Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 01/7/2020


Mỹ phản ứng gay gắt về luật an ninh Hồng Kông mới Hôm thứ Ba, các nghị sĩ Hoa Kỳ đã phản ứng gay gắt đối với việc Bắc Kinh chính thức cho thông qua luật an ninh quốc gia Hồng Kông. Theo SCMP, với luật này trong tay chính quyền Trung Quốc có thêm công cụ để tước đoạt các quyền tự do dân chủ của người dân Hồng Kông. “Chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn”, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marsha Blackburn, một thành viên của Ủy ban Thương mại và Dịch vụ Quốc phòng, viết trên Twitter. Trong khi đó, một Thượng nghị sĩ Cộng hòa khác là Tom Cotton, nói rằng “Ông Tập Cận Bình và những tên côn đồ Cộng sản của ông phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng vì đã đè bẹp các quyền tự do của Hồng Kông”.<!>
Ông Cotton cũng kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump xem xét “tất cả các biện pháp” để Bắc Kinh không còn có thể hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên của Hoa Kỳ đối với hòn đảo từng là thuộc địa của Anh.

Luật an ninh Hồng Kông: Người vi phạm có thể lĩnh mức án chung thân

Luật an ninh Hồng Kông: Người vi phạm có thể lĩnh mức án chung thân
Chỉ một giờ trước khi bước sang ngày hôm nay (1/7), ngày kỷ niệm 23 năm Anh chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc, chính quyền thành phố cảng này đã công bố nội dung chi tiết luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh, trong đó tuyên bố những kẻ phạm tội, nếu bị kết án, có thể bị  tù chung thân.
Các điều khoản của luật đã thổi bùng sự sợ hãi rằng thành phố cảng này, nơi đã được cam kết quyền tự trị và tự do cao độ sau khi được bàn giao về Trung Quốc, sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của sự cai trị độc tài toàn trị, hãng tin The Epoch Times nhận định.
Luật an ninh mới cấp cho Bắc Kinh một quyền lực rộng lớn khi nhắm vào các cá nhân có hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực hải ngoại. Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ thiết lập một văn phòng an ninh để hướng dẫn và giám sát chính quyền Hồng Kông trong việc thi hành luật, tiến hành chỉ đạo trong các “trường hợp phức tạp”, ví dụ như những ca có sự tham dự của nước ngoài. Đáng chú ý, cơ quan này sẽ được quyền miễn trừ tài phán của chính phủ Hồng Kông, tức đứng bên ngoài luật pháp Hồng Kông.
Luật an ninh định nghĩa 4 tội danh chính theo nghĩa rộng. Các hoạt động khủng bố, lấy ví dụ, sẽ bao gồm việc làm dấy khởi các mối đe dọa đến chính quyền trung ương, chính quyền Hồng Kông hoặc các tổ chức quốc tế “nhằm đạt được các mục tiêu chính trị”; “tổ chức hoặc điều hành các tổ chức khủng bố”; và tiến hành “các biện pháp nguy hiểm khác để gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc an toàn cộng đồng”.
Cấu kết với các thế lực hải ngoại bao gồm việc thu thập thông tin tình báo cho các tổ chức bên ngoài hoặc nước ngoài; nhận tài trợ hoặc hỗ trợ từ bên ngoài để can thiệp vào các chính sách của Trung Quốc và Hồng Kông; làm suy yếu các cuộc bầu cử địa phương; áp đặt chế tài; và “kích động thù hận” đối với chính quyền. Các cá nhân cư trú bên ngoài Hồng Kông vi phạm luật an ninh cũng sẽ bị truy tố, theo Điều 38.
Nhà chức trách có thể thu giữ giấy thông hành (VD: hộ chiếu, CMND,…) của người vi phạm, đóng băng hoặc tịch thu tài sản, yêu cầu được cấp thông tin từ các tổ chức nước ngoài và nghe trộm điện thoại các nghi phạm trong quá trình điều tra.
Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến có thể bị yêu cầu xóa thông tin gây tổn hại hoặc hợp tác với các cơ quan chức năng trong một cuộc điều tra hình sự, theo điều 43.
LIHKG là một trong những diễn đàn trực tuyến phổ biến nhất nơi người biểu tình hội tụ để thảo luận trước kế hoạch tổ chức biểu tình. Sau khi luật an ninh được thực thi, LIHKG Picks, một nhóm tình nguyện giám sát nội dung liên quan đến biểu tình từ nền tảng này và dịch chúng sang tiếng Anh, thông báo rằng các quản trị viên ở Hồng Kông của nó đã khóa tài khoản và công việc của họ sẽ được chuyển ra nước ngoài. “Chúng tôi sẽ … tiếp tục chừng nào chúng tôi còn có thể”, nhóm tình nguyện viết trên Twitter.
Chính quyền Trung Quốc có thẩm quyền tối cao đối với các vụ án an ninh. “Chính phủ Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có trách nhiệm bao quát toàn diện đối với các vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến Đặc khu hành chính Hồng Kông”, theo nội dung Điều 2 của luật.
Các thẩm phán có thể bị cấm thụ lý các vụ án nếu lời nói và hành động của họ bị coi là “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”. Luật cũng quy định rằng văn phòng an ninh sẽ “thắt chặt quản lý” các hãng thông tấn phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài.
Nhiều lo ngại xoay quanh tương lai Hồng Kông đang treo lơ lửng trên đầu thành phố. Vài giờ sau khi Bắc Kinh chính thức thông qua luật, nhiều nhóm ủng hộ dân chủ, bao gồm cả Demosisto do nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng Hoàng Chi Phong đồng sáng lập, đã tuyên bố giải thể.
“Kịch bản tồi tệ nhất không còn là một viễn cảnh chính trị trừu tượng – nó đang liên tục gõ vào cửa trước của Hồng Kông”, ông Walter Lohman, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Viện nghiên cứu Heritage Foundation, nói trong một tuyên bố. Ông nói thêm rằng, “Bắc Kinh đang làm tổn hại uy tín quốc tế của nó khi cố gắng thuyết phục thế giới rằng điều nó đang làm là ‘khôi phục trật tự’ tại Hồng Kông”.
Trong một tuyên bố, Dan Garrett, một học giả và tác giả người Mỹ, người đã theo sát phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông, cho rằng luật mới sử dụng các thuật ngữ rất mơ hồ, ví như việc bảo vệ “sức khỏe hoặc an toàn cộng đồng”, và rằng đây chỉ đơn thuần là các nỗ lực biện minh cho các việc kết án chính trị các tiếng nói bất đồng.
Bằng cách theo đuổi một hoặc hai nhân vật chủ chốt ủng hộ dân chủ như nhà hoạt động Hoàng Chi Phong và ông trùm truyền thông địa phương Jimmy Lai, chính quyền này có thể ngăn chặn một cách có hiệu quả các nhà chí trích khác cất lên tiếng nói. 
“Đây là sự kết thúc của Hồng Kông và chính thức mở ra giai đoạn tồn tại của một Hồng Kông do chính quyền cộng sản chiếm đóng”, ông Garrett nhân định, đồng thời nói thêm rằng sẽ có “thêm rất nhiều cuộc phản kháng nữa” trước khi Luật có hiệu lực.
“[Luật an ninh quốc gia] trên thực tiễn đã đối xử với Hồng Kông như một vùng đất của những kẻ khủng bố đang nổi dậy, một lãnh thổ thù địch cần phải bình định”, ông nói. “Giờ đây sẽ xuất hiện một quốc gia Hồng Kông lưu vong, một quốc gia sẽ không từ bỏ cuộc chiến vì quê hương của mình”.

Hàng chục quốc gia phương Tây kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ luật an ninh đối với Hồng Kông

Ông Julian Braithwaite, Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc
Hãng tin SBS của Australia hôm 1/7 đưa tin, hàng chục quốc gia phương Tây đang kêu gọi Trung Quốc gỡ bỏ luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, vì lo ngại văn bản này sẽ làm xói mòn các quyền tự do của người dân thành phố.
SBS trích lời ông Julian Braithwaite, Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc (LHQ), phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ: “Chúng tôi muốn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi về việc Trung Quốc áp dụng luật pháp an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, nó làm suy yếu nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ và rõ ràng liên quan đến nhân quyền”.
Từng là thuộc địa của Anh, Hồng Kông được Luân Đôn chuyển giao cho Bắc Kinh vào năm 1997 khi Trung Quốc hứa hẹn sẽ đảm bảo cho thành phố được hưởng chính sách “một quốc gia, hai chế độ” ít nhất trong vòng 50 năm. Theo chính sách này, Hồng Kông duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa, trong khi Trung Hoa đại lục nằm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ông Braithwaite tiếp tục nói: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc và Hồng Kông xem xét lại việc áp dụng luật này, đồng thời tham gia cùng với người dân, các tổ chức và tư pháp của Hồng Kông để ngăn chặn sự xói mòn hơn nữa các quyền lợi lâu đời về nhân quyền và tự do”.
Ông Braithwaite phát biểu thay mặt cho một nhóm gồm 27 quốc gia, phần nhiều là các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), ngoài ra còn có Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand và Thụy Sĩ.
Tuyên bố chung của 27 quốc gia bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc và gia tăng” đối với luật an ninh mới, vì nó rõ ràng đặt ra các mối đe dọa về nhân quyền đối với người dân Hồng Kông.
Các nước cũng chỉ ra thực tế rằng luật an ninh đã được đưa ra mà không có sự tham gia trực tiếp của người dân, cơ quan lập pháp hay tư pháp của Hồng Kông, điều đó phá hoại nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Ông Braithwaite cũng kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc cho phép Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet “có cuộc tiếp cận sớm và ý nghĩa” với khu vực Tân Cương, trong bối cảnh xuất hiện các báo cáo về tình trạng giam giữ tùy tiện và giám sát rộng rãi dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
“Bà Cao ủy, chúng tôi khuyến khích bà cung cấp thêm thông tin thường xuyên về Hồng Kông và Tân Cương để bảo vệ các quyền con người và tự do được bảo đảm theo luật pháp quốc tế”, ông Braithwaite nói.
Hôm thứ Hai, hãng tin AP đã công bố một báo cáo điều tra cho biết chính quyền Trung Quốc đang áp đặt các biện pháp triệt sản hà khắc đối với người Duy Ngô Nhĩ nhằm thu hẹp dân số của sắc tộc này.

Văn kiện mật phơi bày ‘chủ trương’ xả lũ đập Tam Hiệp, người dân nói đây là thảm sát

Văn kiện của Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc đang lan truyền trong cộng đồng người Hoa, người dân bảo nhau hãy thức tỉnh và tự lo cho mình.
Mưa lớn ở Trung Quốc đã gây ra thảm họa khiến 26 tỉnh thành bị ngập sâu trong nước. Đập Tam Hiệp không chỉ thất bại trong việc ngăn chặn lũ lụt, mà còn làm trầm trọng thêm thảm họa ở các thành phố khu vực hạ lưu con đập, gây ra lũ lụt cho toàn bộ thành phố Nghi Xương. Ngày 29/6, một văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được đưa ra ánh sáng cho thấy chính quyền vì muốn bảo vệ đập Tam Hiệp nên đã yêu cầu bắt đầu từ ngày 28/6 sẽ toàn lực xả lũ. Điều đáng lo ngại là việc xả lũ sẽ khiến thành phố ở khu vực hạ lưu rơi vào thảm họa nặng nề hơn và người dân muốn trốn e rằng cũng không cách nào trốn thoát được.
Văn kiện của Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc đang lan truyền trên Twitter cho thấy, chính quyền yêu cầu Công ty TNHH Tập đoàn Tam Hiệp Trường Giang Trung Quốc: “Bắt đầu từ 20 giờ ngày 28/6 sẽ xả nước trong đập Tam Hiệp trực tiếp với lưu lượng gần 31 nghìn mét khối mỗi giây, từ 8 giờ ngày 29/6, lưu lượng nước Tam Hiệp sẽ được xả ở mức gần 35 nghìn mét khối mỗi giây”.
Phía dưới văn kiện ghi rõ Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc công bố, thời gian là vào 4 giờ chiều ngày 28/6, dấu đỏ được đóng cũng là con dấu chuyên dụng phát điện tín “mật” của Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi.
Ảnh chụp công văn mật
Người sử dụng mạng đăng tải tài liệu này nói rằng, sự điều chỉnh này không phải là vô duyên vô cớ! Chỉ có điều liệu 35 con đập khác có thể chống chọi được hay không?
Có người để lại lời bình rằng: “Quả thật không khác nhau nhiều, đêm qua tôi xem thử thấy rằng lưu lượng xả đúng thật là là 31.000, và hiện tại là gần 35.000. Mực nước ở Trùng Khánh đang dần dần dâng cao lên. Hiện giờ Tam Hiệp vì để bảo vệ Trùng Khánh khỏi trận lũ sắp tới, nên đã mở áp xả lũ…”.
Cũng có cư dân mạng nói: “Đây là một vụ thảm sát. Các thành phố ở hạ du rất có khả năng rơi vào một cuộc khủng hoảng lũ lụt nghiêm trọng hơn. Mọi người muốn trốn chạy e rằng cũng không phải chuyện dễ dàng”.
Có người lại bày tỏ: “ĐCSTQ trước giờ vốn không coi trọng mạng sống của người dân, chết bao nhiêu người thì với nó đó cũng chỉ là một con số. Để có thể giữ cho đập Tam Hiệp khỏi bị vỡ mà không tiếc hy sinh biết bao mạng sống của người dân thấp cổ bé họng”.
Học giả kinh tế “Tài Kinh Lãnh Nhãn” đăng video trên Twitter nói rằng, “Đập Tam Hiệp, đập Cát Châu xả lũ, mực nước sông Dương Tử tăng vọt, đổ thẳng xuống Nghi Xương gây ra thảm họa. Bước tiếp theo là đổ xuống Vũ Hán! Đợi đến lúc chìm trong nước rồi mới phản kháng phải chăng đã quá muộn màng? Người sống ở trung du và hạ du sông Dương Tử hãy mau mau thức tỉnh!”.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông ĐCSTQ, kể từ đầu tháng 6 đến nay, miền nam Trung Quốc liên tục xuất hiện mưa bão khiến nhiều tỉnh thành xuất hiện ngập úng. Theo thống kê chính thức của ĐCSTQ, mưa lũ đã ảnh hưởng đến cuộc sống của 12,16 triệu người tại 26 tỉnh thành bao gồm Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam… trong đó 78 người đã thiệt mạng hoặc mất tích, 729.000 người phải khẩn cấp di dời.
Do lịch sử che giấu sự thật và thói quen nhẹ nhàng hóa thảm họa của ĐCSTQ, giới quan sát cho rằng thiệt hại thật sự chắc chắn còn nghiêm trọng hơn nhiều so với chính quyền công bố. Ngoài ra, nhiều đường sắt đã bị nước lũ phá hủy, các cửa hàng và nhà cửa đều bị ngập, thậm chí ngập đến cả tầng ba. Còn có những người bị lũ cuốn trôi cùng cả căn nhà. Dữ liệu thương vong thực tế có thể là một con số kinh hoàng.
Ngày 27/6, tỉnh Hồ Bắc đã phải hứng chịu thêm một đợt mưa lớn. Tính đến 13 giờ ngày 28/6, mưa lớn đã gây ngập lụt tại 24 quận thuộc 7 thành phố bao gồm Nghi Xương, Tương Dương, Kinh Môn, Hiếu Cảm,…khiến hơn 650 nghìn người gặp nạn. Trong đó, 3 huyện Đông Bảo, Trung Dương, Kinh Sơn thuộc thành phố Kinh Môn; Quảng Thủy, huyện Tùy, Tăng Đô thuộc thành phố Tùy Châu; huyện Hạc Phong thuộc châu tự trị dân tộc Thổ Gia Ân Thi, tỉnh Hồ Bắc, huyện Tuyên Ân của Châu tự trị dân tộc Thổ Gia, Miêu Ân Thi, tỉnh Hồ Bắc… có lượng mưa trên 200 mm; nơi có lưu lượng mưa lớn nhất là 339,5 mm ở trấn Kiều Thạch, huyện Đông Bảo, thành phố Kinh Môn.
Ngày 28/6, mực nước ở Thái Hồ dâng cao và cảnh báo lũ lụt đã được ban hành. Tất cả mực nước của 16 trạm trong khu vực mạng lưới sông xung quanh đều vượt quá mức cảnh báo.
Từ chiều ngày 27/6, thành phố Nghi Xương gặp phải mưa lớn khiến toàn thành phố bị ngập, cộng thêm đập Tam Hiệp và đập Cát Châu ở thượng nguồn của thành phố Nghi Xương xả lũ cứu đập, khiến toàn thành phố Nghi Xương ở hạ du chìm trong nước, khắp nơi đều là xe cộ bị nước cuốn trôi hay nổi lềnh bềnh trên nước, cảnh tượng vô cùng thê thảm.
Ngoài Nghi Xương, vùng hạ du Tam Hiệp gồm Nam Kinh và Thượng Hải cũng được mọi người quan tâm. Theo cảnh báo do Cục Khí tượng Trung Quốc đưa ra, Nam Kinh và Thượng Hải sẽ tiếp tục bị mưa lớn trong vài ngày tới. Ngoài ra, đập Tam Hiệp toàn lực xả lũ giải cứu con đập. Đỉnh lũ thượng nguồn dâng cao có thể gây lũ nặng ở Nam Kinh và Thượng Hải.
Một bài báo trên Weibo của Trung Quốc có tiêu đề “Nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, hậu quả sẽ đáng sợ như thế nào?”. Bài báo đề cập rằng nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải đều sẽ không thoát nổi kiếp nạn. “Hồng thủy sẽ kinh hoàng hơn hàng chục lần so với trận lụt năm 1998, có thể phá hủy mọi thứ ở trung và hạ lưu sông Dương Tử. Ngọn hồng thủy sẽ đến Vũ Hán trong vòng 10 giờ và Nam Kinh trong vòng 1 ngày. Một trận hồng thủy cao mười mấy mét hoặc thậm chí cả hàng chục mét sẽ cuốn trôi hoặc đánh sập các tòa nhà, thật khó để tưởng tượng rằng người dân có thể trốn thoát được”.

EU phản ứng hành động trả đũa của chính phủ Maduro

Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell, hôm thứ Ba nói rằng, EU sẽ triệu tập đại sứ Venezuela để hỏi về quyết định trục xuất phái viên EU tại Caracas của chính phủ Maduro, và tuyên bố mọi phương án đáp trả “đang nằm trên bàn”, theo AP.
Tổng thống Maduro hôm thứ Hai đã yêu cầu đại sứ EU rời khỏi Venezuela trong 72 giờ sau khi EU áp các biện pháp tài chính cứng rắn đối với 11 quan chức Venezuela, bao gồm cả Luis Parra, người đứng đầu Nghị viện ủng hộ chế độ Maduro.
Hiện tại EU đã áp các biện pháp trừng phạt đối với 36 quan chức Venezuela. Những người này bị EU đóng băng tài sản và cấm tới các quốc gia thành viên của họ.

Hoa Kỳ liệt Huawei, ZTE là đối tượng đe dọa an ninh Mỹ

Cơ quan giám sát viễn thông Mỹ, hôm thứ Ba, đã liệt hai công ty công nghệ Huawei Technologies và ZTE của Trung Quốc vào danh sách các thực thể đe dọa an ninh và cấm các công ty Hoa Kỳ mua sản phẩm của hai công ty này, theo SCMP.
Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng “dựa trên các bằng chứng thuyết phục” họ đã liệt hai công ty Trung Quốc cùng với các chi nhánh “là rủi ro an ninh đối với các mạng truyền thông và mạng 5G của Mỹ”.
““Cả hai công ty này đều có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc và bộ máy quân sự của Trung Quốc, cả hai đều phải tuân theo những quy định bắt họ phải hợp tác với các dịch vụ tình báo của chính quyền Trung Quốc”, ông Ajit Pai chủ tịch FCC nói.

Putin tiến gần hơn tới mục tiêu thay đổi Hiến pháp Nga

Fox News cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư đã tiến thêm một bước gần hơn tới mục tiêu thay đổi một loạt điều khoản trong Hiến pháp để tạo điều kiện cho ông duy trì quyền lực đến năm 2036.
Một cuộc bỏ phiếu về những thay đổi trong Hiến pháp Nga đã kết thúc vào thứ Tư theo giờ địa phương. Việc bỏ phiếu đã được thực hiện trong một tuần để tránh tụ tập đông người khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang bùng phát tại Nga.
Theo Fox News, Putin đã làm tất cả mọi thứ để đảm bảo một kết quả rằng người dân phải nói “đồng ý” đối với những thay đổi trong hiến pháp, tuy nhiên, chính việc này có thể làm suy yếu hình ảnh của ông trong mắt họ.

Mỹ đề nghị LHQ nới thêm lệnh cấm vũ khí đối với Iran

Reuters đưa tin, hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran trước khi nó hết hạn vào tháng 10.
“Đừng chỉ cho rằng điều này là vì Hoa Kỳ, hãy lắng nghe các quốc gia trong khu vực. Từ Israel tới Vùng vịnh, các quốc gia ở Trung Đông, những nước tiếp xúc nhiều nhất với thói hung hăng của Iran, đang cùng đồng lòng nói: Nới thêm lệnh cấm vũ khí”, ông Pompeo phát biểu trong cuộc họp trực tuyến của Hội đồng bảo an.
Hoa Kỳ đã đề xuất một dự thảo nghị quyết cho hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên để sẽ kéo dài vô thời hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Tehran, nhưng có dấu hiệu cho thấy Nga và Trung Quốc sẽ phủ quyết đề nghị này.

Đài Loan mở văn phòng hỗ trợ người Hồng Kông

Đài Loan hôm nay đã mở văn phòng nhằm hỗ trợ  dân muốn rời Hồng Kông để tới hòn đảo, sau khi Bắc Kinh cho thông qua luật an ninh quốc gia, theo Reuters.
Chính quyền Đài Loan cho mở Văn phòng trao đổi và dịch vụ Đài Loan – Hồng Kông tại hòn đảo hôm nay, nhằm giải quyết các đơn đăng ký của những người dân thành phố muốn ở lại Đài Loan vì “lý do chính trị”.
“Đây là cột mốc quan trọng để chính quyền Đài Loan hỗ trợ hơn nữa đối với nền dân chủ và tự do của Hồng Kông”, ông Chen Ming-tong, chủ tịch cơ quan chính sách về Đại lục của Đài Loan, nói với các phóng viên hôm nay.
“Chúng tôi cũng hoan nghênh các công ty đa quốc gia chuyển trụ sở của họ đến đây”, ông Chen nói, và thêm rằng Đài Loan đang xem xét các quy tắc của mình.

TC siết 4 cơ quan truyền thông Mỹ

Chính quyền TC hôm nay yêu cầu 4 hãng thông tấn của Mỹ cung cấp chi tiết về nhân sự và hoạt động tài chính tại nước này trong vòng 7 ngày, theo Reuters.
4 hãng thông tấn Mỹ bị Bắc Kinh nhắm đến là Associated Press (AP), United Press International (UPI), Columbia Broadcasting System (CBS) và National Public Radio (NPR).
Trước đó, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu cho biết trên Twitter rằng Bắc Kinh sẽ sớm công bố các biện pháp đáp trả hành động của Mỹ với các kênh truyền thông TC tại Mỹ.
Hôm 22/6, chính quyền Trump đã   bổ sung 4 hãng thông tấn của TC vào danh sách các thực thể của chính phủ nước ngoài, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chịu các quy định giám sát, thay vì có được những quyền tự do hoạt động mà báo chí được hưởng.
Bốn hãng thông tấn bị chế tài này là Đài Truyền hình Trung ương TC (CCTV), Dịch vụ Tin tức TC (CNS), Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu (Global Times). Chính phủ Mỹ xác định các tổ chức trên “không phải báo chí”, mà thực chất là các cơ quan tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Canada cảnh báo công dân ở Hồng Kông

Canada hôm nay cảnh báo công dân tại Hồng Kông rằng họ phải đối mặt với nguy cơ bị giam giữ tùy tiện và bị dẫn độ về đại lục sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh quốc gia với đặc khu, theo AFP.
Cảnh báo của Canada cho thấy mối lo ngại ngày càng gia tăng của một số chính phủ phương Tây sau khi TC thông qua luật an ninh Hồng Kông.

Tổng thống Đài Loan: ‘1 quốc gia, 2 chế độ’ của TC là không đáng tin

 
Ngay sau khi chính quyền TC thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông vào ngày 30/6, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố lời hứa của Bắc Kinh về “một quốc gia, hai chế độ” là không đáng tin, và Đài Loan sẽ tận lực hỗ trợ người dân Hồng Kông bằng các hành động cụ thể.
Với việc thông qua luật an ninh đối với Hồng Kông, Bắc Kinh đã phá bỏ cam kết của họ về nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, trong đó cho phép thành phố này được duy trì các quyền tự do dân chủ theo chủ nghĩa tư bản ít nhất trong vòng 50 năm. Lời hứa này do Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra khi tiếp quản Hồng Kông từ Anh Quốc vào năm 1997.
Bắc Kinh coi Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) là một tỉnh ly khai và sẵn sàng thu phục bằng vũ lực hoặc thông qua những lời hứa hẹn về “một quốc gia, hai chế độ”.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo hàng đầu Đài Loan đã bày tỏ rõ quan điểm không tin lời hứa này. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn bình luận rằng luật an ninh Hồng Kông là bằng chứng cho thấy cái gọi là chính sách “một quốc gia, hai chế độ” là không đáng tin. Bà bày tỏ hy vọng người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục kiên trì trên con đường gìn giữ tự do, dân chủ và nhân quyền của mình.
Nữ nguyên thủ cũng tuyên bố Đài Loan sẽ ủng hộ người dân Hồng Kông bằng những hành động cụ thể, như cung cấp hỗ trợ nhân đạo và giao lưu giữa Đài Loan và Hồng Kông.
Bà Thái nói: “Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Hồng Kông trên con đường tự do, nhân quyền và dân chủ. Mặt khác, chúng tôi cũng có một dự án nhằm cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Hồng Kông. Do vậy chúng tôi cũng đã thành lập một văn phòng có tên ‘Văn phòng Giao lưu Đài Loan-Hồng Kông’, bắt đầu hoạt động từ ngày 1/7”.
NTD cho biết, chính quyền thành phố Đài Bắc cũng đã thiết lập một trang web đặc biệt dành riêng cho Hồng Kông và Macao, chuyên cung cấp những tư vấn cần thiết cho người dân Hồng Kông đến sinh sống và làm việc tại Đài Loan.
Hội đồng các vấn đề đại lục MAC (một cơ quan hành chính của Đài Loan) đã lên án ĐCSTQ về việc tự ý đơn phương hủy bỏ cam kết với Hồng Kông và liên tục những hành động ngang ngược với các nước khác.
Hội đồng này cũng chỉ ra rằng chính phủ Đài Loan sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo an ninh và lợi ích quốc gia của Đài Loan, đồng thời cũng kêu gọi người dân không nên đến Hồng Kông để tránh những rủi ro không cần thiết.
Liên quan đến tình hình ở Hồng Kông, Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Qingde) đã cổ vũ người dân Hồng Kông qua Facebook, rằng Đài Loan sẽ tiếp tục cùng các nước dân chủ trên thế giới bảo vệ các giá trị dân chủ. Ông cũng hy vọng rằng người dân Hồng Kông sẽ không từ bỏ niềm tin và sự can đảm vốn là điều trân quý nhất của họ.
Úc tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 200 tỷ USD trong 10 năm tới
Thủ tướng Scott Morrison hôm nay cho biết Úc sẽ tăng 40% chi tiêu quốc phòng, lên 270 tỷ AUD (186,5 tỷ USD) trong 10 năm tới, đồng thời xoay trục tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, theo Reuters.
Ông Morrison cho biết trước tiên Úc sẽ mua 200 tên lửa chống hạm tầm xa của Hải quân Mỹ trị giá 800 triệu AUD, và cũng sẽ xem xét tăng cường hệ thống tên lửa siêu thanh có thể di chuyển ít nhất gấp năm lần tốc độ âm thanh.
“Chúng tôi muốn một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương không có sự áp bức hay bá quyền. Chúng tôi muốn một khu vực mà tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, có thể tự do hợp tác với nhau và hành động theo các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”, ông Morrison cho biết trong một bài phát biểu tại Canberra.

Hàn Quốc kêu gọi Trump – Kim gặp mặt trước bầu cử Mỹ

Một quan chức Hàn Quốc hôm nay cho biết Tổng thống Moon Jae-in nói rằng Tổng thống Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un nên gặp lại nhau trước cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11, theo Reuters.
Tổng thống Moon Jae-in trong cuộc họp trực tuyến với Chủ tịch Hội đồng Âu châu Charles Michel hôm 30/6 cho biết một hội nghị thượng đỉnh khác giữa ông Trump và Kim sẽ giúp nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân đình trệ.
“Tôi tin rằng Triều Tiên và Mỹ cần thử đối thoại một lần nữa trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ”, một quan chức Hàn Quốc dẫn lại lời Tổng thống Moon Jae-in.
“Các vấn đề về chương trình hạt nhân và lệnh trừng phạt sẽ phải được giải quyết qua đối thoại Mỹ-Triều”, vị quan chức này nói thêm, và cho biết Nhà Xanh đã truyền đạt lại quan điểm tới Washington và các quan chức đang nỗ lực thúc đẩy cuộc đàm phán.

Đại sứ Nga tại Triều Tiên: Kim Jong Un nổi giận vì tờ rơi bôi nhọ vợ

Đại sứ Nga tại Triều Tiên: Kim Jong Un nổi giận vì tờ rơi bôi nhọ vợ voi
Kim Jong Un và vợ
Đại sứ Nga tại Bắc Triều Tiên cho biết Kim Jong Un đã vô cùng phẫn nộ vì tờ rơi của người đào thoát xúc phạm phu nhân Ri Sol-ju.
Triều Tiên gần đây đã leo thang căng thẳng từ hồi đầu tháng, sau khi cho nổ tung một văn phòng liên lạc chung giữa hai miền. Chị gái Kim, Kim Yo Jong, cũng đã gửi một loạt các thông điệp đe dọa đến Seoul sau khi các tờ rơi được người đào tẩu rải qua biên giới vào địa phận Triều Tiên bằng bóng bay hoặc bỏ trong chai thả trôi trên sông.
 Trao đổi với AFP, Đại sứ Nga tại Bắc Triều Tiên ông Alexander Matsegora cho biết các tờ rơi chứa hình ảnh xúc phạm phu nhân Ri Sol Ju, vợ Kim Jong Un, tuyên bố rằng chúng là “tuyên truyền xúc phạm”.
Ông nói thêm rằng những hình ảnh của bà Ri đã được photoshop “một cách tệ hại, là giọt nước làm tràn ly” với Triều Tiên.
Nga là một đồng minh chủ chốt của Bắc Triều Tiên, và Matsegora là một trong những đại sứ có thâm niên nhất ở Bình Nhưỡng.Matsegora không cung cấp chi tiết nội dung trên tờ rơi. Ngoài ra ông còn nói thêm rằng Kim Yo Jong không được đào tạo để trở thành nhà lãnh đạo kế tiếp.
“Hoàn toàn không có lý do để nói rằng cô ấy đang được đào tạo” để trở thành nhà độc tài tiếp theo của Triều Tiên, ông Matsegora nói. “Không ai dám gọi mình là người số hai ở đất nước này”, ông nói thêm.
Trong bối cảnh những tuyên bố leo thang căng thẳng, cố vấn Nhà Trắng Robert O’Brien hôm thứ Ba (30/6) kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế khỏi các hành động khiêu khích.
“Các dấu hiệu tiến triển tích cực trên bề mặt vẫn còn khá chậm, nhưng cánh cửa đối thoại vẫn còn mở”, ông O’Brien cho biết, nói thêm rằng “chúng tôi cam kết đối thoại, và đạt được các mục tiêu đặt ra tại hội nghị thượng đỉnh Singapore”.

Bộ trưởng Brazil từ chức sau 5 ngày tại nhiệm

Bộ trưởng Giáo dục Brazil Carlos Alberto Decotelli từ chức hôm 30/6, sau 5 ngày được Tổng thống bổ nhiệm, do bị cáo buộc khai man bằng cấp, theo AFP.
Tổng thống Bolsonaro bổ nhiệm ông Decotelli tuần trước, thay thế người tiền nhiệm Abraham Weintraub, người từ chức vào giữa tháng 6 sau khi liên quan một loạt tranh cãi.
Ông Decotelli khai báo ông có bằng Thạc sĩ của Brazil, bằng tiến sĩ tại Đại học Rosario của Argentina và bằng tiến sĩ tại Đại học Wuppertal, Đức.
Tuy nhiên, hiệu trưởng Đại học Rosario cuối tuần trước cho hay ông Decotelli không có bằng tiến sĩ ở trường này và chưa từng bảo vệ luận án tại đây. Trong khi đó, Đại học Wuppertal cũng cho biết không cấp tấm bằng nào cho ông Decotelli.
Ông Decotelli cũng bị cáo buộc đạo văn từ một số bài học thuật trong thời gian học tại Brazil. Đại học Brazil hôm qua cho hay Decotelli không phải giáo sư trường này từ năm 2016-2018 như ông nói.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: