Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2024

Trung Tá Lê Hằng Minh, Trâu Điên đầu đàn. - Cương Nguyen


Ông là em trai kế của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo TL/SĐ18BB, người hùng mặt trận Xuân Lộc năm 1975. Hai ông không những có nét mặt giống nhau mà ngay cả khí phách hiên ngang hào hùng và nghệ sĩ tính cũng y chang. Cả hai chơi đàn guitar rất hay. Với hàng ria mép,Trung Tá Lê Hằng Minh đẹp trai như một tài tử cinema! Là người luôn lạc quan vui vẻ, ông sống gắn bó, bình dị, hiền lành với thuộc cấp, nhưng lúc lâm trận thì ông là người lính kiêu hùng và thao lược. Ông theo học Khóa 5 Vì Dân, Trường BBTĐ. Năm 1955 ông ra trường với cấp bậc thiếu úy trừ bị.
<!>
Năm 1957, ông rời SĐ4 Dã Chiến (tiền thân của SĐ7BB), tình nguyện vào Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) mới thành lập.

1959-1960, ông theo học khóa sĩ quan TQLC tại Quantico Hoa Kỳ.

1964-1965, ông học AWS, Hoa Kỳ (amphibious Warfare School - Trường dạy về tác chiến đổ bộ dành cho TQLC).

Các chức vụ ông từng nắm giữ: Trưởng Ban 5 Tâm lý chiến. Trung đội trưởng/TĐ1 Chiến Đoàn A. Đại Đội Trưởng/TĐ Yểm Trợ.Tiểu Đoàn Trưởng/TĐ4.Tiểu Đoàn Trưởng/TĐ2.

Ông cùng TĐ2 đi khắp 4 vùng chiến thuật, Đồng Xoài, U Minh, Bồng Sơn-Tam Quan, Quảng Ngãi, Huế-Thừa Thiên, Phù Lưu, Quảng Trị...

Tại Bồng Sơn-Tam Quan tháng 2 năm 1966, TĐ2 TQLC đã đánh một trận phản phục kích đẹp như mơ. Khi tiếng súng phục kích của Việt cộng vừa bắt đầu nổ thì cả TĐ xông vào phòng tuyến địch dù đang ở thế hạ phong để tìm đường sống và chiến thắng trong cái chết đã quá rõ ràng.

Bọn Việt cộng gọi TĐ2 TQLC là TĐ Trâu Điên... Sau đó cả TĐ được tuyên dương công trạng trước toàn quân và chính ông đề nghị TĐ2 được mang biệt danh Trâu Điên.

Từ đó Việt cộng khiếp sợ và né tránh giao tranh khi gặp TĐ2 Trâu Điên. Lạ lùng thay cái tên Trâu Điên đối với người dân miền Nam lại rất thân thương, gần gũi và là tấm bùa hộ mạng của người dân trong vùng giao tranh.

Ngày QLVNCH 19 tháng 6 năm 1966, ông được đặc cách tại mặt trận lên trung tá.

Khoảng 8 giờ 30 sáng ngày 29 tháng 6 năm 1966, trên đường di chuyển từ Huế ra Đông Hà, tại cây số 34 trên QL1 bắc Huế, cách Quảng Trị khoảng 20 km. TĐ2 Trâu Điên bị khoảng 1 trung đoàn Việt cộng phục kích. Chúng chọn vị trí lý tưởng và rải quân khoảng 3 km để quyết tiêu diệt gọn TĐ2 Trâu Điên hay ít ra cũng tiêu diệt toàn bộ BCH/TĐ với chiến thuật khóa đầu, chận đuôi.

Chúng bố trí SKZ 57 ly (mm) bắn vào quân xa của ta đang di chuyển, đồng thời chúng quét thượng liên như mưa từ trong các bụi rậm bên tay phải để dụ ta chạy về phía trái chiếm lĩnh đường rày chạy song song với QL và các đồi cao, nơi mà chúng ém quân đợi sẳn với xạ trường trống trải.

Nhưng là người nhạy bén, ông đoán được ý đồ địch, nên ông cho quân xung phong về phía phải đánh tan đội quân nghi binh này. Trong khi đó thành phần chính nằm dọc theo đường rày xe lửa phía bên trái không dám bắn vì có thể tự bắn vào đồng bọn đang ẩn núp trong các bụi rậm và chúng cũng không dám xung phong vì sẽ làm mồi cho tầm đạn của cánh quân trong bụi rậm!

Sau khi chiếm lĩnh trận địa nghi binh bên phải, ông cho tập trung quân tức tốc đánh xuyên thủng phòng tuyến địch đang ém quân bên phía trái có đường rày và đồi cao.

Địch bị đánh tan, phải "chém vè" tháo chạy và cũng ngay khoảng khắc đó ông bị trúng 2 viên đạn vào ngực nhưng vết thương chí mạng chính là miểng tạc đạn trúng vào đầu, ông hy sinh tại chổ ở tuổi 31!

Giặc cộng đã lầm! Trâu Điên không húc bừa, húc liều như chúng tưởng, Trâu Điên có cái đầu khôn ngoan vượt bực, mà nổi bật là Trâu Điên Đầu Đàn Lê Hằng Minh. Đây là trận phản phục kích hay nhất trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam.

Nếu cuộc đời Thiếu Tướng Lê Minh Đảo là bản giao hưởng hùng tráng của quân dân miền Nam, thì cuộc sống hào hùng của Trung Tá Lê Hằng Minh là đoản hùng ca của bao thanh niên đã ngã xuống vì cuộc sống an lành của người dân, dư âm của đoản hùng ca đó như còn vang vẳng đâu đây...

Cuong Nguyen

Không có nhận xét nào: