Một số người biểu tình chụp hình kỷ niệm trước bản doanh Formosa tại Livingston, New Jersey
Liên Minh Quốc Tế Biểu Tình Phản Đối Formosa Tại Bản Doanh New Jersey
Đòi Công Lý, Làm Sạch Vùng Bị Ô Nhiễm Thả Tù Nhân Lương Tâm
· Formosa phải đóng cửa nguyên ngày, từ chối gặp Đại diện đoàn biểu tình
· 6 Người biểu tình bị bắt vì họ đã tự xích vào 3 cổng ra vào của Formosa
· Truyền thông Hoa kỳ đã đưa tin trên toàn quốc
(Hinh ảnh của IMFPA và Thân hữu)
*Triều Giang
<!>
Livingston, NJ: 2-8-2024: Thành phố Livingston, nơi có trụ sở chính của công ty Formosa, nằm phía đông nam của tiểu bang New Jersey, phía bắc tiếp giáp với tiểu bang Philadelphia, phía tây với tiểu bang New York, phía Nam là tiểu bang Delaware, buổi sáng sớm mùa hè nhiệt độ còn tương đối mát mẻ. Khu phố quanh công ty Formosa rợp bóng những cây xanh mướt mắt vì New Jersey được mệnh danh là; “tiểu bang của Công Viên” (Garden State) với những tòa nhà màu nâu nhạt, không cao lắm, và 3 cổng ra vào . Khung cảnh yêm đềm thơ mộng, kín cổng, cao tường. Đã có những xe của các nhân viên đến sở sớm cho sinh hoạt của ngày thứ sáu như mọi ngày.
Biểu tình quyết liệt cho ngư phủ miền trung Việt Nam
Phá vỡ khung cảnh yêm đềm đó, gần 8 giờ sáng đã có những chiếc xe liên tiếp đến đậu hai bên đường, từ ngoài xa, rồi nhiều xe hơn, nhiều hơn cho đến khoảng hơn 8 giờ sáng, khi chiếc xe bus trên 60 chục chỗ ngồi đến và đổ người xuống với biểu ngữ lớn nhỏ, với loa phóng thanh cầm tay, và cuộc tụ họp gần 100 người; già có, trẻ có, tuổi từ 20 tới gần 90, có những bà mẹ đem cả con còn trong nôi . Họ tiến thẳng tới bảng hiệu chính của Formosa chụp hình lưu niệm rồi tiến ra đường xắp hàng ngang sau chiếc biểu ngữ đen với hàng chữ màu trắng: “ No Faith in Formosa Plastics” (Không thể tin Formosa Plastics), “ # Stop Formosa Plastics * Break The Law* Destroy the Environment * Violate the Human Rights #* ( Hãy ngừng Formossa Plastics * Phạm Pháp * Phá hoại Môi Trường * Vi Phạn Nhân Quyền *#). Cuộc biểu tình phản đối công ty Formosa do hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa JFFV và Liên Minh Quốc Tế Giám Sát Formosa IMFPA với sự yểm trợ của trên 32 tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền tại Hoa Kỳ bắt đầu.
Đoàn người biểu tình tay cầm cờ, cầm hình của các tù nhân lương tâm Việt Nam, họ hô khẩu hiệu, và hát những bài đồng ca:
“We are here to protect the family!’ (Chúng tôi đến đây để bảo vệ gia đình)
“"Formosa poisoned the ocean in Vietnam, leaving fishermen unable to feed their families.” (Formosa thả độc vào biển Việt Nam, ngư dân không thể đánh bắt cá nuôi gia đình”
“We have enough. We will protect our people now.” ( Chúng tôi chịu đựng đã quá đủ. Bây giờ, chúng tôi quyết bảo vệ người của chúng tôi.)
“We are not afraid! We sing out loud” (Chúng tôi không, chúng tôi hát vang!)…
Quang cảnh cuộc biểu tình
Phái đoàn Người Mỹ Gốc Việt đến từ các tiều bang New Jersey, New York, Philadelphia
Dù là ngày làm việc, Khoảng gần 20 người Việt đến từ các tiểu bang New Jersey, New York, và Philadelphia. Họ tụ tập trước cổng phía Tây của bản doanh Formosa. Với lá cờ VNCH, biểu ngữ, hình các tù nhân lương tâm, đặc biệt là tấm biểu ngữ khổ lớn với hình chung của 23 tù nhân lương tâm bị tù vì tranh đấu cho nạn nhân Formosa đã được anh Võ Nghị của cộng đồng Người Việt Quốc Gia Philadelphia in và làm khung đã nổi bật trong cuộc biểu tình.
Trước trụ sở chính, bên bảng hiệu của Formosa, phái đoàn người Việt bắt đầu biểu tình bằng những lời phát biểu của các đại biểu của các tiểu bang:
- Ông Nguyễn Tường Thược, 89 tuổi, cựu tù nhân chính trị với trên 20 năm quân ngũ, 10 năm tù CS, sinh hoạt, tranh đấu lâu năm trong cộng đồng người Việt Philadelphia, ông lớn tiếng tố cáo:
“Võ Kim Cự và Nguyễn Phú Trọng là hai kẻ trực tiếp phải chịu trách nhiệm trước thảm họa này. Ăn hối lộ, cho Formosa thuê đất với giá rẻ mạt, chỉ cần tiền mua một ly trà đá là có thể trả cho hàng trăm mẫu đất một năm. Formosa gây ô nhiễm làm cá chết, dân thất nhiệp, đi đòi bồi thường thiệt hại thì bắt bớ, đánh đập, cầm tù. Nạn nhân và những người bênh vực họ, 23 anh em tù nhân lương tâm còn đang bị giam cầm. Họ không có tội gì cả. Chúng tôi đòi hỏi CSVN phải thả tât cả họ ngay lập tức”.
- Ông Trần Quan Niệm. Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt vùng Nam New Jersey lên tiếng: “Năm 2016 khi thảm họa mới xảy ra, chúng tôi đã có mặt tại đây biểu tình đòi hỏi công lý cho nạn nhân, hôm nay đã hơn 8 năm qua, chúng tôi lại có mặt tại đây để tiếp tục đấu tranh và sẽ tiếp tục cho đến khi có công lý cho đồng bào thì mới thôi, để cho thế giới thấy chúng ta không bao giờ bỏ quên đồng bào của mình”.
- Ông Nguyễn Văn Điệu, thành viên của đảng Việt Tân, đến từ Philadelphia phát biểu: “Formosa gây ô nhiễm môi trường, hàng chục ngàn người thất nghiệp. Vì công lý, vì tình thương đồng bào mà chúng tôi có mặt ở đây để tranh đấu cho họ, khi nào họ được đền bù thỏa đáng, môi sinh của họ được làm sạch thì chúng tôi mới thôi”.
- Ông Vũ Trực, Chủ Tịch Hội Đồng Đại biểu Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Philadelphia chia sẻ: “ Cùng với mấy thành phố của 3 tiểu bang, chúng tôi đến đây để đòi hỏi Formosa phải đề bù cho người dân về những thất thoát mà họ phải gánh chịu. Họ đã đau khổ nhiếu lắm rồi!”
- Anh Lê Thanh Diệu, một người trẻ, hiện là Phó chủ tịch Nội vụ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New York và Hội trưởng hội Huế, phát biểu: “Tuy xa quê hương nhưng chúng tôi luôn hướng về quê nhà, mang ơn đất nước đã cưu mang chúng ta. Hơn 8 năm qua, khi người dân gặp nạn trong nước, chúng tôi đã có mặt tại đây từ những ngày đầu để tranh đấu cho đồng bào. Chúng tôi cũng đã tham dự nhiều cuộc xuống đường khác tại New Jersey, Houston. Hôm nay, một lần nữa, chúng tôi sát cánh cùng với các hội đoàn Hoa Kỳ. Họ không phải là người Việt Nam nhưng vì công lý, vì tình thương, họ đã đứng lên để bênh vực người dân của chúng ta phải được đền bù, phải được sống trong môi trường sạch và thả tất cả các tù nhân.
Phái đoàn người Việt cùng với anh hội trưởng hội JFFV John Hòa Nguyễn, đến từ New Orlean, hô vang những đòi hỏi:
- “Công lý cho nạn Nhân Formosa!”
- “Đả đảo chính quyền cộng sản hại dân, bán nước!”
- “ Thả tù nhân lương tâm!”…
Phái doàn người Việt Quốc gia đến từ New York, New Jersey, và Philadelphia. Hình giữa là cô Hồng Lam người biểu tình chống Formosa tại Việt Nam bị rượt đuổi sang Thái Land, mới định cư tại Philadelphia
Khi đoàn người biểu tình đi đến cổng phía tây, nhóm biểu tình người Việt đã tháp tùng và tiếp tục cùng hát những bài đồng ca và hô khẩu hiệu làm náo động cả một góc phố.
Những cánh cửa sổ của các căn nhà chung quanh đã mở, và nhiều hàng xóm ra đứng dọc theo hàng rào để quan sát. Họ cũng rất tò mò vì sao một công ty họ sống gần gũi với họ bao năm qua trong khung cảnh tươi đẹp, hiền hòa, đã làm gì khiến nhiều người phải tức giận đến như vậy? Và cuộc biểu tình đã khiến họ tìm để hiểu.
Formosa từ chối gặp đại diện của đoàn biểu tình
Đại diện cho đoàn biểu tình; bà Sharon Lavigne, chủ tịch tổ chức Rise St. James, Louisiana và bà Nancy Bùi, nhà Sáng lập và Phó Hội JFFV cả hai là Đồng sáng lập viên của tổ chức Liên Minh Quốc Tế Giám Sát Formosa IMFPA, đã yêu cầu gặp đại diện của Formosa để thương thảo, một đại diện của Sở Cảnh sát đã chuyển lời vào trong văn phòng của Formosa, lúc ấy có mặt của Giám đốc tài Chánh (CFO), ông này đã từ chối và trả lời rằng hãy gửi thư cho họ qua email hoặc thư qua bưu điện. Bà Sharon đã thất vọng và phát biểu: “Tôi không lấy làm lạ vì đó cũng là thái độ của họ qua kinh nghiệm tranh đấu của tôi với họ tại Louisiana. Họ không muốn đối thoại”
Dùng giây xích cổ vào cổng Formosa, 6 người bị bắt.
Trong khi đó, ba nhóm người biểu tình đã dùng những biểu ngữ dài, màu đen chữ trắng: “Stop Formosa” để ngăn chận lối ra vào. Họ lấy giây xích tự buộc họ vào hàng rào cổng để không ai có thể ra vào. Riêng bà Diane Wilson, chủ tịch hội San Antonio Waterkeepers đến từ Texas, bà đã tranh đấu với Formosa trên 35 năm, và đã cùng người dân vùng Nam Texas kiện Formosa ra tòa án Liên Bang đòi thiệt hại và ngăn chận không cho Formosa tiếp tục xả thải. Năm 2019, bà và cư dân Nam Texas thắng 50 triệu Mỹ kim cùng với hình phạt cho mỗi lần tiếp tục xả thải. Số tiền phạt này cho đến cuối tháng 7/2024, đã lên trên $20 triệu Mỹ Kim với gần 700 lần vi phạm. Cho đến hôm nay, Formosa vừa bị phạt, vừa bị đền lên tới trên $70 triệu Mỹ kim và còn đang tiếp tục bị phạt cho đến khi nào Formosa ngừng việc xả thải mới chấm dứt.
Cảm thông với nỗi đau khổ của ngư dân miền trung Việt Nam, bà Diane là người người đã tuyệt thực 30 ngày trước cổng của nhà máy nhựa Formosa tại Point Comfort, Nam Texas vào cuối năm ngoái để đòi hỏi công lý cho ngư phủ miền trung Việt Nam. Lần này bà đã dùng giây xích, tự cột cổ mình vào cổng chính của văn phòng Formosa để phản đối Formosa đã không lãnh trách nhiệm khi gây tai họa môi trường tại Việt Nam.
Biểu tình là quyền phát biểu của người dân, nhưng chạm vào cổng của Formosa là tài sản tư, có thể bị truy tố với tội xâm phạm tài sản bất hợp pháp, nên trên 50 cảnh sát đã được điều đến bằng hơn 20 chiếc xe, để giữa trật tự, an ninh, họ đã yêu cầu bà Diane và những người khác phải dời đi nhưng người biều tình đã từ chối. Cảnh sát đã bắt 6 người đưa về trụ sở cảnh sát của thành phố Livingston. Riêng bà Diane, vì đã cột xích sắt vào cổ nên không thể mở ra được bằng tay. 4 cảnh sát viên đã phải dùng kéo đặc biệt cắt sắt để cắt chiếc thừng sắt ra khỏi cổ của bà, cảnh tượng trông thật nguy hiểm. Khi chiếc kéo cắt đứt mắt xích sắt, đầu và cổ bà Diane đã giật bắn lên. May mắn bà không bị thương mà chỉ có vết đỏ dài quanh cổ.
Một số người đã tự xích mình vào cổng ra vào. Riêng bà Diane Wilson đã tự xích cổ đang được các viên chức cảnh sát cắt bằng kéo
Môt nhà báo của đài truyền hình số 13 của New Jersey đã phỏng vấn bà vì sao bà đã chọn cách phát biểu nguy hiểm đến như vậy? Bà Diane trả lời:” Tôi đã có quá nhiều kinh nghiệm khi tranh đấu với Formosa, bạn không thể mềm dẻo hay tỏ ra lịch sự, hay xin xỏ với hy vọng họ sẽ tự nguyện gánh trách nhiệm. Bạn phải hành động quyết liệt, phải làm điều gì đó đập thẳng vào mắt họ, họ mới hiểu được sự căm phẫn của bạn đến mức nào”.
Nhóm người bị bắt đã được thả sau vài giờ đồng hồ. Chúng tôi hỏi bà Diane: cảnh sát đã làm gì với những người bị bắt. Bà Diane chia sẻ:” Tất nhiên là chúng tôi bị còng tay khi được dẫn về đồn. Khi về tới đồn được đưa vào phòng có những chấn song sắt kiểu nhà giam tạm. Họ mở còng và lấy tên của chúng tôi rồi chụp hình chúng tôi bằng cell phone của họ. Chúng tôi không bị lấy dấu tay. Họ giải thích lý do chúng tôi bị bắt và họ khuyên là không nên tiếp tục làm như vậy, nếu không chúng tôi sẽ bị bắt lại. Đấu tranh với Formosa đã nhiều thập niên và cũng đã bị bắt vài lân, đây là lần bị bắt bởi những người cảnh sát tốt bụng nhất, sự đối xử của họ tử tế nhất. Chúng tôi biết họ chỉ làm vì phận sự”.
Sáu người bị bắt đã về tới nhà thờ Tin lành Mt Olivet tại số 401 Avon Ave. thuộc thành phố Newark, New Jersey vừa kịp tham dự buổi họp báo do nhà thờ Mt Olivet, và tổ chức Green Faith bảo trợ. Mục sư Tuff đã chào mừng phái đoàn và tỏ lời khen ngợi cuộc biểu tình đã được tổ chức rất chu đáo và đã thành công, Formosa đã phải đóng cửa trong ngày dù họ có một số người làm việc tại nhà nhưng đã không tránh được sự thất thoát và thất thoát lớn nhất là cuộc biểu tình đã đưa ra ánh sáng dư luận Hoa kỳ và quốc tế về sự vô trách nhiệm của công ty Formosa khi họ giải quyết những vi phạm môi trường đã kéo theo những vi phạm nhân quyền và tạo những khủng hoảng xã hội không thể chấp nhận được như tại Việt Nam. Mục sư Tuff cũng cam kết hổ trợ cuộc tranh đấu cho đến khi công lý được thực thi.
Bà Sharon Lavigne, người cùng với cư dân của xứ đạo St. James, Louisiana đã và đang tranh đấu để dẹp bỏ dự án có cái tên rất hoa mỹ “Sunshine” (Bình Minh) dự định xây một nhà máy nhựa lớn nhất thế giới với kinh phí trên 12 tỷ Mỹ Kim của Formosa trên khu đất nhà của họ đã ô nhiễm quá tải được mệnh danh là “Cancer Ally” (Hành lang Ung Thư). Bà chia sẻ: “ Tất nhiên là họ hứa hẹn là sẽ cải tiến kinh tế, thu nhập cho người dân khi họ chưa được, nhưng khi họ có nhà máy thì mọi chuyện lại khác hẳn; số người được có việc làm không đáng là bao, họ tàn phá môi trường thì bạn không thể biết hết được, chỉ biết người dân bị mắc bệnh, nhiều nhất là ung thư. Đó là chuyện của nhà máy hóa chất của họ đã và đang làm việc trong nhiều năm qua tại khu vực của chúng tôi. Chúng tôi không thể kham nổi một nhà máy nhựa lớn nhất trên thế giới!”
Anh Logan Worf, một người trẻ thuộc nhóm tranh đấu với các ngân hàng để ngăn chận việc cấp vốn cho nhà máy Sunshine của Formosa tại Louisiana lên án các ngân hàng vì lợi nhuận mà quay lựng lại với sức khỏa và cuộc sống an lành của người dân. Anh kêu gọi mọi người hãy áp lực bằng cách không làm ăn và hợp tác với những ngân hàng, trong đó Citi Bank được gọi tên nhiều lần vì đã cung cấp tài chánh cho những dự án đầy rủi ro cho đời sống và sức khỏe của những cư dân địa phương nơi có nhà máy Formosa.
Hình trên: Anh Logan Worf phát biểu tại cuộc họp báo. Hình giữa: Ông Nguyễn Tường Thược và anh John Hòa Nguyễn đứng hàng đầu bên trái trong đoàn biểu tình. Hình dưới: đông đảo cảnh sát đã được điều tới để giữ an ninh, trật tự.
Bà Nancy Bùi thay mặt cho hội JFFV đã mời cô Hồng Lam lên bục diễn đàn với hình của tù nhân lương tâm Phạm Đoan Trang. Cô Hồng Lam là một nhân chứng sống, chứng minh về số phận của những ngưới đấu tranh bênh vực cho nạn nhân Formosa đã phải chịu những hình phạt ác độc ra sao. Cô đã từng tham dự nhiều cuộc biểu tình, đặc biệt là những cuộc biểu tình chống tội ác của Formosa và nhà cầm quyền CSVN trong việc xả thải vào biển Việt Nam. Bạn bè của cô số đông bị bắt vào tù. Riêng cô và một số khác phải trốn chạy sống cảnh trốn chui, trốn nhũi trong nhiều năm qua và chưa biết đến bao giờ mới được về nhà. Cô và một số ít người trốn được sang Căm Bốt rồi sang Thái Lan tị nạn. Cô đã tị nạn tại đất Thái hơn 5 năm. Mới đây, chưa đầy 3 tháng cô được định cư và đang sinh sống tại Philadelphia.
Bà đã nói về thảm họa của người dân miền trung VN khi có nhà máy thép của Formosa đến. Bà nói đến sự vô trách nhiệm của Formosa và nhà nước CSVN, về hoàn cảnh đáng thương của các tù nhân lương tâm, đặc biệt là nhà báo Phạm Đoan Trang, bạn của bà, người đã bị bắt vào tháng 10, 2020 và đang chịu án 9 năm. Bà cam kết sẽ cùng với cộng đồng người Việt hải ngoại và các tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền trên thế giới tranh đấu cho Phạm Đoan Trang và tất cả những tù nhân lương tâm bị bắt tù vì thảm họa Formosa phải được thả tự do về nhà xây dựng lại cuộc đời. Bà thay mặt cho những nạn nhân chân thành cám ơn Mục sư Tuff và các đạo hữu của nhà thờ Mt.Olivet và tất cả các tổ chức đã vì công lý, vì tình thương mà đứng lên tranh đấu cho nạn nhân Formosa tại Việt Nam.
Hình trên: Bà Nancy Bùi giới thiệu cô Hồng Lam người đang cầm hình của tù nhận lương tâm Phạm Đoan Trang, trong buổi họp báo như một nhân chứng sống của các nạn nhân Formosa và nhà cầm quyền CSVN.
Hình giữa và bên phải: trong suốt cuộc biểu tình, những người trẻ Hoa Kỳ đã cần hình của các tù nhân lương tâm và lớn tiếng đòi trả tự do cho họ.
Buổi họp báo đã hoàn tất vào khoảng 12 giờ trưa cùng với với bữa ăn trưa do nhà thờ Mt Oliver khoản đãi.
Ngay buổi chiều cùng ngày, đài truyền hình số 13 New Jersey đã chiếu video phóng sự về cuộc biểu tình và liền sau đó hệ thống đài PBS đã cho chiếu trên toàn quốc. Xin gửi
Link tới bạn đọc:
Một số báo địa phương và các đặc san cũng có bài tường thuật vào sáng thứ hai 5 tháng 9, 2024. Xin gửi link dưới đây để kính tường:
Báo Path: https://patch.com/new-jersey/livingston/protest-against-formosa-plastics-livingston-ends-arrests
Đặc san của Green Peace: https://media.greenpeace.org/Detail/27MZIFJBS1CBV
Ban Tổ chức đã gửi lời cám ơn cộng đồng người Việt tại ba tiểu bang New York, New Jersey, và Philadelphia đã nhanh chóng đáp ứng lời kêu gọi và tham gia. Họ rất cảm kích khi được biết hơn 8 năm qua người Việt hải ngoại bằng cách này hay cách khác vẫn tiếp tục tranh đấu cho đồng bào của họ tại Việt Nam.
Anh John Hòa Nguyễn, hội trưởng hội JFFV cũng rất cảm động, anh xin chuyển lời: “ Xin cám ơn tất cả đồng hương đã tham dự và cả những người không thể vì lý do sức khỏe hoặc phải đi công tác xa, nhưng đã nhiệt tình vận động, như luật sư Nguyễn Thanh Phong, chủ tịch CĐNVQG New York, anh Thọ Nguyễn (NY), Bs. Trần Đại Sơn, Chủ Tịch CĐNVQG Pennsylvania, Anh chị Thái Hoàng, chủ tịch CĐNVQG, New Jersey và còn nhiều người khác”.
Hình trên: Ban Tổ Chức chụp hình chung với một số quý vị trong phái đoàn Việt Nam. Hình giữa từ trái: Ông Trần Hoài Niệm, bà Nancy Bùi và ông Vũ Trực.
Hình phải từ trái: Bà Diane Wilson, bà Nancy Bùi và bà Sharon Lavigne.
Anh John Hòa hy vọng sẽ có dịp được hợp tác và làm việc với đồng hương thuộc các tiểu bang này trong một dịp trog tương lai vì cuộc tranh đấu cho đồng bào còn phải tiếp tục.
Triều Giang
(8/2024)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét