Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Lăng mộ trăm tuổi của nhà bác học Trương Vĩnh Ký - Quỳnh Trần

Lăng mộ Trương Vĩnh Ký (quận 5) mang nét kiến trúc Đông Tây kết hợp, do chính nhà bác học tự thiết kế cho mình khi còn sống. Lăng mộ nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898) nằm ở góc đường Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng, trong khu đất rộng khoảng 2.000 m2. Đích thân ông tự thiết kế khu mộ và coi sóc xây dựng cho đến khi mất. Trương Vĩnh Ký là nhà chính trị, nhà văn, nhà khoa học xã hội của Việt Nam trong thế kỷ 19. Ông thông thạo nhiều ngôn ngữ, được được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.<!>
Cổng chính vào lăng mộ nhà bác học Trương Vĩnh Ký hướng ra đường Trần Hưng Đạo. Là người theo Thiên chúa giáo nhưng khi tạ thế, cổng lăng của ông lại có kiến trúc theo kiểu tam quan của các ngôi chùa Phật giáo.
Cổng được xây dựng có ba tầng mái, lợp ngói ống, những góc mái cong lên giống như những đầu đao của các đình, chùa .
Ngay sau cổng tam quan là nhà mồ xây dựng theo hình bát giác, với diện tích khoảng 50 m2. Căn nhà xây theo kiểu Pháp, được trang trí với các họa tiết Đông Tây kết hợp, hài hòa và mỹ thuật.
Ngói vảy cá được lợp trên tám cạnh mái của căn nhà. Trên những đường viền nối các mái đều trang trí đắp nổi hình rồng kèm với biểu tượng thánh giá.
Cửa nhà mồ quay ra đường Trần Bình Trọng có ghi dòng chữ Latin: “Fons Vitae Eruditio Possidentis” (tạm dịch: Tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó), nói lên đam mê khám phá tri thức lúc sinh thời của nhà bác học họ Trương.
Trong tám cạnh của căn nhà, có ba cạnh là cửa vào còn lại là những bức tường có trổ ô thông gió. Cửa vào qua bậc tam cấp, có chạm trổ phù điêu nổi kết hợp nét kiến trúc của cả phương Đông và Tây.
Trong nhà mồ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu, chiều rộng khoảng 1 m, dài gần 2 m, được lát bằng phẳng. Mộ Trương Vĩnh Ký nằm ở giữa, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế.
Bia mộ khắc tên J.B. Petrus Trương Vĩnh Ký (chữ Pháp đầu dòng là tên đạo ông theo từ thuở ấu thơ ở quê hương Bến Tre) cùng năm mất và vài dòng thân thế. Trang trí mộ bia khá giản dị với hình cành lá bao quanh.
Chính giữa nhà mồ là tượng bán thân nhà bác học và phía sau là đài thờ bên trong nhà mồ.
Trên trần vẽ trang trí hình tượng long mã ở giữa, xung quanh là mây gió.
Trong khuôn viên nhà mồ còn một nhà ngói cổ do ông Trương Vĩnh Ký xây dựng năm 1886. Căn nhà như hiện nay được trùng tu lại từ năm 1937, nhân dịp lễ giỗ của ông, chỉ xây lại tường bao quanh thay cho vách ván trước đây. Hiện căn nhà là nơi sinh sống của hậu duệ họ Trương.
Quỳnh Trần

Không có nhận xét nào: