê, ca cao và đậu nành không liên quan đến hoạt động phá rừng
Ngày 6-12-2022, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận cấm nhập khẩu một số sản phẩm được xem là yếu tố chính thúc đẩy phá rừng, trong đó có cà phê, ca cao và đậu nành.
Theo dự luật mới, các sản phẩm nằm trong danh sách bị cấm gồm dầu cọ, gia súc, đậu nành, cà phê, ca cao, gỗ và cao su – được xác định là những yếu tố thúc đẩy nạn phá rừng nếu có xuất xứ từ vùng đất rừng bị tàn phá sau tháng 12-2020.
Các công ty nhập khẩu sẽ phải chứng minh sản phẩm không liên quan đến hoạt động phá rừng, và phải chứng minh được thông tin địa lý chính xác về vùng đất xuất xứ của sản phẩm.
Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 09 tháng 12 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Chuyển động Quốc Phòng từ ngày 2 tháng 12 đến ngày 8 tháng 12 năm 2022
Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
09/12/2022
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét