Trao đổi với RFA tối 15/7, Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng nhận định rằng thực tế trong xã hội đang đi ngược lại với phát biểu của ông Võ Văn Phuông:
“Việc làm của Ban Tuyên giáo thực tế là lấn át những tiếng nói trái chiều và quyền tự do ngôn luận. Bao nhiêu thập kỷ nay người ta biết cơ sở lý luận đó đã sai. Nói cho cùng lý luận, tư tưởng, chủ nghĩa Marx-Lenin cũng là lý thuyết từ phương Tây và ngoại lai mà mang vào thì vẫn bắt nhân dân phải nghe tất cả mọi thứ như thế. Đó hoàn toàn không ổn định tình hình xã hội mà ngược lại làm cho xã hội càng cảm thấy chán ngán và bức xúc hơn.”
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động dân sự từ Hà Nội, lại cho rằng nếu nhìn dưới góc độ phát biểu đưa ra trong buổi hội thảo thì hoàn toàn đúng vì thực chất họ chỉ đang kể công với nhau trong nội bộ.
“Họ nói thế không sai bởi vì tuyên truyền là công cụ rất hữu hiệu của Đảng cộng sản Việt Nam mà Ban Tuyên giáo của Đảng cộng sản Việt Nam là cơ quan chỉ huy toàn bộ việc tuyên truyền của đảng, hay nói cách khác là công tác tẩy não người dân, thuyết phục người dân, lừa bịp để làm người dân mụ mẫm đi tin tưởng và theo đảng cộng sản. Công việc đấy là một sai lầm lớn bởi vì một số đông người ở Việt Nam vẫn bị lừa bởi ngón tuyên truyền như vậy. Đấy là vũ khí rất lợi hại của đảng cộng sản Việt Nam và chúng ta cần vạch ra để người dân được rõ.”
Cũng tại buổi hội thảo diễn ra ngày 15/7, Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng có phát biểu cho rằng công tác tuyên giáo có vai trò đi trước, mở đường.
Ông Thưởng dẫn lời các tham luận cho hay: ‘Nhiệm vụ của ngành tuyên giáo trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn nữa lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta’.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng đến hiện tại, nhiều người dân Việt có lẽ cũng chỉ nghe quen tên Ban Tuyên giáo trên các kênh truyền thông trong nước, nhưng chưa thực sự biết về Ban này.
“Một cơ quan tên nghe thì nhiều nhưng ít người để ý là Ban Tuyên giáo. Về mặt từ ngữ thì ở Việt Nam từ ‘ban’ rất nhỏ bé nhưng tìm hiểu thì thấy Trưởng Ban Tuyên giáo bao giờ cũng là Ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi những chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an mới cần yêu cầu Ủy viên Bộ Chính trị thì chúng ta thấy rằng thực ra ban này có vai trò rất lớn trong hệ thống quyền lực ở Việt Nam. Hơn nữa nếu chúng ta tìm tổ chức thì thấy rằng nằm dưới ban này có rất nhiều viện, hầu như có thể nói tập trung các tri thức xã hội chủ nghĩa hàng đầu, viện triết, viện sử và rất nhiều người về mặt lý luận đều nằm trong Ban Tuyên giáo.”
Vẫn theo Nhà báo Ngô Nhật Đăng, những người dân bình thường không cho rằng Ban Tuyên giáo là ban quan trọng, đưa ra những lý luận rất thừa thải, lãng phí. Đây là vấn đề mà ông cho rằng người dân cần phải nhìn ra sự quan trọng của Ban Tuyên giáo.
Đồng quan điểm vừa nêu, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng nhận định rằng chừng nào người dân còn coi thường hoạt động tuyên truyền, không để ý, không vạch rõ sự nguy hiểm của nó thì Ban Tuyên giáo vẫn còn tiến hành rất hiệu quả và tốn rất nhiều công, nhiều của để làm việc đó. Ông nói thêm:
“Việt Nam có 700-800 cơ quan báo chí nhưng chỉ có một ông tổng là ông Trọng Thưởng và suốt ngày vẫn ra rả như thế vói những bản tin, bình luận ca ngợi công lao của đảng. Đấy là việc ta phải để ý vì Goebbels – người phụ trách tuyên truyền của Hitler đã có hẳn một lý thuyết là nói dối một lần người ta không tin, nói dối hai lần người ta không tin nhưng nói dối 100 lần thì người ta sẽ tin.”
Nhà báo Ngô Nhật Đăng cũng đưa ra cùng luận điểm:
“Cốt lõi tất cả những lý luận, huyền thoại, xây dựng, định hướng cho thông tin, báo chí đều từ Ban Tuyên giáo ra. Các nghị quyết cuộc họp, thông tin đưa cho nhân dân bắt đầu từ Ban Tuyên giáo ra cả và dựa trên sự dối trá. Khi người dân biết những chuyện đó, họ không nghe, không nói, họ vạch ra sự dối trá thì khi người dân nhìn ra thực chất của cơ quan như thế, nhận ra tính nguy hiểm của nó thì tôi nghĩ rằng đấy sẽ là ‘gót chân Achilles’ (điểm yếu) của chế độ.”
Thông tin trung thực, minh bạch sẽ thuyết thục ngưởi nghe hơn mọi lời tuyên truyền mà người nghe thấy đã quá nhàm chán trong suốt bao nhiêu thập niên qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét